Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

SKKN- Sử dụng thí nghiệm hoá học để dạy học hoá học theo hướng dạy học tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.29 KB, 6 trang )

1 CHUYÊN ĐỀ HOÁ HỌC
CHUYÊN ĐỀ:
SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC ĐỂ
DẠY HỌC HOÁ HỌC THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC
_VẬN DỤNG DẠY LOẠI BÀI TÍNH CHẤT CỦA CÁC CHẤT
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Qua nghiên cứu các loại bài “ Tính chất của các chất cụ thể”. Hầu hết
phương pháp chung đều sử dụng thí nghiệm theo hướng nghiên cứu và đi từ: Dự
đoán tính chất hoá học  kiểm tra dự đoán  kết luận tính chất  vận dụng.
Để kiểm tra dự đoán và rút ra kết luận về tính chất hoá học của chất đòi hỏi
phải sử dụng thí nghiệm hoá học. Nếu không sử dụng thí nghiệm hoá học trong dạy
hoá học thì không thể đáp ứng theo yêu cầu đặc trưng bộ môn. Đồng thời không
đúng theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực.
Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn đánh giá tính
chân thực của kiến thức, hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo và nó là phương tiện
duy nhất giúp hình thành ở học sinh kỹ năng, kỹ xảo thực hành và tư duy kỹ thuật.
Thí nghiệm có thể thực hiện được trong tất cả các khâu của quá trình dạy
học. Chẳng hạn thí nghiệm biểu diễn của giáo viên sử dụng trong nghiên cứu tài
liệu mới, hoặc trong khâu hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo (ôn tập, tổng kết).
Thông qua thí nghiệm, học sinh nắm kiến thức một cách hứng thú, vững chắc, sâu
sắc.
Chính xuất phát từ những vấn đề trên mà chúng tôi chọn đề tài với phương
pháp: “SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC ĐỂ DẠY HỌC HOÁ HỌC
THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC
_VẬN DỤNG DẠY LOẠI BÀI TÍNH CHẤT CỦA CÁC CHẤT”
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Để đáp ứng được phương pháp “Sử dụng thí nghiệm hoá học để dạy học hoá
học theo hướng dạy học tích cực” thì phải nói đến vị trí, vai trò của thí nghiệm hoá
học trong dạy học hoá học. Vì phương pháp thí nghiệm hoá học là phương pháp
dạy học mang tính đặc thù của khoa học hoá học – khoa học thực nghiệm. Thí
nghiệm hoá học được sử dụng theo đúng mục đích sẽ là nguồn HS khai thác, tìm


tòi phát hiện kiến thức, giúp phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, phát huy
năng lực nhận thức và tư duy khoa học hoá học.
1/ Bản chất của phương pháp:
Thí nghiệm hoá học được sử dụng theo những cách khác nhau để giúp học
sinh thu thập và xử lý thông tin nhằm hình thành khái niệm, tính chất chung và tính
chất của các chất vô cơ, hữu cơ cụ thể.
Thí nghiệm hoá học có thể do giáo viên biểu diễn hoặc thí nghiệm do HS
thực hiện, giúp HS tìm hiểu tính chất hoá học của chất, hình thành khái niệm hoặc
thực hành vận dụng những tính chất hoá học đã học. Tuy nhiên trong thực tế có
2 CHUYÊN ĐỀ HOÁ HỌC
những cách sử dụng thí nghiệm hoá học khác nhau nhằm phát huy tính tích cực của
học sinh.
Thí dụ:
- Thí nghiệm nghiên cứu do nhóm HS thực hiện để phát hiện tính chất hoá học
mới. Ví dụ: Nghiên cứu tác dụng của bazờ và tác dụng muối trong bazơ.
- Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên theo hướng nghiên cứu giúp HS quan sát
nhận xét rút ra kết luận. Ví dụ: GV biểu diễn thí nghiệm đốt cháy sắt trong
bình khí Clo ở bài “tính chất hoá học của kim loại” để HS nghiên cứu tính
chất kim loại với phi kim.
- Thí nghiệm kiểm chứng nhằm kiểm tra những dự đoán, những suy đoán lý
thuyết. Ví dụ: Sau khi HS dự đoán phản ứng của Nhôm với dd kiềm NaOH.
HS làm thí nghiệm:Cho dây nhôm vào dd NaOH kiểm tra dự đoán nào đúng.
- Thí nghiệm đối chứng nhằm rút ra kết luận đầy đủ chính xác hơn về một quy
tắc, tính chất của chất. Ví dụ: Thí nghiệm khi nghiên cứu khả năng kim loại
sắt có thể đẩy Cu ra khỏi muối CuSO
4
, còn Cu không đẩy được Fe ra khỏi dd
muối FeSO
4
.

