Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tái cấu trúc doanh nghiệp: Thời điểm nào? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.73 KB, 8 trang )

Tái cấu trúc doanh nghiệp: Thời điểm nào?
Khi nào tái cấu trúc (TCT)? TCT gồm những hình
thức gì? Cần chuẩn bị những gì để TCT hiệu quả ?
Đó là những yếu tố mà doanh nghiệp (DN) cần quan
tâm để tránh cho DN bị đổ vỡ hoặc tồn tại nhưng
thiếu sức sống…!

Cấp độ và quy trình

Theo TS Nguyễn Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện
Phát triển doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam (VCCI), TCT DN còn có thể chia
thành TCT tài chính và TCT cơ cấu tổ chức, hoạt
động.
TCT tài chính là việc thực hiện một cơ cấu vốn phù
hợp thông qua việc xây dựng và xác định tỷ lệ vốn
chủ sở hữu và nợ thích hợp, qua đó tạo điều kiện cho
DN phát triển bền vững. Trong một số trường hợp,
TCT tài chính là lựa chọn cơ cấu tài chính phù hợp
nhất và thực hiện nó; dành cho các DN không có điều
đáng lo về kinh doanh hay triển vọng kinh doanh
nhưng lại đang đối mặt với những khó khăn tài chính
do sử dụng quá nhiều nợ, hoặc dựa quá nhiều vào
nợ ngắn hạn.

Còn khi TCT cơ cấu tổ chức và hoạt động, DN cần
tập trung vào các vấn đề: chiến lược và cơ cấu tổ
chức hoạt động; danh mục sản phẩm, thị trường và
chiến lược đầu tư, quản trị và văn hoá DN; phương
thức điều hành, các chế độ chính sách.


Nếu xem xét trên cơ sở lý thuyết chuỗi giá trị thì tiến
trình hội nhập tạo ra sức ép cho DN ở tất cả các
khâu, bao gồm: nguồn lực đầu vào (các nguồn
nguyên liệu, nhân lực, tài chính…); quản trị trong nội
bộ DN; sản phẩm đầu ra (thị trường, phân phối…).
Như vậy khi TCT, DN phải TCT ở cả 3 chu trình lớn
này. Xét về quy trình, TCT DN gồm các bước chính
là: rà soát, chẩn đoán hiện trạng của DN; xây dựng,
thống nhất các giải pháp và lộ trình triển khai; xây
dựng các chính sách và quy chế trên cơ sở giải pháp
đã vạch ra; đào tạo, tập huấn và tiến hành lộ trình
triển khai giải pháp; đánh giá kết quả.

Từ các vấn đề cụ thể DN đang gặp phải, TCT DN sẽ
nhấn mạnh vào một hoặc một số trong các yếu tố căn
bản. Chẳng hạn như: xây dựng hoặc điều chỉnh chiến
lược kinh doanh; phát triển kỹ năng mới, tạo sự tìm
tòi và đổi mới trong nội bộ DN; các giá trị bao gồm
cam kết với khách hàng, cộng đồng và xây dựng văn
hoá DN; hệ thống liên quan đến phương pháp vận
hành của DN; kết cấu bao gồm việc xác lập lại các
phòng ban cùng với nhiệm vụ, chức năng của từng
cá nhân nhằm giúp DN hoạt động hiệu quả hơn.

TCT khi nào?

Theo ông Tuấn, thời điểm mà các DN cần TCT khi
thấy thiếu hụt các chiến lược và kế hoạch. Nếu chiến
lược không được hoạch định và quản lý đầy đủ sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tương lai của DN.


