Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Cả công ty hãy cùng tiếp thị potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.85 KB, 16 trang )

Cả công ty hãy cùng tiếp
thị


Có một chân lý rằng: Không chủ doanh nghiệp nào có
đủ thời gian trong ngày để làm hiệu quả tất cả những
việc cần làm liên quan tới hoạt động kinh doanh. Trên
vai nhà quản lý là gánh nặng của rất nhiều công việc
khác nhau, từ kế toán, hoạt động, công nghệ, IT, nhân
sự, bán hàng và đương nhiên là cả tiếp thị nữa. Và
trong số đó, tiếp thị là nơi mà việc xây dựng một tập
thể, sử dụng các nguồn lực nội bộ lẫn bên ngoài và uỷ
thác hiệu quả sẽ luôn được đền đáp xứng đáng.
Thậm chí cả khi không có một nhân viên tiếp thị chuyên
môn, các doanh nghiệp có thể dùng tới tất cả các nhân viên
khác để làm tiếp thị. Trên thực tế, hầu hết các nhân viên
trong doanh nghiệp đều có thể làm được điều gì đó hữu ích.
Nhưng trước khi lôi kéo toàn thể công ty vào những nỗ lực
tiếp thị, mỗi doanh nghiệp cần xác định được chính xác
những gì sẽ làm trong nội bộ và những gì giao phó cho các
chuyên gia bên ngoài.
Khi quyết định những gì được làm trong nội bộ và những gì
nên nhờ cậy một chuyên gia tiếp thị hay một dịch vụ tư vấn
bên ngoài, 3 yếu tố quan trọng nhất đó là khối lượng công
việc, kinh nghiệm và chuyên môn. Các nhân viên trong mỗi
doanh nghiệp thường có xu hướng chuyên môn hóa, vì vậy
các doanh nghiệp trước tiên phải xác định rõ khối lượng
công việc của các nhân viên để xem liệu họ có thể giải
quyết tốt các nhiệm vụ giao thêm hay không. Chắc hẳn các
nhà quản lý doanh nghiệp không muốn thấy một nhân viên
kế toán tham gia vào chiến dịch direct-mail để rồi bỏ sót


nhiều hoá đơn thông thường.
Thứ hai, doanh nghiệp cần nhìn vào kinh nghiệm trong quá
khứ của các nhân viên hiện tại. Với một nhân viên đã từng
đảm trách giải quyết các mối quan hệ giao tế công cộng hay
có kinh nghiệm làm báo, doanh nghiệp có thể muốn nhân
viên này bắt đầu công việc xây dựng các mối quan hệ với
báo chí. Sau đó, khi xác định được rõ hơn các thị trường
mục tiêu và các giải pháp cụ thể, lúc này doanh nghiêp mới
cần tuyển dụng một chuyên gia nhiều kinh nghiệm hơn để
thực thi các nỗ lực toàn diện.
Nếu kế hoạch tiếp thị của doanh nghiệp là thích hợp và tập
trung vào việc uỷ thác chỉ một vài nhiệm vụ tiếp thị mỗi
ngày, đa phần các nỗ lực tiếp thị có thể được thực hiện
trong nội bộ. Việc xác định rõ điều này là rất quan trọng.
Xuất phát từ việc tiếp thị được cấu thành từ nhiều thành
phần khác nhau, việc mọi người cùng nhau làm việc, trải
rộng các nhiệm vụ tiếp thị xuyên suốt công ty được xem
như một cách thức thông minh để đạt được các mục tiêu
tiếp thị nhanh chóng nhất.
Một khi doanh nghiệp đã quyết tâm sử dụng các nguồn lực
nội bộ cho tiếp thị, điều tiếp theo cần quan tâm là các vài
cách thức khác nhau để lôi kéo cả công ty làm tiếp thị:
Nhân viên lễ tân
Thông thường, tiếp xúc đầu tiên của khách hàng với doanh
nghiệp là qua nhân viên lễ tân, vì vậy doanh nghiệp nên tập
trung sự chú ý vào cách thức các khách hàng được chào
đón.
Trong doanh nghiệp đã có các hướng dẫn về việc trả lời
điện thoại và chúng có định hướng tiếp thị? Một điều chắc
chắn rằng các công ty thành công hướng tới nhiều điều hơn

