Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

SKKN sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy địa lí 12 (phần địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.52 KB, 46 trang )

Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
MÃ SKKN
34.58.02
SỞ GD & ĐT VĨNH
TRƯỜNG THPT
BÁO CÁO KẾT QUẢ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CẤP: CƠ SỞ ; TỈNH:
Tên sáng kiến kinh nghiệm
“Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12
(phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh”
Môn/nhóm môn: Địa lí
Tổ, nhóm chuyên môn: Khoa học xã hội
Mã môn: 58
Người thực hiện: Nguyễn Phương Thảo
SĐT: 0978922906
Email:
2
2
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
VĨNH PHÚC, NĂM 2014
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 5
1. Lí do chọn đề tài 5
2. Mục đích nghiên cứu 6
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 6
5. Phạm vi nghiên cứu 6


6. Phương pháp nghiên cứu 7
7. Cấu trúc đề tài 7
NỘI DUNG 8
I. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca
trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên)
nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh 8
1. Cơ sở lí luận 8
2. Cơ sở thực tiễn 11
II. Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12
(phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh 12
1. Các trường hợp ứng dụng việc sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca
trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) 12
2. Vị trí những phần kiến thức có thể sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca để
giảng dạy trong hệ thống chương trình địa lí lớp 12 (phần Địa lí tự nhiên) 16
3
3
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
3. Ý nghĩa một số câu ca dao, tục ngữ, thơ ca được sử dụng trong bài giảng
Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) 21
III. Kết quả đạt được 28
1. Kết quả khảo sát thái độ, nhận thức, hành vi của HS đối với việc sử dụng
ca dao, tục ngữ, thơ ca vào bài dạy của GV 28
2. Kết quả đánh giá hiệu quả giảng dạy sau khi áp dụng phương pháp 29
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 32
PHỤ LỤC 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
4
4
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh

Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HS học sinh
GV giáo viên
SGK sách giáo khoa
SL số lượng
5
5
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Quá trình dạy – học là một hoạt động phức tạp, trong đó chất lượng,
hiệu quả cơ bản phụ thuộc vào chủ thể nhận thức – người học. Để việc học có
hiệu quả cao, người học phải thực sự có hứng thú trong quá trình học. Khi có
hứng thú, say mê trong học tập thì việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn;
ngược lại, khi hiểu được bài, người học lại có thêm hứng thú để tiếp tục quá
trình học tập. Để tạo được niềm hứng thú này, người giáo viên (GV) – người
điều khiển, hướng dẫn học sinh (HS) tham gia vào quá trình học, có vai trò đặc
biệt quan trọng.
Thực tế cho thấy, hiện nay nhiều HS chưa có cái nhìn đúng về môn Địa lí.
Với suy nghĩ đây là môn học thuộc lòng, thuộc lĩnh vực khoa học xã hội,
khó chọn trường thi đại học, cao đẳng nên các em thường ngại học, học một
cách đối phó, miễn cưỡng. Điều này khiến chất lượng học tập chưa cao, HS dễ
quên kiến thức, thiếu những kĩ năng địa lí cơ bản.
Làm thế nào để xây dựng hứng thú học tập địa lí cho HS? Có nhiều cách
thức đã được áp dụng, trong đó có việc sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca có liên
quan đến nội dung bài học để lồng ghép vào trong tiết dạy. Chính tính vần điệu,
ngắn gọn, dễ nhớ của các câu ca dao, tục ngữ, thi ca, đã khiến những kiến thức
trong sách giáo khoa (SGK) trở nên nhẹ nhàng, dễ tiếp nhận hơn. Hơn nữa, hiện

nay, với chủ trương dạy học tích hợp mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra, việc sử
dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca đã tích hợp được các kiến thức văn học vào tiết dạy
môn Địa lí. Điều này thực sự hữu ích trong việc phát triển kiến thức tổng hợp,
toàn diện cho HS, củng cố cho các em lòng yêu quê hương, đất nước.
Trong chương trình Địa lí 12, phần Địa lí tự nhiên có nhiều nội dung cho
phép GV lồng ghép các câu ca dao, tục ngữ, thơ ca khi giảng bài. Thực hiện việc
làm trên trong quá trình giảng dạy thực tế, tôi nhận thấy HS của mình bước đầu
đã có những biểu hiện tích cực trong thái độ học tập, có niềm thích thú, từ đó
góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học địa lí khối lớp 12. Chính vì lí do trên tôi
6
6
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy
Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh”
để ghi lại ý tưởng mà bản thân đã thực hiện trong quá trình giảng dạy môn Địa lí
lớp 12 ở Trường THPT Nguyễn Duy Thì năm học 2013 – 2014.
2. Mục đích nghiên cứu
– Giúp GV nhận thấy việc sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong dạy học địa
lí là hợp lí, có hiệu quả.
– Giúp HS có khả năng lĩnh hội kiến thức thông qua các câu ca dao, tục ngữ,
thơ ca do GV cung cấp và gợi mở.
– Giúp GV và HS trau dồi thêm vốn ca dao, tục ngữ, thơ ca Việt Nam.
– Góp phần nâng cao kết quả học tập đối với các học sinh lớp 12 Trường
THPT Nguyễn Duy Thì.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Xây dựng các lí luận liên quan đến việc sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca
trong việc tạo hứng thú học tập môn Địa lí cho HS.
– Sưu tầm và giới thiệu các câu ca dao, tục ngữ, thơ ca có thể sử dụng để
giảng dạy môn Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên).

