Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

ALI COGIA - NGƯỜI LÁI BUÔN THÀNH BAGDAD pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.99 KB, 21 trang )



Nghìn lẻ một đêm
Chương 38
ALI COGIA. NGƯỜI LÁI BUÔN
THÀNH BAGDAD




Dưới thời giáo chủ Haroun Alrasehid, ở thành phố Bagdad có một
người lái buôn tên Ali Cogia, không phải một trong những thương gia giàu
nhất cũng không phải loại kém nhất, ông ở trong nhà bố mẹ để lại, không vợ
không con. Trong thời gian nghỉ ngơi, ông rất hài lòng về việc buôn bán của
mình và trong ba đêm liền ông nằm mơ thấy một cụ già đáng kính nghiêm
khắc nhìn, quở trách ông chưa làm nhiệm vụ hành hương đến La Mecque.
Giấc mơ làm Ali Cogia bối rối. Là một tín đồ Hồi giáo trung thành,
ông biết mình có bổn phận tiến hành cuộc hành hương ấy nhưng bận vì ngôi
nhà, đồ đạc và một cửa hiệu, ông vẫn nghĩ có lý do chính đáng để được miễn
trừ, cố gắng thay thế bằng những bố thí và các việc thiện khác. Từ lúc nằm
mơ, lương tâm dồn nén sợ có tai hoạ gì xảy ra nên ông đành quyết định
không chần chừ làm nhiệm vụ đó.
Để năm tới có thể thoả mãn ý nguyện, Ali Cogia bắt đầu bán hết đồ
đạc, sau đó bán cửa hiệu và phần lớn hàng hoá, chỉ dành lại những gì cần
thiết cho cuộc hành hương đến La Mecque; về ngôi nhà ông cho một người
thuê một thời gian dài. Bố trí như thế, ông sẵn sàng chờ đoàn lữ hành của
thành phố Bagdad lên đường đi La Mecque để cùng đi. Việc độc nhất còn lại
là cất giữ an toàn số tiền một nghìn đồng vàng khỏi phải mang theo cồng
kềnh sau khi để riêng số tiền mang theo chi tiêu và cho những việc cần khác.
Ali Cogia chọn một chiếc hũ lượng chứa vừa phải, bỏ một nghìn đồng
vàng vào và chất đầy quả ô-l1iu lên trên. Sau khi gắn miệng hũ, ông đưa


sang nhà một lái buôn hàng xóm. Ông đè nghị:
- Người anh em, ông củng biết ít ngày nữa tôi sẽ đi La Mecque cùng
đoàn lữ hành. Ông làm ơn cho tôi gửi nhờ hũ ô-liu này và giữ gìn cho đến
lúc tôi trở về.
Người hàng xóm sẵn sàng, nói
- Đây là chìa khoá nhà kho của tôi; ông tự mang hũ của ồng vào đấy,
để chỗ nào tuỳ thích. Tôi hứa ông sẽ thấy lại nguyên vẹn khi trở về.
Ngày đoàn lũ hành Bagdad lên đường đã tới, Ali Cogia cùng một con
lạc đà chở hàng hoá đã lựa chọn, cưỡI lên lưng con vật đi theo đoàn, may
mắn đến La Mecque yên bình. Ông cùng những người hành hương khác đi
viếng ngồi đền thờ nổi tiếng, hàng năm mọi người dân theo Hồi giáo từ khắp
nơi trên thế giới đến chiêm ngưỡng, thành kính quan sát những buổi lễ được
thông báo. Khi làm xong nhiệm vụ hành hương, ông bày những hàng hoá
mang theo để bán hoặc trao đổi.
Hai thương gia đi qua, thấy hàng của Ali Cogia rất đẹp dừng lài ngắm
nghía tuy họ không cần. Thoả mãn tính tò mò rồi, trong lúc rút lui người này
nói với ngườI kia:
- Nếu ông lái buôn này bán ở Caires sẽ rất lời, ông ta mang tới đó còn
hơn bán ở đây quá rẻ.
Ali Cogia nghe họ nói thế và đã nghe nói hàng nghìn lần về những vẻ
đẹp của Ai Cập, ông quyết định ngay nhân dịp này đi một chuyến du lịch tới
đó. Như vậy ông gói lại hàng hoá và đáng lẽ trở về Bagdad, ông lên đường
đi Ai Cập theo đoạn lữ hành đi Caire. Đến đây ông không phải hối hận về
chuyến đi vì chỉ trong ít ngày ông bán hết số hàng hoá lãi rất nhiều so với dự
kiến. Ông mua hàng hoá khác với ý định qua bán ở Damas và chờ một đoàn
sẽ đi trong sáu tuần nữa, để thoả mãn tính tò mò của mình ông xem hết
những gì đáng tham quan ở Caire, ngắm nhìn Kim Tự Tháp, đi ngược đòng
sông Nil, thấy những thành phố nổi tiếng nhất hai bên bờ.
Trong chuyến đi Damas, con đường đoàn lữ hành Damas qua
Jerusalem, nhà buôn Bagdad tranh thủ tham quan ngôi đền mà mọi tín đồ

