MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................. 1
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................... 3
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC .............................................................................. 4
I. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước ............................................................ 4
1.1.Định nghĩa doanh nghiệp nhà nước .......................................................... 4
1.2. Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam – vai trò và thực trạng của các
doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. ............................................................... 5
II. một số lý luận chung về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ............... 7
2.1. Khái niệm và bản chất của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. ......... 7
2.1.1. Khái niệm về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. ................... 7
2.1.2. Bản chất của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. ................... 8
2.2. Mục tiêu của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. .............................. 9
2.3. Tác động của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. ................................ 9
2.3.1. Cổ phần hoá với tăng trưởng kinh tế. ........................................ 9
2.3.2. Cổ phần hoá với vần đề dân chủ hoá đời sống kinh tế và chống
tham nhũng. ....................................................................................... 11
2.3.3. Tác động xã hội của cổ phần hóa. ............................................ 11
2.3.4. Cổ phần hoá với sự phát triển của thị trường chứng khoán. .... 12
2.4. Sự cần thiết phải tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt
Nam. ............................................................................................................... 12
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM .................................................................... 14
I. Tiến trình thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong những
năm qua .......................................................................................................... 14
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam - Thực trạng và giải pháp
1
1.1. Giai đoạn thí điểm (từ năm 1992 – 1996). ............................................. 14
1.2. Giai đoạn mở rộng (1996-2002). ........................................................... 14
1.3. Giai đoạn chủ động (bắt đầu từ tháng 6/2002 đến tháng 11/2004). ..... 15
1.4. Giai đoạn đẩy mạnh (từ tháng 12/2004 đến nay). ................................. 15
II. Những thành tựu đạt được từ việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà
nước. .............................................................................................................. 16
2.1.Những thành tựu mang tính chất định lượng. ......................................... 16
2.2. Tác động của cổ phần hoá đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp cổ phần hoá. ............................................................................ 19
2.3. Cổ phần hoá tạo thêm công ăn việc làm, thu hút thêm lao động và tăng
thu nhập cho người lao động. ........................................................................ 20
2.4. Cổ phần hoá tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, giúp
cơ cấu lại doanh nghiệp, huy động thêm vốn, tạo cho doanh nghiệp có chế
quản lý năng động hiệu quả. .......................................................................... 22
III. Những khó khăn của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước .............. 23
IV. Nguyên nhân của những hạn chế. .......................................................... 28
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH
CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ................................ 31
I. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp
nhà nước. ........................................................................................................ 31
1.1. Giải pháp để nâng cao nhận thức và chỉ đạo thực hiện. ........................ 31
1.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến về cổ phần hoá. ................. 34
1.3. Phải có quyết tâm cổ phần hoá. ............................................................. 35
1.4. Thực hiện cổ phần hoá từng bước vững chắc. ....................................... 36
1.5. Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp cổ phần
hoá. ................................................................................................................. 39
1.6. Xoá bỏ cổ phần hoá khép kin và lành mạnh hoá tình hình tài chính. ... 40
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam - Thực trạng và giải pháp
2
KẾT LUẬN .............................................................................................. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 43
LỜI NÓI ĐẦU
Sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước
là một trong những yêu cầu bức thiết của Đảng và nhà nước hiện nay. Thực tiễn
hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hàng chục năm qua cho thấy
mặc dù doanh nghiệp nhà nước được giao phó vai trò chủ đạo song hoạt động
của chúng có nhiều điểm bất cập. Chính vì vậy, từ trước đến nay, vấn đề sắp
xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước để loại hình doanh nghiệp này trở thành
động lực chủ yếu của nền kinh tế luôn luôn được Đảng và Nhà nước ta chú trọng
sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước càng trở nên cấp bách khi đất nước ta
chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập vào
nền kinh tế thế giới. Một trong những giải pháp đổi mới doanh nghiệp nhà nước
được thực hiện có hiệu quả và mang lại nhiều thay đổi triệt để trong cấu trúc tổ
chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước là cổ phần hoá. Cổ phần hoá
doanh nghiệp nhà nước là một biện pháp hữu hiệu được tiến hành phổ biến ở
nhiều nền kinh tế trên thế giới. Ngay cả những quốc gia có nên kinh tế phát triển
phương thức quản lý doanh nghiệp tiên tiến như : Anh, Pháp, Mỹ cũng áp dụng.