ngoài đơn thuần lời chào khách hàng và ghi nhận tên công
ty trước khi chuyển điện thoại. Có một vài cách mà nhân
viên lễ tân có thể giúp đánh bóng hơn hình ảnh doanh
nghiệp:
 Xây dựng những trả lời điện thoại mới, không mang
tính chuẩn mực, góp phần giới thiệu các sản phẩm của
tháng.
 Đưa ra những thông tin sản phẩm, các catalog hay
thông tin đặt hàng tới tất cả khách hàng.
 Sử dụng thời gian rảnh rỗi để tự tay viết các tấm thiệp
cảm ơn của doanh nghiệp gửi tới các khách hàng quan
trọng.
Nhân viên kế toán
Nhiều doanh nghiệp có thể không nhìn vào phòng kế toán
như một thành viên của tập thể tiếp thị, nhưng các hoá đơn
khách hàng được thiết kế cá nhân hoá có thể tạo ra những
ấn tượng lớn về hình ảnh kinh doanh. Có một vài cách để
các nhân viên kế toán tham gia vào tiếp thị:
 Đưa các dữ liệu tiếp thị vào hoá đơn bán hàng.
 Tự tay viết các chú ý lên những bản thống kê hoá đơn.
 Cung cấp một đường dây nóng kế toán tới khách hàng.
 Tham gia trong các tour khách hàng và trong các liên
minh bán hàng.
Nhân viên chuyên môn
Một vài doanh nghiệp thấy trước và loại trừ bất cứ sai lệch
nào có thể phát sinh qua việc truyền tải thông tin giữa các
nhân viên với nhau, chẳng hạn từ nhân viên bán hàng tới
các nhân viên dịch vụ khách hàng, bằng cách để các nhân
viên chuyên trách nói chuyện trực tiếp với khách hàng.
Ví dụ một hãng in ấn đã để các nhà thiết kế đồ hoạ nói

chuyện trực tiếp với khách hàng về các hình ảnh và hoạ tiết
trang trí. Những nhân viên thiết kế này thường thấy tự hào
là một phần của quy trình tiếp thị, đặc biệt khi họ thực sự
có khả năng trong việc cải thiện trải nghiệm khách hàng.
Nhân viên sản xuất và giao nhận
Đừng đánh giá thấp vai trò của các nhân viên trực tiếp sản
xuất hay giao nhận sản phẩm, dịch vụ – họ biết rõ mọi thứ
và có thể giúp đỡ doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp khách
hàng. Có một vài cách để các nhân viên này gây ấn tượng
cho hình ảnh kinh doanh:
 Đính kèm một nhắc nhở việc đặt hàng tiếp trong bao
bì sản phẩm.
 Đưa các nhân viên này tham gia vào các buổi họp bàn
về đóng gói hay đề xuất ý tưởng.
 Giới thiệu bộ phận sản xuất và giao nhận trong các
tour khách hàng.
 Nêu bật hồ sơ và năng lực các nhân viên này trong các
thư newsletter của doanh nghiệp.
 Đưa một thông báo trong tất cả bao bì đóng gói, diễn
giải rằng ““Sản xuất và Đóng gói với niềm Tự hào”, kèm
theo chữ ký của nhân viên.
Cho tất cả các nhân viên
 Để các nhân viên nghiên cứu về cạnh tranh hay nghiên
cứu và tập hợp cơ sở dữ liệu khách hàng. Điều này đặc biệt
hiệu quả với những nhân viên thường xuyên làm việc trên
máy tính và thích lướt web.
 Sử dụng các nhân viên có kỹ năng đồ hoạ máy tính tốt
mà thường không sử dụng được vào công việc hàng ngày
khi doanh nghiệp cần một logo hay những hình ảnh sáng
tạo giúp phát triển quảng cáo và tiếp thị. Các nhà quản lý

doanh nghiệp có thể ngạc nhiên về mức độ nhiệt tình của
các nhân viên này đối với nhiệm vụ được giao.
 Đưa ra các bản thông cáo báo chí về hoạt động của các
nhân viên trong doanh nghiệp, chẳng hạn như các hoạt
động tình nguyện, từ thiện cộng đồng.
 Đề nghị các nhân viên tham gia vào các buổi họp bàn
tập thể về việc hoạch định các bước tiếp thị sáng tạo, hoạch
định các giao tiếp khách hàng cũng như hoạch định sự
kiện,…. Doanh nghiệp sẽ không cần tới những chuyên gia
tiếp thị để có được ý tưởng tuyệt vời.
 Để các nhân gửi cái gì đó tới khách hàng trong thời
gian rảnh rỗi. Đó có thể là việc giao một sản phẩm thực,
gửi một tấm thiệp cảm hơn hay một món quà cụ thể.
Không có giới hạn nào cho những nỗ lực tiếp thị có sự
tham gia của tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp. Điều
quan trọng là cần để các nhân viên thấy trước được mình sẽ
tham gia ra sao và ở mức độ nào. Qua đấy, chiến dịch tiếp
thị của doanh nghiệp sẽ tiến một bước dài, đồng thời cải
thiện được hình ảnh kinh doanh trong con mắt khách hàng.


