Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

KINH NGHIỆM DẠY HỌC CÁC KIỂU BÀI ÔN TẬP MÔN VẬT LÝ CẤP THCS THEO HƯỚNG TÍCH CỰC”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.46 KB, 13 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII về
những giải pháp chủ yếu trong giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ
phương pháp giáo dục –đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành
nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và
phương tiện hiện đại vào q trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự
nghiên cứu cho học sinh” ; “ Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,
mơn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” là
định hướng đổi mới phương pháp dạy học. Xuất phát từ những u cầu trên, trong
những năm học qua, việc đổi mới phương pháp dạy học ở các cấp học nói chung và
cấp THCS nói riêng đã và đang được áp dụng phổ biến ở tất cả các mơn học trong đó
có mơn Vật lý. Do tính chất đặc thù của mơn học được coi là khoa học thực nghiệm
như Vật lý thì việc cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy và học là một u cầu
quan trọng và phải thực hiện ngay.
Trong q trình dạy học mơn Vật lý ở trường Trung học cơ sở, việc vận dụng
các phương pháp dạy học Vật lý theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học
sinh được chia ra 4 phương pháp dạy học cơ bản sau:
- Phương pháp dạy học một hiện tượng Vật lý
- Phương pháp dạy học một đại lượng Vật lý.
- Phương pháp dạy học một định luật Vật lý.
- Phương pháp dạy học tiết bài tập, ơn tập Vật lý.
Trong 4 phương pháp dạy học nêu trên thì phương pháp dạy học một tiết bài tập,
ơn tập hoặc tổng kết chương là một trong những phương pháp dạy học mà đa số giáo
viên đều gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức lớp học, soạn giáo án, phân bố
thời gian…sao cho vừa đảm bảo về mặt kiến thức, vừa đảm bảo về mặt thời gian của
một tiết học và phải phù hợp với u cầu đổi mới.
Từ những kinh nghiệm của bản thân, qua nhiều năm áp dụng việc đổi mới
phương pháp dạy học bộ mơn Vật lý ở nhà trường THCS, đặc biệt là việc đổi mới


phương pháp khi dạy học kiểu bài ơn tập, tổng kết mà tơi đã áp dụng và đạt hiệu quả
cao, trong đó điểm quan trọng nhất là đưa ra các bước cơ bản về quy trình dạy học
kiểu bài ơn tập, tổng kết chương Vật lý và có thể áp dụng chung cho tất cả các khối
lớp. Sáng kiến này đã được hội đồng chun mơn Phòng Giáo dục Đầm Dơi cơng
nhận và triển khai trong tồn huyện trong đợt hội thảo chun đề “Đổi mới phương
pháp dạy học kiểu bài ơn tập tổng kết” các mơn: Tốn, Vật lý, Hóa học, Sinh học
được tổ chức vào tháng 12/2009. Sau đây là nội dung sáng kiến “NHỮNG KINH
NGHIỆM DẠY HỌC CÁC KIỂU BÀI ƠN TẬP MƠN VẬT LÝ CẤP THCS THEO HƯỚNG
TÍCH CỰC”
Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải 1
Đơn vị : THCS Qch Phẩm-Đầm Dơi

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC
PHẦN II
THỰC TRẠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ THỰC TRẠNG VỀ DẠY HỌC KIỂU BÀI ÔN TẬP, TỔNG KẾT VẬT
LÝ THCS.
Hiện nay, khi dạy các bài ôn tập Vật lý, giáo viên thường gặp hai khó khăn cơ
bản sau:
- Chọn nội dung cần ôn tập theo chuẩn kiến thức kỹ năng.
- Tổ chức các hoạt động cho học sinh theo đúng yêu cầu đổi mới.
Ở các tiết dạy kiến thức mới thì đây là việc làm không mấy khó khăn đối với
giáo viên, tuy nhiên đối với một tiết ôn tập, tổng kết chương thì rất nhiều giáo viên
còn lúng túng, nếu chọn hết nội dung theo sách giáo khoa thì không đảm bảo về mặt
thời gian, kiến thức cần củng cố quá nhiều, bên cạnh đó một số tiết ôn tập thuộc tiết
thêm (tiết *) không có trong sách giáo khoa và sách giáo viên thì việc lựa chọn này
càng khó khăn hơn, nếu không có sự đầu tư, nghiên cứu thì đa số giáo viên đều soạn
lại một số câu hỏi hoặc bài tập trước đó học sinh đã làm để nhắc lại trong tiết ôn tập,
việc làm này dễ gây nhàm chán ở học sinh, không phân loại được đối tượng. Khó
khăn thứ hai là việc tổ chức các hoạt động cho học sinh, nếu không có sự chuẩn bị tốt

