Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

đề tài công tác thanh tra kiểm tra nội bộ trường học ở trường thcs trung kênh - thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.46 KB, 37 trang )

Tiểu luận cuối khóa BDCBQL
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn chủ đề Tiểu luận.
Cùng với sự phát triển về kinh tế chính trị - xã hội của đất nước. Trong những
năm qua sự nghiệp giáo dục và đào tạo luôn có một vị trí rất quan trọng trong chiến
lược xây dựng con người trong xu thế hội nhập và phát triển. Thực hiện Nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã khẳng định: “Đổi mới căn bản,
toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội
hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục,
phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” và
“Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn
hóa và con người Việt Nam”. Với mục tiêu chính: “Tiếp tục nâng cao giáo dục
chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống
trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục”. Muốn tạo chuyển biến cơ bản về chất
lượng giáo dục trước hết là nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Bởi vì, đội ngũ nhà
giáo là nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục. Vì vậy, nâng cao chất lượng
đội ngũ nhà giáo, loại bỏ những giáo viên yếu kém về phẩm chất, đạo đức và chuyên
môn nghiệp vụ ra khỏi khỏi hệ thống giáo dục là yêu cầu cấp bách để giáo dục phát
triển.
Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt theo Quyết định số 711/2012/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 đã xác định mục tiêu
giáo dục của nước ta đến năm 2020 là: "Chiến lược phát triển giáo dục 2011 –
2020 với mục tiêu tổng quát đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới
căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ
hóa và hội nhập quốc tế, chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện.
Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp bậc
học và trình độ đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy
mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy - học, đổi mới
quản lý giáo dục tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục.


1
Tiểu luận cuối khóa BDCBQL
Chính vì vậy, Ngành giáo dục huyện Lương Tài luôn quan tâm và coi trọng
vấn đề thanh tra toàn diện và chuyên đề các trường học. Phòng GD&ĐT Lương Tài
đã thành lập các đoàn thanh tra về dưới cơ sở đơn vị trường học, để làm công tác
thanh tra các cơ sở giáo dục, thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo, đánh giá việc
thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy của cán bộ giáo viên thuộc các đơn vị trường
học nhằm giúp đỡ họ hoàn thành nhiệm vụ năm học.
Mặt khác, công tác kiểm tra nội bộ trường học, là một nội dung quan trọng
không thể thiếu trong kế hoạch, nhiệm vụ năm học hàng năm của người Hiệu trưởng.
Bởi vì, mục đích của công tác này là đánh giá toàn diện tất cả các mặt hoạt động của
cán bộ giáo viên, công nhân viên, các bộ phận và các tổ chức đoàn thể trong nhà
trường trong từng năm học. Trên cơ sở kiểm tra nội bộ trường học, Hiệu trưởng đối
chiếu với các văn bản pháp quy của Bộ GD&ĐT, các văn bản hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ năm học của các cấp, các ngành hướng dẫn công tác kiểm tra trong năm
học của Sở Giáo dục và Đào tạo, của Phòng Giáo dục về mục tiêu, kế hoạch, chương
trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn, việc thực hiện các quy
định về điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục, để thực hiện tốt nhiệm
vụ năm học của nhà trường. Lấy kết quả kiểm tra làm cơ sở đánh giá, xếp loại việc
thực hiện nhiệm vụ được phân công của cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong đơn
vị mình.
Thực tế cho thấy, công tác kiểm tra nội bộ trường học trong nhiều năm qua của
Hiệu trưởng ở một số trường còn mang tính hình thức, chỉ theo kế hoạch về số lượng
qui định, thực hiện chưa thật đầy đủ theo tinh thần các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn
của ngành. Cá biệt, có Hiệu trưởng còn giao cho các tổ chuyên môn và các bộ phận
trong nhà trường tự tổ chức kiểm tra, đánh giá xếp loại hoạt động của các bộ phận
nên chưa có tác dụng tích cực thúc đẩy các hoạt động trong nhà trường và làm giảm
hiệu lực công tác quản lý của Hiệu trưởng.
Riêng trường THCS Trung Kênh, công tác kiểm tra nội bộ trường học đã được
tiến hành thường xuyên theo kế hoạch năm, tháng, tuần nhưng hiệu quả chưa cao vì

chưa có nhiều giải pháp cụ thể sau khi tiến hành kiểm tra.
2
Tiểu luận cuối khóa BDCBQL
Vì vậy tôi chọn đề tài: “Công tác thanh tra kiểm tra nội bộ trường học ở
trường THCS Trung Kênh - Thực trạng và giải pháp”để làm Tiểu luận nghiên
cứu.
2. Vài nét về lịch sử nghiên cứu.
Hiện nay chúng ta có rất nhiều công trình nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả
giáo dục và đào tạo. Điều 22 - Chương VI – Quy chế về tổ chức và hoạt động của hệ
thống Thanh tra giáo dục nêu rõ: “Hiệu trưởng các trường, thủ trưởng các cơ sở
giáo dục có trách nhiệm sử dụng bộ máy quản lý và các cán bộ trong đơn vị để
kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch của cá nhân và
đơn vị”. “Các hoạt động kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên, công khai,
dân chủ, kết quả kiểm tra phải được ghi biên bản và lưu giữ. Hiệu trưởng hay thủ
trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm về các kết luận kiểm tra này”.
Luật Giáo dục năm 2005 đã quy định về tồ chức và hoạt động thanh kiểm tra,
nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của người cán bộ thanh kiểm tra, đồng thời
cũng xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của đối tượng thanh kiểm tra.
Dự án đào tạo cán bộ Thanh tra và quản lý giáo dục – Ficev đã ban hành một
số văn bản pháp quy, công cụ đào tạo về Nghiệp vụ thanh tra giáo dục Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu.
Tiểu luận nghiên cứu nhằm mục đích: Xem xét lại việc thực hiện, công tác
kiểm tra nội bộ trường học của Hiệu trưởng tại trường THCS Trung Kênh trong
những năm học vừa qua. Từ đó, đưa ra những biện pháp tích cực, nhằm thực hiện tốt
công tác kiểm tra nội bộ trường học để nâng cao hiệu lực quản lý của Hiệu trưởng.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
a. Khách thể nghiên cứu.
Tất cả cán bộ, giáo viên và nhân viên trường THCS Trung Kênh
b. Đối tượng nghiên cứu.
Công tác kiểm tra nội bộ trường học ở trường THCS Trung Kênh trong những năm