- Thí nghiệm nêu vấn đề (giúp HS phát hiện vấn đề). Ví dụ: Khi nghiên cứu
tính chất của H
2
SO
4
đặc. GV yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm: Cho dây Cu vào
H
2
SO
4
đặc, nóng thấy có phản ứng xảy ra. Vấn đề đặc ra là: Hiện tượng trên có
sai không? hoặc lý thuyết trước đây (Kim loại đứng sau H không tác dụng với
dung dịch axit) không đúng.
- Thí nghiệm giải quyết vấn đề. Ví dụ: Như phần trên, GV thực hiện thêm thí
nghiệm cho giấy quỳ tím ẩm lên miệng ống nghiệm Cu và H
2
SO
4
đặc, nóng và
yêu cầu HS nêu hiện tượng xác định khí này có phải là khí hiđrô không? Qua đó
vấn đề được giải quyết: Với H
2
SO
4
đặc, khí tạo thành không phải khí hiđrô mà
là khí SO
2
, làm giấy quỳ tím ẩm hoa đỏ. Do đó phản ứng này không trái với tính
chất của dd axit H
2

SO
4
loãng đã học mà là tính chất mới của H
2
SO
4
đặc, nóng:
Phản ứng với kim loại kể cả kim loại đứng sau H tạo thành muối và không giải
phóng hyđrô.
2/ Quy trình thực hiện:
Hoạt động của GV và hoạt động của HS cần chú ý:
3 CHUYÊN ĐỀ HOÁ HỌC
Hoạt động của giáo viên
- GV chọn thí nghiệm bảo đảm:
+ Đạt mục tiêu của bài học
+ Dễ thành công
+ An toàn
- GV hướng dẫn HS tiến hành thí
nghiệm
- GV hướng dẫn HS quan sát sau
thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải
thích và rút ra kết luận.

Hoạt động của học sinh
- Biết được mục đích của thí
nghiệm và cách tiến hành thí
nghiệm
- Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất
- Tiến hành thí nghiệm theo đúng
hướng dẫn của GV

- Rút ra kết luận
• Sử dụng thí nghiệm trong bài lý thuyết
Sử dụng thí nghiệm được coi là tích cực khi thí nghiệm là nguồn kiến thức
để HS khai thác, tìm kiếm kiến thức mới dưới nhiều hình thức khác nhau.
Tuỳ theo cách sử dụng mà thực hiện phương pháp này có những điểm khác
nhau.
Những thí nghiệm thực hiện theo hướng chứng minh cho lời giảng của GV là
ít tích cực hơn là những TN được sử dụng theo hướng nghiên cứu.
Mức 1(ít tích cực):
GV hoặc 1 HS thực hiện TN biểu diễn – HS quan sát hiện tượng nhưng chỉ
để chứng minh có phản ứng xảy ra hoặc một tính chất, một quy luật mà GV đã nêu.
ra.
Mức 2 (tích cực):
HS nghiên cứu TN do GV biểu diễn hoặc do 1 HS biểu diễn:
+ HS nắm được mục đích của thí nghiệm + Quan sát mô tả hiện tượng
+ Giải thích hiện tượng + Hs rút ra kết luận
Mức 3 (Rất tích cực):
Nhóm HS trực tiếp thực hiện, nghiên cứu thí nghiệm.
+ HS nắm mục đích thí nghiệm + HS làm TN + HS quan sát mô tả hiện tượng
+ Giải thích hiện tượng + Rút ra kết luận.
• Một số điểm cần chú ý:
Sử dụng TN theo hướng tích cực có thể được sử dụng trong các loại bài hoá
học. Tuy nhiên cần chú ý tới mục đích của thí nghiệm, điều kiện dụng cụ hoá chất
để chọn nội dung TN, cách tiến hành (do GV hay HS). Và chú ý cần hướng dẫn HS
khai thác TN một cách hiệu quả nhằm giúp HS nắm vững kiến thức và rèn luyện kỹ
năng.
Đối với GV: - cần chuẩn bị để TN thành công, an toàn theo mục đích của
mỗi loại bài.
4 CHUYÊN ĐỀ HOÁ HỌC
- Chú ý có phiếu học tập để hướng dẫn HS tiến hành và khai