Ở nước ta.cổ phần hoá được bắt đầu triển khai cách đây 15 năm với
những bước đi thử nghiệm và sau đó là sự triển khai rộng khắp trên cả nước. Cổ
phần hoá là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, một giải pháp quan
trọng tạo chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất –
kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước.Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, cổ
phần hoá vẫn chưa mang lại những kết quả như mong muốn. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu cổ phần hoá dianh nghiệp nhà nước, tìm được những hạn chế của nó,
đưa ra các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà
nước là việc làm rất có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam - Thực trạng và giải pháp
3
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC
I. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước
1.1.Định nghĩa doanh nghiệp nhà nước
Khái niệm doanh nghiệp nhà nước được phát triển tương đối sâu trong định
nghĩa và các quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003. Điều 1 Luật
doanh nghiệp nhà nước năm 2003 định nghĩa : “ Doanh nghiệp nhà nước là tổ
chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp
chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công
ty trách nhiệm hữu hạn”. Định nghĩa này của Luật doanh nghiệp nhà nước năm
2003 chứa đựng nhiều điểm mới phản ánh những thay đổi khá cơ bản trong nhận
thức của các nhà lập pháp và hoạch định chính sách của nước ta đối với thành
phần kinh tế nhà nước cũng như các thành phần kinh tế khác.
Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 đã đa dạng hoá các doanh nghiệp
nhà nước trên tiêu chí quyền chi phối. Khác với trước đây là doanh nghiệp nhà
nước chỉ tồn tại dưới dạng doanh nghiệp nhà nước độc lập hoặc tổng công ty
nhà nước thì hiện nay doanh nghiệp nhà nước có thể tồn tại dưới nhiều dạng
khác nhau. Chính sự đa dạng về hình thức tồn tại của doanh nghiệp nhà nước sẽ
làm sinh động thành phần kinh tế công, làm cho nó thích ứng hơn với nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam - Thực trạng và giải pháp
4
1.2. Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam – vai trò và thực trạng của các
doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
Hiến pháp năm 1992 và các văn bản pháp luật khác của Nhà nước ta đã
khẳng định vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước mà trong đó doanh nghiệp
nhà nước có vị trí quan trọng. Tồn tại với tư cách là nhân tố trọng yếu trong vai
trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước đang đối mặt với mâu
thuẫn giữa thực trạng hoạt động với sứ mạng được giao phó. Ở Việt Nam, doanh
nghiệp nhà nước trước đây được gọi là xí nghiệp quốc doanh đã phát triển với
quy mô và số lượng lớn trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung và được xác định
là thành phần kinh tế chủ đạo. Doanh nghiệp nhà nước đã đóng vai trò quan
trọng trong việc củng cố nền tảng kinh tế, xã hội của nước ta, góp phần xứng
đáng vào sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà, xây dựng cơ sở vật chất cho
chủ nghĩa xã hội.
Doanh nghiệp nhà nước hiện đang được quan tâm đặc biệt vì vai trò và sứ
mệnh của chúng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Tuy thoát ra khỏi tư duy máy móc về một chủ nghĩa xã hội với hai hình
thức sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể và tuy
đã khẳng định sự cẩn thiết của nền kinh tế đa thành phần, Đảng ta vẫn nhấn
mạnh vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước với bộ phận chủ yếu là doanh nghiệp
nhà nước. Kinh tế nhà nước được xác định là thành phần chủ đạo của nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Cũng như doanh nghiệp nhà nước ở nhiều trên thế giới, doanh nghiệp nhà
nước ở Việt Nam cũng gặp phải những vấn đề về hiệu quả. Ngay từ những năm
60,70 thế kỷ XX hiệu quả thấp trong hoạt động sản xuất – kinh doanh của các xí
nghiệp quốc doanh đã được đặt ra như là một vấn đề bức xúc. Tình trạng kém
hiều quả trong sản xuất – kinh doanh của đơn vị kinh tế này kéo dài trong nhiều
năm. Qua hơn 10 năm cải cách, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước đã có
những bước phát triển tốt hơn ngay cả khi đối mặt với những thách thức của cơ
chế mới được thể hiện ở các khía cạnh sau:
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam - Thực trạng và giải pháp
5
Bán DNNN
Bán một phần
Cho thuê toàn bộ
Bán toàn bộ
Cho thuê một phần
- Doanh nghiệp nhà nước vẫn chi phối được những ngành, lĩnh vực then
chốt của nền kinh tế, góp phần để kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ tỷ
trọng lớn trong xuất khẩu, thu nộp ngân sách, hợp tác đầu tư với nước ngoài,
đảm bảo được các dịch vụ công ích, phục vụ tốt cho an ninh và quốc phòng của
đất nước.