Hồi giáo xem là thánh đia chỉ sall La Mecque.
Ali Cogia thấy thành phố Damas rất đẹp vì dồi dào nước, nhiều đồng
cỏ, vườn cây mê hồn vượt xa những gì ông đọc được trong những truyện kể,
nên ở ìại đó khá lâu. Tuy thế vẫn không quên mình là người Bagdad, cuối
cùng ông ra đi, đến Halep ở lại một thời gian và từ đó sau khi vượt sông
Euphrate ông đi theo con đường đến Moussoul với ý định rút ngắn đường về
xuôi theo dòng sông Tigre .
Nhưng khi đến Moussoul, những thương giá BaTư cùng đi với ông từ
Halep và đã cùng nhau kết bạn thân thiết, có ảnh hưởng lớn tới ông vì tính
trung thực và chuyện trò dễ nghe, không khó khăn gì khẳng định với ông
không chia tay với đoàn trước khi đến Sehirag, vì từ đó về Bagdad thuận
hơn nhiều. Họ dẫn ông qua nhiều thành phố rồi mới đến Sehirag; ở đây ông
lại thoả thuận đi cùng họ sang Ấn Độ rồi mới trở lại Sehirag với họ.
Cứ thế, tính cả những thời gian lưu lại ở các thành phố, Ali Cogia xa
thành phố Bagdad cũng bảy năm lồi mới lên đường trê về. Cho đến lúc đó
người bạn ông gửi hũ ô- liu trước khi đi không nghĩ gì về ông cũng như về
chiếc hũ. Trong thời gian ông rời Sehirag cùng một đoàn người, người lái
buôn bạn của ông ở nhà trong một bữa ăn tối của gia đình, người ta nói đến
quả ô-liu và bà vợ mong muốn được ăn vì đã lâu lắm trong nhà không có.
Người chồng nói:
- Nhân chuyện ô-liu bà nhắc tôi nhớ ra khi đi La Mecque cách đây bảy
năm Áli Cogia có gửi chúng ta một hũ đầy, tự mình đưa vào để trong kho và
lúc trở về sẽ nhận lại. Nhưng từ khi đi đến nay Ali Cogia ở đâu. Đúng là khi
đoàn lữ hành trở về, có người nói với tôi ông ta sang Ai Cập. Nhưng đã bao
nhiêu năm nay ông không trở về, chắc đã chết bên ấy rồi; chúng ta có thể ăn
ô-liu nếu còn ngon. Ai đó đưa cho tôi cái da và đèn, tôi vào kho lấy chúng
nếm xem sao.
- Ông ơi - Bà vợ lại nói - nhân danh Chúa ông đừng làm một việc đen
tối như vậy; không có gì thiêng liêng hơn việc giữ hộ. Đã bảy năm Ali Cogia
đi La Mecque không về nhưng người ta bảo ông ta đi Ai Cập và từ Ai Cập