thì tiết ôn tập sẽ trở thành tiết học dò lại bài cũ, hay liệt kê lại kiến thức mà chưa làm
rõ, chưa khái quát cũng như hệ thống lại được toàn bộ nội dung hoặc mối liên hệ của
những kiến thức có trong chương, nói cách khác là dạy học theo kiểu tư duy một
chiều, chưa phù hợp với yêu cầu đổi mới. Một vấn đề nữa đó là đối tượng học sinh
của chúng ta thường rất đa dạng, ít đồng đều về mặt nắm bắt kiến thức, đây là một
vấn đề tác động không nhỏ trong quá trình dạy tiết ôn tập. Một thực tiễn ở các trường
là mỗi khi có thao giảng, dự giờ hoặc thi giáo viên giỏi thì đa số giáo viên đều rất
ngại khi gặp các tiết này, số đông là tránh né và chọn các tiết dạy bài mới dễ đạt hơn.
Để khắc phục những khó khăn trên, trong quá trình dạy học kiểu bài ôn tập,
tổng kết Vật lý ở trường trung học cơ sở, bằng nhiều biện pháp cũng như thay đổi
cách dạy theo hướng đổi mới, tôi đã thu được nhiều kết quả cao. Sau đây là những
vấn đề chung cần nắm đối với giáo viên khi dạy học kiểu bài ôn tập, tổng kết và các
bước cơ bản được rút ra từ những kinh nghiệm của bản thân khi dạy học kiểu bài này.
II/ NHỮNG BIỆN PHÁP ÁP DỤNG TRONG VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG
PHÁP DẠY HỌC KIỂU BÀI ÔN TẬP, TỔNG KẾT VẬT LÝ CẤP TRUNG
HỌC CƠ SỞ.
Để dạy tốt một tiết ôn tập Vật lý theo hướng tích cực của học sinh thì người
giáo viên cần nắm rõ các yêu cầu sau:
* Dạy học tiết ôn tập, tổng kết vật lý xét về bản chất là người giáo viên phải
giúp học sinh hệ thống được những kiến thức cơ bản có liên quan đến nội dung đã
học, qua đó lựa chọn và hướng dẫn học sinh giải một số bài tập có tính chất điển hình
trong phạm vi những kiến thức đã được học ở một số bài trước đó hoặc của cả
chương đó nhằm rèn luyện ở các em khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức, kỹ
năng một cách tích cực, tự lực và sáng tạo. Cần chú ý ở đây, tiết ôn tập không phải là
nhắc lại các kiến thức đã học mà là để giúp học sinh tìm ra mạch kiến thức cơ bản
của một nội dung đã được học
* Cấu trúc của kiểu bài ôn tập, tổng kết.
Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải 2
Đơn vị : THCS Quách Phẩm-Đầm Dơi


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC
Các tiết dạy ôn tập hoặc tổng kết chương Vật lý ở cấp THCS đều có cấu trúc
cơ bản như sau:
- Định hướng mục tiêu, nhiệm vụ học tập cho học sinh.
- Tổ chức lớp học phù hợp với từng nội dung học tập.
- Tổ chức cho học sinh hệ thống hóa và khái quát hóa trên cơ sở đã được
chuẩn bị trước những kiến thức cần được ôn tập, tổng kết.
- Tổng kết bài học.
- Hướng dẫn công việc về nhà.
* Các dạng bài tập Vật lý THCS thường áp dụng.
Bài tập vật lý cần lựa chọn ở các tiết ôn tập là một câu hỏi hoặc một vấn đề học
tập được đặt ra cho học sinh tìm câu trả lời hoặc lời giải, trên cơ sở vận dụng các kiến
thức, kỹ năng vật lý, tiến hành các suy luận logic hoặc toán học. Đối với cấp THCS,
các bài tập vật lý thường được ra chủ yếu dưới dạng bài tập định tính, bài tập định
lượng hoặc kết hợp cả hai và được thể hiện bằng hình thức trắc nghiệm khách quan
hoặc tự luận.
Thông qua các đợt tập huấn chuyên đề về công tác đổi mới phương phạp dạy
học, theo định hướng này thì người giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn,
điều khiển hoạt động học tập và giữ vai trò chủ đạo. Còn học sinh là chủ thể nhận
thức, biết cách tự học, tự rèn luyện. Sự chủ động trong học tập thể hiện ở chỗ học
sinh tự giác, sẵn sàng tham gia vào hoạt động học tập dưới sự điều khiển của giáo
viên, học sinh hứng thú, hào hứng trong quá trình học tập, chủ động trao đổi với nhau
và với giáo viên nhiều hơn, không tiếp thu kiến thức một cách thụ động mà luôn lật đi
lật lại vấn đề…
Từ những vấn đề trên, khi dạy các bài ôn tập, tổng kết Vật lý THCS, từ kinh
nghiệm của bản thân tôi vận dụng theo một quy trình như sau:
1/ Quy trình thực hiện khi dạy bài ôn tập vật lý:
* Bước 1 : Chuẩn bị.
- Ở tiết học trước đó, giáo viên đề nghị học sinh ôn tập các kiến thức cần vận
dụng, nếu là tiết tổng kết chương thì học sinh phải tự làm trước phần tự kiểm tra, đối