- Doanh nghiệp nhà nước đang dần dần thích ứng với nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm được nâng cao,
vốn được bảo toàn và phát triển.
- Nhiều doanh nghiệp nhà nước đã tăng được khả năng cạnh tranh và khả
năng hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, xem xét một cách toàn diện thì những thành tựu trên của doanh
nghiệp nhà nước vẫn chưa thể khắc phục được những tồn tại của chúng trong
hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự phát triển không bình thường về lượng cộng
với những bất cập trong cơ chế quản lý đã dẫn doanh nghiệp nhà nước tới một
số hạn chế sau đây:
- Thứ nhất, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, chưa tương xứng với vị
trí và sự đầu tư của ngân sách.
- Thứ hai, doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ. Quy mô nhỏ bé của
doanh nghiệp nhà nước thể hiện ở cả trong tiêu chí về sử dụng lao động. Số
doanh nghiệp nhà nước có lao động dưới 500 người chiểm 80%. Do quy mô
doanh nghiệp nha nước rất nhỏ nên khả năng đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới
công nghệ rất hạn chế. Nhìn chung , doanh nghiệp nhà nước chưa đủ sức tự
mình đầu tư để vươn tới những công nghệ và kỹ thuật tiên tiến. Những hạn chế
này dẫn đến tình trạng hàng hoá củ doanh nghiệp nhà nước giá cao hơn hàng
hoá cùng loại, cùng chất lượng của các doanh nghiệp khác, của hàng nhập tới
20-30%.
- Thứ ba, doanh nghiệp nhà nước lạc hậu về công nghệ sản xuất, về trình
độ quản lý.
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam - Thực trạng và giải pháp
6
Bán DNNN
Bán một phần
Cho thuê toàn bộ
Bán toàn bộ
Cho thuê một phần
- Th t, c cu phõn b cha hp lý. Cũn khỏ nhiu doanh nghip nh
nc hot ng trong cỏc lnh vc m ú chỳng khú cú th cnh tranh c
nh trong nhng dch v thụng thng. Bờn cnh ú, cú th nhn thy doanh
nghip nh nc c phõn b khụng hp lý theo ngnh, theo a phng. Cú
nhng a phng, ngnh nh thnh ph H Chớ Minh, H Ni, Hi Phũng,
ngnh cụng nghip, thng mi doanh nghip nh nc tp trung vi s lng
ln trong lỳc ú nhiu a phng li cú rt ớt cỏc doanh nghip nh nc. Mt
s a phng, nht l cp huyn thnh lp rt nhiu doanh nghip nh nc
khụng phự hp vi tỡnh hỡnh kinh t - xó hi v bt chp nhu cu thc t ca a
phng.
- Th nm, c ch qun lý nh nc i vi doanh nghip cng nh c ch
qun lý trong bn thõn doanh nghip cng knh v thiu hiu qu.
- Th sỏu, nh l h qu ca nhng im yu trờn, doanh nghip nh nc
ớt cú kh nng cnh tranh trờn th trng. Trong bi cnh t nc ta ang ch
ng hi nhp kinh t quc t, tham gia nhiu hn vo cỏc khu vc mu dch t
do hoc cỏc hip nh thng mi song phng, a phng, tớnh cnh tranh thp
ca doanh nghip nh nc s l mt thỏch thc sng cũn i vi nn kinh t
nc ta.
