Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Quai bị có thể dẫn tới vô sinh ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.29 KB, 7 trang )


Quai bị có thể dẫn tới vô sinh





Người lớn tuổi mắc quai bị rất có thể phải hứng chịumột số biến
chứng dẫn tới viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng hay các tổn thương thần
kinh khác…
Khả năng lây lan rất nhanh
Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do một loại siêu vi thuộc họ
Paramyxoviridae gây ra.
Lứa tuổi nào cũng có thể bị bệnh quai bị, nhưng khả năng mắc bệnh ở
nam cao hơn nữ. Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng Khoa Nhiễm,
BV Nhi Đồng 1, cho hay: “Hơn 80% bệnh xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi,
thường gặp nhất là trẻ từ 6 - 10 tuổi. Người lớn cũng có thể bị mắc bệnh nếu
không tiêm phòng trước đó”.
Bệnh quai bị lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm
trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Chính vì vậy, khi tiếp xúc
với người mắc bệnh, tỷ lệ lây nhiễm là rất cao. Bác sĩ Khanh nhấn mạnh:
“Bệnh quai bị hiện đang dần đi vào cuối mùa nhưng vẫn có khả năng bùng
phát thành dịch mạnh ở một số nơi. Điều nguy hiểm là do mọi người không
có ý thức cảnh giác nên bệnh dễ lây lan, khi có một vài ca mắc mà không kịp
cách ly thì sẽ lan thành dịch nhanh chóng”.
Nhận biết bệnh quai bị
Người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ , đau cổ họng, người mệt mỏi, chán
ăn, tuyến mang tai to dần và đau nhức ở một bên, lan dần sang tuyến mang
tai bên kia và sưng to đến khoảng một tuần thì từ từ nhỏ lại. Vùng sưng
thường lan đến má, dưới hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài; có khi lan đến
ngực gây phù trước xương ức. Mặt da của tuyến mang tai thường đỏ, không


nóng và ấn vào có cảm giác đàn hồi. Người bệnh cảm thấy khó nuốt và đặc
biệt rất đau đớn khi nhai thức ăn hoặc uống các loại nước trái cây có vị chua
như nước cam, nước chanh. Thời gian biểu hiện bệnh lý khoảng 10 ngày.
Đừng chủ quan với bệnh quai bị

Quai bị thường gặp nhất ở trẻ em dưới 15 tuổi
Quai bị không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng con người,
nhưngnó có thể gây ra biến chứng và để lại hậu quả xấu.
Cũng theo bác sĩ Khanh: “Biến chứng thường thấy nhất của bệnh quai
bị là viêm màng não (tỷ lệ 5%). Bệnh nhân có các hiện tượng như: thay đổi
tính tình, bứt rứt, khó chịu, nhức đầu, co giật, rối loạn tri giác, rối loạn thị
giác, đầu to do não úng thủy. Ngoài ra còn có các tổn thương thần kinh khác
như: tổn thương thần kinh sọ não dẫn đến điếc, mù; viêm tủy sống ngang,
viêm đa rễ thần kinh”.
Biến chứng nguy hiểm thứ hai của bệnh quai bị là viêm tinh hoàn và
mào tinh hoàn ở nam; viêm buồng trứng ở trẻ gái thường xảy ra ở tuổi dậy
thì. Thạc sĩ – bác sĩ Hồ Mạnh Tường, Hội Y học Sinh sản TPHCM, , cho
biết: “Viêm buồng trứng thường hiếm gặp hơn viêm tinh hoàn, xuất hiện khi
triệu chứng sưng vùng mang tai đã giảm”.
Đây là biến chứng cần điều trị đúng và kịp thời để tránh di chứng vô
sinh sau này. Đối với trẻ gái khi có biến chứng viêm buồng trứng sẽ biểu
hiện bằng triệu chứng đau bụng nhiều và cần được siêu âm để chẩn đoán.
Ngoài ra, còn có nhiều biến chứng khác như viêm tụy cấp, viêm não, viêm
cơ tim nhưng rất hiếm gặp.
Theo kinh nghiệm của bác sĩ Tường: Tỉ lệ biến chứng viêm tinh hoàn
có thể từ 20%-35%. Khi bị viêm, tinh hoàn đau và sưng to, thường kèm với
sốt. Sau đó, quá trình teo tinh hoàn sẽ diễn tiến từ khoảng 50% những bệnh
nhân này. Những trường hợp còn lại, quá trình sinh tinh có thể trở về bình
thường”.


Vắc xin tiêm ngừa bệnh quai bị
Quá trình teo tinh hoàn sẽ diễn tiến trong vòng 6 tháng sau đợt viêm
cấp tính. Quá trình sinh tinh sẽ giảm dần và có thể mất hẳn. Teo mô tinh
hoàn có thể do tác động trực tiếp của virus hoặc thứ phát do thiếu máu cục
bộ trong quá trình mô bị viêm, phù.
Theo thống kê chưa đầy đủ từ các bệnh viện ở Hà Nội và TP.HCM,
nếu bị viêm cả hai bên tinh hoàn (khoảng 15%), sẽ dẫn đến vô sinh hoàn
toàn. Do đó, nam giới sau tuổi dậy thì khi bị quai bị cần chú ý đến biến
chứng viêm tinh hoàn. Để duy trì khả năng sinh sản, bệnh nhân có thể đến
các trung tâm điều trị vô sinh để xin trữ lạnh tinh trùng khi chất lượng tinh
trùng chưa giảm nhiều. Lưu trữ tinh trùng dự phòng trong những trường hợp
quai bị nên được thực hiện ở thanh niên chưa lập gia đình hoặc chưa có con.

×