với phần vận dụng tùy theo khả năng nhưng phải xem hoặc làm trước ở nhà. Nếu là
tiết ôn tập mà nội dung bài tập đã cho sẵn trong sách giáo khoa giáo viên cũng yêu
cầu học sinh phải làm trước ở nhà. Trong trường hợp tiết ôn tập thuộc tiết thêm theo
phân phối chương trình hoặc không có nội dung quy định sẵn thì giáo viên phải lựa
chọn một số câu hỏi, bài tập phù hợp và làm thành đề cương ôn tập cụ thể để học
sinh có cơ sở ôn tập trước.
Ví dụ: Vật lý 6 tuần 9 tiết * có thêm tiết ôn tập, giáo viên phải ra đề cương theo
từng đơn vị kiến thức cơ bản thuộc 8 bài học trước đó (không nhất thiết bài nào cũng
phải có câu hỏi hoặc bài tập mà ra theo hệ thống và có liên quan với nhau…). Khi
soạn các nội dung ôn tập đối với tiết học này nên phân bố theo từng cấp độ nhận thức
và phải phù hợp với trình độ học sinh ở mỗi lớp.Có thể soạn hệ thống câu hỏi ôn tập
cho tiết này theo trình tự sau:
a) Tự kiểm tra:
+ Nêu trình tự các bước đo độ dài của một vật.
Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải 3
Đơn vị : THCS Quách Phẩm-Đầm Dơi

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC
+ Nêu cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước có hình dạng
phức tạp.
+ Khối lượng của một vật cho ta biết gì. Đơn vị khối lượng thường
dùng.
+ Thế nào là hai lực cân bằng? Khi tác dụng lực lên một vật nó thường
gây ra những biến đổi nào?
+ Trọng lực là gì? Nêu phương và chiều của trọng lực. Đơn vị lực.
b) Vận dụng:
* Trắc nghiệm:
Câu 1: Đo chiều dài của SGK Vật lý 6 bằng thước đo có GHĐ là 30cm và
ĐCNN là 2mm. Kết quả nào ghi sau đây là đúng ?
A. 23,8 cm ; B. 23,9 cm ; C. 24 cm ; D. 24,1 cm

Câu 2: Khi sử dụng bình tràn, bình chứa và bình chia độ để đo thể tích của vật
rắn không thấm nước, thì thể tích của vật rắn bằng:
A. Thể tích nước trong bình tràn khi chưa thả vật rắn vào.
B. Thể tích nước trong bình tràn sau khi đã thả vật rắn vào.
C. Thể tích nước tràn từ bình tràn sang bình chứa.
D. Cả 3 phương án A, B, C đều sai.
Câu 3: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai ?
1. Khối lượng của một hộp kẹo chỉ số kẹo trong hộp đó. Đ S
2. Lực do dòng nước đẩy thuyền trôi và lực do sợi dây
neo thuyền lại là hai lực cân bằng. Đ S
3. Lực làm cho vật đang chuyển động chậm dần rồi
dừng lại. Đ S
4. Nếu không chịu tác dụng của không khí thì vật nặng
rơi theo phương thẳng đứng, còn nếu chịu tác dụng của không Đ S
khí thì vật nặng có thể rơi theo phương không thẳng đứng.
* Tự luận:
Bài 1: Em hiểu các con số sau như thế nào ?
A. Cà Mau 45 Km ( Biển báo cột cây số trên đường quốc lộ).
B. 0,5 lít ( Ghi trên vỏ chai nước khoáng)
C. 200g ( Ghi trên vỏ gói kẹo).
Bài 2: Treo một vật nặng bằng một sợi dây.
a) Có những lực nào tác dụng lên vật? Tại sao vật có thể đứng yên?
b) Khi cắt dây thì có hiện tượng gì xãy ra? Tại sao ?
Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải 4
Đơn vị : THCS Quách Phẩm-Đầm Dơi

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC
Bài 3: Một chiếc tháp nhỏ và đặc bằng sứ được để chìm trong một bể cá cảnh
có dạng hình hộp chữ nhật. Chỉ cần dùng một thước đo có ĐCNN phù hợp, em hãy
trình bày phương án xác định thể tích của chiếc tháp trên.

Khi học sinh đã có được hệ thống câu hỏi ôn tập trước thì giáo viên yêu cầu
học sinh về nhà chuẩn bị trước, ghi chép ra những điều chưa hiểu, những bài chưa
làm được … để đến lớp trao đổi thêm với bạn bè hoặc hỏi thêm giáo viên.
- Tùy theo nội dung bài học cần phải có hoạt động nhóm giáo viên nên phân
công các nhóm học tập từ trước để không mất thời gian ở tiết học phải thực hiện khâu
này.
- Để có nội dung phù hợp và mang tính hệ thống đúng đặc trưng của kiểu bài
ôn tập, tổng kết giáo viên phải có sự lựa chọn trước các câu hỏi hoặc bài tập khác
nhau để yêu cầu học sinh phải thực hiện trong tiết học đó mà không nhất thiết phải
làm hết tất cả nội dung mà sách giáo khoa trình bày trong bài ôn tập hoặc tổng kết.
Trong đó bao gồm:
+ Các bài tập từ đơn giản đến phức tạp
+ Các bài tập định tính, bài tập tính toán, các bài tập trắc nghiệm khách quan
về các vấn đề lý thuyết ( Mức độ biết và hiểu) và các bài tập tự luận ( thường là các
bài tập tính toán hoặc giải thích một vấn đề nào đó)
+ Các bài tập có nhiều cách giải khác nhau.
+ Các bài tập để ra thêm cho học sinh khá và giỏi, trong khi chờ đợi các học
sinh khác chưa giải xong bài tập mà giáo viên ra chung cho cả lớp hoặc kết hợp
chung trong một bài tập nhưng những câu hỏi này phải nằm ở ý cuối của bài.
Chú ý: Đối với các tiết ôn tập mà kiến thức cần được củng cố chủ yếu là các
câu hỏi lý thuyết hoặc bài tập định tính thì hệ thống câu hỏi ôn tập phải được chọn
lọc như là một bài tập lớn có liên quan mật thiết với nhau và hỗ trợ cho nhau theo
một trình tự logic. Do đó khi lựa chọn các nội dung cho tiết ôn tập này chúng ta cần
chọn khoảng từ 5 đến 7 câu trắc nghiệm và từ 3 đến 5 bài tập định tính và tuân theo
quy trình như sau:
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Yêu cầu trên là rất quan trọng để tiết học thành công, nếu giáo viên và học sinh
có sự chuẩn bị tốt phần này thì nội dung tiết học sẽ đảm bảo được về mặt thời gian và
tiết học sẽ phong phú, sôi nổi hơn.
* Bước 2 : Lên lớp