học vừa qua.
5. Phạm vi nghiên cứu.
3
Tiểu luận cuối khóa BDCBQL
Nghiên cứu công tác kiểm tra nội bộ trường học của trường THCS Trung Kênh
trong năm học 2011 - 2012 và nhiệm vụ năm học 2012 – 2013.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để nghiên cứu Tiểu luận này một cách khoa học và đạt kết quả chúng tôi đã
vạch ra các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu lý luận về nghiệp vụ thanh kiểm tra, kiểm tra nội bộ trường học, bám
sát vào các nội dung có liên quan đến việc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm
tra nội bộ trường học của Hiệu trưởng.
- Xem xét kết quả và xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ trường
học của trường THCS Trung Kênh năm học 2011 - 2012 và nhiệm vụ năm học 2012 -
2013 để rút ra những mặt mạnh và những hạn chế, thiếu sót.
- Tìm hiểu và phân tích thực trạng của những hạn chế, thiếu sót trong công tác kiểm
tra nội bộ trường học của trường THCS Trung Kênh năm học 2011 - 2012 và kế
hoạch chỉ đạo kiểm tra nội bộ năm học 2012 - 2013.
- Trên cơ sở xác định được nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót để đề ra những
giải pháp tích cực nhằm xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể và phù hợp với tình hình
thực tế của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên được biên chế trong từng năm học.
Tổ chức, thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ đúng quy trình. Rút ra những bài học
kinh nghiệm cụ thể, thiết thực để tích cực nâng cao hiệu lực quản lý trường học của
Hiệu trưởng.
7. Phương pháp nghiên cứu.
a. Phương pháp quan sát.
Quan sát thái độ của các thành viên trong ban kiểm tra nội bộ trường học và
cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường để thu thập dữ liệu liên quan nhằm bổ sung
cho nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
b. Phương pháp trò chuyện.

Tiếp xúc, trao đổi với cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường để tìm hiểu,
nắm bắt kịp thời những suy nghĩ, nhận thức, hiểu biết của đội ngũ về công tác kiểm
tra nội bộ trường học.
c. Phương pháp điều tra.
4
Tiểu luận cuối khóa BDCBQL
Sử dụng phiếu điều tra, phiếu thăm dò, phiếu trắc nghiệm, phiếu khảo sát thu
thập thông tin cần thiết để làm căn cứ xác định nguyên nhân những hạn chế, thiếu sót
trong công tác kiểm tra nội bộ trường học của Hiệu trưởng.

PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận.
1. Các khái niệm liên quan.
Trong thực tiễn quản lý Giáo dục – Đào tạo đang tồn tại các hoạt động: Thanh tra
giáo dục, kiểm tra nội bộ trường học, thanh tra nhân dân
a. Thanh tra giáo dục: Là thanh tra chuyên ngành về giáo dục, đó là hoạt động kiểm
tra và đánh giá chính thức có tính Nhà nước của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên
đối với cấp dưới về:
- Việc chấp hành pháp luật về giáo dục.
- Việc thực hiện mục tiêu, chương trình kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục,
quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, cấp văn bằng chứng chỉ, việc thực hiện các quy
định về điều kiện cần thiết bảo đảm chất lượng giáo dục ở các cơ sở giáo dục.
- Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo về hoạt động giáo
dục, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về giáo
dục.
5
Tiểu luận cuối khóa BDCBQL
- Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục, đề nghị sửa đối, bổ
sung các chính sách, quy định của Nhà nước về giáo dục, mục đích phát triển sự
nghiệp giáo dục nói chung, phát triển nhà trường và người giáo viên nói riêng.

b. Kiểm tra: Là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Đó là công việc hoạt
động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện để biết rõ
những kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt đến đâu và như thế nào. Từ đó đề
ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh nhằm thúc đẩy các cá
nhân và tổ chức phát triển.
c. Kiểm tra nội bộ trường học: Là hoạt động xem xét và đánh giá diễn biến cũng như
kết quả các hoạt động giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường nhằm mục đích phát
triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển nhà trường và người giáo viên nói
riêng.
d. Thanh tra giáo dục: Là thanh tra chuyên ngành về giáo dục, đó là hoạt động kiểm
tra và đánh giá chính thức có tính Nhà nước của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên
đối với cấp dưới về việc chấp hành luật giáo dục, việc thực hiện mục tiêu, chương
trình kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn, quy chế thi cử,
cấp văn bằng chứng chỉ, việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết bảo đảm
chất lượng giáo dục ở các cơ sở giáo dục và công tác quản lý của Hiệu trưởng.
đ. Thanh tra nhân dân: Là hình thức tổ chức để quần chúng tham gia hoạt động
thanh tra thường xuyên, rộng khắp. Thanh tra nhân dân chịu sự chỉ đạo của Ban chấp
hành công đoàn cơ sở có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra toàn diện các mặt hoạt động
trong đơn vị.
e. Đánh giá: Là việc xác định mức độ thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường, theo
các quy định của cấp trên, trong bối cảnh địa phương và điều kiện thực tế nhà trường.
g. Tư vấn: Bằng lời khuyên phù hợp về những kinh nghiệm và biện pháp quản lý để
đạt được các mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà trường trong bối cảnh cụ thể.
h. Thúc đẩy: Là hoạt động nhằm kích thích, phát hiện và phổ biến kinh nghiệm,
đồng thời đề xuất những kiến nghị với nhà trường và các cấp quản lý nhằm điều
chỉnh công tác quản lý, dần dần hoàn thiện công tác quản lý của Hiệu trưởng, góp
phần phát triển hệ thống giáo dục.
6
Tiểu luận cuối khóa BDCBQL
Kết luận: Tuy các hoạt động trên có những điểm khác nhau, song chúng có mối

quan hệ chặt chẽ với nhau: kiểm tra nội bộ cung cấp thông tin tin cậy cho thanh tra,
thanh tra sử dụng số liệu, kết luận, đánh giá của kiểm tra nội bộ, đồng thời lại giúp
cho công tác kiểm tra nội bộ được chính xác hơn, hiệu quả hơn.
2. Quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước về giáo dục.
- Trong thời kỳ đổi mới của cách mạng nước ta hiện nay, Đảng ta đã và đang tiếp tục
khẳng định rõ hơn vai trò to lớn của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội: “
Giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
và bảo vệ Tổ quốc, là một động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn
lên trình độ tiên tiến của thế giới” (Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII –
Nhà xuất bản sự thật – năm 1991- trang 70).
- Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khoá VIII: “Phát triển giáo dục là
sự nghiệp của toàn xã hội, của Nhà nước và của mỗi cộng đồng, của từng gia đình và
của mỗi công dân”.
- Trong Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khoá IX đã đưa ra
các giải pháp để tiếp tục đổi mới giáo dục, trong đó, giải pháp thứ nhất là: “Đổi mới
mạnh mẽ quản lý giáo dục”. Trong giải pháp này đã nêu: “Nâng cao năng lực quản lý
nhà nước về giáo dục. Triệt để khắc phục cách quản lý giáo dục theo cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp, phân cấp mạnh mẽ. Giải quyết có hiệu quả các vấn đề bức xúc,
tăng cường trật tự kỷ cương trong các trường học và toàn bộ hệ thống giáo dục quốc
dân”.
- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nhấn mạnh: “Tiếp tục nâng cao giáo dục chất
lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và
hệ thống quản lý giáo dục”
3. Mục tiêu.
Công tác kiểm tra nội bộ trong trường học nhằm đánh giá toàn diện tình hình
hoạt động nhà trường trên cơ sở kiểm tra, đối chiếu với quy định của Luật Giáo dục
và các Văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo về mục
tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn,
7
Tiểu luận cuối khóa BDCBQL

quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ, việc thực hiện các quy định về điều kiện cần
thiết bảo đảm chất lượng giáo dục.
Qua kiểm tra, đánh giá đúng thực trạng tình hình nhà trường, tư vấn biện pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy, đôn đốc việc tuân thủ quy chế chuyên môn,
xem xét các hoạt động của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, phát hiện
tiềm năng, hạn chế, yếu kém, giúp phát triển các khả năng, sở trường vốn có và khắc
phục hạn chế, thiếu sót, phấn đấu thực hiện phương hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và
xã hội hoá hoạt động giáo dục.
4. Ý nghĩa.
Kiểm tra nội bộ trường học là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý
đảm bảo tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp Hiệu trưởng hình
thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình quản lý nhà trường. Kiểm tra nội
bộ trường học là một công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lý trường
học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường. Lãnh đạo mà
không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo.
Thực tế cho thấy, nếu kiểm tra đánh giá chính xác, chân thực sẽ giúp Hiệu
trưởng có thông tin chính xác về thực trạng của đơn vị mình, cũng như xác định các
mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng. Từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải
pháp điều chỉnh, uốn nắm có hiệu quả. Như vậy, kiểm tra vừa là tiền đề, vừa là điều
kiện để đảm bảo thực hiện các mục tiêu.
Kiểm tra còn có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ các đối tượng
kiểm tra làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng
định: “Nếu tổ chức việc kiểm tra được chu đáo, thì công việc của chúng ta nhất định
tiến bộ gấp mười, gấp trăm lần”.
Kiểm tra nội bộ trường học thực hiện việc xem xét và đánh giá mức độ hoàn
thành nhiệm vụ của các thành viên, bộ phận trong nhà trường, do đó giúp cho việc
động viên, khen thưởng chính xác các cá nhân, đơn vị, khuyến khích cái tốt, truyền
bá kinh nghiệm tiên tiến đồng thời phát hiện ra những lệch lạc, sai sót để uốn nắn,
điều chỉnh kịp thời. Có thể nói, kiểm tra nội bộ là yếu tố tạo nên chất lượng giáo dục
và đào tạo trong nhà trường.

8
Tiểu luận cuối khóa BDCBQL
5. Nội dung.
- Hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường rất phong phú, phức tạp và nhiều
mặt. Hiệu trưởng có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ công việc, hoạt động, mối quan hệ,
kết quả của toàn bộ quá trình dạy học và giáo dục, đó là những điều kiện, phương tiện
của nó, không loại trừ mặt nào. Đề xác định nội dung của kiểm tra nội bộ cần căn cứ
vào đối tượng của kiểm tra nội bộ trường học và các cơ sở pháp lý.
- Nội dung kiểm tra nội bộ trường học bao gồm:
+ Kiểm tra toàn diện và chuyên đề về hoạt động của giáo viên.
+ Kiểm tra hoạt động của tổ, khối chuyên môn.
+ Kiểm tra hoạt động của bộ phận thư viện, thiết bị.
+ Kiểm tra cơ sở vật chất, tài chính.
+ Kiểm tra hoạt động của bộ phận văn thư hành chính.
+ Kiểm tra hoạt động học tập, rèn luyện của lớp học sinh.
+ Tự kiểm tra công tác quản lý của hiệu trưởng.
9
Tiu lun cui khúa BDCBQL
II. Thc trng v cụng tỏc kim tra ni b trng hc.
1. Khỏi quỏt chung v tỡnh hỡnh nh trng.
Trng THCS Trung Kờnh c thnh lp t nm 1962 trờn a bn xó Trung
Kờnh, huyn Lng Ti, tnh Bc Ninh. Trong nhng nm gn õy, quy mụ phỏt trin
u: 16 lp vi s lng hc sinh khong 678 ti 750 hc sinh; i ng giỏo viờn n
nh t 35 ti 41. Nhiu nm lin trng c cụng nhn l n v tiờn tin v tiờn
tin xut sc cp tnh. Nm hc 2011-2012 trng c cụng nhn l trng t
chun Quc gia giai on I, nm 2012 hon thnh ỏnh giỏ ngoi cp 3. Giỏo viờn
gii, hc sinh gii luụn gi tp u ca huyn.
Tình hình địa phơng: Chính trị ổn định, Kinh tế phát triển. Lãnh đạo xã quan
tâm tập trung đầu t XD CSVC trờng học. Phụ huynh HS tâm huyết ủng hộ giáo dục.
Hội khuyến học các cấp đã hoạt động có hiệu quả.

- Nhà trờng: Về đội ngũ tổng số CBGV, NV: 37 nữ 20. Trong đó BGH 2, nhân
viên hành chính 3, GV 32. Đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 18 = 48,6%; Đa số lực lợng
trẻ nhiệt tình có trách nhiệm. Nhiều năm nay chất lợng GD và các hoạt động của nhà
trờng luôn giữ thế ổn định.
- Về CSVC: 100% số phòng học, phòng TH, khu hành chính và nhà hiệu bộ
kiên cố; đáp ứng đợc yêu cầu học 1 ca.
2. Kt qu nm hc 2011 2012.
a. Tỡnh hỡnh i ng.
- Tng s i ng cỏn b giỏo viờn, cụng nhõn viờn: 39 ng chớ; n: 28 ng chớ.
Tng
s
Ban giỏm hiu Giỏo viờn Nhõn viờn Trỡnh chuyờn mụn
Ts N Ts N Ts N H C TC
37 2 0 31 27 4 3 18 19 0
b. Thng kờ kt qu kim tra ni b nm hc 2011 2012.
Nm hc
Tng s
GV-CNV
S c
kim tra
Ton din Chuyờn
T.s Gii Khỏ Ts Tt Khỏ
2011 - 2012 37 37 10 6 4 37 33 4
- i ng cỏn b qun lý.
+ Mt mnh: Lónh o nh trng, cỏn b qun lý, t chuyờn mụn cú uy tớn, cú phm
cht o c t cỏch tt, c o to chun v trờn chun, trỡnh chuyờn mụn
10
Tiu lun cui khúa BDCBQL
nhip v vng vng. Hiu trng nh trng ó c o to qua lp qun lý giỏo
dc v trung cp chớnh tr nờn cú nhiu kinh nghim trong cụng tỏc qun lý.