DN cũng cần TCT khi đội ngũ lãnh đạo làm việc
không hiệu quả. Tính cách, hiểu biết, kinh nghiệm cá
nhân của đội ngũ lãnh đạo DN đóng vai trò quan
trọng, bởi chính sự linh hoạt, quyết đoán, dám đương
đầu và chấp nhận rủi ro sẽ giúp cho DN có những
bước đột phá trong quá trình phát triển của mình.
Ngược lại, những người ngại thay đổi, sợ rủi ro sẽ
kìm hãm sự phát triển của DN.
“TCT DN
phải luôn
luôn được
xem xét
một cách
thường
xuyên. Nếu không thì sự
mất cân bằng của hệ
thống có thể xảy ra bất
cứ lúc nào, dẫn đến khả
năng: hệ thống bị tan vỡ
(DN phá sản); hoặc hệ

Khi cơ cấu vốn, cơ cấu
tài chính của DN chưa
phù hợp và thiếu các
kiểm soát tài chính cũng
là lúc cần TCT. Đây là
một lý do mà nhiều DN
hiện nay cần tái cơ cấu nguồn tài chính để đảm bảo
cho DN hoạt động tốt.


Khi quản trị nguồn nhân sự yếu, kém cũng cần TCT,
điều chỉnh kịp thời và phải có định hướng mang tính
lâu dài.

Khi trong tổ chức có sự phối hợp hoạt động không
hiệu quả do cơ cấu chưa hợp lý cũng là lúc nên TCT.
Một cơ cấu tổ chức được thiết kế tốt sẽ có khả năng
cho phép DN sử dụng thông tin từ các bộ phận một
cách hiệu quả, từ đó giúp cho hoạt động phối hợp
giữa các đơn vị được chặt chẽ và lãnh đạo điều hành
tốt hơn.

thống tồn tại nhưng trơ lì,
xơ cứng và thiếu sức
sống (DN vẫn tồn tại
nhưng không phát triển)”,
TS Nguyễn Minh Tuấn.
Phải “thông” tư tưởng

“DN muốn làm một việc gì, điều trước tiên phải làm là
“thông” tư tưởng của lãnh đạo và đội ngũ kế cận.
TCT cũng vậy, lãnh đạo DN và đội ngũ kế cận cần
thiết phải đổi mới tư duy. Như vậy cần có những cuộc
trao đổi, tọa đàm để mọi người trong DN thay đổi
nhận thức. TCT phải được chia sẻ cùng mọi người
chứ không thể vì lợi ích một vài người”, ông Tuấn nói.

ng cho rằng, tâm lý ngại thay đổi, ai ngồi đâu ngồi “lì”
đó là lực cản không nhỏ đến tiến trình TCT. Chính vì

không muốn thay đổi nên những người lao động cũ
có kinh nghiệm lại thiếu kiến thức cập nhật, thường
tìm cách trì kéo bằng việc bất hợp tác với những
người mới tuyển dụng được đào tạo bài bản, có kiến
thức mới.

Trong nhiều DN, vẫn còn trường hợp xem nhẹ việc
phổ biến lý luận về quá trình TCT DN. Nhưng thực tế
cho thấy DN, nhất là đội ngũ quản lý, có hiểu rõ và
nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của TCT thì
mới mạnh dạn áp dụng. Như vậy, lãnh đạo DN cần
phổ biến những quan điểm về TCT, tái lập DN cho
các thành viên trong công ty để mọi người thấy quá
trình này là cần thiết. Từ đó, DN kiên quyết tiến hành
tái cơ cấu khi hội tụ các điều kiện.

Quá trình TCT DN được thực hiện ở các mặt: tổ chức
và quản lý, tài sản, sản phẩm, thị trường, lao động…
Người lao động khi đó sẽ chịu sự tác động rất mạnh
của quá trình thay đổi. Để tránh những cú “sốc” cho
người lao động khi bị thuyên chuyển hoặc cắt giảm
do quá trình TCT tổ chức thì DN nên có sự chuẩn bị
cho họ. Đó là: cung cấp thông tin cần thiết về quyền
lợi và trách nhiệm để người lao động chủ động trong
công việc; trang bị những kiến thức cần thiết để họ
tiếp cận với vị trí mới sau khi TCT.

Trong bất kỳ tình huống nào, thời cơ luôn là yếu tố
quan trọng. Do vậy DN cần xác định đúng thời điểm
TCT, tránh quá sớm hoặc quá muộn.


×