– Đưa ra cách áp dụng cụ thể việc lồng ghép các câu ca dao, tục ngữ, thơ ca
vào các bài học trong chương trình Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên).
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Toàn thể HS khối lớp 12 Trường THPT Nguyễn Duy Thì năm học 2013 –
2014.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Giới hạn nội dung
Chỉ nghiên cứu về việc ứng dụng, sử dụng các câu ca dao, tục ngữ, thơ ca
trong dạy học những phần, nội dung có liên quan trong bài học Địa lí lớp 12
(phần Địa lí tự nhiên) mà tôi đã biết. Không đi sâu vào tìm hiểu nghiên cứu tất cả
những câu ca dao, tục ngữ, thơ ca có liên quan đến địa lí Việt Nam (như ca dao,
tục ngữ về địa danh).
7
7
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Chỉ nghiên cứu phương tiện duy nhất “sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca” để
tạo hứng thú học tập cho HS. Ngoài ra không đề cập đến các phương tiện tạo
hứng thú học tập khác.
5.2. Giới hạn thời gian nghiên cứu
Từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 3 năm 2015.
6. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp phân tích, tổng hợp: Thu thập, tổng hợp các kiến thức về cơ
sở lí luận của đề tài; sưu tầm và xây dựng cách thức lồng ghép các câu ca dao,
tục ngữ, thơ ca vào trong từng tiết học cụ thể.
– Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm này
vào các tiết dạy cụ thể trên lớp. Từ đó, đánh giá hiệu quả thực hiện từ không khí
học tập trên lớp và kết quả học tập của HS.
– Phương pháp thu thập và xử lí số liệu: Lấy ý kiến HS theo các mẫu phiếu
đánh giá, tổ chức các bài kiểm tra kết quả học tập của HS. Từ đó, tiến hành xử lí

số liệu, đưa ra kết quả tổng hợp để đánh giá khách quan nhất hiệu quả từ việc áp
dụng sáng kiến.
– Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn HS qua phiếu điều tra, trao đổi với
đồng nghiệp về việc áp dụng cách thức này.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Đặt vấn đề và phần Kết luận, nội dung đề tài được chia làm ba phần:
Phần I: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng ca dao, tục ngữ,
thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học
tập cho HS;
Phần II: Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần
Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho HS;
Phần III: Kết quả thực hiện.
8
8
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG CA DAO,
TỤC NGỮ, THƠ CA TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 12 (PHẦN ĐỊA LÍ
TỰ NHIÊN) NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH
1. Cơ sở lí luận
1.1. Một số khái niệm
a. Ca dao
Ca dao là bài hát ngắn lưu hành trong dân gian, có vần điệu, theo thể thơ lục
bát, lục bát biến thức hay thơ bốn chữ, thơ năm chữ.
Ca dao là thi ca truyền miệng mô tả phong tục tập quán, về thời tiết, khí hậu,
những kinh nghiệm thiên văn học của người xưa.
b. Tục ngữ
Tục ngữ là “câu nói có ý nghĩa, dễ nhớ vì có vần điệu, lưu hành bằng cách
truyền miệng từ người này sang người khác, từ nơi này đi nơi khác”

Nói chung tục ngữ là những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian về
mọi mặt như: tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội, là những nhận xét giải thích
của nhân dân về các hiện tượng của tự nhiên liên quan đến thời tiết, khí hậu.
c. Thơ ca
Thơ ca là một khái niệm chỉ các loại sáng tác văn học có vần điệu, có đặc
điểm ngắn gọn, súc tích, nhiều ý cô đọng.
Tính nhạc trong thơ là một hình thức làm cho bài thơ dễ được cảm nhận bởi
người nghe hay người đọc.
d. Hứng thú học tập
Các nhà nghiên cứu tâm lí học cho rằng hứng thú là thái độ đặc biệt của cá
nhân đối với đối tượng nào đó có ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng
mang lại khoái cảm cá nhân trong quá trình hoạt động.
1.2. Ý nghĩa của việc tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giảng dạy
9
9
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong
Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (01/1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa
VIII (12/1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (2005), được cụ thể hóa
trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt Chỉ thị số 14 (4/1999).
Luật Giáo dục, điều 28 mục 2 đã ghi: ‘‘Phương pháo giáo dục phổ thông
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp
với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.’’
Theo đó, ta có thể nhận thấy, trong yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục,
việc tạo hứng thú học tập cho HS là một trong những mục tiêu cơ bản người GV
cần đạt được.
Sự hứng thú biểu hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của