ông có biết đâu ông ta đi xa hơn nữa? Chưa có tin chết rồi thì ngày một ngày
hai ông ấy có thể trở về. Nếu ông không đưa trả lại chiếc hũ nguyên vẹn như
lúc gửi thì xấu hổ cho ông và gia đình biết mấy! Tôi tuyên bố với ông tôi
không thèm muốn những quả ô-liu ấy và tôi không ăn đâu. Hơn nữa ông
nghĩ sau bấy nhiêu năm, ô-liu còn ăn được ư? Thối và hỏng hết rồi. Và nếu
Ali Cogia trở về như tôi linh cảm thấy, thấy chúng ta có sờ mó đến ông ta sẽ
xét đoán như thế nào về tình bạn và tính trung thực của ông? Tôi khuyên ông
từ bỏ ý định ấy đi.
Bà vợ thuyết phục lâu như vậy vì thấy có sự ngang bướng thể hiện
trên nét mặt chồng. Thực vậy ông không nghe những lời khuyên đúng đắn,
đứng dậy đi vào kho vớI đèn và một cái đĩa. Lúc đó bà vợ nói với ông:
- Ít nhất ông cũng nhớ cho tôi không tham gia vào việc ông sắp làm;
nếu phải hối hận thì ông đừng đổ lỗi cho tôi.
Người lái buôn vẫn không nghe, cố làm theo ý mình. Vào nhà kho
ông ta lấy chiếc hũ mở nút thấy ô-liu đã hỏng hết. Để xem phần dưới có
nhũn thối như ở trên không, ông đổ ô-liu lên đĩa và trong lúc lắc mạnh chiếc
hũ, có vài đồng vàng rơi xuống.
Thấy thế, người lái buôn bản chất tham lam, chú ý nhìn vào hũ nhận
thấy ô- liu ông ta đă đổ hết xuống đõa, phần còn lại toàn những đồng vàng
rất đẹp. Ông bỏ lại vào hũ tất cả, nút chặt lại và về phòng.
- Bà ơi - Ông nói với vợ lúc vào - ô-liu thối hết, tôi đã nút kỹ hũ để
Ali Cogia có trở về, ông ấy sẽ không nhận thấy.
- Đáng lẽ ông nghe tôi thì hơn - bà vợ bảo - đừng sờ mó đến đấy.
Mong chúa không để xảy ra điều gì xấu!
Ngườí lái buôn cũng hơi suy nghĩ về lời nói này và thái độ của vợ.
Ông ta nằm gần suốt đêm nghĩ cách chiếm đoạt số vàng của Ali Cogia, làm
thế nào để mình không bị rắc rối gì nếu ông ấy trở về đòi lại chiếc hũ. Sáng
sớm hôm sau ông ta đi mua những quả ô-liu mới trong năm, về vứt hết
những quả cũ trong hũ, lấy vàng giấu đi, bỏ đầy hũ những quả ô-liu mới
mua, gắn kín nút như cũ và đặt vào chỗ Ali Cogia đã đặt hũ.

