Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kiến thức lớp 10 Ca dao Việt Nam –định ngữ hạnh trong đèn hạnh ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.77 KB, 7 trang )

Kiến thức lớp 10
Ca dao Việt Nam –phần12

Định ngữ “Hạnh” ở “Đèn hạnh”
trong ca dao
Có một số bài ca dao dùng hình ảnh "đèn hạnh", xin dẫn ra
dưới đây ít bài:

(1) Đêm khuya đèn hạnh thắp lên,
Vì chưng thương nhớ cho nên đi tìm.

(2) Cậy cùng đèn hạnh tim lê,
Mực mài nước mắt, thơ đề chéo khăn.

(3) Em nghe tin anh dóng dả ra về,
Tay em khêu cây đèn hạnh, tay em đề câu thơ.

(4) Hát lên ta nhởi ta chơi,
Mấy khi đèn hạnh soi nơi quyển vàng.

(5) Chàng ở bạc chớ thiếp không bạc,
Bởi con dao vàng sút ngạc, nên đèn hạnh lu li;
Chờ chàng ba bốn năm ni,
Trông không thấy bóng, thiếp phải đi lấy chồng.

Bài (1), (3) và (4) từ hát phường vải Nghệ Tĩnh; bài (5) thuộc ca
dao Bình Trị Thiên; còn bài (2) chép lại từ hai bộ sưu tập ca dao
trên phạm vi toàn quốc, không ghi xuất xứ địa phương.

Theo Nguyễn Đổng Chi và Ninh Viết Giao (Ca dao Nghệ Tĩnh, Sở
Văn hóa và Thông tin Nghệ Tĩnh, 1984, tr. 419), thì "đèn hạnh" là


"loại đèn lồng; tán bằng giấy trắng, ngày xưa thường dùng nơi
bàn học". Và như vậy, thì nói đèn hạnh" không khác khi nói về
"đèn bão", "đèn hiệu", "đèn pha", "đèn xếp", , vì chúng đều có ý
nghĩa biểu vật rõ ràng.

Nhưng cho dù có một loại "đèn hạnh" như đã miêu tả, thì nó vẫn
không thỏa đáng về nghĩa, khi xem xét các bài ca dao cụ thể.
Chẳng hạn, với bài (2), do sự tương ứng về nghĩa với "tim (bấc)
lê", mà "hạnh" trong "đèn hạnh" có nét nghĩa quả hạnh (quả
mận); và với bài (4), thì chuyện "thường dùng nơi bàn học" của
"đèn hạnh" bị phủ định. Như vậy, "đèn hạnh" có thể đã khoác một
ý nghĩa hàm chỉ, đối lập với ý nghĩa tiểu vật đã nêu. Một ý nghĩa
như vậy thường được tìm thấy không phải ở chủng loại sự vật ở
cấp độ cao, mà ở chủng loại sự vật ở cấp độ thấp, xét về mặt cấu
trúc; cụ thể ở đây, không phải "đèn" mà là "đèn hạnh", với định
ngữ "hạnh" trong các kết hợp tương tự.

Các kết hợp này có thể tìm thấy trong ca dao qua một số dạng
sau:
+ Gió đưa buồm hạnh rảnh rang,
Tiếng nhơ thiếp chịu, để chàng danh thơm.

+ Tới đây phân rẽ đôi đường,
Đó lui buồng hạnh, cố hương đây về.

+ Đèn chong phòng hạnh biếng xem,
Phải chi trời định anh với em vợ chồng.

+ Hai trái ổ qua đặt trên bàn hạnh,
Em nghiêng ve ngọc, anh chuốc chén rượu đào

Để người quân tử chí cao,
Đủ mùi tanh ngọt, thiếp mới trao ân tình.

+ Em có chồng rồi, bớt ngọn tóc mai,
Bớt cái khăn chéo hạnh, kẻo trai tơ lầm.
- Trai lầm, trai phải mang gông,
Cái khăn chéo hạnh của chồng em cho.

+ Nhắn nhe vườn hạnh
Ngồi đợi chim xanh
Khéo đưa tình
Đưa lại cho ta (Mảnh trăng thề, Ca Huế)

Không có sự phân biệt về loại giữa buồm hạnh, buồng hạnh,
phòng hạnh, bàn hạnh, khăn chéo hạnh và vườn hạnh với các
loại buồm, buồng, phòng, bàn, khăn chéo và vườn; nhưng có thể
xác định chúng là vật thuộc quyền sở hữu của phụ nữ, và thuộc
vào các ngữ cảnh nói về sự hi sinh, khôn khéo hay chung thủy,
đợi chờ. Qua đó, có thể nhận ra ý nghĩa chung của định ngữ
"hạnh", là "nết tốt của người phụ nữ".

Trở lại với "đèn hạnh" ở nét nghĩa vừa nêu của "hạnh", chúng ta
có được một hình ảnh vừa cụ thể (đèn thắp sáng) vừa biểu trưng
(tiết hạnh, phẩm chất của người phụ nữ). Do tính chất phát sáng
và hình dáng trắng tròn của cây đèn hạnh trong thực tiễn, mà nó
gợi nên sự liên tưởng về thân phận của người phụ nữ ở mặt
phẩm tiết.(1) Quá trình tạo nghĩa ẩn dụ (mang tính biểu trưng)
này, đồng thời cũng là quá trình biến đổi nghĩa của định ngữ
"hạnh", từ địa hạt hình vóc (rất có thể là quả hạnh) đến lĩnh vực
tinh thần (là phẩm hạnh). Nét nghĩa này của "đèn hạnh" tỏ ra thỏa

đáng với năm bài ca dao đã dẫn, cả trường hợp của truyện thơ
dân gian Mã Phụng Xuân Hương, ở lời thư của bà Phó gửi cho
chồng: "Biết bao giờ có sớ triệu hồi; kẻo thiếp chịu mồ côi đèn
hạnh?".

Một vấn đề nữa, thiết nghĩ, cũng nên đặt ra ở đây, là những bài
ca dao có dùng hình ảnh "đèn hạnh", hầu hết thuộc Nghệ Tĩnh -
Bình Trị Thiên; còn số những bài ca dao dùng "buồm hạnh",
"buồng hạnh", "phòng hạnh" vừa dẫn, lại có xuất xứ từ Bình Trị
Thiên đến Nam Bộ. Điều này cho phép nhận xét: 1. Sự nhân rộng
định ngữ "hạnh" trong các kiểu kết hợp cho thấy sự nhạy cảm về
vấn đề, ở các địa bàn là chủ nhân của chúng; và 2. Sự hình
thành một ẩn dụ mang tính biểu trưng (biểu tượng), đòi hỏi hình
ảnh làm nền (cái biểu đạt) phải có những thuộc tính bền vững và
tạo được các liên tưởng tương ứng, điều này ca dao có lúc phải
tốn cả thế kỉ mới tạo dựng xong, mà "đèn hạnh", xét về mặt chất
lượng, không gian và thời gian sáng tác, lưu truyền và diễn
xướng, tỏ ra đáp ứng được.

Nếu xem "hạnh" là chất lửa thì sự phát sáng của nó chỉ "bền bỉ"
hơn, "kín đáo" hơn, "được quý trọng" hơn và cả "trí tuệ" hơn, khi
nó đến được với "đèn" và trở thành "đèn hạnh". Tập hợp những
cái "hơn" này là nội hàm của "đèn hạnh". Đó chính là cái phẩm
tiết của người phụ nữ đã nói.

×