Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sơ cứu kịp thời để không chết vì sặc thức ăn pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.14 KB, 5 trang )


Sơ cứu kịp thời để không chết
vì sặc thức ăn



Ăn uống vội vàng đôi khi làm sặc thức ăn vào phổi. Nếu không
kịp thời lấy thức ăn ra sẽ gây tắc đường thở, dẫn đến suy hô hấp cấp,
suy tuần hoàn và tử vong.
Tai nạn sặc thức ăn có thể xảy ra với bất kỳ ai. Tuy nhiên, thường gặp
nhất là ở những người già và trẻ em, do khả năng tự ăn uống của những
người này kém, phải nhờ người khác hỗ trợ. Khi sặc thức ăn, nếu làm cho
nạn nhân có phản xạ ho sặc tống được thức ăn ra ngoài thì sẽ qua khỏi cơn
nguy hiểm ngay từ ở nhà. Vì vậy cấp cứu tại chỗ, tại nơi xảy ra tai nạn trong
những phút đầu tiên là cực kỳ quan trọng.
Ăn sao tránh bị sặc?
Đối với người già: không cho ăn vật cứng và khi ăn nên ở tư thế ngồi.
Tốt nhất ăn thức ăn xay nhừ. Khi uống nước hoặc ăn thức ăn quá lỏng (dễ
gây sặc) phải vừa uống vừa cúi đầu và uống từ từ. Người chăm sóc chú ý
động tác nuốt thức ăn hay thức uống của người già. Sau khi người già nuốt
xong muỗng trước mới tiếp tục đút muỗng tiếp theo.
Đối với trẻ nhỏ: đút thức ăn từng muỗng nhỏ, từ từ, chọn thức ăn phù
hợp, nhất là thời kỳ ăn giặm. Thận trọng khi trẻ vừa ăn vừa khóc, nói
chuyện, hoặc la hét, chơi đùa nghịch ngợm. Trẻ chưa mọc đủ răng hàm thì
không cho ăn thức ăn cứng như hạt đậu phộng, trái cây sống còn cứng như
mận, ổi, củ cải, càrốt sống
Làm gì khi sặc thức ăn?
Đối với người già: nếu còn tỉnh, sử dụng thủ thuật Heimlich đứng;
nếu hôn mê sử dụng thủ thuật Heimlich nằm (xem ảnh).
Đối với trẻ nhỏ: nếu là trẻ sơ sinh và dưới 12 tháng tuổi, dùng phương
pháp vỗ lưng ấn ngực (xem ảnh). Đối với trẻ lớn, dùng thủ thuật Heimlich


như với người già. Nếu trẻ ngưng thở thì người ứng cứu phải thổi hơi của
mình vào mũi, miệng trẻ (hà hơi thổi ngạt) kết hợp vỗ lưng ấn ngực. Thổi
ngạt một cái, ấn ngực năm cái (với trẻ sơ sinh thì một lần thổi, ba lần ấn
ngực). Trường hợp trẻ ngưng thở, ngưng tim… thì hà hơi thổi ngạt kết hợp
ấn ngực. Tránh dùng ngón tay móc dị vật.
Sau khi đã sơ cứu để lấy thức ăn ra hoặc nạn nhân đã thở lại được, nên
chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện để có những xử trí sặc triệt để hơn.
ThS.BS Lê Minh Chiến,
viện Khoa học thể dục – thể thao

Thủ thuật Heimlich đứng: ngư
ời ứng
cứu ra phía sau lưng nạn nhân, ngực áp v
ào
lưng nạn nhân. Vòng hai tay ngang thắt l
ưng.
Đặt nắm tay trái (bàn tay trái nắm lại như n
ắm
đấm) lên bụng nạn nhân ngay dưới mũi x
ương
ức, bàn tay phải xoè ra đặt chồng lên n
ắm tay
trái. Đột ngột ấn mạnh ra sau, hướng lê
n trên
(dồn hơi trong bụng lên ng
ực để tống dị vật ra
ngoài). Làm nhanh năm cái.
Thủ thuật Heimlich nằm: ngư
ời ứng
cứu quỳ gối xuống và đặt hai bàn tay ch

ồng
lên nhau vùng dưới xương ức của người gi
à.
Đột ngột ấn mạnh ra sau và trước. L
àm nhanh
năm cái.


Thủ thuật vỗ lưng ấn ngực: Đ
ặt nạn
nhân nằm sấp, đầu thấp xuống tr
ên cánh tay
của người ứng cứu rồi d
ùng lòng bàn tay còn
lại vỗ lưng năm cái thật mạnh v
à nhanh ngay
vùng giữa hai xương b
ả vai. Sau đó lật ngửa
nạn nhân lại, dùng hai ngón tay
ấn ngực năm
cái. Tiếp tục thực hiện lại quy trình trên 5 –
6
lần cho đến khi nạn nhân thở dễ.

×