Khoảng một tháng sau khi người lái buôn thực hiện việc làm hèn hạ
ấy mà ông ta sẽ phải trả giá, Ali Cogia trở về Bagdad sau chuyến đi dài
ngày. Do nhà đã cho thuê trước khi đi ông vào ở một phòng trong nhà trọ,
tin cho người thuê nhà tìm chỗ ở mới. Ngày hôm sau ông đến nhà người lái
buôn bạn; ông này vui mừng ôm hôn ông trở về sau chuyến vắng mặt quá
lâu và nói đã hết hy vọng gặp lại ông. Sau những lời chúc mừng qua lại
thường có trong một buổi gặp mặt như thế, Ali Cogia đề nghị cho xin lại
chiếc hũ ông gửi và xin lỗi đã làm phiền ông bạn nhiều.
- Ali Cogia, bạn thân mến của tôi - người lái buôn nói - ông sai lầm vì
đã xin lỗi tôi, tôi không hề phiền gì về chiếc hũ của ông. Trong trường hợp
ấy tôi cũng nhờ ông theo cách ông nhờ tôi thôi. Chìa khoá kho của tôi đây,
ông vào lấy đi, vẫn nguyên ở chỗ ông đã để.
Ali Cogia vào kho, lấy chiếc hũ, trả chìa khoá và rất cám ơn đã được
nhận lại được chiếc hũ. Trở về nhà trọ mở nắp hũ cho tay vào phần giấu
vàng, ông rất ngạc nhiên không thấy vàng nữa. Sợ mình nhầm ông lấy đĩa,
xoong chảo trút cả hũ ô-liu ra nhưng không có một đồng vàng nào. Ông
đứng lặng người, kinh hoàng giơ hai tay lên trời kêu:
- Có thể thế được chăng, một người tôi xem là bạn tốt đã lừa lọc tôi
hèn hạ đến như vậy?
Hốt hoảng sợ mất đi một số của cải lớn, trở lại nhà người lái buôn ông
nói:
- Ông bạn, ông đừng ngạc nhiên thấy tôi trở lại đây. Tôi thú nhận đã
nhận ra chiếc hũ tôi đã gửi. Cùng với những quả ô-liu, tôi có để trong đó
một nghìn đồng vàng mà bây giờ không thấy. Phải chăng có lúc ông cần và
đã sử dụng vào việc mua bán. Nếu thế, ông cứ sử dụng, chỉ để mong cất bỏ
nỗi phiền lòng cho tội, cho tôi biết và sau đó hoàn trả lại tôi khi thuận tiện.
Người lái buôn đã dự tính Ali Cogia đến nói thế, cũng đã suy nghĩ câu
trả lời.
- Ali Cogia bạn tôi - Ông ta nói - khi ông mang hũ ô- liu đến, tôi có sờ
đến không? Phải chăng tôi đã đưa chìa khỏa kho cho ông, ông tự mang vào

và đã lấy lại ở chỗ ông đặt, tình trạng nguyên vẹn và nút chặt như cũ? Nếu
ông để vàng trong đó ông phải tìm thấy chứ. Ông bảo tôi là hũ ô-liu tôi cũng
tin như vậy. Tôi biết tất cả chỉ thế, ông tin tôi thì tin, tôi không sờ mó gì đến
chiếc hũ.
Ali Cogia dùng mọi lời lẽ nhẹ nhàng để người lái buôn trả lại số tiền.
Ông nói:
-Tôi chỉ thích ổn thoả với nhau, không muốn đi đến. những biện pháp
tận cùng làm ông chẳng danh giá gì trước mọi người mà tôi cũng phải ân
hận. Ông nên nghĩ những thương gia chúng ta cần bỏ mọi lợi ích để giữ lấy
tiếng tăm. Một lần nũa mong ông không nên cố tình như thế buộc tôi phải
đưa vấn đề ra trước pháp luật; tôi vẫn thích thiệt thòi một ít gì đó còn hơn
phải xét xử.
- Ali Cogia - Người lái buôn lại nói - ông thừa nhận gửi chỗ chúng tôi
một hũ ô-liu, ông đã lấy lại rồi và bây giờ trở lại đòi tôi một nghìn đồng
vàng? Ông có nói với tôi có vàng trong đó đâu? Thậm chí tội không biết có
ô-liu không, ông có mở cho tôi xem đâu; rất ngạc nhiên thấy ông không đòi
ngọc hay kim cương thay vì vàng. Thôi, ông về đi, đừng làm nhiều người tập
hợp trước cửa hiệu tôi.
Một số người đã dừng lại đó và những lời nói ấy của người lái buôn tỏ
ra rất căng thẳng không chỉ làm một số đông dừng lại mà những người buôn
quanh đấy cũng phải ra khỏi cửa hàng đến xem họ cãi nhau về việc gì và cố
gắng dàn xếp. Khi Ali Cogia trình bày vấn đề, những người sáng suốt nhất
hỏi ông bạn lái buôn trả lời ra sao.
Người lái buôn nhận có giữ chiếc hũ của Ali Cogia gửI trong kho nhà
mình nhưng chối là không sờ đến; ông ta thề chỉ biết có ô-liu vì nghe Ali
Cogia nói và đề nghị họ làm chứng về việc bị Ali Cogia xúc phạm, chửu rủa
ông ta ngay tại nhà.
Ali Cogia bèn nắm lấy cánh tay người lái buôn và nói:
- Chính ông chuốc lấy sự xúc phạm. Ông đã thâm độc như vậy, tôi sẽ
nhờ đến luật lệ của Chúa. Để xem ông có dám nói như thế trước quan toà