Có một chân lý rằng: Không chủ doanh nghiệp nào có
đủ thời gian trong ngày để làm hiệu quả tất cả những
việc cần làm liên quan tới hoạt động kinh doanh. Trên
vai nhà quản lý là gánh nặng của rất nhiều công việc
khác nhau, từ kế toán, hoạt động, công nghệ, IT, nhân
sự, bán hàng và đương nhiên là cả tiếp thị nữa. Và
trong số đó, tiếp thị là nơi mà việc xây dựng một tập
thể, sử dụng các nguồn lực nội bộ lẫn bên ngoài và uỷ
thác hiệu quả sẽ luôn được đền đáp xứng đáng.

Thậm chí cả khi không có một nhân viên tiếp thị chuyên
môn, các doanh nghiệp có thể dùng tới tất cả các nhân viên
khác để làm tiếp thị. Trên thực tế, hầu hết các nhân viên
trong doanh nghiệp đều có thể làm được điều gì đó hữu ích.
Nhưng trước khi lôi kéo toàn thể công ty vào những nỗ lực
tiếp thị, mỗi doanh nghiệp cần xác định được chính xác
những gì sẽ làm trong nội bộ và những gì giao phó cho các
chuyên gia bên ngoài.
Khi quyết định những gì được làm trong nội bộ và những gì
nên nhờ cậy một chuyên gia tiếp thị hay một dịch vụ tư vấn
bên ngoài, 3 yếu tố quan trọng nhất đó là khối lượng công
việc, kinh nghiệm và chuyên môn. Các nhân viên trong mỗi
doanh nghiệp thường có xu hướng chuyên môn hóa, vì vậy
các doanh nghiệp trước tiên phải xác định rõ khối lượng
công việc của các nhân viên để xem liệu họ có thể giải
quyết tốt các nhiệm vụ giao thêm hay không. Chắc hẳn các
nhà quản lý doanh nghiệp không muốn thấy một nhân viên
kế toán tham gia vào chiến dịch direct-mail để rồi bỏ sót
nhiều hoá đơn thông thường.
Thứ hai, doanh nghiệp cần nhìn vào kinh nghiệm trong quá
khứ của các nhân viên hiện tại. Với một nhân viên đã từng
đảm trách giải quyết các mối quan hệ giao tế công cộng hay
có kinh nghiệm làm báo, doanh nghiệp có thể muốn nhân
viên này bắt đầu công việc xây dựng các mối quan hệ với
báo chí. Sau đó, khi xác định được rõ hơn các thị trường
mục tiêu và các giải pháp cụ thể, lúc này doanh nghiêp mới
cần tuyển dụng một chuyên gia nhiều kinh nghiệm hơn để
thực thi các nỗ lực toàn diện.
Nếu kế hoạch tiếp thị của doanh nghiệp là thích hợp và tập
trung vào việc uỷ thác chỉ một vài nhiệm vụ tiếp thị mỗi

ngày, đa phần các nỗ lực tiếp thị có thể được thực hiện
trong nội bộ. Việc xác định rõ điều này là rất quan trọng.
Xuất phát từ việc tiếp thị được cấu thành từ nhiều thành
phần khác nhau, việc mọi người cùng nhau làm việc, trải
rộng các nhiệm vụ tiếp thị xuyên suốt công ty được xem
như một cách thức thông minh để đạt được các mục tiêu
tiếp thị nhanh chóng nhất.
Một khi doanh nghiệp đã quyết tâm sử dụng các nguồn lực
nội bộ cho tiếp thị, điều tiếp theo cần quan tâm là các vài
cách thức khác nhau để lôi kéo cả công ty làm tiếp thị:
Nhân viên lễ tân
Thông thường, tiếp xúc đầu tiên của khách hàng với doanh
nghiệp là qua nhân viên lễ tân, vì vậy doanh nghiệp nên tập
trung sự chú ý vào cách thức các khách hàng được chào
đón.
Trong doanh nghiệp đã có các hướng dẫn về việc trả lời
điện thoại và chúng có định hướng tiếp thị? Một điều chắc
chắn rằng các công ty thành công hướng tới nhiều điều hơn
ngoài đơn thuần lời chào khách hàng và ghi nhận tên công
ty trước khi chuyển điện thoại. Có một vài cách mà nhân
viên lễ tân có thể giúp đánh bóng hơn hình ảnh doanh
nghiệp:
 Xây dựng những trả lời điện thoại mới, không mang
tính chuẩn mực, góp phần giới thiệu các sản phẩm của
tháng.
 Đưa ra những thông tin sản phẩm, các catalog hay
thông tin đặt hàng tới tất cả khách hàng.
 Sử dụng thời gian rảnh rỗi để tự tay viết các tấm thiệp
cảm ơn của doanh nghiệp gửi tới các khách hàng quan
trọng.

