Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bí quyết thu hút và giữ chân người tài doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.89 KB, 7 trang )

Bí quyết thu hút và giữ
chân người tài
Đã qua rồi cái thời “Kẻ hiền cống hiến cho quốc gia”. Giờ đây,
nếu lãnh đạo không biết cách thu hút, sử dụng và giữ chân những
nhân viên tài năng, rất có thể họ sẽ “bay” sang các công ty tiềm
năng khác, vấn đề chỉ là sớm hay muộn mà thôi.

Do đó, nhà quản lý, chủ doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau
để thu hút và sử dụng nhân viên giỏi một cách hiệu quả:


1. Lãnh đạo phải giỏi

Để lãnh đạo được các nhân viên giỏi đòi hỏi nhà quản trị cũng
phải có một số phẩm chất đặc biệt, cả về kỹ năng, chuyên môn
và phẩm chất đạo đức…



- Lãnh đạo một doanh nghiệp phải có trình độ chuyên môn về lĩnh
vực mình phụ trách, vì không thể chỉ đạo vấn đề mà mình không
nắm vững, những chỉ đạo chung chung rất dễ gây mất lòng tin
với cấp dưới.


- Lãnh đạo công ty phải có cái tâm – đó là tấm lòng với doanh
nghiệp và với người lao động. Tâm phải sáng, rõ ràng, chí công
vô tư, không yêu ghét tùy tiện, biết yêu thương và chia sẻ với cấp
dưới, giúp cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ và hướng về công ty.



2. Tin tưởng giao việc cho nhân viên

Một trong những nguyên tắc quan trọng trong quản trị là phải biết
tin tưởng người khi đã giao việc và phải giao đúng người đúng
việc. Một khi đã giao việc thì phải tin, còn nếu không tin hoặc còn
phân vân thì không nên giao việc cho người đó.


Nhà quản trị không nên ôm đồm mọi việc chỉ vì thiếu tin tưởng
vào khả năng hoàn thành công việc của nhân viên. Thay vì làm
tất cả mọi việc, hãy chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, vạch ra
hướng đi, đích đến để nhân viên hiểu và đảm nhận công việc.
Nhà quản trị chỉ nghiệm thu thành quả cuối cùng của nhân viên
mà thôi. Làm được như thế chứng tỏ nhà quản trị có niềm tin ở
khả năng của nhân viên và người tài mới có cơ hội thực sự để
thể hiện năng lực của mình, qua đó cũng sẽ yêu mến và gắn bó
với doanh nghiệp hơn.


3. Có chiến lược phát triển kinh doanh

Người xưa nói: “Chim khôn chọn cành cây mà đậu”. Người giỏi
cũng vậy, họ sẽ chọn những ông chủ giỏi, những công ty có triết
lý kinh doanh rõ ràng, ngoài mục tiêu lợi nhuận, thì việc chia sẻ
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng là động lực để thu hút
và giữ chân người giỏi.


Trong xu thế cạnh tranh biến động mạnh mẽ trên thị trường ngày
nay, một công ty hoạt động mà không có chiến lược thì khác gì

một người đi trên đường mà không xác định mình đi đâu, cứ mặc
cho đám đông (thị trường và đối thủ) xô đẩy theo hướng nào
cũng được. Không chiến lược, thế mạnh của công ty cũng chẳng
để làm gì, đóng góp của nhân viên cũng luẩn quẩn vòng quanh.
Thử hỏi, doanh nghiệp đó có tồn tại được lâu? Và liệu có nhân
viên tài năng nào muốn lãng phí kinh nghiệm cũng như kĩ năng
làm việc chuyên nghiệp của mình ở một công ty không thấy
tương lai như vậy, cho dù có thể họ được trả lương rất cao?


4. Chế độ lương bổng và phúc lợi thích hợp

Chế độ phúc lợi, lương thưởng cũng như cơ chế lao động phải
phù hợp với các đối tượng trong công ty. Nếu áp dụng sai đối
tượng, công ty có thể phải tốn nhiều chi phí cho những người
chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, hơn thế, lại không giữ
được nhân viên giỏi vì họ cảm thấy các chế độ đó chưa phù hợp
với công sức họ bỏ ra. Xây dựng một hệ thống lương và phúc lợi
công bằng, đồng nhất và rõ ràng là điều rất quan trọng trong quản
trị nhân sự của mỗi doanh nghiệp.


Ngoài ra, các chủ doanh nghiệp nên để ngỏ các cơ hội thăng tiến
trong công việc để làm động lực khuyến khích sự cố gắng hết
mình cũng như sự gắn bó của nhân viên, đặc biệt là những nhân
viên có tiềm năng. Nếu chọn một người giỏi, năng động vào một
công việc ổn định, không có nhiều thử thách và không có cơ hội
phát triển cũng như thăng tiến, chắc chắn sớm muộn gì họ cũng
cảm thấy chán nản và rời đi.



5. Môi trường làm việc chuyên nghiệp và không áp lực.

Đã là chủ doanh nghiệp thì không ai không biết thời gian một
nhân viên đi làm tại công ty hay xí nghiệp còn nhiều hơn thời gian
ở nhà của họ. Thế nên việc tạo môi trường làm việc tốt cho các
nhân viên là điều hết sức cần thiết. Để xây dựng một môi trường
làm việc tốt, chuyên nghiệp, các chủ doanh nghiệp cần quan tâm
đến yếu tố giao tiếp nội bộ.



Giao tiếp nội bộ ở đây được coi là những quan hệ trong công việc
và ngoài công việc tại công ty, không lẫn lộn với nhau. Giao tiếp
nội bộ tốt không những giúp doanh nghiệp hạn chế những xung
đột có thể xảy ra mà còn làm tăng tinh thần hợp tác giữa các
đồng nghiệp. Trong trường hợp giao tiếp nội bộ kém, nhân viên
sẽ cảm thấy xa cách, ganh ghét, đua chen và cạnh tranh nhau,
do đó sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp với các nhân
viên khác, gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất làm việc.

×