II. mt s lý lun chung v c phn hoỏ doanh nghip nh nc
2.1. Khỏi nim v bn cht ca c phn hoỏ doanh nghip nh nc.
2.1.1. Khỏi nim v c phn hoỏ doanh nghip nh nc.
C phn hoỏ l mt trong nhng gii phỏp sp xp, i mi, nõng cao hiu
qu doanh nghip nh nc. Nó là một bộ phận nằm trong chính sách cải cách
DNNN c th hin qua s mụ phng sau:
C phn hoỏ doanh nghip nh nc Vit nam - Thc trng v gii phỏp
7
Ci cỏch
DNNN
Bỏn DNNN
Bỏn mt phn
Ci cỏch c
ch qun lý
DNNN
Cho thuờ
DNNN
C phn hoỏ
DNNN
Cho thuờ ton b
Bỏn ton b
Cho thuờ mt phn
Xét ở bản chất pháp lý, cổ phần hoá là việc biến doanh nghiệp một chủ
thành doanh nghiệp của nhiều chủ, tức là chuyển từ hình thức sở hữu đơn nhất
sang sở hữu chung thông qua việc chuyển một phần tài sản của doanh nghiệp
cho những người khác. Những người này trở thành sở hữu chủ của doanh nghiệp
theo tỷ lệ tài sản mà họ sở hữu trong doanh nghiệp cổ phần hoá. Xét dưới góc độ
này thì cổ phần hoá dẫn tới sự xuất hiện không chỉ của của công ty cổ phần trên
nền tảng của doanh nghiệp được cổ phần hoá.
2.1.2. Bản chất của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
Việc cổ phần hoá được thực hiện thông qua việc chia vốn của một số doanh
nghiệp nhà nước nhất định ra thành các cổ phần. Một phần cổ phần phát hành
được bán cho tư nhân hoặc phân phát cho người lao động, một phần Nhà nước
sở hữu. Như vậy, với cổ phần hoá thì một số doanh nghiệp nhà nước được biến
thành sở hữu chung của người lao động, của doanh nhân và của Nhà nước. Rõ
ràng doanh nghiệp nhà nước bị tư nhân hoá một phần, tức là phần giành cho
doanh nhân và người lao động theo nghĩa là một phần tài sản của thành phần
kinh tế công đã chuyển sang thành phần kinh tế tư. Thực tế này cũng cho thấy
cổ phần hoá là tư nhân hoá từng phần các doanh nghiệp nhà nước. Cũng chính
vì lý do này nên nhiều quốc gia khi tiến hành cải cách thành phần kinh tế công
đều coi cổ phần hoá chỉ là một trong những phương thức thực hiện tư nhân hoá.
Có quan điểm đồng nhất cổ phần hoá với tư nhân hoá hay có quan điểm cổ
phần hoá chỉ liên quan đến doanh nghiệp nhà nước.Tuy nhiên, giữa cổ phần hoá
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam - Thực trạng và giải pháp
8
và tư nhân hoá ở các nước đã tiến hành cải cách đổi mới doanh nghiệp nhà nước
theo mô hình tư nhân hoá vẫn có những điểm khác nhau cơ bản.
Ngoài ra, với tư cách là sự kiện pháp lý của việc chuyển đổi hình thức sở
hữu của doanh nghiệp, cổ phần hoá có thể áp dụng đối với bất cứ loại hình
doanh nghiệp nào thuộc sở hữu của một chủ duy nhất. Vì vậy, doanh nghiệp tư
nhân, doanh nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài đều có thể trở thành
đối tượng của cổ phần hoá. Doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp 100% vốn
của một nhà đầu tư nước ngoài có thể chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn
thông qua cổ phần hoá.
2.2. Mục tiêu của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
- Cổ phần hoá tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu trong đó
có sự tham gia của đông đảo người lao động. Nhờ có sự tham gia của đông đảo
các chủ sở hữu sẽ tăng cường được sự giám sát của các nhà đầu tư đối với nguồn
vốn của doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của
doanh nghiệp, thay đổi được cung cách quản trị doanh nghiệp đảm bảo giải
quýêt được hài hoà lợi ích của nhà nước, của doanh nghiệp của các nhà đầu tư
và của người lao động.
- Thông qua cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước sẽ huy dộng được
nguồn vốn của cá nhân , của các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước để
doanh nghiệp có thể tái đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển hoạt động sản xuất
kinh doanh .
2.3. Tác động của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
Cổ phần hoá có vai trò to lớn trong việc đổi mới doanh nghiệp nhà nước,
nhất là ở những nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch tập trung sang nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.3.1. Cổ phần hoá với tăng trưởng kinh tế.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra chỉ tiêu tăng trưởng GDP tổng
quát cho giai đoạn 2001- 2005 theo đó nền kinh tế tăng ở mức 7.5 đến 8% mỗi
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam - Thực trạng và giải pháp
9
năm. Việc thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng này phụ thộc vào rất nhiều yếu tố trong
đó có yếu tố trong đó có yếu tố quyết định là hiệu quả của khu vực kinh tế công
mà nòng cốt là doanh nghiệp nhà nước. Điều này cũng có nghĩa là cổ phần hoá
doanh nghiệp nhà nước có tác động rất lớn đối với việc thực hiện mục tiêu tăng
trưởng này.