người HS. Nếu không có hứng thú thì dù có “Dắt con ngựa tới hồ nước thì cũng
không thể bắt nó uống nước”. Đối với hoạt động nhận thức sáng tạo, hoạt động
học tập, khi không có hứng thú kết quả sẽ không có gì cả, thậm chí xuất hiện
cảm xúc tiêu cực (chán học, không muốn học, sợ học, …). Ngược lại, nếu có
hứng thú học tập, HS sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động học của mình, làm
nảy sinh sự mong muốn hoạt động một cách sáng tạo. Từ đó, kết quả học tập sẽ
được nâng cao. Và như thế sẽ là cơ sở khiến HS càng thấy hứng thú hơn trong
quá trình học tập.
1.3. Ý nghĩa của việc sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí
Có nhiều cách thức để người GV địa lí áp dụng dụng nhằm gây hứng thú học
tập cho HS như: dùng đồ dùng trực quan, tổ chức tham quan dã ngoại, tổ chức
chương trình ngoại khóa, tổ chức trò chơi địa lí,… Trong đó, việc dùng ca dao,
tục ngữ, thơ ca sao cho phù hợp với bài học cũng là một cách thức tạo được sự
mới lạ và thích thú đối với HS.
Bản thân của ca dao, tục ngữ, thơ ca có đặc điểm là câu nói ngắn, có ý nghĩa,
có vần điệu nên khi nghe HS dễ nhớ, dễ có ấn tượng. Khi được học các tiết học
có sử dụng lồng ghép như trên, trong quá trình tư duy, HS sẽ có sự gắn kết các
10
10
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
kiến thức với ngôn ngữ của ca dao, tục ngữ, thi ca, từ đó sẽ vừa dễ hiểu, vừa dễ
nhớ kiến thức, tăng thêm phần thuyết phục cho bài học, giúp bài học trở nên
sáng tạo, mới lạ, phong phú hơn và giảm bớt tính khô khan như nhiều người
thường nhận xét.
Từ xa xưa, trải qua hàng nghìn năm, những câu ca dao, tục ngữ đã được cha
ông ta đúc kết lại từ những kinh nghiệm thực tế: Các mối quan hệ giữa tự nhiên
với tự nhiên, giữa thiên nhiên – con người, thiên nhiên – sản xuất, các quy luật
thời tiết khí hậu, các quy luật tự nhiên, mặc dù trình độ nhận thức chưa được
sâu sắc. Chính ý nghĩa phong phú và rộng rãi của ca dao, tục ngữ mà nó trở

thành một phần trong kho tàng kiến thức của khoa học địa lí. Tận dụng điều này,
thông qua việc lồng ghép ca dao, tục ngữ vào bài dạy, người GV có thể rèn
luyện kĩ năng học đi đôi với hành (vốn là một kĩ năng còn yếu đối với HS khi
học môn địa lí), giúp HS cảm thấy dễ dàng liên hệ kiến thức sách vở với các
hiện tượng tự nhiên của cuộc sống bên ngoài. Bên cạnh đó, việc làm trên cũng
đã góp phần làm giàu vốn kiến thức cho HS về ca dao, tục ngữ dân tộc Việt Nam,
hình thành nhân cách cho HS trong thời kỳ hội nhập với khu vực, với thế giới
hiện nay, bên cạnh việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa tiên tiến của thế giới, các
em còn biết kế thừa nét văn hóa độc đáo, giàu bản sắc của dân tộc.
Riêng đối với thơ ca, không chỉ là những câu từ có vần điệu, dễ thuộc, dễ nhớ,
mà còn chứa đựng rất nhiều cảm xúc. Trong việc học địa lí, ngoài việc hình
thành kiến thức, kĩ năng thì việc xây dựng cho HS thái độ tích cực trong cuộc
sống cũng là mục tiêu người GV cần đạt được. Đặc biệt đối với nội dung địa lí
về đất nước Việt Nam thì điều này càng có ý nghĩa quan trọng, giúp các em
thêm yêu và tự hào về quê hương, đất nước. Bởi vậy, có thể nói sử dụng thơ ca
trong việc giảng dạy địa lí là một việc làm hiệu quả.
Việc dạy học địa lí nói chung cần đảm bảo các nguyên tắc giáo dục, đây là
các luận điểm có tính chất chỉ đạo, những quy định, yêu cầu cơ bản mà người
GV cần phải tuân thủ để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học.
Qua thực tiễn giảng dạy, tôi thấy rằng việc sử dụng lồng ghép ca dao, tục ngữ,
thơ ca để hình thành khái niệm, kiến thức địa lí đều đảm bảo các nguyên tắc giáo dục,
nhất là các nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức đối với HS, nguyên tắc
11
11
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
bảo đảm tính tự lực và phát triển tư duy cho HS, yêu cầu dạy học tích hợp nhằm
xây dựng kiến thức tổng hợp, toàn diện cho HS.
12
12

Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Đặc điểm đội ngũ giáo viên Địa lí, học sinh khối 12 Trường THPT
Nguyễn Duy Thì
* Giáo viên:
100% GV địa lí đạt trình độ thạc sĩ. 100% GV đều yêu thích môn Địa lí
mình đã lựa chọn học tập và giảng dạy. Về nhận thức, 100% GV Địa lí đều hiểu
cùng với đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình và sách giáo khoa (SGK),
việc đổi mới phương pháp dạy học là nhân tố quan trọng nhất, quyết định đến
việc nâng cao chất lượng dạy và học Địa lí.
* Học sinh:
Khối 12 Trường THPT Nguyễn Duy Thì trong năm học 2013 – 2014 có bốn
lớp với tổng sĩ số học kì I là 123 HS. Kết quả học lực, hạnh kiểm của HS trong
năm học 2012 – 2013 (ngay trước thời gian nghiên cứu) như sau:
Về học lực: Nhìn chung, kết quả học tập của khối HS tiến hành nghiên cứu
năm học trước chưa cao. Chiếm đa số là HS có mức học trung bình (63,11%), số
HS có học lực yếu còn cao (chiếm tới 22,96%). HS có học lực khá chiếm tỉ lệ
13,93%, không có học sinh giỏi.
Bảng 1: Phân bố phần trăm học lực năm học 2012 – 2013 của HS được
nghiên cứu (%)
Xếp loại học lực Khá Trung
bình
Yếu Kém Tổng
số
Tỉ lệ % 13,93 63,11 22,96 0 100
Kết quả học tập còn thấp như trên cùng với yêu cầu đảm bảo chất lượng thi
tốt nghiệp THPT, thi cao đẳng, đại học đã đặt ra cho GV giảng dạy chương trình
lớp 12 năm học 2013 – 2014 nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Trên thực tế,
những HS không thích học môn nào thường là những HS không học tốt môn học đó.

Không thích, không hứng thú nhiều môn thì dẫn đến kết quả học tập cả quá trình
sẽ thấp. Chính vì vậy, một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng bộ
môn là phải tạo hứng thú học tập cho HS. Đây cũng là điều GV đảm nhiệm bộ
13
13
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
môn Địa lí chú trọng.
14
14
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Về hạnh kiểm:
Bảng 2: Phân bố phần trăm hạnh kiểm năm học 2012 – 2013 của HS
được nghiên cứu (%)
Xếp loại
hạnh
kiểm
Tốt Khá Trung bình Yếu Tổng số
Tỉ lệ % 26,23 43,44 26,23 4,10 100
Hạnh kiểm HS cũng ảnh hưởng đến hứng thú trong học tập. Các em có hạnh
kiểm tốt thường ngoan, chăm học, chịu học và từ đó có kết quả học tập cao, có
sự đam mê học tập. Ngược lại, những HS có hạnh kiểm chưa tốt thường có ý
thức học tập kém, học yếu và có tư tưởng chán học. Tỷ lệ HS có hạnh kiểm
trung bình còn cao (26,23%), đặc biệt còn có HS có hạnh kiểm yếu (4,1%) đòi
hỏi GV cần quan tâm hơn về tâm lí HS và đầu tư bài giảng để luôn tạo được sự
mới lạ, lôi cuốn, thu hút sự tham gia tích cực của HS.
2.2. Đặc điểm cơ sở vật chất ở Trường THPT Nguyễn Duy Thì
Cơ sở vật chất là điều kiện để tổ chức quá trình dạy và học. Được sự quan
tâm, đầu tư của Nhà trường, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở Trường THPT