thác hết hiện tượng thí nghiệm.
3/ Vận dụng: Sử dụng thí nghiệm hoá học theo hướng dạy học tích cực vào bài cụ
thể “Tính chất của sắt”:
3.1 Sử dụng thí nghiệm, GV biểu diễn theo hướng nghiên cứu:
Ví dụ: TN hình thành tính chất của sắt tác dụng với phi kim:
Sắt cháy trong khí Clo: GV biểu diễn TN, HS quan sát hiện tượng  giải
thích  viết PTHH  kết luận.
Vấn đề đặt ra: Sản phẩm là FeCl
3
hay FeCl
2
- Cho HS so sánh màu sắc sản
phẩm với lọ đựng FeCl
3
rắn để dự đoán chất tạo thành và điền kết quả vào bảng :
Thí nghiệm Hiện tượng Phương trình hoá học Kết luận
Sắt cháy
trong khí
Clo
Có khói màu vàng
nâu tạo thành
Fe
(r )
+ Cl
2( k)
FeCl
3(r )
Sắt tác dụng với Clo
tạo thành muối
sắt(III) Clorua

Gọi một HS lên bảng ghi lại PTHH và điền trạng thái và màu sắt chất tham
gia và sản phẩm. Cho 1HS kết luận tính chất này của sắt ( chú ý sắt có hoá trị III)
3.2 Sử dụng thí nghiệm kiểm chứng nhằm kiểm tra dự đoán tính chất:
Ví dụ: Sắt tác dụng với dung dịch axit.
GV đặt câu hỏi: Sắt có tác dụng với dd HCl và H
2
SO
4
loãng không? Tại sao?
GV cho HS tiến hành thí nghiệm và điền kết quả vào bảng :
Thí nghiệm Hiện tượng Phương trình hoá học Kết luận
Cho đinh
sắt vào ống
nghiệm
đựng dd
HCl và ống
2 đựng
H
2
SO
4
loãng
Có hiện tượng
sủi bọt(khí
không màu tạo
thành, và dung
dịch tạo thành
có màu lục
nhạc
Fe

(r)
+ 2HCl
(dd)
FeCl
2(dd)
+ H
2(k)

Fe
(r)
+H
2
SO
4(dd)
 FeSO
4(dd)
+ H
2(k)

Sắt tác dụng
với dd axit
tạo thành
muối sắt III
và giải phóng
khí hyđrô
Gọi 1 HS nêu kết quả thí nghiệm và cho HS so sánh màu của sản phẩm với
lọ dd FeCl
3
để dự đoán sản phẩm ( Chú ý hoá trị của sắt: Hoá trị II)
Gọi 1 HS viết PTHH minh hoạ, điền trạng thái, màu sắc chất tham gia và sản

phẩm và gọi 1 HS kết luận tính chất này của sắt.
3.3 Sử dụng thí nghiệm nêu vấn đề:
Ví dụ: Thí nghiệm sắt tác dụng với HNO
3
đặc, nguội và H
2
SO
4
đặc, nguội.
GV nêu vấn đề: Sắt tác dụng với HCl, H
2
SO
4
loãng nhưng liệu sắt có (tác dụng)
5 CHUYÊN ĐỀ HOÁ HỌC
phản ứng với HNO
3
đặc nguội và H
2
SO
4
đặc, nguội không? GV tiến hành thí
nghiệm  HS quan sát  nêu hiện tượng  giải thích  kết luận.
Vấn đề được giải quyết: Sắt không phản ứng với H
2
SO
4
đặc, nguội và HNO
3
đặc, nguội.