- Thứ nhất, kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy ở các nước có
thành phần kinh tế công lớn thì tốc độ tăng trưởng không cao. Chính vì thế, đối
với đất nước ta, muốn duy trì tốc độ tăng trưởng cao thì cần cơ cấu lại thành
phần kinh tế này. Phân tích của các nhà kinh tế cho thấy ở Trung Quốc giữa tốc
độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ cổ phần hoá tỷ lệ thuận với nhau rất rõ. Sở dĩ
như vậy do là cổ phần hoá sàng lọc và đào thải những doanh nghiệp kém hiệu
quả, tạo môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và động lực phát triển.
Những doanh nghiệp nhà nước kinh doanh không hiệu quả phần lớn là do khâu
quản lý yếu kém, bộ máy điều hành thiếu năng động sang tạo hoặc thi.
- Thứ hai, việc giảm số lượng các doanh nghiệp nhà nước thuần tuý, tức là
doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sẽ giảm bớt được một khoản bổ sung vốn từ
ngân sách cho những doanh nghiệp này để dành đầu tư vào những nhu cầu phát
triển khác.
- Thứ ba, thông qua cổ phần hoá, Nhà nước thu được một phần giá trị tài
sản nhà nước trước đây giao cho các doanh nghiệp quản lý nhưng sử dụng kém
hiệu quả.
- Thứ tư, cùng với việc giảm đầu mối doanh nghiệp nhà nước sẽ làm giảm
nhu cầu hỗ trợ và ưu đãi về tín dụng của nhà nước. Đặc biệt nó sẽ làm giảm bớt
áp lực vay vốn lên các ngân hàng thương mại quốc doanh và các quỹ tín dụng
nhà nước.
- Thứ năm, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước gắn liền với sự xuất hiện
của hàng loạt các công ty cổ phẩn. Sự tồn tại của công ty cổ phần với cơ chế lưu
chuyển cổ phần thông qua thị trường chứng khoán tạo ra quá trình luân chuyển
vốn từ nơi không có hiệu quả hoặc nơi hiệu quả thấp sang nơi có hiệu quả cao.
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam - Thực trạng và giải pháp
10
2.3.2. Cổ phần hoá với vần đề dân chủ hoá đời sống kinh tế và chống
tham nhũng.
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở nước ta có tác dụng rất lớn trong
việc đẩy lùi tình trạng lãng phí, tham nhũng đang khá phổ biến trong các doanh
nghiệp nhà nước và những cơ quan quản lý chúng. Sự bao cấp của nhà nước đối
với nhiều doanh nghiệp, cơ chế xin cho là mảnh đất tốt lành cho những hành
dộng lãng phí, tham nhũng.
Cổ phần hoá sẽ là một giải pháp tích cực để hạn chế tình trạng tham nhũng,
nâng cao dân chủ và công bằng xã hội. Trong một doanh nghiệp cổ phần hoá,
việc quản lý công ty sẽ được đảm nhiệm bởi một guồng máy do các cổ đông lập
ra. Chính các cổ đông sẽ quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp,
giám sát chặt chẽ, thường xuyên hoạt động sản xuất kinh doanh của nó. Vì lợi
ích của chính bản thân mình, cổ đông sẽ phát hiện và tự mình thông qua nền dân
chủ cổ phần xử lý kịp thời các hành vi mờ ám, gian lận hay tham ô của những
người quản lý và các cổ đông lớn trong công ty.
2.3.3. Tác động xã hội của cổ phần hóa.
Bất kỳ chính sách kinh tế nào cũng tác động đến các vấn đề xã hội. Cổ
phần hoá tác động đến các vấn đề xã hội ở nhiều phương diện, ảnh hưởng trực
tiếp đến quyền lợi của nhiều đối tượng xã hội, làm phát sinh những mối quan hệ
mới. Ảnh hưởng của cổ phần hoá có thể rất tích cực song cũng có thể chứa đựng
những yếu tố tiêu cực nếu không được xử lý đúng.