+ Mt yu: Cỏc t trng chuyờn mụn cha c bi dng qua nghip v qun lý
iu hnh t chuyờn mụn. Hng nm, cỏc t trng thng c thay i nờn vic x
lý cụng vic cha linh hot, cha sỏng to trong vic thc hin k hoch ra.
- i ng giỏo viờn.
+ Mt mnh: Giỏo viờn nhit tỡnh cụng tỏc, tay ngh vng vng cú nhiu kinh nghim
trong chuyờn mụn, nghip v o to ỳng chun v trờn chun. Cú 24/31 giỏo viờn
ó cú chng ch A Tin hc. Mt giỏo viờn cú trỡnh Thc s, mt s thy cụ ang
theo hc cỏc lp i hc t xa. i ng giỏo viờn cú tinh thn trỏch nhim xõy dng
ni b on kt thng nht.
+ Mt yu: i ng giỏo viờn khụng ng u, giỏo viờn tr nhit tỡnh nhng cũn
thiu kinh nghim trong cụng tỏc, cha thc s mnh dn trong vic lp k hoch bi
dy ca mỡnh theo hng i mi phng phỏp dy hc. Mt s giỏo viờn ln tui
tip cn vi i mi phng phỏp, son ging bng giỏo ỏn in t cũn chm, trong
quỏ trỡnh kim tra cũn ngi gúp ý, n nang.
c. Tỡnh hỡnh hc sinh.
- S liu hc sinh.
n v tớnh Tng s Khi 6 Khi 7 Khi 8 Khi 9
Lp 16 4 4 4 4
Hc sinh 578 145 164 123 146
* Chất lợng về GD đạo đức
- GD các phẩm chất
+ Đoàn kết, Lễ độ: 95%
+ Trung thực : 97%
+ Chấp hành : 95%
+ Nói lời hay : 95%
+ Chăm học: 90%
- 3 Chống
+ Chống nói tục chửi bậy: 95%
11
Tiu lun cui khúa BDCBQL

+ Chống đánh cãi chửi nhau: 99%
+ Chống ăn quà vặt và các tệ nạn xã hội: 100%
- 3 không:
+ Không mang tài liệu vào trong phòng thi hoặc giờ kiểm tra 100%
+ Không coi của bạn và cho bạn coi bài: 100%
+ Không nói sai sự thật và dấu khuyết điểm: 100%
Tham gia phong trào 5 đẹp, đền ơn đáp nghĩa và nghìn việc tốt: 100%
- Chuyển biến rõ: Lễ độ chăm học - trung thực
- Xếp loại hạnh kiểm cuối năm
+ Loại tốt: 70%
+ Loại khá : 25,5%
+ Loại TB: 4,0%
+ Loại yếu: 0,5%
Không có HS mắc phải các tệ nạn XH; Vi phạm pháp luật
*. Chất lợng văn hoá:
- Chất lợng các môn văn hoá:
+ Môn toán: 80%
+ Môn ngữ văn: 85%
+ Môn Anh văn 50%
+ Môn khác: 85% (Lý, Hoá 80%)
Phấn đấu phòng kiểm tra bất kỳ môn nào cũng đều cập và vợt mặt bằng
- Về kỹ năng
Môn ngữ văn
+ Đọc (nghĩ đúng, ít ngọng phụ âm đầu, lu loát): 80%
+Viết câu: 75%
+ Chấm câu: 77%
+ Đúng chính tả: 70%
Môn toán
+ Nhẩm tốt: 66%
+ Dấu: 80%

+ Biến đổi đồng nhất: 75%
12
Tiu lun cui khúa BDCBQL
+ Vẽ hình, viết giả thiết- kết luận chính xác: 85%
+ Chứng minh hình học: 68%
- Xếp loại văn hoá
+ Giỏi: 14%
+ Khá: 39%
+ TB: 42%
+ Yếu: 4,5%
+ Kém: 0,5%
- Lên lớp: 98%. Tốt nghiệp THCS: 100%
- Thi đỗ THPT công lập: Đạt tỷ lệ 82%
2. Thc trng cụng tỏc kim tra ni b trng THCS Trung Kờnh.
Trong nhng nm qua trng THCS Trung Kờnh ó cn c cỏc vn bn hng dn
ca B giỏo dc v o to nh: Thụng t 07/2004 ngy 30/3/2004, Cụng vn
106/TTr ngy 31/3/2004 v Hng dn nghip v thanh tra ton din trng ph
thụng v thanh tra hot ng s phm ca giỏo viờn ph thụng. Thụng t 43/2006 v
thanh tra ton din nh trng v thanh tra hot ng s phm ca nh giỏo ngy
20/10/2006, Quyt nh s 06/2006 v Quy ch ỏnh giỏ, xp loi giỏo viờn mm non
v giỏo viờn cụng lp ngy 21/3/2006. Cn c vo lut Thanh tra nm 2010 v Ngh
nh 86/N-CP ngy 22 thỏng 9 nm 2011 v cụng tỏc thanh tra giỏo dc ca Th
tng Chớnh ph. Cụng vn hng dn s 5156/BGD&T-TTr ngy 10 thỏng 8 nm
2012 v vic hng dn thanh tra. Cụng vn ch o ca S GD&T v Phũng
GD&T v cụng tỏc thanh, kim tra cỏc trng hc trong ton huyn theo tng nm
hc c th. Cn c vo nhim v nm hc v iu kin thc t nh trng lờn k
hoch kim tra ni b trng hc. Kt qu ó t c nh sau:
- u im:
+ Trng ó xõy dng c chun kim tra da trờn h thng cỏc vn bn phỏp lut,
vn bn phỏp quy, hng dn ca cp trờn, hng nm kim tra ton din 1/3 tng s

giỏo viờn ton trng, 2/3 s cũn li c kim tra chuyờn (tr s giỏo viờn c
Phũng ch nh thanh tra).
13
Tiểu luận cuối khóa BDCBQL
+ Công tác kiểm tra nội bộ trường học, giúp nhà trường quản lý và động viên, giúp
đỡ giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục, góp phần nâng cao hiệu
quả và chất lượng giáo dục. Mặt khác việc kiểm tra nội bộ trường học còn giúp Ban
giám hiệu nắm rõ việc thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học, việc chuẩn bị bài,
lên lớp, đánh giá học sinh, mức độ tiến bộ của học sinh qua từng học kỳ, cả năm,
không những thế còn nắm được việc thực hiện công tác chủ nhiệm, các hoạt động
giáo dục khác của công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng kiến thức để nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên.
+ Hiệu trưởng sử dụng các hình thức, phương pháp kiểm tra linh hoạt, sáng tạo và
tiến hành theo quy trình hợp lý, có sơ kết theo từng tháng, học kỳ và năm học.
- Tồn tại:
+ Các thành viên của ban kiểm tra nội bộ trường học làm việc chưa đều tay, một vài
thành viên chưa nắm bắt chuyên môn của tất cả giáo viên, nên ít nhiều gây khó khăn
trong việc xếp loại tay nghề giáo viên.
+ Kế hoạch kiểm tra học kỳ, tháng, tuần có lúc còn chồng chéo, các thành viên của
ban kiểm tra nội bộ trường học tham gia các lớp bồi dưỡng, đi công tác đột xuất
nên công việc kiểm tra bị tồn đọng, có lúc kiểm tra dồn dập, dẫn đến hiệu quả chưa
đảm bảo chính xác.
+ Nhận thức của một số giáo viên còn hạn chế về công tác kiểm tra nội bộ trường
học, chưa thấy được tầm quan trọng của công tác kiểm tra nội bộ trường, một số giáo
viên chỉ chú ý đến việc dạy học trên lớp còn các hoạt động khác chưa thực sự quan
tâm.
2.1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra.
Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng đã chỉ đạo Hiệu phó chuyên môn lên kế
hoạch kiểm tra nội bộ trường học và công khai trước Hội đồng sư phạm. Kế hoạch
được thiết kế bằng biểu bảng và được treo ở văn phòng, trong đó ghi rõ: thời gian, nội

