Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Kiến thức lớp 12 “Chiếc thuyền ngoài xa” –Nguyễn Minh Châu-phần7 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.44 KB, 11 trang )

Kiến thức lớp 12
“Chiếc thuyền ngoài xa” –Nguyễn
Minh Châu-phần7
Tìm hiểu tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài
xa" của Nguyễn Minh Châu


I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả

- Nguyễn Minh Châu (1930- 1989), quê ở làng Thơi, xã Quỳnh
Hải (nay là xã Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông
“thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng
nhất của văn học ta hiện nay"

- Sau 1975, khi văn chương chuyển hướng khám phá trở về với
đời thường, Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn
đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống
ở bình diện đạo đức thế sự. Tâm điểm những khám phá nghệ
thụât của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình
nhọc nhằn kiếm tiền hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách.

2.Tác phẩm

a.Xuất xứ: Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến quê
(1985), sau được nhà văn lấy làm tên chung cho một tuyển tập
truyện ngắn (in năm 1987).

Truyện in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu,
rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của
nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai.



b.Tóm tắt tác phẩm :

Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển thật
ưng ý, trưởng phòng đề nghị nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi thực tế
chụp bổ sung một bức ảnh với cảnh biển buổi sáng có sương
mù. Nhân chuyến đi thăm Đẩu, người bạn chiến đấu năm xưa,
giờ đang là chánh án toà án huyện, Phùng đi tới một vùng biển
từng là chiến trường cũ của anh thời chống Mĩ. Phùng đã “phục
kích” mấy buổi sáng mà chưa chụp được bức ảnh nào. Sau gần
một tuần lễ suy nghĩ, tìm kiếm, Phùng quyết định thu vào tờ lịch
tháng bảy năm sau cảnh thuyền đánh cá thu lưới vào lúc bình
minh. Phùng đã chụp được một bức ảnh thật đẹp và toàn bích.
Nhưng anh không ngờ chính từ chiếc thuyền ngoài xa thật đẹp ấy
lại bước xuống một đôi vợ chồng hàng chài và lão đàn ông thẳng
tay quật vợ chỉ để giải toả nỗi uất ức, buồn khổ của mình.Phùng
chưa kịp xông ra can ngăn thì thằng Phác, con lão, đã kịp tới để
che chở người mẹ đáng thương. Biết Phùng chứng kiến sự tàn
bạo của cha mình, thằng bé Phác đâm ra căm ghét anh. Ba hôm
sau, cũng trong làn sương sớm, Phùng lại chứng kiến cảnh lão
đàn ông đánh vợ, cảnh cô chị gái tước đoạt con dao găm mà
thằng em trai định dùng làm vũ khí để bảo vệ mẹ. Không thể nén
chịu hơn được nữa, Phùng xông ra buộc lão phải chấm dứt hành
động độc ác. Lão đàn ông đánh trả, Phùng bị thương, anh được
đưa về trạm y tế của toà án huyện. Ở đây, anh đã nghe câu
chuyện của người đàn bà hàng chài với bao cảm thông và ngỡ
ngàng, ngạc nhiên. Anh hiểu được người đàn bà ấy dù bị đánh
đập tàn bạo đến mấy vẫn cần có chồng, cần một người đàn ông
sức vóc trên chiếc thuyền ngoài biển khơi để kiếm sống nuôi đàn
con. Phùng thấm thía: không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn

nhận mọi hiện tượng của cuộc đời.

c.Tình huống truyện độc đáo

Trong tác phẩm, đó là sự kiện Phùng chứng kiến một “cảnh “đắt”
trời cho” làm người nghệ sĩ rung động, say mê trước vẻ đẹp
huyền ảo- thơ mộng của thuyền biển. Trong giây phút tâm hồn
thăng hoa những cảm xúc lãng mạn, anh lại phát hiện ra hiện
thực nghiệt ngã của đôi vợ chồng bước ra từ con thuyền “thơ
mộng”, đó là cảnh lão đàn ông đánh vợ một cách tàn bạo.