không.
Trước lời thúc bách ấy mà mọi tín đồ Hồi giáo đều phải nghe theo để
khỏi phản nghịch đối với tôn giáo, người lái buôn không dám chống cự. Ông
ta nói:
- Nào thì đi, tôi cũng đòi hỏi như thế. Rồi sẽ biết ai sai, ông hay tôi.
Ali Cogia dẫn người lái buôn đến toà án, trình bày sự việc và kết tội
người lái buôn lấy cắp một nghìn đồng vàng. Quan toà hỏi có người làm
chứng không. Ông trả lời không đề phòng đến trường hợp ấy vì vẫn tưởng
gửi ở nhà một người bạn mà cho đến lúc đó ông vẫn nghĩ là người trung
thực.
Người lái buôn không nói gì khác ngoài những lời đã nói với Ali
Cogia và trước mặt những người hàng xóm. Kết thúc ông ta nói sẵn sàng
khẳng định bằng lời thề, lời kết tội ông ta lấy một nghìn đồng vàng là sai,
thậm chí ông cũng không hề biết có vàng. Quan toà bắt ông ta thề và sau đó
cho về miễn bị truy tố.
Ali Cogia, vô cùng đau đớn vì mất một số tiền lớn, kháng nghị chống
lại việc xét xử ấy, tuyên bố với quan toà sẽ kêu lên giáo chủ Haroun
Alraschid nhưng quan toà không lạ việc chống án cho là phản ứng tất nhiên
của người thua kiện, ông ta nghĩ mình đã làm đúng nhiệm vụ không truy tố
một bị cáo không có chứng cứ.
Trong lúc người lái buôn thắng được Ali Cogia trở về nhà, vui sướng
chiếm được một nghìn đồng vàng dễ dàng đến thế, Ali Cogia viết một lá
đơn, ngay hôm sau nắm vững thời gian nhà vua đi nhà thờ cầu kinh đến trưa
trở về cung, ông đứng bên đường lúc nhà vua đi qua hai tay nâng lá đơn và
một võ quan hầu cận tách ra khỏi hàng đến nhận đơn kiện đưa trình lên giáo
chủ.
Ali Cogia biết nhà vua Haroun Alraschid có thói quen về cung sẽ đọc
ngay những loại đơn khiếu nại như thế, nên ông đi theo đoàn hộ tống vào
trong cung chờ viên võ quan đã nhận đơn đi ra. Viên võ quan đó bảo nhà
vua đã đọc lá đơn, hẹn giờ xét xử vào ngày hôm sau rồi hỏi địa chỉ người lái