dung và đối tượng được kiểm tra. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra trong năm
như sau:
14
Tiểu luận cuối khóa BDCBQL
- Kế hoạch kiểm tra trong năm học: Kế hoạch kiểm tra trong năm học được ghi nhận
toàn bộ các “đầu việc” theo trình tự thời gian từ tháng 8 năm trước đến tháng 5 năm
sau.
- Kế hoạch kiểm tra tháng: Nội dung kế hoạch kiểm tra tháng dựa vào các đầu việc
của kế hoạch kiểm tra cả năm nhưng chi tiết hơn.
- Kế hoạch kiểm tra tuần: Nội dung được ghi đầy đủ và chi tiết cụ thể: Người được
kiểm tra toàn diện (hoặc chuyên đề). Nội dung kiểm tra chi tiết. Người được tham gia
lực lượng kiểm tra. Thời gian kiểm tra, thời gian hoàn thành.
- Công tác kiểm tra nội bộ trường học bao gồm các nội dung sau:
+ Kiểm tra công tác chuyên môn, thực hiện hồ sơ sổ sách, việc thực hiện nội dung
chương trình, việc đánh giá xếp loại có lưu ý đến năng khiếu học sinh đối với những
môn đánh giá bằng nhận xét, kiểm tra việc thực hiện thiết bị và đồ dùng dạy học, vận
dụng phương pháp và cách thức tổ chức lớp học.
+ Kiểm tra công tác hành chính, các hoạt động tập thể, công tác chủ nhiệm lớp, công
tác vệ sinh môi trường, nề nếp hoạt động chung.
+ Làm tốt công tác tuyên truyền trong phụ huynh học sinh để giúp các bậc phụ huynh
có nhận thức trách nhiệm và phối hợp trong công tác giáo dục.
+ Để tìm hiểu nhận thực của cán bộ, giáo viên, nhân viên về ý nghĩa của công tác
kiểm tra nội bộ chúng tôi đã khảo sát 37 cán bộ, giáo viên, nhân viên bằng cách thiết
lập 37 phiếu điều tra. Kết quả khảo sát việc xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ như
sau:
Bảng 1: Nhận thức của cán bộ giáo viên, nhân viên về vai trò của công tác kiểm tra
nội bộ trường học trường THCS Trung Kênh:
Câu hỏi Đáp án lựa chọn
Số
lượng

Tỷ lệ
%
a. Tạo lập mối quan hệ thường xuyên, nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong nhà trường.
11 29,7
b. Đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ đối tượng
kiểm tra làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn.
10 27
c. Thực hiện việc xem xét và đánh giá mức độ hoàn
15
Tiểu luận cuối khóa BDCBQL
Công tác
kiểm tra nội
bộ trường
thành nhiệm vụ của các thành viên, bộ phận trong
nhà trường.
9 24,3
d. Tất cả các ý kiến trên. 7 18,8
Qua điều tra đa số cán bộ giáo viên, nhân viên đã thấy được tầm quan trọng của
công tác kiểm tra nội bộ trong trường học. Đó là nhiệm vụ trọng tâm trong việc thực
hiện qui chế chuyên môn.
Bảng 2: Nhận thức về mục đích tổ chức kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo.
Câu hỏi Đáp án lựa chọn
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Kiểm tra hoạt
a. Đánh giá khách quan toàn diện chất lượng hoạt
động sư phạm của nhà giáo.

8 21,6
b. Đôn đốc việc tuân thủ quy chế chuyên môn. 8 21,6
c. Nâng cao hiệu quả của hoạt động giảng dạy . 10 27
d. Tất cả các ý trên 11 29,8

Tỷ lệ giáo viên nắm rõ mục đích chính của công tác kiểm tra nội bộ trường học
chưa cao, nhưng phần nhiều giáo viên đã thấy được mục đích của việc kiểm tra nội
bộ.
Bảng 3: Ý kiến cán bộ giáo viên, nhân viên về kế hoạch kiểm tra nội bộ.
Câu hỏi Đáp án lựa chọn
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Anh chị đồng
a. Ban giám hiệu tự xây dựng kế hoạch kiểm tra 7 18.8
b. Các tổ tự lên kế hoạch kiểm tra, gửi lên ban
giám hiệu tổng hợp.
3 8,2
c. Ban giám hiệu, kết hợp các tổ trưởng bàn bạc
thống nhất kế hoạch kiểm tra nội bộ
27 73
d. Các ý kiến khác. 0 0
Qua khảo sát hầu hết mọi người đều chọn phương án C. Vì trên cơ sở các văn bản
pháp quy, hướng dẫn của ngành và nhiệm vụ năm học, Hiệu trưởng lên kế hoạch cho
phù hợp với đặc điểm của trường sau đó đưa ra hội ý cùng tổ trưởng để thống nhất kế
hoạch kiểm tra nội bộ trong năm.
16
Tiểu luận cuối khóa BDCBQL
Kế hoạch phải công khai, phổ biến đến tổ, nhóm chuyên môn, ban ngành đoàn thể,

bộ phận.
Nhìn chung kế hoạch kiểm tra nội bộ trường THCS Trung Kênh đã được xây dựng
đúng với quy định, nhưng việc thực hiện kế hoạch trong từng tháng, tuần chưa đảm
bảo. Đặc biệt là thời gian đầu năm học, cuối học kỳ, cuối năm học công việc nhiều,
hội nghị, đại hội chiếm hết thới gian và kế hoạch. Việc thực hiện kế hoạch còn bị
động, chồng chéo. Vì rằng có tuần lên kế hoạch nhưng không thực hiện được chuyển
sang tuần sau, tháng sau dẫn đến tình trạng dồn dập.
2.2. Tổ chức kiểm tra.
a. Xây dựng được lực lượng kiểm tra.
- Trường học có nhiều đối tượng phải kiểm tra. Do tính đa dạng và phức tạp, thường
Hiệu trưởng không đủ thời gian để trực tiếp kiểm tra trong trường nên Hiệu trưởng
phải lôi cuốn nhiều thành viên vào việc kiểm tra. Xây dựng lực lượng kiểm tra nhiều
thành phần đảm bảo tính khoa học, tính dân chủ đó cũng là một yêu cầu để thực hiện
phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”.
- Yêu cầu khi xây dựng lực lượng kiểm tra:
+ Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban kiểm tra, trưởng ban kiểm tra là Hiệu
trưởng hoặc phó hiệu trưởng.
+ Thành viên ban kiểm tra phải là người thông thạo chuyên môn nghiệp vụ, có uy tín,
sáng suốt và linh hoạt trong công việc.
+ Các thành viên trong ban kiểm tra được phân công cụ thể phần việc được giao, xác
định rõ quyền hạn, trách nhiệm.
+ Trong xây dựng lực lượng kiểm tra xác định rõ cơ chế kiểm tra. Có hai loại cơ chế
kiểm tra: cơ chế kiểm tra trực tiếp và cơ chế kiểm tra gián tiếp. Cơ chế kiểm tra trực
tiếp là lực lượng kiểm tra cấp trên trực tiếp kiểm tra cá nhân, bộ phận, đơn vị cấp
dưới. Cơ chế kiểm tra gián tiếp là cấp dưới tự tổ chức kiểm tra cá nhân, bộ phận của
mình, lực lượng kiểm tra cấp trên kiểm tra công tác tự kiểm tra đó bằng cách kiểm tra
xác suất để thừa nhận hoặc bác bỏ kết quả tự kiểm tra của cấp dưới.
Ví dụ: Hiệu trưởng giao cho các tổ trưởng chuyên môn tổ chức kiểm tra việc quy
chế soạn giảng của giáo viên trong tổ, báo cáo cho Hiệu trưởng, sau đó tổng hợp lại,
17

