Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Cái ngông của Nguyễn Công Trứ nhìn từ thời nay doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.36 KB, 8 trang )

Cái ngông của Nguyễn Công Trứ
nhìn từ thời nay


Nói đến Nguyễn Công Trứ là nói đến hai tư cách: một vị khai
quốc công thần và một nhà thơ. Với tư cách một nhà thơ, ông có
công lớn trong việc đưa lại tiếng nói cho thể ca trù, làm cho nó
vốn từ thể loại văn học bình dân sang thể loại văn chương bác
học, góp phần đem lại thêm cho văn học chữ Nôm một tiếng nói
tự khẳng định - đây là đặc điểm của tính tự tôn dân tộc xét trong
cả quá trình của văn học chữ Nôm. Điều đặc biệt ở Nguyễn Công
Trứ là dù xét ông ở tư cách nào, người ta cũng bắt gặp một điểm
chung nhất khái quát, đó là thái độ ngông ngạo với cuộc đời.

“Ngông” theo cách hiểu thông thường là “tỏ ra bất cần đến sự
khen chê của người đời”(1), có người nói, đó là thái độ khinh đời,
ngạo đời dựa trên sự tài hoa uyên bác hơn đời của mình. Người
Trung Hoa hiểu ngông là cuồng, là loạn. Xét đến cùng, “ngông” là
sự khẳng định một cá tính đặc biệt. Đối với trường hợp Nguyễn
Công Trứ, theo chúng tôi, cái “ngông” ấy không nên hiểu đơn
thuần chỉ là cái “ngông” của những nhà nho tài tử, của đám văn
nhân, mà phải hiểu theo góc độ khác, từ nhân sinh quan.

Trước hết, khi thể hiện mình là “ngông” nghĩa là khi con người
sống thật với mình nhất, thể hiện cá tính riêng biệt không trộn lẫn
với người khác, dù người khác ấy có sự chi phối mạnh mẽ đến
bản thân mình. Xã hội phong kiến là xã hội không cho cá tính
phát triển (người có tài trong xã hội phong kiến là người chỉ được
múa một tay – ý của Phan Ngọc), con người phải tuân theo các
phép tắc của cộng đồng, phải hoà mình vào số đông của tập thể.
Đó là một chế độ đặc biệt gia trưởng. Sự phát triển của cá tính


trong xã hội phong kiến là một mầm hoạ. Vì lẽ đó, mọi quy pháp,
các phép tắc ứng xử trong thời phong kiến, suy cho cùng, là để
bóp chết cá tính của con người. Trong xã hội ngột ngạt như thế
mà có những tính cách trỗi dậy thì rõ ràng không thể xem đó là
sự ương ngạnh. Hiểu được như thế để thấy rằng cái “ngông” của
Nguyễn Công Trứ thực chất là sự phản ứng xã hội đương thời ở
góc độ nhân sinh quan và, sự phản ứng đó là hết sức táo bạo,
thể hiện bản lĩnh của một nhân cách sống.

Cái “ngông” của Nguyễn Công Trứ nhiều lúc được đẩy lên đỉnh
điểm như là sự nổi loạn, chẳng hạn việc ông đi hát ả đào, ông
đeo vào mông con bò một cái mo cau, bảo là che miệng thế (vì
xưa nay miệng thế lắm lời thị phi). Bất chấp những hành động ấy
có thể dẫn đến hậu quả gì, người khác phản ứng ra sao, miễn
sao ông được sống đúng với con người mình là được. Có thể nói
rằng, khi đó ông không hoàn toàn sống với cái lí trí tỉnh táo để
chọn lựa, phân biệt mà là ông hành động theo cái gì đó thôi thúc
từ bên trong như là vô thức, như là tiếng gọi của bản ngã.
Nhưng, khi đó là khi con người (không chỉ riêng Nguyễn Công
Trứ) sống thật với mình nhất. Tuy nhiên, cái “ngông” của Nguyễn
Công Trứ khắt khe mà nói, là cái “ngông” chưa thoát khỏi sự ý
thức, sự điều chỉnh của ý thức, nhiều lúc những hành động của
ông chỉ mới dừng lại ở cái muốn, muốn ngạo với đời, nghĩa là có
“sự thoả thuận” giữa ý thức và cá tính. Nói tóm lại, cái “ngông”
của Nguyễn Công Trứ vẫn chưa thoát khỏi sự khắc kỷ của một
nho gia (cùng với sự phải biết thân phận cá nhân trong xã hội). ý
thức khắc kỷ của nho gia và ý thức khẳng định cá tính mình, làm
cho mình là mình hơn (làm rõ bản sắc của mình) rõ ràng không
phải là một. Chính điều này mà cái “ngông” của Nguyễn Công
Trứ chưa trở thành sự đả phá mạnh mẽ, tức trở thành một thế

lực, một sức mạnh. Nhưng dẫu sao chừng đó cũng đủ để nói lên
rằng, con người có cá tính, có ý thức khẳng định mình thì không
bao giờ có một thế lực nào trói buộc họ được.

