Sơ cấp cứu những tai nạn
thường gặp
Trong cuộc sống thường nhật, bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể
gặp phải những tai nạn nho nhỏ như bỏng, điện giật, côn trùng đốt Gần
đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa những thông tin
khuyến cáo về hiện tượng sét đánh, điện giật, bỏng gas, chết đuối gây chết
người Bài viết sẽ cung cấp kiến thức giúp bạn đọc có thể sơ cấp cứu tại
chỗ cho nạn nhân trước khi thầy thuốc đến.
Sơ cứu nạn nhân đuối nước (chết đuối)
Đối với tai nạn này, việc sơ cứu ngay tại chỗ nhờ những người xung
quanh là rất quan trọng, việc đưa tới bệnh viện chỉ nhằm cấp cứu những biến
chứng. Vì khi ngập nước, chỉ trong vòng mấy giây là bắt đầu thiếu ôxy và
sau 5 phút ngập nước, tim sẽ ngừng đập, não sẽ không hồi phục được. Do đó
việc cấp cứu phải tiến hành nhanh. Nạn nhân bị đuối nước có thể bị đuối
nước lạnh, nước nóng, nước ngọt, nước mặn vì thế việc sơ cứu cũng phụ
thuộc vào nước (nếu nước lạnh thì tìm cách hạ thân nhiệt, nước nóng dễ bị
thiếu ôxy não ).
Việc làm đầu tiên của người sơ cứu là cởi bỏ quần áo ướt, không để
nạn nhân nằm chỗ gió lùa, nhanh chóng làm thông đường thở bằng cách dốc
ngược đầu người bị nạn xuống thấp hoặc vác người bị nạn lên vai, chạy xóc
để nước ra khỏi dạ dày. Tiếp theo, làm vệ sinh người bị nạn như móc đất,
bùn, đờm dãi (nếu có) ra khỏi miệng để thông thoát đường thở vùng miệng.
Đặt nạn nhân nằm trên tấm chăn hay áo khoác, kiểm tra mạch đập, nhịp thở
và chuẩn bị hô hấp nhân tạo. Nên làm hô hấp nhân tạo kiên trì trong vòng
20-40 phút cho tới khi thấy người nạn nhân ấm, hồng lên hoặc chết hẳn mới
thôi. Khi đã tự thở được, nạn nhân vẫn còn trong trạng thái hôn mê nên phải
đặt nạn nhân nằm ở tư thế nghiêng đầu về một bên để đường thở lưu thông,
các dịch còn lại không bị chảy ngược vào phổi. Lúc này, nhanh chóng ủ ấm
cho bệnh nhân và đưa tới bệnh viện để điều trị tiếp các biến chứng.
Sơ cứu nạn nhân bị điện giật, sét đánh
Tai nạn khi bị sét đánh hay điện giật là do dòng điện đi qua cơ thể
khiến cho bệnh nhân bị ngừng tim, ngừng thở, bỏng nặng và tử vong. Tùy
theo từng dòng điện, tần số và thời gian bị giật mà các thương tổn sẽ nặng
hay nhẹ. Những người xung quanh có vai trò quan trọng trong việc cứu sống
bệnh nhân ngay từ những giây phút đầu. Những việc làm khẩn cấp khi gặp
tai nạn điện giật là:
- Lập tức cắt ngay nguồn điện hoặc tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
bằng cách: cắt cầu dao, bỏ cầu chì hoặc dùng sào gậy khô đẩy nguồn điện ra
khỏi người nạn nhân. Người cứu nạn phải luôn nhớ chân đi giày, dép khô và
nơi đứng cũng phải khô ráo.
- Khi đã tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện lập tức phải kiểm tra xem
nạn nhân còn thở được không (quan sát lồng ngực, bụng di động, để sợi
bông, lông vũ trước mũi). Áp tai vào ngực trái xem tim còn đập không. Nếu
thấy nạn nhân không còn thở, tim không đập lập tức để bệnh nhân nằm
ngửa, đầu ngửa ra sau, nhấc cằm cao nhằm khai thông đường thở sau đó tiến
hành ngay hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực. Đây là biện pháp cơ
bản nhất hy vọng có thể giúp cho việc cứu sống nạn nhân bị sét đánh.
- Việc sơ cứu phải tiến hành ngay lập tức mới hy vọng cứu sống được
nạn nhân. Không bao giờ được chuyển nạn nhân tới bệnh viện mà chưa sơ
cứu. Chỉ chuyển nạn nhân đi viện khi nạn nhân đã tự thở được, tim đập lại.
Có thể lựa chọn phương tiện thích hợp (xe bò kéo hoặc công nông ) để vừa
chuyển bệnh nhân vừa hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực.
- Công việc tiếp theo là sơ cứu các chấn thương kết hợp nếu có như
gãy xương, trật khớp Trường hợp bị bỏng do điện cao thế phải đề phòng bị
bục động mạch tại vết bỏng sâu.
Sơ cứu nạn nhân bị bỏng
Sơ cứu ngay tại chỗ, trước khi đưa người bị nạn đến cơ sở y tế là yếu
tố quan trọng trong việc giúp thầy thuốc điều trị bỏng sau này tại bệnh viện.
Nếu ở cơ sở xử lý tốt, đúng với phác đồ đã nêu thì độ sâu và diện tích bỏng
sẽ giảm nên tỷ lệ biến chứng, thời gian nằm viện, tỷ lệ tử vong và kinh phí
điều trị cho người bệnh cũng giảm Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào
để người nhà cũng như bản thân người bị nạn hiểu được cách sơ cứu. Dưới
đây là một số nguyên tắc cơ bản cần thiết:
- Đối với bệnh nhân bị bỏng nhiệt: Nhanh chóng loại trừ các tác nhân
gây bỏng, sau đó ngâm, rửa chỗ bỏng bằng nước lạnh sạch càng sớm càng
tốt, thời gian ngâm 15-60 phút. Bảo vệ vết bỏng bằng cách che phủ bằng
khăn, vải sạch rồi băng lại, tốt nhất không nên dùng thuốc gì nếu chưa được
sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Đối với trẻ nhỏ, ngoài những biện pháp trên, nên
cho trẻ uống oresol, ủ ấm cho trẻ.
- Đối với bỏng hóa chất: Cũng giống như bỏng nhiệt, sau khi ngâm
rửa vết bỏng (thời gian ngâm lâu hơn) có thể dùng dung dịch để trung hòa
như nước vôi nhì, giấm, chanh, đường
- Đối với bỏng điện: Nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện,
cấp cứu toàn thân ngay tại chỗ như hô hấp nhân tạo, xử lý các tổn thương kết
hợp nếu có như gãy tay, sai khớp.