Tiểu luận cuối khóa BDCBQL
Phó hiệu trưởng chuyên môn kiểm tra xác suất kết quả kiểm tra của tổ, khối nếu
phù hợp thì thừa nhận kết quả kiểm tra, nếu không thì phải tổ chức họp lại rút kinh
nghiệm hoặc bác bỏ kiểm tra lại.
- Dựa vào các yêu cầu trên, chúng tôi đã điều tra cán bộ, giáo viên, nhân viên với nội
dung sau:
Bảng 4: Các thành viên trong ban kiểm tra.
Câu hỏi Đáp án lựa chọn
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Theo anh chị thành
viên trong ban kiểm
a. Nhạy cảm, vui vẻ, hoà đồng 4 10,8
b. Nhiệt tình, dám nghĩ, dám làm. 3 8,2
c. Thận trọng, thông cảm. 0 0
d. Trung thực, thẳng thắn, khách quan, công
bằng, ý thức tổ chức kỷ luật cao.
30 81
Qua số liệu điều tra và trao đổi chúng ta thấy các thành viên trong ban kiểm tra nội
bộ được giáo viên quan tâm, bởi chính họ là người trực tiếp làm việc với giáo viên.
Kết quả kiểm tra đạt được hay không là phụ thuộc vào lực lượng này. Giáo viên yêu
cầu thành viên trong ban kiểm tra nội bộ phải là người có trách nhiệm, khách quan,
công bằng, có chuyên môn, có năng lực hiểu biết sâu sắc về môn học mà mình dạy,
phải thật sự chân thành trên tinh thần đồng nghiệp.
Đối với trường THCS Trung Kênh nhà trường đã xây dựng được lực lượng kiểm tra
nội bộ có kinh nghiệm. Hiệu trưởng là người điều hành chung. Phó hiệu trưởng là
phó ban tổ chức thực hiện kế hoạch, còn lại các thành viên là tổ trưởng chuyên môn,
giáo viên cốt cán, tất cả đều là giáo viên có uy tín, có trình độ chuyên môn vững

vàng.
Theo kế hoạch kiểm tra nội bộ đầu năm học, thì lực lượng kiểm tra đã kiểm tra theo
đúng kế hoạch. Song các thành viên trong ban kiểm tra nội bộ còn kiêm quá nhiều
công việc nên ít nhiều ảnh hưởng đến tiến độ kiểm tra cũng như chất lượng kiểm tra.
b. Phân cấp trong kiểm tra.
Trong nhà trường, Hiệu trưởng có thể kiểm tra trực tiếp hoặc kiểm tra gián tiếp hay
kết hợp cả hai phương thức trực tiếp và gián tiếp.
18
Tiểu luận cuối khóa BDCBQL
Ví dụ: Kiểm tra trực tiếp tài chính: Hiệu trưởng, kế toán, thủ quỹ, thanh tra nhân
dân giám sát. Kiểm tra tài sản kế toán báo cáo cụ thể bằng văn bản về tất cả các
khoản tài sản nhà trường so sánh với tài sản đầu năm nếu không phù hợp, phải làm
biên bản thanh lý (nếu không phải là tài sản cố định)
c. Xây dựng chuẩn kiểm tra.
Muốn kiểm tra, người kiểm tra phải có mức chuẩn để theo đó mà so sánh, đo lường,
đánh giá hoạt động của con người và các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị. Ví dụ:
Chuẩn đánh giá trường học, chuẩn đánh giá giáo viên, chuẩn đánh giá học sinh,
chuẩn đánh giá tiết dạy. Chuẩn bao gồm hai yếu tố: định lượng và định tính.
Những cơ sở để xây dựng chuẩn kiểm tra nội bộ trường học là:
- Hệ thống các văn bản pháp luật, văn bản pháp quy của nhà nước, hướng dẫn, chế
độ chính sách có liên quan (Luật giáo dục, Điều lệ trường THCS, tiêu chuẩn đánh giá
tiết dạy )
- Kế hoạch nhà trường, kế hoạch chuyên môn
- Đặc điểm tình hình của nhà trường để xây dựng chuẩn kiểm tra phù hợp với đơn
vị của mình.
Không những người kiểm tra phải nắm vững chuẩn kiểm tra, mà đối tượng được
kiểm tra cũng phải nắm được chuẩn đó để tự kiểm tra, phấn đấu nâng cao chất lượng
công tác theo chuẩn
Để xây dựng được chuẩn kiểm tra cần theo một quy trình: Dự thảo, thảo luận. điều
chỉnh. quyết định. ban hành.

Tuy nhiên việc áp dụng chuẩn trong kiểm tra còn tuỳ thuộc rất nhiều vào năng lực,
phẩm chất của kiểm tra viên.
* Thực hiện khảo sát tại đơn vị:
Bảng 5: Về xây dựng chuẩn kiểm tra nội bộ.
Câu hỏi Đáp án lựa chọn
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Theo anh chị khi xây
dựng chuẩn kiểm tra
a. Văn bản pháp quy của ngành. 8 21,6
b. Dựa vào tình hình thực tế của nhà trường. 7 18,8
c. Văn bản pháp quy của ngành kết hợp với
22 59,6
19
Tiểu luận cuối khóa BDCBQL
nội bộ cần dựa vào
những yếu tố nào?
tình hình thực tế của trường.
Nhìn chung đa số cán bộ giáo viên, nhân viên chọn phương án C. Vì văn bản pháp
quy của ngành là chuẩn chung cho cả nước. Còn địa bàn trường, cơ sở vật chất, đối
tượng học sinh ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá, xếp loại giáo viên.
Ví dụ: Khi kiểm tra hoạt động của một nhà giáo (Kiểm tra toàn diện) về hồ sơ sổ
sách, quy chế chuyên môn, tiết dạy dựa vào khung chuẩn chung của Bộ Giáo dục để
đánh giá, song các hoạt động khác như kiêm nhiệm, chủ nhiệm phải dựa vào đặc
điểm tình hình của lớp, của trường, đìa bàn dân cư.
Mặc dầu vậy, trong quá trình kiểm tra vẫn còn một số điểm thiếu sự thống nhất về
chuẩn đánh giá.
d. Xây dựng chế độ kiểm tra.