Một trong những mục tiêu của chính sách cổ phần hoá là thay đổi cơ cấu
quản lý của doanh nghiệp cho hợp lý và hiệu quả hơn. Những thay đổi này chắc
chắn sẽ kéo theo sự thay đổi trong việc bố trí, sử dụng lao động. Thêm vào đó,
khi công nghệ, quy trình sản xuất và cơ chế quản lý lao động mới được áp dụng
sau cổ phần hóa, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ giảm. Ngay cả
khi nhu cầu lao động không giảm song do tính chất hiện đại của công nghệ lao
động chưa qua đào tạo hay đào tạo không phù hợp với trình độ mới trong các
doanh nghiệp nhà nước sẽ phải được thay thế. Việc làm là vấn đề sống còn đối
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam - Thực trạng và giải pháp
11
với người lao động, Vì vậy, đây thực sự là một thách thức không nhỏ trong quá
trình cổ phần hoá .
Tác động đáng lưu ý khác của cổ phần hoá là sự tiềm ẩn trong nó khả năng
phân hoá xã hội và gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
2.3.4. Cổ phần hoá với sự phát triển của thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán và cổ phần hoá có mối liên hệ lẫn nhau không thể
phủ nhận. Cổ phần hoá có tác động rất lớn đối với thị trường chứng khoán thông
qua việc làm xuất hiện thêm một số lượng công ty cổ phần có tiềm lực do thừa
kế vốn, công nghệ, lao động từ các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa. Trong
điều kiện nước ta hiện nay, việc đẩy nhanh cổ phần hoá sẽ gắn chặt với việc phát
triển thị trường chứng khoán. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước được tiến
hành tốt sẽ làm cho thị trường chứng khoán phát triển sôi động.
Ngoài ra, sự tham gia của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá vào thị
trường chứng khoán buộc chúng phải thực hiện chế độ tài chính kế toán minh
bạch, công khai, phải công bố với các cổ đông và công chúng về tình hình sản
xuất- kinh doanh, lợi nhuận và kế hoạch phát triển công ty. Những đòi hỏi này
buộc những người quản lý công ty phải điều hành tốt hơn, chú trọng đến sẹ phát
triển sản xuất kinh doanh nhiều hơn. Kết quả, hiệu quả của doanh nghiệp nhà
nước cổ phần hoá sẽ tót hơn nhiều và đó là một trong những lực hút các doanh
nghiệp nhà nước vào quỹ đạo cổ phần hoá.
2.4. Sự cần thiết phải tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt
Nam.
Đối với nước ta, do đặc trưng của nền kinh tế, do chủ trương xây dựng nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cổ phần hoá được coi là giải
pháp cơ bản của sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Điều này được lý giải
bởi sự hoá thân đầy đủ của cổ phần hoá vào trong những yêu cầu, những đặc
trưng của sự phát triển đất nước ta trong giai đoạn hiện nay và cả trong tương
lai.
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam - Thực trạng và giải pháp
12
- Việc thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã cho phép các
doanh nghiệp thu hút được một lượng lớn nguồn vốn trong xã hội vào đầu tư
phát triển sàn xuất.
- Cổ phần hoá tạo cho doanh nghiệp cơ chế quản lý năng động, hiệu quả,
thích nghi với nền kinh tế thị trường. Thông qua cổ phần hoá, bộ máy và phương
pháp quản lý của các doanh nghiệp thích nghi, năng động và sát với thị trường
hơn, phần nào làm tăng trách nhiệm của người lao động đối với doanh nghiệp,
động lực lao động mới được tạo ra.
- Cổ phần hoá là con đường dẫn tới hiệu quả trong hoạt động của doanh
nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp nhà nước sau khi thực hiện cổ phần hoá đểu
hoạt động có hiệu quả hơn trước xét tổng thể trên các mặt doanh thu, lợi nhuận,
nộp ngân sách, tích luỹ vốn.
Tóm lại, cổ phần hóa đã đem lại lợi ích cho Nhà nước, cho doanh nghiệp,
cho người lao động trong doanh nghiệp và cả trong các cổ đông khác của doanh
nghiệp. Thực tế đó đã chứng minh rằng, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về
cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn.
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam - Thực trạng và giải pháp
13
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
I. Tiến trình thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong những
năm qua
Tiến trình cổ phần hoá 15 năm qua có thể chia làm 4 giai đoạn. Đó là giai
đoạn : thí điểm, giai đoạn mở rộng, giai đoạn chủ động và giai đoạn đẩy mạnh.