+ Hoạt động 1: Phần đầu của tiết học khoảng 15 đến 20 phút, giáo viên đề nghị
học sinh cả lớp hệ thống lại những kiến thức cơ bản đã được học, đồng thời kết hợp
giải khoảng từ 5 đến 10 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, sau khoảng 10 phút giáo
viên đề nghị một số học sinh khác nhau, mỗi học sinh này cho biết lời giải một câu
và nêu lý do tại sao lại chọn đáp án đó. Trong các trường hợp cần thiết, giáo viên đề
nghị các học sinh khác nhận xét lời giải và lý do chọn đáp án của học sinh được chỉ
định. Trong trường hợp nếu lớp học đó có ý thức tự học cao, chất lượng tương đối
đồng đều, thì ngay từ đầu tiết học giáo viên chỉ cần đặt vấn đề và yêu cầu học sinh
nêu những khó khăn khi làm các câu hỏi loại này, bài nào chưa làm được, câu hỏi nào
Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải 5
Đơn vị : THCS Quách Phẩm-Đầm Dơi

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC
còn thắc mắc thì đứng tại chỗ trao đổi chung cho cả lớp và nhờ sự giúp đỡ ở bạn bè
hoặc giáo viên. Nếu câu hỏi nào khó thì giáo viên trợ giúp hoặc gợi ý để học sinh cả
lớp cùng tập trung trả lời. Kết thúc phần câu hỏi này giáo viên chỉ cần kiểm tra xác
suất khoảng 2 em trả lời 2 câu hỏi bất kỳ trong số những câu hỏi chưa đưa ra thảo
luận là hoàn thành nội dung trả lời những câu hỏi lý thuyết này. Nếu giáo viên tổ
chức cho học sinh hoạt động theo nhóm cùng thảo luận để đưa ra phương án trả lời
các câu hỏi trắc nghiệm khách quan trên thì khi trình bày kết quả nên để các nhóm cử
đại diện trả lời và các nhóm khác đánh giá, nếu cần thiết giáo viên có thể gợi ý để
các nhóm tranh luận với nhau khi không đồng nhất phương án lựa chọn.
Trong thời gian làm các câu hỏi thuộc dạng này giáo viên có thể dùng phương
pháp “ Công não” để trả lời khoảng 2 đến 3 câu nhằm thay đổi không khí học tập của
lớp ( nên dùng cho những câu hỏi mà học sinh có sự lựa chọn khác nhau về phương
án của mình).
Ví dụ: Trong cùng một câu hỏi, có từ 2 học sinh chọn hai phương án trả lời
khác nhau trong đó có 1 học sinh chọn đúng, sau khi không còn học sinh nào cho
thêm phương án khác giáo viên đặt vấn đề: Trong hai phương án trả lời trên có một
đáp án đúng, vậy có bao nhiêu em chọn đáp án của bạn thứ nhất, bao nhiêu em chọn