buôn, và chũ người triệu tập ông ta cũng vào giờ đó.
Buổi tối hôm ấy, nhà vua cùng quan tể tướng Giafar và trưởng thái
giám Mesrour cùng cải trang đi khảo sát trong thành phố. Qua một con
đường nghe thấy tiếng ồn, nhà vua bước nhanh tới một cánh cổng nhìn vào
và thấy trong sân khoảng mười, mười hai đứa trẻ chơi đưới trăng sáng.
Tò mò muốn biết những đứa trẻ chơi trò gì, ông ngồi xuống chiếc ghế
đá cạnh cổng, tiếp tục nhìn vào qua khi cửa. ông nghe một đứa trong bọn, có
vẻ nhanh nhẹn, thông minh hơn cả, nói với những đứa kia:
- Chúng ta chơi trò xử án; ta là quan toà; hãy dẫn vào đây Ali Cogia
và người lái buôn ăn cắp một nghìn đồng vàng.
Nghe lời nói của đứa trẻ, nhà vua nhớ đến lá đơn trình lên ông ngày
hôm ấy và ông đã đọc; điều đó càng làm ông chú ý hơn để xem kết quả xét
xử ra sao.
Vì vụ Ali Cogia và người lái buôn mới xảy ra, gây tiếng vang lớn
trong thành phố đến cả bọn trẻ con cũng biết nên những đứa trẻ khác cùng
chơi vui vẻ chấp nhận và thống nhất với nhau phân vai. Tất cả đều cử đứa trẻ
đề xướng làm quan toà. Cậu bé bắt đầu phiên toà với điệu bộ và thái độ
nghiêm trang của một quan toà; một cậu khác trong vai viên thư lại ở toà án
giới thiệu hai cậu, một là Ali Cogia và cậu nữa là người lái buôn mà Ali
Cogia đưa đơn kiện.
Cậu đóng giả quan toà lên tiếng, nghiêm khắc hỏi cậu bé trong vai Ali
Cogia:
- Thế nào, Ali Cogia, ông đòi hỏi điều gì ở người lái buôn kia?
Cậu đóng Ali Cogia cúi chào rất thấp, kể lại chi tiết từ đầu đến hết câu
chuyện và xin được quan toà phán xử để không mất một số tiền lớn như vậy.
Lắng nghe trình bày xong, quan toà ngoảnh lại người lái buôn hỏi vì
sao không trả lại Ali Cogia món tiền trên.
Cậu bé đóng vai người lái buôn nói những lý lẽ như người lái buôn
thật nói trước toà án Bagdad và cũng đề nghị khẳng định sự thật bằng lời
thề.

- Không đi nhanh đến thế - Quan toà đóng giả nói - trước khi để ông
thề, ta muốn xem những quả ô-liu đã. Ali Cogia, ông có mang theo hũ
không?
Nghe nói không mang theo, quán toà bảọ:
- Đi lấy đến đây cho ta xem.
Cậu đóng giả Ali Cogia đi một lúc rồi mang chiếc hũ đến đặt trước
mặt quan toà, cậu nói đó chính là chiếc hũ đã gửi và lấyvề lại. Không bỏ sót
thủ tục nào, quan toà hởi người lái buôn có công nhận chiếc hũ ấy không;
người lái buôn im lặng công nhận không dám chối nên quản toà ra lệnh mở
nắp hũ. Ali Cogia mở ra, quan toà nhìn vào trong hũ nói:
- Những quả ô-liu rất đẹp, ta muốn nếm thử.
Vờ lấy một quả nếm,quan toà giả nói thêm:
- Ngon lắm. Nhưng những quả o-liu giữ trong bảy năm ta thấy hình
như không được ngon như vậy. Bảo những người buôn ô-liu tớI chổ họ xem
thế nào.
Hai cậu bé được đưa tới với tính cách lái buôn ô-liu. Quan toà hỏi:
- Các ông có phải buôn bán ô-liu không?
Thấy họ trả lời đúng là nghề nghiệp ấy của họ, quan toà hỏi thêm:
- Các ông cho ta biết ô-liu được giữ gìn cẩn thận, qua bao nhiêu năm
vẫn ăn ngon?
- Thưa quan toà - Những cậu bé đóng giả lái buôn ô- liu trả lời - dù bỏ
công sức bảo quản đến mấy, đến năm thứ ba quả ô-liu không còn đáng giá
gì, không màu khộng mùi vị chỉ đáng vứt đi.
- Nếu như thế, các ông nhìn vào hũ kia và cho ta biết những quả ô-liu
ấy người ta bỏ vào đó bao lâu rồi?
Những người lái buôn quan sát, nếm thử và xác nhận với quan toà
những quả ô-liu vừa bỏ vào và còn ngon.Quan toà bảo:
- Các ông nhầm rồi - Ali Cogia nói đã bỏ ô-liu vào hũ bảy năm rồi kia
mà.
- Thưa quan toà - Những người lái buôn được xem như chuyên gia lại