Nguyễn Duy Thì được đầu tư khá đầy đủ. HS trong lớp đều có SGK. Phòng thiết
bị dạy học địa lí nhìn chung đủ các bản đồ, tranh ảnh, tư liệu cần thiết cho việc
dạy và học. Thư viện của Nhà trường được trang bị nhiều sách tham khảo đảm
bảo chất lượng.
II. SỬ DUNG CA DAO, TỤC NGỮ, THƠ CA TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 12 (PHẦN
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN) NHẰM TẠO HỨNG THÚC HỌC TẬP CHO HỌC SINH
1. Các trường hợp ứng dụng việc sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong
giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên)
1.1. Sử dụng để giới thiệu bài học
Để có được một giờ học hiệu quả, cách giới thiệu để vào bài học có vai trò
rất quan trọng. GV có thể ðọc một câu thõ, một câu ca dao, tục ngữ liên quan
ðến nội dung bài học ðể gợi mở những nội dung chính cần tìm hiểu trong bài.
15
15
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Qua đó, khiến không khí đầu giờ học trở nên nhẹ nhàng, HS thấy háo hức hơn
trong quá trình tiếp thu bài giảng.
Ví dụ: Khi giảng Bài 2: “Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ”, GV có thể
mở bài như sau:
Trong Chương 10 Trường ca “Đất nước hình tia chớp”, nhà thơ Trần Mạnh Hảo
đã viết:
“Có phải mẹ Âu Cơ đã đi vòng Trái Đất
Để làm chỗ khai sinh con Lạc cháu Hồng
Mẹ đã tìm ra dải đất hình tia chớp
Chọn vùng tâm bão để sinh con
Cái dải đất sông hóa rồng chín khúc
Hai đầu xòe những mũi đất, mũi lao
Núi mang dáng ngựa phi voi phục
Bảo ngủ rừng sâu đợi giặc vào

Cái dải đất giống như nàng tiên múa
Lại có hình ngọn lửa lúc cuồng phong
Lịch sử thành văn trên mình ngựa
Con trẻ mà mang áo giáp đồng”
Vâng! Mảnh đất hình tia chớp đầy kiêu hùng, luôn vững vàng vượt qua
mọi thử thách, mảnh đất nằm trong vùng tâm bão, luôn phải gồng mình chống
chọi với các thiên tai đó chính là Việt Nam, Tổ quốc của chúng ta. Nước ta đã đi
qua một lịch sử vẻ vang của những năm ròng đấu tranh cho tự do và sự toàn vẹn
lãnh thổ. Cho đến ngày nay, trong công cuộc xây dựng CNXH, ta cũng không
thoát khỏi sự dòm ngó, thèm thuồng của các thế lực thù địch bên ngoài. Vì vậy,
hiểu biết về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đất nước là điều hết sức cần thiết,
không những để tự hào, tin tưởng, hãnh diện về đất nước mình mà còn để biết rõ
hơn chúng ta đang xây dựng và chiến đấu để bảo vệ những giá trị nào cũng như
16
16
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
ông cha chúng ta đã từng xây dựng và chiến đấu. Đó là điều chúng ta sẽ cùng
tìm hiểu trong bài học hôm nay.
1.2. Sử dụng trong quá trình giảng bài
Trong quá trình giảng bài, để khắc ghi kiến thức và tạo hứng thú cho HS,
GV có thể áp dụng trong hai trường hợp sau:
+ Dùng câu ca dao, tục ngữ, thơ ca để gợi mở, gợi ý cho HS dễ dàng tìm
ra kiến thức
Ví dụ 1: Khi giảng bài 11 “Thiên nhiên phân hóa đa dạng”, để giúp HS
nhận thấy được sự trái ngược nhau giữa hai mùa mưa khô ở Đông Trường Sơn
và Tây Nguyên, GV có thể đọc lời thơ trong bài hát “Sợi nhớ sợi thương” của
tác giả Phan Huỳnh Điểu:
“Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây
Bên nắng đốt, bên mưa quây”

Từ đó HS sẽ tiếp nhận được kiến thức mà SGK đã cung cấp trong bài: Khi
Đông Trường Sơn đón nhận các luồng gió từ biển thổi vào tạo nên một mùa mưa
vào thu đông, thì ở vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt.
Còn khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại
chịu tác động của gió Tây nên thời tiết rất khô, nóng.
+ Dạy phần kiến thức xong, sau đó đọc câu ca dao, tục ngữ, thơ ca để
khắc sâu kiến thức
Ví dụ 2: Vẫn là câu thơ dùng trong ví dụ 1 nhưng sau khi đưa ra kiến thức
mà SGK cung cấp trong bài 11 “Thiên nhiên phân hóa đa dạng” , GV mới đọc
cho HS câu thơ để minh chứng cho kiến thức đã cung cấp cho HS.
1.3. Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca để xây dựng thành các bài tập cụ thể cho
học sinh
Bản thân câu ca dao, tục ngữ, thơ ca đã chứa đựng trong đó nội dung kiến
thức địa lí. Khai thác điều này, GV có thể xây dựng thành bài tập cụ thể, yêu cầu
HS sử dụng các kiến thức đã có để giải thích nội dung câu ca dao, tục ngữ, thơ
ca được đưa ra. Điều này không chỉ tạo nên sự mới lạ trong hình thức ra đề mà
còn khiến đề bài gần gũi với cuộc sống hơn, khiến HS thấy thích thú, háo hức
17
17
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
hơn khi làm bài. Hơn nữa, nội dung kiến thức trong các bài giảng Địa lí 12 khá
nhiều, thời gian trên lớp không đủ để GV có thể giải thích cặn kẽ các câu ca dao,
tục ngữ, thơ ca đưa ra. Việc xây dựng thành các bài tập và yêu cầu HS làm là
một giải pháp để khắc phục điều trên.
Các bài tập có thể được GV sử dụng để ra bài tập về nhà, kiểm tra bài cũ
hoặc kiểm tra định kì cho HS.
Có nhiều hình thức ra đề:
+ Đưa ra câu ca dao, tục ngữ, thơ ca và yêu cầu giải thích:
Ví dụ 1: Trong bài hát “Sợi nhớ sợi thương” của tác giả Phan Huỳnh Điểu