đáp án của bạn thứ hai ? Sau khi học sinh giơ tay lựa chọn giáo viên ghi lại số lượng
học sinh lựa chọn ở mỗi phương án lên bảng. Lúc này không khí học tập của lớp sẽ
sôi nổi hơn, học sinh cả lớp sẽ tập trung hơn để xem nhóm nào thắng. Khi đó giáo
viên sẽ hỏi đại diện mỗi nhóm giải thích tại sao lại chọn phương án đó, cuối cùng
giáo viên thông báo kết quả cuối cùng.
+ Hoạt động 2: Tiếp theo giáo viên đề nghị học sinh cả lớp cùng giải khoảng 2
đến 3 bài tập tự luận, tùy theo số bài và trình độ học sinh mà ấn định thời gian cho
phù hợp. Các bài tập tự luận định tính hay định lượng tùy theo từng chương, từng
phần hoặc khối lớp để lựa chọn. Khi chọn ra các bài tập nên đi từ đơn giản đến phức
tạp sao cho phù hợp và có tác dụng phát triển ở nhiều đối tượng học sinh năng lực
vận dụng kiến thức và kỹ năng một cách tích cực và sáng tạo trong việc giải các bài
tập này. Cần lưu ý trước khi học sinh tự giải mỗi bài tập có tính tổng hợp, giáo viên
nên yêu cầu 1 đến 2 em phải nêu được những kiến thức cần phải vận dụng để giải bài
tập đó. Yêu cầu này sẽ giúp học sinh hệ thống được kiến thức có liên quan mật thiết
với nhau, hỗ trợ cho nhau.
Giáo viên để cho từng học sinh tự lực giải mỗi bài tập tự luận trong khoảng
cho phép và phù hợp với mức độ khó, dễ của bài, sau đó đề nghị một học sinh đứng
tại chỗ trình bày cách giải và nêu đáp số trước cả lớp ( nêu ngắn gọn) và đề nghị các
học sinh khác nhận xét cách giải của học sinh này cũng như nêu phương án giải của
mình nếu có. Nếu việc tìm ra cách giải khác là khó đối với học sinh thì giáo viên nên
tổ chức thảo luận theo nhóm để mỗi nhóm đề xuất cách giải khác. Sau đó một vài
nhóm trình bày cách giải này cho cả lớp. Các nhóm khác nhận xét và đánh giá ưu,
nhược điểm của cách giải này.
Đối với học sinh khá, giỏi sẽ giải mỗi bài tập xong trước các học sinh khác,
giáo viên có thể đề nghị các em này tìm cách giải khác hoặc giải một bài tập khác có
phần phức tạp hơn mà giáo viên đã có sự chuẩn bị.
Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải 6
Đơn vị : THCS Quách Phẩm-Đầm Dơi

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC

+ Hoạt động 3: Cuối mỗi bài, giáo viên tổng kết và nêu cách giải hợp lý và
ngắn gọn nhất cũng như đáp số đúng của bài tập đó.
Chú ý: Không nên coi tiết ôn tập là một tiết dạy học làm bài tập trong đó
không có sự trao đổi, thảo luận của các học sinh trong quá trình giải mỗi bài tập, từng
học sinh loay hoay giải bài tập, sau đó giáo viên trình bày lời giải của mình trên bảng
và cho học sinh ghi lại, cách dạy học như vậy sẽ rất tẻ nhạt, nhàm chán không chỉ với
học sinh khá, giỏi mà ngay cả đối với học sinh yếu kém vì không có tác dụng giúp
các em hiểu sâu sắc hơn các kiến thức và kỹ năng cần vận dụng, không giúp họ phát
triển khả năng tự lực, tích cực và sáng tạo trong việc giải quyết các tình huống mà bài
tập đề ra.
2/ Ưu điểm và hạn chế khi áp dụng phương pháp trên:
* Ưu điểm:
- Rèn luyện ở học sinh ý thức về sự cần thiết phải có sự chuẩn bị những kiến
thức cơ bản để cùng tham gia trao đổi, thảo luận trên lớp hay trong những hoạt động
học tập ngoài tiết học.
- Từng học sinh của lớp đều phải thực hiện các hoạt động giải bài tập, nghĩa là
phải vận dụng kiến thức và kỹ năng để giải quyết các tình huống cụ thể khác nhau.
Do đó giúp các em hiểu rõ hơn cũng như củng cố và khắc sâu các kiến thức và kỹ
năng này.
- Phân loại được học sinh trong lớp về trình độ vận dụng kiến thức và kỹ năng
đã học. Nhờ đó giáo viên có thể ghi nhận học sinh nào còn yếu, học sinh nào khá,
giỏi để có kế hoạch giúp đỡ phù hợp và có hiệu quả trong từng tiết bài tập, ôn tập và
trong toàn bộ quá trình dạy học sau đó.
- Tạo ra cơ hội để học sinh trao đổi, thảo luận nhóm (tìm các cách giải khác,
tìm cách giải các bài tập phức tạp) . Qua đó phát triển ở học sinh tinh thần hợp tác,
phê phán và sáng tạo trong học tập.
* Hạn chế:
- Để tổ chức tốt một tiết ôn tập có hiệu quả thì trước hết giáo viên phải có kế
hoạch chuẩn bị tương đối công phu, sao cho các bài tập được lựa chọn để yêu cầu học
sinh thực hiện trên lớp phải có tác dụng phát triển ở học sinh khả năng vận dụng kiến

thức và kỹ năng để giải quyết các tình huống cụ thể ở mỗi bài tập, nghĩa là để giải
được bài tập này học sinh phải tích cực và sáng tạo. Nói cách khác là trong những bài
tập để ôn tập thì nội dung của nó phải phủ kín toàn bộ những kiến thức cơ bản của
các phần hoặc chương đã được học và phù hợp với mọi trình độ học sinh của lớp.
Điều này cũng đòi hỏi giáo viên phải nắm vững trình độ học sinh ở mỗi lớp để từ đó
đề ra nhưng phương án hợp lý trong việc lựa chọn những kiến thức để đưa vào tiết
học.
- Giáo viên một mặt cần chọn các bài tập để tạo ra cơ hội cho học sinh trao đổi,
thảo luận nhóm, tạo ra các tương tác giữa học sinh với học sinh và giữa giáo viên với
học sinh, nhưng mặt khác làm việc theo nhóm lại đòi hỏi có nhiều thời gian nên sẽ rất
hạn chế trong khoảng thời gian 45 phút của một tiết học. Mâu thuẩn này đòi hỏi giáo
Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải 7
Đơn vị : THCS Quách Phẩm-Đầm Dơi