1.1. Giai đoạn thí điểm (từ năm 1992 – 1996).
Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước được bắt đầu từ tháng 11/ 1991
khi hội nghị TW2 khoá 7 của Đảng đưa vào chủ trương cổ phần hoá. Giai đoạn
này gắn với nghị định 28 của Chính phủ.
Giai đoạn thí điểm từ 1992-1996, nhà nước chỉ thí điểm thực hiện cổ phần
hoá những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, mang tính chất tự nguyện, việc
bán cổ phần cũng chỉ giới hạn trong những đối tượng là nhà đầu tư trong nước,
trong đó ưu tiên bán cổ phần cho người lao động. Chính vì vậy, mới chỉ có 5
doanh nghiệp hoàn thành cổ phần hoá trên tổng số khoảng 16 doanh nghiệp
được thí điểm trong giai đoạn này.
1.2. Giai đoạn mở rộng (1996-2002).
Giai đoạn này gắn với nghị định 44 của Chính phủ.
Giai đoạn mở rộng từ năm 1996 đến năm 2002 với nhiều cơ chế chính sách
về cổ phần hoá được hoàn thiện và ban hành đã đẩy nhanh tiến trình này. Đặc
trưng của giai đoạn này là việc mở rộng nhiều hình thức cổ phần hoá mặc dù các
cơ quan quản lý nhà nước vẫn phải trực tiếp tham gia rất nhiều công đoạn và tổ
chức điều hành. Đó là việc mở rộng thêm diện bán cổ phẩn cho người Việt Nam
định cư tại nước ngoài và người nước ngoài định cư lâu dài tại Việt Nam; mở
rộng mức ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp; có thể bán 100% vốn
nhà nước tại doanh nghiệp…Kết quả là giai đoạn này với một cơ chế cổ phần
hoá ngày càng được hoàn thiện, sự hưởng ứng đối với tiến trình sắp xếp và cổ
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam - Thực trạng và giải pháp
14
phần hoá doanh nghiệp ngày càng tăng lên, chúng ta đã tiến hành cổ phần hoá
được 868 doanh nghiệp nhà nước, bộ phận doanh nghiệp nhà nước.
1.3. Giai đoạn chủ động (bắt đầu từ tháng 6/2002 đến tháng 11/2004).
Giai đoạn này gắn với cơ sở pháp lý quan trọng là nghị định số
64/2002/NĐ-CP của chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành
công ty cổ phần. Đây là giai đoạn Nhà nước chủ động giao cho các Bộ, ngành,
địa phương trách nhiệm lựa chọn và triển khai cổ phần hoá đối với các doanh
nghiệp thuộc phạm vi quản lý mà không trông chờ sự tự nguyện của các doanh
nghiệp cấp dưới như trước đây. Trong giai đoạn này, Nhà nước cũng giao thêm
quyền quyết định giá trị doanh nghiệp và phê duyệt phương án cổ phần hoá cho
Bộ trưởng các Bộ, chủ tịch UBND các tỉnh (trừ trường hợp giảm trên 500 triệu
đồng vốn nhà nước phải có ý kiến của Bộ tài chính). bắt đầu áp dụng biện pháp
nhằm công khai, minh bạch hoá quá trình cổ phần hoá như cho phép thuê các tổ
chức trung gian xác định giá trị doanh nghiệp; dành tối thiểu 30% số cổ phần
(sau khi trừ số lượng cổ phần nhà nước nắm giữ, cổ phần bán ưu đãi cho người
lao động) để bán cho các nhà đầu tư ngoài doanh nghiệp…
Mặc dù, về số lượng, giai đoạn này chúng ta đã tiến hành cổ phần hoá được
1435 doanh nghiệp nhà nước, bộ phận doanh nghiệp nhà nước nhưng theo
đaónh giá các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá thực sự quy mô vẫn còn