có câu:
“Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây
Bên nắng đốt, bên mưa quây”
Bằng kiến thức địa lí đã học, em hãy giải thích câu thơ trên.
+ Đưa ra câu ca dao, tục ngữ, thơ ca và yêu cầu HS suy luận những nội
dung liên quan dựa vào kiến thức địa lí đã có
Ví dụ 2:
“Hải Vân đèo lớn vượt qua,
Mưa xuân ai bỗng đổi ra nắng hè”
(Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu)
Bằng kiến thức địa lí đã học, em hãy cho biết khi viết câu thơ trên, tác giả đi
qua đèo Hải Vân theo chiều từ Bắc vào Nam hay từ Nam ra Bắc? Vào mùa nào
trong năm? Giải thích nhận định của mình.
+ Đưa ra câu ca dao, tục ngữ, thơ ca và yêu cầu HS nhận định câu ca dao,
tục ngữ, thơ ca đó nói đến hiện tượng địa lí nào.
Ví dụ 3: Ca dao Việt Nam có câu:
“Trường Sơn đông nắng, tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa hiểu mình”
Câu ca dao trên đề cập đến hiện tượng địa lí nào? Bằng kiến thức đã học, em
hãy giải thích hiện tượng địa lí đó.
1.4. Yêu cầu HS sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, thơ ca có liên quan
18
18
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Nhằm nâng cao kĩ năng học đi đôi với hành cho HS, GV có thể yêu cầu HS
sưu tầm thêm những câu ca dao, tục ngữ, thơ ca có liên quan, ý nghĩa gần tương
tự như các câu mà GV cung cấp.
HS chuẩn bị bài mới bằng cách sưu tầm những câu ca dao có liên quan đến
bài mới.

2. Vị trí những phần kiến thức có thể sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca để
giảng dạy trong hệ thống chương trình Địa lí lớp 12 (phần Địa lí tự nhiên)
Do đặc điểm nội dung kiến thức từng bài và để đảm bảo công tác giảng dạy
có sự đổi mới qua từng bài học nên không phải tất cả các bài học trong chương
trình Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) GV đều lồng ghép các câu ca dao, tục ngữ,
thơ ca. GV nên chọn những bài tiêu biểu, với những câu ca dao, tục ngữ, thơ ca
đặc trưng nhất. Bên cạnh đó, do tính thống nhất, liên đới giữa các bài học, nhiều
câu ca dao, tục ngữ, thơ ca có thể áp dụng trong nhiều bài.
Trong thực tế giảng dạy, tôi đã áp dụng việc lồng ghép trên tại các bài học sau:
* Bài 2: “Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ”
Có thể sử dụng các câu sau:
– Câu thơ của Bác Hồ:
“Nước ta xứ nóng, khí hậu tốt
Rừng vàng biển bạc, đất phì nhiêu”
Dùng câu thơ trên khi dạy về nội dung ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lí Việt
Nam: Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang
tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
– Các câu thơ của nhà thơ Trần Mạnh Hảo trong Trường ca “Đất nước hình
tia chớp”:
“Có phải mẹ Âu Cơ đã đi vòng Trái Đất
Để làm chỗ khai sinh con Lạc cháu Hồng
Mẹ đã tìm ra dải đất hình tia chớp
Chọn vùng tâm bão để sinh con
19
19
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh

Cái dải đất giống như nàng tiên múa
Lại có hình ngọn lửa lúc cuồng phong

Lịch sử thành văn trên mình ngựa
Con trẻ mà mang áo giáp đồng”
Có thể dùng các câu thơ trên khi giới thiệu” vào bài hoặc giảng về đặc điểm
vùng đất của nước ta.
– Câu thơ của Xuân Diệu trong bài “Mũi Cà Mau”:
“Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền ta đó, mũi Cà Mau”
Có thể dùng các câu thơ trên khi giảng về đặc điểm vị trí địa lí của nước ta:
Điểm cực Nam của nước ta thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
– Câu thơ của nhà thơ Nguyễn Trọng Phú trong bài “Tổ quốc tôi ba nghìn
cây số biển:”
“Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển
Chữ S bao đời hình một chiếc mỏ neo”
Có thể dùng câu thơ trên khi giảng về đặc điểm đường bờ biển của nước ta:
Đường bờ biển nước ta cong hình chữa S, dài 3260km.
– Các câu thơ của Tố Hữu trong bài “Vui thế hôm nay”:
“Hùng vĩ thay toàn thân đất nước
Tựa Trường Sơn, vươn tới Trường Sa
Từ Trà Cổ rừng dương đến Cà Mau rừng đước
Đỏ bình minh mặt sóng khơi xa”
Có thể dùng câu thơ trên khi giảng về đặc điểm vùng đất của nước ta: Phần
lớn biên giới nước ta nằm ở khu vực miền núi. Đường bờ biển nước ta chạy từ
Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Nước ta có hai quần đảo xa
bờ lớn: quần đào Trường Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng), quần đảo Hoàng Sa
(thuộc Khánh Hòa).
20
20
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
* Bài 8: “Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển”

Có thể sử dụng các câu sau:
– Câu thơ của nhà thơ Nguyễn Trọng Phú trong bài “Tổ quốc tôi ba nghìn
cây số biển”:
Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển
Móng Cái – Cà Mau hình chiếc lưỡi câu
Câu những túi vàng đen – mỏ dầu trong lòng đất
(Nhưng không để dầu loang – nước biển tái màu)
Có thể dùng câu thơ trên khi giảng về tài nguyên thiên nhiên vùng biển (tài
nguyên dầu khí)
– Câu thơ của Bác Hồ:
“Nước ta xứ nóng, khí hậu tốt
Rừng vàng biển bạc, đất phì nhiêu”
Có thể dùng câu thơ trên khi giảng về ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên
nhiên Việt Nam.
– Câu tục ngữ:
“Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang
Mây kéo lên ngàn thì mưa như trút”
Có thể dùng câu tục ngữ trên khi giảng về ảnh hưởng của Biển Đông đến khí
hậu nước ta: Biển Đông rộng, các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng
mưa và độ ẩm lớn.
* Bài 9 “Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa”
Có thể sử dụng các câu sau:
– Câu tục ngữ:
“Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang
Mây kéo lên ngàn thì mưa như trút”
21
21
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Có thể dùng câu tục ngữ trên khi giảng về đặc điểm khí hậu nước ta có

lượng mưa và độ ẩm lớn: các khối khí di chuyển qua biển đã mang lại cho nước
ta lượng mưa lớn, đặc biệt ở những sườn núi đón gió biển.
– Các câu tục ngữ:
“Cơn đàng Đông vừa trông vừa chạy”
“Cơn đàng Nam vừa làm vừa chơi”
“Cơn đàng Tây mưa rây gió giật”
“Mưa tháng bảy, gãy cành trám”
“Tháng bảy nước chảy qua bờ”
– Câu ca dao:
“Tháng năm, tháng sáu mưa dài
Bước sang tháng bảy tiết trời mưa ngâu”
Có thể dùng các câu tục ngữ và câu ca dao trên khi giảng về đặc điểm của
gió mùa mùa hạ ở nước ta.
– Câu tục ngữ:
“Cơn đàng Bắc đổ thóc ra phơi”
– Câu ca dao:
“Tháng mười mưa ít đi rồi
Nắng hanh, trời biếc cho tươi má hồng”
“Một chạp là tiết mùa đông
Mưa phùn đêm vắng trong lòng lạnh thay”
“Tháng giêng là tiết mưa xuân
Đẹp người thục nữ thanh tân má hồng”
“Tháng giêng bước sang tháng hai
22
22
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Mưa xuân lác đác hoa nhài nở ra
Tháng hai bước sang tháng ba
Mưa rào mát mẻ nở hoa đầy cành”