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC
viên có sự cân đối thời gian sao cho hợp lý các hoạt động học tập của học sinh, trong
đó tùy theo từng đối tượng học sinh của mỗi lớp mà ưu tiên loại hoạt động nào.
III/ VÍ DỤ MINH HỌA GIÁO ÁN TIẾT DẠY TỔNG KẾT CHƯƠNG VẬT LÝ 9.
Tuần 10 – Tiết 20
Tên bài: ÔN TẬP TỔNG KẾT CHƯƠNG I: ĐIỆN HỌC
A/ MỤC TIÊU :
- Tự ôn tập và tự kiểm tra được những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của
toàn bộ chương I.
- Vận dụng được những kiến thức và kỹ năng để giải các bài tập trong chương.
- Có ý thức về sự chuẩn bị, tinh thần hợp tác, tính cẩn thận và sự chính xác
trong quá trình làm bài tập.
B/ CHUẨN BỊ:
* Giáo viên:
- Phân công nhóm học tập từ tiết học trước đó.
- Chuẩn bị các phương án trợ giúp khi học sinh trả lời các câu hỏi từ câu thứ 1

đến câu thứ 6 trong phần tự kiểm tra
- Phần trắc nghiệm khách quan từ câu 12 đến hết câu 16
- Hai bài tập sau để củng cố và khắc sâu thêm kiến thức thuộc nội dung của tiết
ôn tập.
Bài 1: Giữa hai điểm A và B của một mạch điện có hiệu điện thế U
AB
= 12V không
đổi, người ta mắc nối tiếp hai điện trở R
1
= 10

và R
2
= 6

.
a) Tính điện trở tương đương của mạch điện và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi
điện trở.
b) Mắc thêm một điện trở R
3
= 3

song song với điện trở R
2
. Tính cường độ
dòng điện qua mỗi điện trở và trong mạch chính lúc này.
c) Nếu cho R
3
=0 thì mạch điện lúc này có dạng như thế nào. Tính cường độ
dòng điện chạy trong mạch chính trong trường hợp này.

( Câu c dành cho học sinh khá, giỏi)
Bài 2: Một biến trở có điện trở lớn nhất là 50

được quấn bằng dây nikêlin có
S=0,1mm
2
và có
ρ
= 0,4.10
-6

m
a) Tìm chiều dài của dây nikêlin
b) Đặt biến trở ở giá trị R
x
=30

và mắc nối tiếp với 1điện trở R=10

rồi đặt vào
2 đầu đoạn mạch này một hiệu điện thế U= 12V. Vẽ sơ đồ mạch điện và tìm hiệu
điện thế giữa 2 đầu dây của biến trở khi đó.
c) Có thể điều chỉnh con chạy của biến trở để cường độ dòng điện trong mạch đạt
giá trị là 0,15A được không? Vì sao?
( Câu c dành cho học sinh khá, giỏi)
* Học sinh:
- Làm trước ở nhà phần tự kiểm tra từ câu số 1 đến hết câu số 6
- Làm phần vận dụng trắc nghiệm khách quan từ câu số 12 đến hết câu 15
- Xem lại các bài tập định lượng có liên quan đến kiến thức thuộc các câu từ 1
đến 6.

Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải 8
Đơn vị : THCS Quách Phẩm-Đầm Dơi

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC
C/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TRỢ GIÚP CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 1 (1phút):
GV yêu cầu lớp phó học tập nêu
tình hình chuẩn bị bài ở nhà của
cả lớp thông qua vở soạn của
từng học sinh. Giáo viên có thể
nhắc nhỡ những tổ chuẩn bị chưa
tốt ( nếu có)
HOẠT ĐỘNG 2(15 phút): Học
sinh hoạt động theo nhóm.
- Thông qua 6 câu hỏi phần tự
kiểm tra và 5 câu trắc nghiệm
khách quan trong phần vận dụng,
giáo viên yêu cầu đại diện các
nhóm tự đặt câu hỏi thuộc các
câu trên để kiểm tra phương án
trả lời của các nhóm khác. Lưu ý
học sinh mỗi lần hỏi một nhóm
không quá 1 câu trong phần tự
kiểm tra và 1 câu trắc nghiệm
khách quan.
- GV điều khiển quá trình hỏi và
trao đổi về phương án trả lời giữa
các nhóm, trong trường hợp các
nhóm không đồng nhất kết quả

về chọn phương án trả lời câu hỏi
giáo viên có thể sử dụng phương
pháp “công não” để nắm kết quả
lựa chọn của cả lớp, qua đó có
thể kết luận cuối cùng và ghi
bảng kết quả đúng nhất.
- Sau khi học sinh đã thảo luận
xong giáo viên chốt lại những
nội dung cơ bản nhất và nhận xét
ý thức, tinh thần tham gia thảo
luận của mỗi tổ, biểu dương
những tổ có ý thức học tập tốt
nhất.
HOẠT ĐỘNG 3 (25phút)
- Lớp phó học tập báo
cáo tình hình chuẩn bị
bài theo yêu cầu của
giáo viên