Trong xã hội bấy giờ, Nguyễn Công Trứ, để khẳng định mình,
không còn con đường nào khác ngoài con đường văn chương
(hiểu theo nghĩa bây giờ). Trước hết ông tìm đến thể ca trù, một
thể loại phù hợp với sự phóng túng, tự do. ông còn phát biểu
trong sáng tác của mình như những tuyên ngôn xử thế: Khôn
khéo dễ hầu bưng khắp miệng/ Khen chê âu cũng gác ngoài tai.
Có thể thấy rõ nhất tất cả những nỗi niềm ấy trong bài Bài ca ngất
ngưởng. Đó có thể xem là một bản khai. Có lẽ cũng không cần
phải tốn giấy mực cho việc chỉ ra và phân tích ở đây, vì lẽ hẳn ai
ai mà chẳng biết đến tác phẩm này không hình thức này cũng
hình thức khác.

Ở Nguyễn Công Trứ, cái khinh bạc của ông đôi khi cũng chùng
xuống thành bi quan (nói chính xác là ẩn đằng sau cái khinh bạc):
Đù mẹ nhân tình đã biết rồi/ Nhạt như nước ốc bạc như vôi. Tuy
nhiên ông rất ngạo nghễ: Mai sau xin chớ làm người/ Làm cây
thông đứng giữa trời mà reo.

Trên cơ sở những gì chỉ ra trên, chúng tôi cho rằng việc Nguyễn
Công Trứ xin được dẫn quân đi chống giặc khi chốn quan trường
đã khép lại với ông (ông đã già) là có hai nguyên nhân chính: thứ
nhất, ông là một nhà nho, quan điểm của nhà nho, của bậc tôi
trung là trị nước giúp đời; thứ hai, việc xung phong như thế cũng
là để khẳng định mình, đó có thể xem là sự dấn thân, nhập cuộc
“nhập cuộc, theo nghĩa chủ động là chỉ một hành vi mà nhờ đó
người ta nhập vào một thân phận và ta ở tại đó (…).


Để cái thân tôi thuộc quyền sử dụng ví như quân đội, của người
khác”(2)(sự dấn thân theo nghĩa hiện sinh, còn có một biểu hiện
khác, một quan niệm khác nữa, là chỉ cái thôi thúc bên trong, sự
lôi cuốn chủ thể và do đó chủ thể trở thành bị sai khiến). Trong
bài của Vũ Ngọc Khánh có đoạn đã viết: “nói chuyện xuất thế,
ông (Nguyễn Công Trứ) nghĩ ngay đến Khương Tử Nha, Nghiêm
Lăng là trong thâm tâm ông vẫn rắp ranh đóng góp với đời”(3).
Đó là thái độ nhập cuộc, can đảm sống, dưới một hình thức nào
đó cũng là một kiểu để khẳng định : Ai mà chịu rét thì trèo với
thông.

Tôi cho rằng, Nguyễn Công Trứ có sự hoà trộn của nhiều trái
ngược (Lưu Trọng Lư dùng chữ “điều hoà”). ở đó nhiều lúc là sự
ổn định, nhiều lúc là sự bất định. Đó không hẳn là sự vào đời
trang nghiêm của Trọng Ni với sự ra đời hiền vui của Trang Tử.
Sự bất định trong con người Nguyễn Công Trứ như một dấu hiệu
của con người hiện đại, con người báo trước sự tái xuất của
mình trong tương lai. (Trên thực tế thì chẳng bao lâu sau vào thời
Nguyễn Công Trứ sống, văn minh kỹ thuật phương Tây đã ồ ạt
tràn vào nước ta - đó là những tín hiệu ban đầu). Cái bi kịch suốt
đời của Nguyễn Công Trứ suy cho cùng là do những tồn tại
không thống nhất với nhau trong ông(4). Trong bản thân ông có
nhiều điều bức bách cần giải thoát, nhưng, xã hội không chấp
nhận như vậy, và bản thân ông cũng nhận ra điều phi lí đó, cho
nên, có những lúc Nguyễn Công Trứ tìm đến sự thoả hiệp, sự
tuân thủ (tuân theo quy tắc của cộng đồng). Những bất định,
những trái ngược trong con người Nguyễn Công Trứ, theo chúng
tôi, đó là dấu hiệu của hiện sinh. Bởi hiện sinh cho rằng “sự tồn
tại của con người là dữ liệu duy nhất có thể cảm nhận ngay tức

thì, chứ không phải bản chất”(5), nghĩa là chú trọng cái đang tồn
tại đây, rõ nhất là trong những bối cảnh rối ren, con người thấy
nhàm chán trước cuộc dâu bể, chỉ muốn tìm vào cái bản ngã của
mình và hiện sinh theo đúng nghĩa đích thực, trên thực tế, không
phải đợi đến chủ nghĩa hiện sinh ra đời (với tư cách một trào lưu
tư tưởng) mới có. Nghĩa là nó phải được manh nha từ trước: tư
tưởng hiện sinh có trước chủ nghĩa hiện sinh. Phật khi quan niệm
hãy sống hết mình với mỗi sát na của thực tại là khi Phật đã hiện
sinh rồi. Trịnh Công Sơn – nhạc sĩ tài hoa của chúng ta - khi nói
về sáng tác của mình, về Phật giáo (ông vốn là một “Phật tử” - lời
thú nhận) cũng cho rằng, phật giáo là tôn giáo mang nhiều tính
hiện sinh nhất(6)./.

×