“Đói thì ăn ráy, ăn khoai
Chớ thấy lúa trổ tháng hai mà mừng”
Có thể dùng câu ca dao, tục ngữ trên khi giảng về đặc điểm của gió mùa mùa
đông ở nước ta: tạo nên một mùa đông lạnh ỏ miền Bắc (nửa đầu mùa đông,
thời tiết lạnh, khô; nửa sau mùa đông, thời tiết lạnh, ẩm, có mưa phùn ở vùng
ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ)
– Câu ca dao:
“Trời làm tháng sáu giá chân
Tháng chạp nằm trần bức đổ mồ hôi
Con chuột kéo cày lồi lồi
Con trâu bốc gạo vào ngồi trong cong”
Có thể dùng câu tục ngữ trên khi giảng về chế độ khí hậu ở miền Bắc nước ta:
có sự phân chia thành hai mùa (mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, ẩm
mưa nhiều).
– Câu tục ngữ:
“Ruồi vàng, bọ chó, gió Than Uyên”
Có thể dùng câu tục ngữ trên khi giảng về đặc điểm của gió Lào ở vùng Tây
Bắc nước ta.
– Câu tục ngữ:
“Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng nam”
Có thể dùng các câu tục ngữ trên khi giảng về đặc điểm của gió mùa ở nước ta.
– Câu thơ của thi sĩ Tản Đà:
“Hải Vân đèo lớn vượt qua
Mưa xuân ai bỗng đổi ra nắng hè”
23
23
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Có thể dùng câu thơ trên khi giảng về đặc điểm của gió mùa mùa đông ở
nước ta: Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt

lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã.
– Khổ thơ:
“Tôi nhớ miền Trung nắng gió Lào
Mặt đường hầm hập nóng gắt gao
Cây lá héo khô chừng muốn cháy
Gió mang hơi lửa rít ào ào”
– Câu thơ của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi:
“Gió Lào thổi rạc bờ tre
Chỉ qua giọng nói đã nghe nhọc nhằn”.
Có thể sử dụng các câu thơ trên khi giảng về đặc điểm khô nóng của gió
Lào ở vùng ven biển Trung Bộ.
* Bài 10 “Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)”
– Câu tục ngữ:
“Trời nồm tốt mạ, trời giá tốt rau”
Có thể sử dụng câu tục ngữ trên khi giảng về ảnh hưởng của thiên nhiên
nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta: nền nhiệt cao, khí hậu
phân mùa tạo điều kiện cho nước ta phát triển nền nông nghiệp lúa nước, đa
dạng hóa cây trồng, vật nuôi.
* Bài 11 “Thiên nhiên phân hóa đa dạng”
Có thể sử dụng các câu sau:
– Câu thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật trong Bài “Trường Sơn Đông,
Trường Sơn Tây”:
“Anh lên xe, trời đổ cơn mưa
Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ
Em xuống núi, nắng về rực rỡ
Cái nhành cây gạt nỗi riêng tư”
24
24
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh

– Lời thơ trong bài hát “Sợi nhớ sợi thương” của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu:
“Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây
Bên nắng đốt, bên mưa quây”
– Câu ca dao:
“Trường Sơn đông nắng, tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa hiểu mình”
Có thể dùng các câu thơ và câu ca dao trên khi giảng về sự trái ngược hai
mùa mưa khô giữa vùng Tây Nguyên và Đông Trường Sơn.
3. Ý nghĩa một số câu ca dao, tục ngữ, thơ ca được sử dụng trong bài giảng
Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên)
Các câu ca dao, tục ngữ, thơ ca được sử dụng trong bài giảng đều phải có nội
dung liên quan đến kiến thức bài học. Nếu như các câu thơ thường thể hiện trực tiếp
đặc điểm, tính chất của đối tượng, hiện tượng địa lí, thiên về việc biểu lộ cảm
xúc, xây dựng thái độ tích cực cho HS (mà cụ thể trong chương trình Địa lí 12 là
lòng yêu quê hương, đất nước) thì các câu ca dao, tục ngữ lại thường ngắn gọn,
và hàm ẩn trong nó nhiều kiến thức địa lí.
Trong khuôn khổ báo cáo, tôi xin chỉ để để cập đến việc giải nghĩa các câu
ca dao, tục ngữ và một số câu thơ hàm chứa nội dung địa lí mà tôi đã sử dụng
trong quá trình giảng dạy thực nghiệm.
3.1. Các câu ca dao, tục ngữ
“Cơn đàng Đông vừa trông vừa chạy”
Giải thích ý nghĩa
Vào mùa hè ở Bán cầu Bắc, nhiệt độ không khí ở trên lục địa cao, ở Bắc Bộ
(Việt Nam) hình thành khu áp thấp hút gió từ biển vào theo hướng đông nam
(cơn đàng Đông) gây nên những trận mưa lớn ở Bắc Bộ và Bắc trung Bộ.
“Cơn đàng Nam vừa làm vừa chơi”
Giải thích ý nghĩa
Do ảnh hường của địa hình: dãy Hoàng Liên Sơn (ở Bắc Bộ), dãy Trường
Sơn Bắc (ở Bắc Trung Bộ) nên khi có gió Tây Nam (cơn đàng Nam) chỉ gây
25

25

×