- Các nhóm sau khi
trao đổi và thống nhất
các phương án trả lời
những nội dung theo
yêu cầu của giáo viên
thì phân công đại diện
đặt câu hỏi cho nhóm
khác những ý mà
nhóm muốn tham
khảo kết quả.
- Các nhóm có thể

tranh luận với nhau về
phương án trả lời nếu
nhóm được hỏi trả lời
chưa chính xác hoặc
khác với phương án
trả lời của nhóm mình.
I/ HỆ THỐNG HOÁ
LẠI CÁC KIẾN
THỨC ĐÃ HỌC
+ I=U/R
+ R=U/I với một dây
dẫn, R không đổi khi U
thay đổi
+ R
1
nt R
2

 R

= R
1
+R
2
+R
1
//R
2

1 2

1 1 1
td
R R R
= +
 R

=
1 2
1 2
R R
R R+
+ R=
ρ
l
s
Kết quả câu hỏi trắc
nghiệm.
12/ C
13/ B
14/ D
15/ A
16/ D
II/ GIẢI CÁC BÀI
Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải 9
Đơn vị : THCS Quách Phẩm-Đầm Dơi

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC
Trao đổi phương pháp giải các
bài tập định lượng.
- GV: Treo bảng phụ đã ghi sẵn

nội dung bài tập 1đã chuẩn bị lên
bảng. Yêu cầu học sinh cả lớp
làm việc cá nhân, nghiên cứu đề
và tiến hành tự giải bài tập.
- Sau khi học sinh đọc đề xong
GV gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời
câu hỏi sau:
+ Để giải được bài tập trên em
phải vận dụng những kiến thức
thuộc các bài học nào?
- Tiếp theo GV đi kiểm tra quá
trình làm bài của học sinh.
- Sau khoảng 7 phút kể từ khi
học sinh tiến hành giải, giáo viên
gọi 1 số học sinh đứng tại chỗ
nêu cách giải câu a và câu b của
mình, yêu cầu một số học sinh
khác nhận xét cách giải đó hoặc
nêu cách giải của mình nếu cách
của bạn chưa đúng
- GV chốt lại cách làm câu a và b
rồi yêu cầu 1 học sinh lên bảng
trình bày .
- Đối với câu c, GV yêu cầu một
học sinh khá đứng tại chỗ trình
bày cách giải
- Từng học sinh tự đọc
đề, tiến hành tự giải
bài tập vào vở.
- HS căn cứ vào đề để

trả lời: ĐL Ôm, đoạn
mạch nối tiếp, song
song, hỗn hợp.
- Một học sinh nêu
cách giải câu a và câu
b của mình. Đọc đáp
số câu này để cả lớp
đối chiếu.
- Một hoặc 2 học sinh
khác khác đánh giá
hoặc nêu cách giải của
mình.
- Học sinh trình bày
cách giải câu c, một
hoặc hai học sinh khác
có thể nhận xét hoặc
nêu cách giải của
mình
TẬP ĐỊNH LƯỢNG
Bài 1:
Tóm tắt:
U
AB
= 12V
R
1
nt R
2
R
1

= 10

; R
2
= 6

.
a) R

?
U
1
? U
2
?
b) R
1
nt (R
2
//R
3
)
I
1
, I
2
, I
3
, I ?
c) R

3
= 0
I ?
Giải:
a) Điện trở tương
đương của mạch điện
R

=R
1
+R
2
=10+6=16

Hiệu điện thế giữa 2
đầu mỗi điện trở.
I=U/R

= 12/15=0,75A
Vì R
1
nt R
2
nên I
1
=I
2
=I
U
1

=I.R
1
=0,75.10=7,5V
U
2
=I.R
2
=0,75.6=4,5V
b) Vì R
1
nt (R
2
//R
3
)
Ta có: R

= R
1
+R
23
Mà R
23
=
2 3
2 3
.R R
R R+

R

23
=
6.3
2
6 3
= Ω
+

R

= 10 +2 =12

Cđdđ trong mạch chính
và qua mỗi điện trở.
I=U/R

=12/12=1A
Vì R
1
ntR
23
nên I
1
=I
23
=I
= 1A
U
23
=I

23
. R
23
=1.2=2V
I
2
=U
23
/R
2
=2/6=1/3A
I
3
= U
23
/R
3
=2/3=2/3A
c) Vì R
3
=0 nên
R
23
=
2 3
2 3
.R R
R R+
=
6.0

0
6 0
= Ω
+
Mạch điện chỉ còn R
1
mắc vào hai điểm AB.
Ta có I=12/10=1,2A
Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải 10
Đơn vị : THCS Quách Phẩm-Đầm Dơi