Nhân viên kế toán
Nhiều doanh nghiệp có thể không nhìn vào phòng kế toán
như một thành viên của tập thể tiếp thị, nhưng các hoá đơn
khách hàng được thiết kế cá nhân hoá có thể tạo ra những
ấn tượng lớn về hình ảnh kinh doanh. Có một vài cách để
các nhân viên kế toán tham gia vào tiếp thị:
 Đưa các dữ liệu tiếp thị vào hoá đơn bán hàng.
 Tự tay viết các chú ý lên những bản thống kê hoá đơn.
 Cung cấp một đường dây nóng kế toán tới khách hàng.
 Tham gia trong các tour khách hàng và trong các liên
minh bán hàng.
Nhân viên chuyên môn
Một vài doanh nghiệp thấy trước và loại trừ bất cứ sai lệch
nào có thể phát sinh qua việc truyền tải thông tin giữa các
nhân viên với nhau, chẳng hạn từ nhân viên bán hàng tới
các nhân viên dịch vụ khách hàng, bằng cách để các nhân
viên chuyên trách nói chuyện trực tiếp với khách hàng.
Ví dụ một hãng in ấn đã để các nhà thiết kế đồ hoạ nói
chuyện trực tiếp với khách hàng về các hình ảnh và hoạ tiết
trang trí. Những nhân viên thiết kế này thường thấy tự hào
là một phần của quy trình tiếp thị, đặc biệt khi họ thực sự
có khả năng trong việc cải thiện trải nghiệm khách hàng.
Nhân viên sản xuất và giao nhận
Đừng đánh giá thấp vai trò của các nhân viên trực tiếp sản
xuất hay giao nhận sản phẩm, dịch vụ – họ biết rõ mọi thứ
và có thể giúp đỡ doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp khách
hàng. Có một vài cách để các nhân viên này gây ấn tượng
cho hình ảnh kinh doanh:
 Đính kèm một nhắc nhở việc đặt hàng tiếp trong bao
bì sản phẩm.

 Đưa các nhân viên này tham gia vào các buổi họp bàn
về đóng gói hay đề xuất ý tưởng.
 Giới thiệu bộ phận sản xuất và giao nhận trong các
tour khách hàng.
 Nêu bật hồ sơ và năng lực các nhân viên này trong các
thư newsletter của doanh nghiệp.
 Đưa một thông báo trong tất cả bao bì đóng gói, diễn
giải rằng ““Sản xuất và Đóng gói với niềm Tự hào”, kèm
theo chữ ký của nhân viên.
Cho tất cả các nhân viên
 Để các nhân viên nghiên cứu về cạnh tranh hay nghiên
cứu và tập hợp cơ sở dữ liệu khách hàng. Điều này đặc biệt
hiệu quả với những nhân viên thường xuyên làm việc trên
máy tính và thích lướt web.
 Sử dụng các nhân viên có kỹ năng đồ hoạ máy tính tốt
mà thường không sử dụng được vào công việc hàng ngày
khi doanh nghiệp cần một logo hay những hình ảnh sáng
tạo giúp phát triển quảng cáo và tiếp thị. Các nhà quản lý
doanh nghiệp có thể ngạc nhiên về mức độ nhiệt tình của
các nhân viên này đối với nhiệm vụ được giao.
 Đưa ra các bản thông cáo báo chí về hoạt động của các
nhân viên trong doanh nghiệp, chẳng hạn như các hoạt
động tình nguyện, từ thiện cộng đồng.
 Đề nghị các nhân viên tham gia vào các buổi họp bàn
tập thể về việc hoạch định các bước tiếp thị sáng tạo, hoạch
định các giao tiếp khách hàng cũng như hoạch định sự
kiện,…. Doanh nghiệp sẽ không cần tới những chuyên gia
tiếp thị để có được ý tưởng tuyệt vời.
 Để các nhân gửi cái gì đó tới khách hàng trong thời
gian rảnh rỗi. Đó có thể là việc giao một sản phẩm thực,

gửi một tấm thiệp cảm hơn hay một món quà cụ thể.
Không có giới hạn nào cho những nỗ lực tiếp thị có sự
tham gia của tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp. Điều
quan trọng là cần để các nhân viên thấy trước được mình sẽ
tham gia ra sao và ở mức độ nào. Qua đấy, chiến dịch tiếp
thị của doanh nghiệp sẽ tiến một bước dài, đồng thời cải
thiện được hình ảnh kinh doanh trong con mắt khách hàng.

×