nói - điều chúng tôi có thể khẳng định những quả ô-liu này vừa hái trong
năm nay.
Chúng tôi chắc chắn tất cả những người buôn ô-liu ở thành phố
Bagdad không một người nào nói khác chúng tôi.
Người lái buôn bị Ali Cogia tố cáo định mở miệng bác lời xác nhận
của eác chuyên gia nhưng quan toà không cho nói.
- Im đi, anh là một đứa ăn cắp, đem treo cổ nó lên!
Bọn trẻ kết thúc trò chơi như thế, vỗ tay vui vẻ và vờ lao đến kẻ tội
phạm giả đưa đi hành hình.
Không tả hết được sự khâm phục của nhà vua Haroun Alraschid về trí
óc khôn ngoan của đứa trẻ vừa xét xử thông minh đến thế vụ kiện ngày mai
sẽ đưa ra trước mặt ông.
Rời mắt khỏi khe cửa, nhà vua đứng dậy hỏi vị tể tướng cũng vừa chú
ý theo dõi việc xảy ra xem ông có nghe việc xét xử của đứa bé không và ông
nghĩ như thế nào về chuyện đó.
- Thưa vị lãnh đạo những tín đồ - Đại thần Giafar trả lời - người ta
không ai ngạc nhiên hơn thần về sự thông minh của lứa tuổi còn ít như vậy.
- Nhưng ông có biết một điều là ngày mai ta phải xử chính vụ ấy mà
Ali Cogia thật vừa đệ đơn khiếu nại lên ta?
- Tôi có đuợc Người cho biết ạ.
- Ông nghĩ ta có sự xét xử nào khác ngoài việc phán quyết chúng ta
vừa nghe?
- Nếu cũng là vụ việc ấy, tôi thấy có lẽ Người không thể có cách xử
nào khác đúng hơn và tuyên bố đúng hơn được.
- Vậy ông ghi lấy ngôi nhà này và ngày mai cho dẫn đứa bé đã xét xử
vụ ấy đến trước mặt ta. Triệu tập cả quan toà đã miễn tố tên lái buôn ăn cắp
để cho hắn phải học theo gương một đứa bé mà sửa chữa. Ta cũng muốn ông
báo cho Ali Cogia mang hũ ô-liu đến và gọi thêm hai lái buôn ô-liu đến
phiên toà.
Nhà vua chỉ thị như thế và tiếp tục cuộc vi hành không gặp một điều