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC
- GV nhận xét và gọi một học
sinh trình bày đúng nhất lên bảng
giải.
- Tiếp theo GV treo bảng phụ có
ghi nội dung bài tập 2 lên bảng,
cho HS đọc đề, phân tích tóm tắt
đầu bài chỉ ra được các đại lượng
đã cho và các đại lượng cần tìm ,
tiến hành thảo luận theo nhóm để
giải.
- Sau khoảng 3 phút GV gọi đại
diện 1đến 2 nhóm đứng tại chỗ
nêu cách giải của mình. GV chú
ý cách trình bày câu c
- GV gọi đại diện một nhóm lên
bảng giải. Yêu cầu các HS khác
tiến hành tự giải, GV đi kiểm tra
quá trình làm bài của HS

- Trong quá trình học sinh làm
bài giáo viên tiến hành đi kiểm
tra một số học sinh có học lực
yếu, kém để kịp thời trợ giúp.
- Kết thúc bài giải của HS trên
bảng, giáo viên có thể gọi một số
HS khác nhận xét, GV kết luận
- Từng học sinh đọc
đề, thảo luận nhóm để
thống nhất phương án
giải
- Học sinh trình bày
cách giải, một số
nhóm khác có thể
nhận xét hoặc nêu
cách giải của mình.
- Học sinh lên bảng
trình bày, các học sinh
khác tiếp tục tự giải.
- Học sinh tham gia
quan sát, đối chiếu với
bài làm của mình, có ý
kiến đánh giá và cuối
cùng ghi vào vở.
Bài 2: Tóm tắt
R
bt
=50

S=0,1mm

2

ρ
= 0,4.10
-6

m
a) l =?
b) Đặt R
x
=30

R
x
nt R ; R=10

U= 12V
- Vẽ sơ đồ mạch điện ?
- U
bt
=?
c) Tìm R
x
để I=0,15A
Giải
a) Chiều dài của dây
làm biến trở.
6
6
.

.
50.0,1.10
12,5
0,4.10
bt
R S
l
R l
S
ρ
ρ


= → =
= = Ω

b)
Ta có:
R

=R
x
+R=30+10=40

I=U/R

=12/40=0,3A
Vì R
x
nt R nên

I
x
=I=0,3A
U
x
=I.R
x
=0,3.30=9V.
c) Khi I= 0,15A chạy
trong mạch chính thì
điện trở tương đương
của mạch phải là:
R

=U/I=12/0,15=80

Vì R không đổi nên R
x
khi đó là
R
x
=R

-R=80-10=70

Do điện trở lớn nhất
của biến trở là 50

nên
không thể điều chỉnh

Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải 11
Đơn vị : THCS Quách Phẩm-Đầm Dơi

U
R
x
R
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC
cuối cùng về kết quả. con chạy của biến trở
để cđdđ trong mạch chỉ
giá trị 0,15A được.
Củng cố:
Cuối tiết học giáo viên tổng kết lại nội dung chính của tiết học, đánh giá ưu
điểm và hạn chế về ý thức, thái độ học tập của cả lớp qua đó biểu dương những cá
nhân, nhóm, tổ có sự chuẩn bị và tinh thần hợp tác tốt trong tiết học.
Dặn dò
Nhắc nhỡ học sinh về nhà tiếp tục làm trước các bài còn lại trong bài tổng kết
chương để chuẩn bị cho tiết học sau.
Phần rút kinh nghiệm:
+ Ưu điểm:

+ Hạn chế:

PHẦN III
KẾT QUẢ VÀ VIỆC PHỔ BIẾN ÁP DỤNG TRONG NHÀ TRƯỜNG
Qua hai năm học áp dụng “ Những kinh nghiệm dạy học các kiểu bài ôn tập
Vật lý THCS theo hướng tích cực” trong nhà trường đã đem lại nhiều hiệu quả thiết
thực, học sinh đã trở thành một chủ thể nhận thức trong hoạt động , các em đã hoạt
động và chủ động nhiều hơn trong việc chiếm lĩnh tri thức, mạnh dạn trao đổi lẫn
nhau và trao đổi nhiều hơn với giáo viên, thông qua tiết ôn tập tổng kết giúp các em

khắc sâu được những kiến thức quan trọng theo một hệ thống. Kết quả đến cuối mỗi
năm học, tỷ lệ học sinh đạt khá, giỏi cụ thể như sau:
+ Năm học 2008-2009: Xếp loại Giỏi: 17% , Khá: 45,8% , Yếu: 2,5% , Kém: 0%
Đạt học sinh giỏi vòng huyện: 02 em
Đạt học sinh giỏi vòng tỉnh: 02 em
+ Năm học 2009-2010: Xếp loại Giỏi: 29% ,Khá: 61,7% ,TB: 9,3%
Đạt học sinh giỏi vòng huyện: 05 em
Đạt học sinh giỏi vòng tỉnh : 05 em (01 giải nhất, 01 giải nhì, 02 giải ba, 01
giải khuyến khích)
* Sáng kiến trên đã được hội đồng chuyên môn Phòng Giáo dục Đầm Dơi phổ
biến trong toàn huyện từ tháng 12 năm 2009 được nhiều đồng nghiệp áp dụng và đem
lại kết quả cao.
Quách Phẩm, ngày 10 tháng 03 năm 2010
Người viết
Nguyễn Văn Hải

Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải 12
Đơn vị : THCS Quách Phẩm-Đầm Dơi

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC
Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải 13
Đơn vị : THCS Quách Phẩm-Đầm Dơi

×