Xây dựng chế độ kiểm tra là một công việc rất quan trọng trong kiểm tra nội bộ
trường học. Chế độ kiểm tra hợp lý sẽ có tác dụng tích cực, thúc đẩy công việc mà
không nặng nề, cản trở công việc. Ở trường THCS Trung Kênh, Hiệu trưởng quy
định thể thức làm việc, nhiệm vụ cụ thể, thời gian, quy trình tiến hành, quyền lợi cho
mỗi đợt kiểm tra hoặc mỗi kiểm tra viên Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn
còn một số hạn chế như về thời gian, kinh phí, khả năng, sáng tạo của các thành viên
trong ban kiểm tra.
2.3. Chỉ đạo thực hiện nội dung công tác kiểm tra.
Hiệu trưởng đã thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Ra các Quyết định về kiểm tra (quyết định thành lập ban kiểm tra, xác định nội
dung, phương pháp, hình thức kiểm tra ).
- Hướng dẫn, động viên, giúp đỡ lực lượng kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ kiểm tra,
đánh giá.
- Điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra.
- Hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ và nhân viên trong trường thực hiện kiểm tra và tự
kiểm tra.
20
Tiểu luận cuối khóa BDCBQL
Trên cơ sở kế hoạch kiểm tra nội bộ đã được xây dựng, Hiệu trưởng tổ chức họp
ban kiểm tra nội bộ của nhà trường để triển khai kế hoạch. Giao trách nhiệm cho các
thành viên cụ thể hoá kế hoạch kiểm tra để thực hiện trong từng tuần của mỗi tháng,
để tiến hành công tác kiểm tra theo sự phân công đúng với trình tự, thủ tục kiểm tra.
* Đối với công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo.
- Chuẩn bị: Đối tượng kiểm tra được thông báo trước theo kế hoạch. Các thành viên
trong ban kiểm tra được thông báo trước, được cung cấp các loại hồ sơ (biên bản
kiểm tra, phiếu dự giờ, đánh giá, tiêu chuẩn đánh giá )
- Tiến hành kiểm tra.
+ Kiểm tra dự giờ trên lớp: Dự tối đa 3 tiết, nếu dự 2 tiết không xếp cùng loại thì dự
tiết thứ ba. Khi dự giờ thành viên trong ban kiểm tra ghi vào phiếu đánh giá quá trình
diễn biến của tiết dạy đề phân tích tiết dạy theo Quyết định số 14/2007/QĐ-

BGD&ĐT ngày 4 tháng 5 năm 2007.
+ Kiểm tra các loại hồ sơ giảng dạy của giáo viên và hồ sơ khác có liên quan, để đánh
giá việc thực hiện các quy chế chuyên môn.
+ Kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh (điểm kiểm tra hoặc kết quả đánh giá môn
học của học sinh ) cần chú ý đến đối tượng học sinh yếu, học sinh cá biệt.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao chủ nhiệm lớp, kiêm nhiệm khác.
+ Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
- Các thành viên trong ban kiểm tra trao đổi với giáo viên được kiểm tra. Các thành
viên cần chuẩn bị kỹ nội dung trao đổi, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy. Cần cân nhắc nội
dung trao đổi để thuận lợi cho việc tiếp thu của giáo viên.
- Kết thúc kiểm tra: Hoàn thành hồ sơ gồm Biên bản, phiếu dự giờ, phiếu đánh giá
tiết dạy, giáo viên ký ghi rõ họ tên.
* Đối với kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn.
- Nội dung kiểm tra:
+ Kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng.
+ Kiểm tra hồ sơ tổ chuyên môn bao gồm: Sổ kế hoạch, biên bản họp tổ, sổ theo dõi
giáo viên, sổ chuyên đề, các lại báo cáo của tổ, chất lượng học sinh của các lớp trong
tổ, đánh giá các tiết dự giờ và công tác khác.
21
Tiểu luận cuối khóa BDCBQL
- Phương pháp kiểm tra: Dùng phương pháp nghiên cứu tài liệu như xem xét, phân
tích, đối chiếu các loại hồ sơ biên bản họp tổ thao giảng, hoặc trực tiếp dự sinh hoạt
tổ chuyên môn.
* Đối với kiểm tra các chuyên đề khác: (bộ phận khác)
Dựa vào kế hoạch của ban ngành đoàn thể: ban văn thể, chữ thập đỏ, đoàn thanh
niên, Đội thiếu niên, thư viện, thiết bị, tài chính. Kết hợp với thực tế thực hiện kế
hoạch, qua báo cáo hàng tháng để kiểm tra.
Bảng 6: Nội dung kiểm tra toàn diện của giáo viên.
Câu hỏi Đáp án lựa chọn
Số

lượng
Tỷ lệ
%
Hoạt động sư
phạm của
một nhà giáo
bao gồm
a. Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, giảng dạy.
4 10.8
b. Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của nhà giáo.
6 16,2
c. Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, thực hiện
nhiệm vụ giảng dạy của nhà giáo, thực hiện các
nhiệm vụ khác.
27 73
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy hầu hết giáo viên đều nắm được hoạt động
của một nhà giáo. Nhưng qua thực tế kiểm tra chúng tôi thấy vẫn còn một số giáo
viên chỉ chú ý đến việc giảng dạy trên lớp còn các hoạt động khác của nhà giáo chưa
thực sự quan tâm (ví dụ như: công tác chủ nhiệm lớp, quan tâm đối tượng học sinh
yếu, sự phối hợp với phụ huynh còn hạn chế), nên tình trạng học yếu, chán học vẫn
còn xảy ra. Đặc biệt đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cá biệt.
Quy trình thực hiện kiểm tra nội bộ mà Hiệu trưởng chỉ đạo, là phù hợp với lý
luận, nhưng trong thực tế công tác kiểm tra nội bộ trường học vẫn còn một sồ điểm
tồn tại sau:
- Một số ít thành viên trong ban kiểm tra nghiên cứu yêu cầu, nội dung kiểm tra chưa
thật kỹ, đặc biệt là tiết dự giờ cho nên những ý kiến đóng góp và phân tích của họ còn
mang tính hình thức, sức thuyết phục đối với đối tượng được kiểm tra chưa cao. Mặt
khác, trong thực tế cách đánh giá của các thành viên trong ban kiểm tra chỉ nhằm mục
đích giữ kỷ luật nên mang nặng yếu tố “Đánh giá theo chuẩn mực” chỉ quan tâm đến
22