Tình huống đó được lặp lại lần nữa; bên cạnh hình ảnh người
đàn bà nhẫn nhục chịu đựng “đòn chồng”, Phùng còn được
chứng kiến phản ứng của chị em thằng Phác trước sự hung bạo
của cha đối với mẹ. Từ đó, trong người nghệ sĩ đã có sự thay đổi
cách nhìn đời. Anh thấy rõ những cái ngang trái trong gia đình
thuyền chài, hiểu sâu thêm tính chất người đàn bà, chị em thằng
Phác, hiểu thêm người đồng đội (Đầu) và hiểu thêm chính mình.

Ý nghĩa: Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được tình huống mà ở
đó bộc lộ mọi mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thử thách
phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng,
tình cảm và cả trong cuộc đời nhân vật. Tình huống truyện mang
ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống

d.Ý nghĩa nhan đề

“Chiếc thuyền ngoài xa” là truyện gắn tiêu biểu của Nguyễn Minh
Châu. Tác giả đặt cho truyện ngắn nhan đề “Chiếc thuyền ngoài
xa” thật sâu sắc, một nhan đề đa nghĩa:


Đây là hình ảnh chiếc thuyền xuất hiện trong phần mở đầu
chuyện ngắn, theo nghệ sĩ Phùng, đó là một cảnh “đắt” trời cho,
là vẻ đẹp “đơn giản và toàn bích”, khiến cho Phùng cảm động,
tưởng như chính mình “vừa khám phá thấy cái chân lí của sự
toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm
hồn”. Như vậy “Chiếc thuyền ngoài xa” là biểu tượng về nghệ
thuật, là vẻ đẹp cuộc sống.

Theo diễn biến truyện: Chiếc thuyền ngoài xa vào gần bờ, một
người đàn ông và một người đàn bà rời thuyền. Người đàn bà đi
vào bãi xe tăng hỏng chờ đợi, người chồng đánh vợ một cách tàn
bạo, người vợ chấp nhận với vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục”

Người đàn bà được mời đến toà án huyện để giải quyết. Thật
ngạc nhiên, người đàn bà “lạy quí toà” và van xin: “bắt tội”, “bỏ tù”
cũng được nhưng “đừng bắt con bỏ nó”. Sự thật được giải đáp
khi người đàn bà kể lại câu chuyện về cuộc đời mình. Người đàn
bà chấp nhận những trận đòn một cách “tự nguyện” là bởi ở
thuyền “phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba”, bởi
đàn bà ở thuyền “phải sống cho con chứ không thể sống cho
mình”. Như vậy, “Chiếc thuyền ngoài xa” còn là chiếc thuyền có
thật trong cuộc đời, là không gian sinh tồ của gia đình hàng chài
với cuộc sống bấp bênh, đầy khó khăn, bất trắc.

Nếu chiếc thuyền ấy không vào gần bờ, không có câu chuyện
của người đàn bà trên thuyền kể lại, chỉ nhìn “chiếc thuyền” khi
nó ở “ngoài xa” thì làm sao thấu hiểu sự thật? Đây chính là tư
tưởng cốt lõi của truyện ngắn: Xa và gần, bên ngoài và thẳm sâu,
mới là cái nhìn toàn diện về cuộc sống, cần có một cái nhìn đa

diện, nhiều chiều mới phát hiện ra bản chất thật về cuộc sống và
con người.

“Chiếc thuyền ngoài xa” đã trở thành tấm ảnh đẹp, treo ở nhiều
nơi, nhất là ở trong các gia đình sành nghệ thuật, nhưng có ai
hiểu được câu chuyện con người trên chiếc thuyền ấy. Chỉ có
nghệ sĩ Phùng, mỗi khi ngắm nhìn tấm ảnh bao giờ cũng “thấy
người đàn bà ấy dang bước ra khỏi tấm ảnh”, một người đàn bà
lam lũ, cam chịu, giàu tình thương, lòng vị tha. Đó cungz là thông
điệp của tác giả gửi tới người đọc: nghệ thuật luôn gắn liền với
cuộc đời

e.Chủ đề
Từ câu chuyện về một bức tranh nghệ thuật và sự thật cuộc đời
đằng sau bức ảnh, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” mang
đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con
người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất
thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.

×