khá nhỏ bé chưa chiếm đến 5% tổng số vốn nhà nước trong các doanh nghiệp,
quá trình cổ phần hoá còn khép kín, chưa thực sự gắn với thị trường nên vừa hạn
chế công tác huy động vốn của doanh nghiệp vừa làm giảm sự giám sát của xã
hội đối với hoạt động của doanh nghiệp; việc giải quyết lợi ích giữa các bên
trong một doanh nghiệp được cổ phần háo cũng chưa được hài hoà…
1.4. Giai đoạn đẩy mạnh (từ tháng 12/2004 đến nay).
Giai đoạn này được đánh dấu bằng việc ban hành Nghị định số
187/2004/NĐ-CP của chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty
cổ phần.Trong giai đoạn này đã xuất hiện các công ty nhà nước có quy mô vốn
lớn không thuộc diện nhà nước giữ 100% vốn được cổ phần hoá như : Bảo
Minh, Vinamilk, Vĩnh Sơn… và được niêm yết làm tăng đáng kể quy mô của thị
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam - Thực trạng và giải pháp
15
trường chứng khoán. Các giải pháp để nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp
cổ phần hoá và các cơ quan trong xử lý nợ, tài sản tồn đọng, lao động dôi dư
cũng được tiến hành sông song với việc bổ sung các quy định để nâng cao tính
khách quan, minh bạch, tính chuyên nghiệp trong quá trình cổ phần hoá như
định giá qua các định chế trung gian, tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị
doanh nghiệp, thực hiện bán cổ phần lần đàu thông qua đấu giá công khai, theo
nguyên tắc thị trường… Trong giai đoạn này, chúng ta đã tiến hành cổ phần hoá
được 1054 doanh nghiệp nhà nước, bộ phận doanh nghiệp nhà nước,
II. Những thành tựu đạt được từ việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
Sau 15 năm triển khai và tập trung thực hiện 5 năm vừa qua, công tác cổ
phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã đạt được kết quả trên nhiều mặt được thể
hiện như sau:
2.1.Những thành tựu mang tính chất định lượng.
Qua kết quả báo cáo của các địa phương, bộ , ngành, tổng công ty thì đến
30/6/2006 cả nước đã sắp xếp được 4760 doanh nghiệp và bộ phận doanh
nghiệp. Trong đó, cổ phần hoá 3365 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp;
giao bán, khoán kinh doanh và cho thuế 310 doanh nghiệp, sáp nhập hợp nhất
450 doanh nghiệp…Kết quả các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá qua từng
năm như sau:
Bảng số liệu số doanh nghiệp được cổ phần hoá giai đoạn 1990-2006
qua từng năm
Năm Số doanh nghiệp được cổ phần hoá
1990-1992 không có
1993 2 đơn vị
1994 1 đơn vị
1995 3 đơn vị
1996 5 đơn vị
1997 7 đơn vị
1998 100 đơn vị
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam - Thực trạng và giải pháp
16
1999 250 đơn vị
2000 212 đơn vị
2001 204 đơn vị
2002 164 đơn vị
2003 532 đơn vị
2004 753 đơn vị
2005 754 đơn vị
1/2006-6/2006 378 đơn vị
Tổng cộng 3365 đơn vị
Nguồn tạp chí Cộng sản tháng 09-2006
Qua những con số trên đây ta thấy rõ tiến trình cổ phần hóa đã trải qua
những bước thăng trầm, nhưng nói chung là theo xu hướng mỗi ngày càng được
đẩy mạnh. Từ chỗ thực hiện chậm chạp trong những năm đầu tiên (mỗi năm vài
ba doanh nghiệp đến vài trăm doanh nghiệp) và cho đến 3 năm gần đay tiến
trình cổ phần hoá được đẩy mạnh hơn, do đó số doanh nghiệp và bộ phận doanh
nghiệp được cổ phần hoá tương đối nhiều.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, hình
thức cổ phần hoá phổ biến nhất là bán một phần doanh nghiệp kết hợp phát hành
thêm cổ phiếu (chiếm 43.4%) , tiếp đó là bán một phần vốn nhà nước hiện có tại
doanh nghiệp (26%), còn lại là bán toàn bộ vốn nhà nước tại doanh nghiệp
(15.5%) và giữ nguyên vốn nhà nước và phát hành thêm cổ phiếu (15.1%).
Trong số các doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành công nghiệp giao thông vận
tải và xây dựng chiếm tỷ trọng 65.5%, thương mại dịch vụ chiếm 28.7% và
ngành nông lâm ngư nghiệp chiếm 5.8%. Nếu phân chia theo địa phương thì
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chiếm 65.7%, bộ ngành trung ương chiếm
25.8%, tổng công ty 91 chiếm 8.5%.
Nhìn lại quá trình qua có thể nhận thấy chúng ta đã đạt được những kết quả
đáng ghi nhận:
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam - Thực trạng và giải pháp
17