Tiểu luận cuối khóa BDCBQL
đối tượng thực hiện đúng hay không đúng các quy định, hướng dẫn, mới chỉ dừng lại
ở chỗ chỉ ra mặt mạnh, mặt hạn chế của đối tượng kiểm tra so với chuẩn và xếp loại.
Hiệu trưởng chưa chú ý đến cách đánh giá, còn kiểm tra viên vận dụng chuẩn còn
lúng túng, không có sự đồng nhất, đặc biệt là các tiết ôn tập, luyện tập, bài tập thực
hành nên việc định lượng để đánh giá tiết dạy ít được các thành viên áp dụng.
- Ngoài ra, do số lượng thành viên trong ban kiểm tra ít, phải kiểm tra nhiều giáo viên
nên việc sắp xếp thời gian để góp ý, phân tích các tiết dạy còn gặp nhiều khó khăn,
việc góp ý còn qua loa, chiếu lệ, nể nang nhau.
2.4. Tổng hợp, điều chỉnh.
- Việc tổng kết kiểm tra là một việc làm hết sức cần thiết. Công việc này được nhà
trường tiến hành một cách nghiêm túc thực hiện sơ kết theo từng đợt, từng học kỳ,
tổng kết năm học. Sau khi đã phân tích đầy đủ những mặt mạnh, mặt yếu của hoạt
động này, Hiệu trưởng mời các thành viên trong ban kiểm tra nội bộ họp lại để công
nhận hoặc phủ quyết các kết quả kiểm tra hoặc đề nghị phúc tra nếu thấy vấn đề cần
làm sáng tỏ. Đồng thời qua đó rút kinh nghiệm đối với từng thành viên một.
- Hiệu trưởng tổng hợp thông tin về kết quả đánh giá của giáo viên từ báo cáo của các
tổ đưa lên kết hợp với phần kiểm tra của Hiệu trưởng và ban kiểm tra nội bộ để xây
dựng bản tổng hợp chung về xếp loại của giáo viên trong đơn vị mình. Căn cứ vào
bảng tổng hợp này Hiệu trưởng sẽ xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ phù hợp hơn ở
năm học sau.
- Tuy nhiên trong thực tế Hiệu trưởng chưa quan tâm đến chức năng điều chỉnh.
Bảng 7: Nguyên nhân đưa đến những tồn tại trong quá trình thực hiện công tác
kiểm tra nội bộ.
Câu hỏi Đáp án lựa chọn
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Theo anh chị

nguyên nhân đưa
đến những tồn tại
a. Thành viên trong ban kiểm tra nội bộ đi họp,
công việc kiêm nhiệm quá nhiều.
18 48,7
b. Kế hoạch kiểm tra chưa phù hợp với thực tế. 3 8,1
c. Thiếu sự hợp tác của giáo viên 4 10,8
d. Ý kiến khác 12 32,4

23
Tiểu luận cuối khóa BDCBQL
So với thực trạng kiểm tra nội bộ trong năm học trước, phần lớn giáo viên
cũng đã nhận thấy được hạn chế chủ yếu là: lực lượng kiểm tra viên còn quá ít, thiếu
đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu theo kế hoạch đầu năm, chưa chú trọng bồi
dưỡng lực lượng kiểm tra viên nên trong quá trình thực hiện vẫn còn lúng túng, nặng
về hình thức, thiếu tính hiệu quả.
Phần thứ ba: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA NĂM HỌC 2012-2013
Trên cơ sở lý luận của đề tài, thực trạng công tác kiểm tra nội bộ trường học
của trường THCS Trung Kênh, các văn bản chỉ đạo của cấp trên, chúng tôi đưa ra
một số chương trình kế hoạch hành động cho công tác kiểm tra nội bộ như sau:
1. Giáo dục nhận thức cho đội ngũ về công tác kiểm tra nội bộ.
Xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên học tập, tập huấn theo các văn
bản theo quy định.
- Thông tư 43/2006/TT-BGD&ĐT về việc hướng dẫn Thanh tra toàn diện nhà trường,
cơ sở giáo dục khác và Thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo. Số 06/2006/QĐ-
BNV Quyết định về việc ban hành quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và
giáo viên phổ thông công lập. Công văn số 3040/BGD&ĐT-TCCB Hướng dẫn một
số điều trong “Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông
công lập”.
- Điều lệ trường THCS và THPT năm 2010.

- Nghị quyết Đảng về giáo dục đào tạo và khoa học môi trường.
- Học tập quy chế dân chủ trong cơ quan trường học.
- Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra.
- Căn cứ các văn bản pháp luật về thanh tra và Chỉ thị số 2737/CT-BGD&ĐT ngày
27/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về nhiệm vụ trọng tâm
của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục
chuyên nghiệp năm học 2012 – 2013; Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
thanh tra đối với các Sở GD&ĐT.
24
Tiểu luận cuối khóa BDCBQL
Tổ chức học tập trong đội ngũ nhà giáo về các văn bản của ngành liên quan đến vấn
đề kiểm tra nội bộ thông qua các buổi họp hội đồng và sinh hoạt chuyên môn của
trường.
Quán triệt đường lối chủ trương, chính sách, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà
nước về sự nghiệp Giáo dục&đào tạo.
Tăng cường lý tưởng cách mạng của Đảng trong đội ngũ cán bộ giáo viên, công
nhân viên, nêu cao tinh thần trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Giúp đội ngũ nhà giáo nhận thức được vị trí, vai trò, nhiệm vụ, mục đích yêu cầu
của công tác kiểm tra nội bộ trường học. Biến các văn bản pháp quy của ngành,
những nội quy quy định của nhà trường thành ý thức tự giác, tự nguyện, hoàn thành
trách nhiệm cá nhân của nhà giáo.
2. Giải pháp xây dựng kế hoạch kiểm tra.
- Phát huy mọi khả năng và điều kiện thuận lợi, khắc phục những điểm hạn chế như
đã phân tích ở thực trạng.
- Xây dựng kế hoạch tư tưởng đến các đoàn thể, tổ khối, kế hoạch tháng, tuần đầy đủ,
kiểm tra theo từng mốc thời gian.
- Xây dựng kế hoạch phải chi tiết phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của nhà
trường và có tính khả thi.
- Kế hoạch phải được xây dựng sớm vào đầu tháng 9 để niêm yết tại phòng hội đồng.

- Chú ý cần cụ thể hoá kế hoạch tháng cho phù hợp với tình hình điều kiện cụ thể ở
trường.
- Khi lập kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học Hiệu trưởng cần lưu ý đến việc củng
cố, xây dựng tốt tuyến kiểm tra trung gian (tổ chuyên môn). Nếu tuyến trung gian
được xây dựng tốt, có năng lực, nhiệt tình thì giúp hiệu trưởng đánh giá khá chính
xác kết quả kiểm tra của giáo viên đặc biệt đối với những bộ môn chuyên như: Hát
nhạc, mỹ thuật, ngoại ngữ, Thể dục.
3. Giải pháp về xây dựng lực lượng kiểm tra.
- Thành lập ban kiểm tra nội bộ trường học do Hiệu trưởng quyết định, đủ về số
lượng và đảm bảo chất lượng.
25

×