gì đáng chú ý nữa.
Ngày hôm sau vị tể tướng Giafar đến ngôi nhà ông đã chứng kiến trò
chơi của bọn trẻ, hỏi gặp ông chủ nhưng ông ta đang đi vắng nên chỉ gặp bà
vợ. Tể tướng hỏi về những đứa con. Bà bảo có ba đứa và gọi ra trước mặt
ông. Ông nói:
- Các cháu, tối hôm qua chơi với nhau, cháu nào đóng vai quan toà
thế?
Đứa lớn nhất tái mặt nói chính là mình và không biết vì sao ông hỏi
như vậy. Vị tể tướng nói:
- Con trai ta, con đi với ta, vị lãnh đạo các tín đồ muốn gặp con.
Bà mẹ hoảng sợ thấy vị tể tướng muốn đưa con đi, vội hỏi:
- Thưa ngài, có phải nhà vua muốn gặp con tôi không?
Vị tể tướng liền chấn an bà, và bảo cậu bé sẽ trở về chóng thôi và khi
nó về bà sẽ biết lý do và bà sẽ rất hài lòng.
- Nếu vậy - Bà mẹ xin cho phép tôi bảo cháu mặc quần áo sạch sẽ hơn
khi đến trước đức thống lĩnh của các tín đồ.
Và bà cho con thay ngay quần áo. Vị tể tướng đưa đứa bé trình diện
nhà vua vào giờ ông triệu tập Ali Cogia và người lái buôn đến nghe xét xử.
Nhà vua chủ thấy đứa bé có vẻ sợ hãi và muốn chuẩn bị tinh thần cho
nó, ông nói:
Lại đây con trai, có phải con hôm qua đã xét xử vụ Ali Cogia và tên
lái buôn ăn cắp vàng. Ta đã thấy và nghe con xét xử, ta rất vui lòng.
Đứa bé không bối rối, khiêm tốn trả lời là chính nó. Nhà vua lại nói:
- Con trai, hôm nay ta cho con ,thấy Ali Cogia và tên lái buôn thực sự;
con đến ngồi đây.
Nhà vua dắt tay đứa bé lên cho ngồi cạnh mình và ra lệnh đưa các bên
nguyên và bị cáo vào. Người ta dẫn họ vào, gọi tên trong lúc họ quỳ trước
ngai vàng dập trán xuống tấm thảm trước đó. Khi họ đứng lên, vị giáo chủ
nói:
Mỗi người trình bày yêu cầu, lý lẽ của mình đi; đứa bé này sẽ nghe

các anh và xét xử,nếu thiếu gì ta bổ sung.
Ali Cogia và người lái buôn lần lượt trình bày và khi người lái buôn
đề nghị cho thề như lần xét xử trước, đứa bé bảo chưa đến lúc, trước hết đưa
xem hũ ô- liu đã.
Ali Cogia đưa hũ ô-liu đến, đăt ở chân nhà vua và mở nắp. Nhà vua
nhìn những quả ô-liu, lấy một quả nếm thử. Hũ được chuyển cho những
người lái buôn có kinh nghiệm được triệu tập đến; họ nhận định những quả
ô-liu vẫn ngon và mới được hái trong năm. Đứa bé nói với họ Ali Cogia
khẳng đlnh đã bỏ vào hũ cách đây bảy năm; họ trả lời đúng như nhũng đứa
bé giả làm lái buôn chuyên nghiệp đêm xét xử.
Đến đây lái buôn bị cáo thấy rõ hai lái buôn chuyên nghiệp vừa kết án
hắn; muốn đưa ra nhiều lý do thanh minh nhưng đứa bé kiên quyết cho treo
cổ. Nó nhìn vị giáo chủ nói:
- Thưa đức Thống lĩnh các tín đồ, đây không phải là một trò chơi:
chính do Người kết án tử hình thực sự chứ không phải con, hôm qua con làm
như thế để cười đùa với nhau thôỉ.
Nhà vua thấy rõ tâm địa xấu của lái buôn bị cáo, giao cho đao phủ đưa
treo cổ sau khi hắn thú nhận chỗ cất giấu tiền. Một nghìn đồng vàng được
đưa trả lại cho Ali Cogia. Vị thống lĩnh này cảnh cáo quan toà xét xử lần
đầu, cũng đăng có mặt, phải học tập một đứa bé trong việc thi hành công lý
cho chính xác hơn. Ông ôm hôn đứa bé, rồi cho nó về với món tiền thưởng
hào phóng là một trăm đồng vàng.

×