Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Vị trong thức ăn - tác dụng tốt tới sức khỏe ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.36 KB, 5 trang )

Vị trong thức ăn - tác dụng
tốt tới sức khỏe

Do đặc điểm cơ thể của mỗi người khác nhau nên nhu cầu về các vị
chua, cay, ngọt, mặn... của mỗi người cũng khác nhau. Người này thích ăn
ngọt, người khác lại thích ăn các thức ăn chua, cay...

Vị ngọt:
Vị ngọt trong thức ăn có tác dụng kích thích não bộ hưng phấn làm việc.
Vì thế trong các bữa sáng người ta thường dùng các loại bánh ngọt và sữa để giúp
cho tinh thần minh mẫn hơn trong một ngày mới.
Vị ngọt có tác dụng bổ ích, khí huyết, giảm căng bắp và tăng giải độc cho
gan. Cơ thể nên hấp thu vị ngọt từ nhiều loại thức ăn khác nhau (chẳng hạn từ hoa
quả chín). Tuy nhiên chúng ta không nên sử dụng nhiều đường bởi ăn nhiều đường
có nguy cơ tăng đường huyết, béo phì, viêm thần kinh thị giác và đục thuỷ tinh
thể.



Vị mặn:
Chất mặn trong thức ăn chủ yếu là muối. Muối trong cơ thể có tác dụng giữ
cho dung lượng máu bình thường, khống chế việc hấp thu và thải loại nước trong
tế bào cơ thể. Ngoài ra, vị mặn có tác dụng truyền dẫn thần kinh, chuyển hoá
protein và đường.
Vị mặn là chất điều vị không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày của
mọi người. Nhưng ăn uống quá nhiều chất mặn sẽ có hại cho sức khoẻ, đặc biệt,
những người mắc bệnh tim và cao huyết áp không nên ăn mặn.

Vị chua:
Ngoài tác dụng ngon miệng, vị chua trong thức ăn còn kích thích tiêu hoá,
tạo cảm giác thèm ăn, tạo cảm giác sảng khoái và tăng khả năng kháng bệnh cho


gan, tăng hấp thu các chất khoáng như canxi, kali, sắt.
Ngoài ra, thức ăn vị chua chứa nhiều vitamin C, có tác dụng ngăn ngừa lão
hoá, giúp ích cho hệ miễn dịch. Chẳng hạn như sữa chua rất tốt cho đường ruột và
phòng ngừa táo bón.
Dấm chua có tác dụng điều hoà vị thức ăn, giúp cho việc tiêu hoá được dễ
dàng. Ngoài ra, dấm còn có thể diệt khuẩn, sát trùng, khử tanh và dã rượu. Cần lưu
ý, nếu chúng ta ăn nhiều thức ăn chua có thể gây hại tì, làm khô da, nhăn da, nếu
sử dụng quá nhiều có thể gây rối loạn công năng tiêu hoá.

Vị cay:
Thức ăn vị cay sẽ có tác dụng hoạt huyết, kích thích nhu động dạ dày, ruột,
tăng tiết dịch tiêu hoá, thúc đẩy tuần hoàn máu và sự chuyển hoá trong cơ thể. Một
số vị cay như gừng tươi có thể khử phong hàn, trị cảm cúm.
Vị cay của tỏi có tác dụng sát khuẩn, chữa lỵ. Ớt cay có tác dụng hoạt huyết
và thông kinh mạch.
Vị cay có tác dụng kích thích quá mạnh, nên những người mắc bệnh trĩ, nứt
nẻ hậu môn, táo bón, loét dạ dày và các bệnh ngoài da nên hạn chế ăn cay.

Vị đắng:
Có công dụng thanh nhiệt, điều hoà khí huyết, thông tiện, nhuận tràng và
khử thấp. Vị đắng rất ít người thích, vì vậy, thức ăn có vị đắng cũng ít. Nhưng nếu
ăn nhiều vị đắng cũng không tốt cho hệ tiêu hoá.





×