3.4 Sử dụng thí nghiệm nghiên cứu có so sánh đối chiếu(Thí nghiệm đối chứng) để
rút ra tính chất hoá học của chất:
Ví dụ: Nghiên cứu tính chất hoá học của sắt tác dụng với dung dịch muối.
GV: Sắt tác dụng được với dd muối nào sau đây: CuSO
4
, MgSO
4
HS dự đoán và sau đó kiểm tra bằng thực nghiệm thí nghiệm theo nhóm và
điền kết quả vào bảng sau:
Thí nghiệm Hiện tượng Phương trình hoá học Kết luận
(Sắt +
CuSO
4
)
Cho đinh
sắt vào ống
nghiệm (1)
đựng dd
muối
CuSO
4
-Có màu đỏ
bám quanh
đinh sắt
-Dung dịch
màu xanh nhạt
dần và xuất
hiện màu lục
nhạt
Fe

(r)
+CuSO
4(dd)
 FeSO
4(dd)
+ Cu
(r)
Trắng xám – Xanh Lục nhạt Đỏ
Sắt tác dụng
được với dd
muối của kim
loại kém hoạt
động hơn tạo
thành muối
sắt III và giải
phóng kim
loại trong
muối
Cho sắt vào
ống nghiệm
(2) chứa dd
muối
MgSO
4

Không có hiện
tượng gì
Sắt không có
tác dụng với
dd muối có

kim loại mạnh
hơn sắt
Sau đó GV cho đại diện nhóm trình bày kết quả. Viết PTHH. GV hỏi: Có
phải kim loại sắt đều tác dụng với các dung dịch muối không?
Vậy điều kiện để phản ứng giữa sắt với dd muối thực hiện được là gì? Từ đó
dẫn đến kết luận về tính chất của sắt tác dụng với dd muối. (Chú ý hoá trị của sắt)
III/ KẾT LUẬN VẤN ĐỀ:
Kết quả qua phương pháp trên, chúng tôi thấy việc dạy học hoá học theo
hướng tích cực đem lại hiệu quả khá cao, HS hứng thú say mê học tập. Bởi vì dạy
học hoá học không chỉ là quá trình dạy truyền thụ kiến thức, thông báo thông tin,
rót kiến thức vào HS mà chủ yếu là quá trình GV thiết kế, tổ chức, điều khiển các
hoạt động tích cực của HS để đạt các mục đích cụ thể của mỗi bài, chương cụ thể.
Nhìn chung, sử dụng thí nghiệm để dạy học tích cực cần chú ý: vai trò của
thí nghiệm trong dạy học hoá học, các loại thí nghiệm, sử dụng thí nghiệm thế nào
là tích cực và định hướng sử dụng thí nghiệm hoá học để dạy học tích cực.
6 CHUYÊN ĐỀ HOÁ HỌC
PHÒNG GD&ĐT NÚI THÀNH
TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG
CHUYÊN ĐỀ:
SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HOÁ HỌCĐỂ DẠY HỌC HOÁ HỌC
THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC
_ VẶN DỤNG DẠY LOẠI BÀI TÍNH CHẤT CỦA CÁC CHẤT
Người trình bày: TRẦN QUỐC TUẤN
Tổ khoa học tự nhiên 2
Trường THCS Kim Đồng
GV dạy minh hoạ: Đinh Thị Xuân Hiền
Tháng 11 năm 2008

×