Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

10 Quyền lợi cơ bản khi gia nhập hệ thống Franchise ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.33 KB, 7 trang )

10 Quyền lợi cơ bản khi gia nhập hệ thống Franchise
Gia nhập vào 1 hệ thống Nhượng Quyền, hay ngắn
gọn là Franchise, người Nhận Quyền (Franchisee)
thường phải trả những khoản phí xác định cho đơn vị
Nhượng Quyền (Franchisor), đàm phán hợp tác được
coi là thành công khi các khoản phí đem lại ích lợi và
hiệu quả đầu tư tốt cho bên Nhận Quyền.

Khi mà lợi nhuận kinh doanh là khác biệt giữa các chi
nhánh Nhận Quyền khác nhau, và phụ thuộc rất
nhiều vào nỗ lực của chính bản thân đơn vị Nhận
Quyền, thì ở thời điểm đàm phán ban đầu, đơn vị
Nhận Quyền có thể cân nhắc đầu tư dựa trên 10
quyền lợi cơ bản sau đây, đúng với đa số các trường
hợp, tổ chức kinh doanh nhượng quyền.

1. Danh Tiếng

Danh Tiếng, hay Thương Hiệu từ lâu được coi là tài
sản quý giá nhất của doanh nghiệp, thông thường, để
xây dựng được một thương hiệu được coi là uy tín,
các doanh nghiệp thường phải đầu tư rất nhiều thời
gian và công sức, mà cũng chẳng mấy khi thành
công. Trên thực tế, có nhiều công ty rất lớn thật ra chỉ
sở hữu độc có thương hiệu chứ chẳng có nhà xưởng
sản xuất gì, như Nike, P&G. Hãy cân nhắc xem danh
tiếng của đơn vị Nhượng Quyền có đủ mạnh?

2. Công Nghệ và sản phẩm

Bạn có thể chế biến món gà rán ngon lành, ổn định


trong vòng 5 phút, bạn có thể điều hành một trường
học với mức học sinh tốt nghiệp luôn trên 80%? Công
nghệ chính là một trong những thứ xây dựng nên
thương hiệu nổi tiếng của các đơn vị Nhượng Quyền,
là cái mà họ đã trải qua rất nhiều thử nghiệm, nghiên
cứu thất bại lẫn thành công. Bằng việc sử dụng 1
công nghệ hoặc sản phẩm đã thành công, đơn vị
Nhận Quyền có cơ hội rất tốt để tối ưu hiệu quả công
việc. Hãy cân nhắc xem công nghệ và sản phẩm của
đơn vị Nhượng Quyền có nhiều ưu điểm và độc đáo
riêng hay không?

3. Dự báo và tư vấn

Đầu tư vào một doanh nghiệp mới, bạn có hàng tỷ
thứ mơ hồ, mà dự đoán lúc đúng lúc sai. Ngược lại,
đối với Franchise, Franchisor có thể báo trước hầu
như chính xác về các chi tiết quan trọng như thời
gian, mức đầu tư, khả năng lãi lỗ, để qua đó, bạn có
được những tính toán sát thực nhất. Hãy xem mức
độ hỗ trợ và tư vấn cam kết đến đâu?

4. Lực Lượng

Lực lượng hùng hậu và chuyên nghiệp của
Franchisor chính là những “Khai Quốc Công Thần”
của bạn. Trong lúc doanh nghiệp còn mới, nhân sự
thiếu thốn thì chính những người này sẽ là những
cánh tay rắn chắc cùng lúc nhấc doanh nghiệp của
bạn lên và đẩy nó vào guồng. Hãy xem đội ngũ quản

trị của đơn vị Nhượng Quyền có kinh nghiệm và năng
lực ra sao?

5. Đào Tạo

Lực lượng nhân viên mới toanh của bạn, thay vì nhức
đầu đào tạo, thì họ được đào tạo và thực hành ngay
ở những cơ sở của Franchisor, vậy là bạn bắt đầu
ngay bằng một lực lượng nhân sự chuyên nghiệp và
kinh nghiệm. Hãy tìm hiểu hệ thống và chương trình
đào tạo của đơn vị Nhượng Quyền.

6. Quyền Lực

Tham gia vào hệ thống Franchise cũng giống như gia
nhập một đội quân hùng mạnh, với số lượng giao
dịch lớn, hệ thống Franchise có rất nhiều quyền lực
đàm phán đối với các nhà cung cấp, nhà phân phối,
điều này giảm đáng kể chi phí của tất cả đơn vị trong
hệ thống. Hãy xem hệ thống chi nhánh của đơn vị
Nhượng Quyền có đủ lớn mạnh?

7. Tiết kiệm bộ máy

Với mô hình của một doanh nghiệp, cho dù hoạt động
nhiều hay ít thì một số bộ phận gần như là bắt buộc
phải có như kế toán, thiết kế. Tất nhiên, bạn có thể
thuê ngoài nhưng chất lượng và sự cam kết là không
ổn định. Thông thường, các đơn vị Nhượng Quyền có
thể hỗ trợ rất nhiều dịch vụ cho bạn theo hướng quản

lý từ xa. Với hệ thống doanh nghiệp nhiều kinh
nghiệm, nhất là quản lý bằng phần mềm thì giải quyết
phần việc phát sinh thêm của 1 chi nhánh thật là đơn
giản. Hãy xem các bộ phận mà Franchisor hỗ trợ là
những gì, điều này có giúp bạn tinh giảm được bộ
máy của mình không?

8. Marketing

Có một số phương tiện truyền thông có độ phủ lớn,
và rất hiệu quả trên diện rộng, ở Việt Nam ví dụ như
báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, VTV3, HTV7, tất nhiên, giá
cả thì trên trời. Một doanh nghiệp nhỏ đơn độc khó
lòng sử dụng những kênh này. Tuy nhiên, một hệ
thống Franchise thì khác, với sự đóng góp của cả hệ
thống khiến doanh nghiệp có được một ngân sách
Marketing lớn. Hãy xem xét các kênh Marketing diện
rộng truyền thống của đơn vị Nhượng Quyền là gì,
với đầu tư và tần suất ra sao, có phủ kín địa phương
mà bạn dự định đầu tư hay không?

9. Quản Lý Chất Lượng

Xây dựng một công ty tốt đã khó, giữ được chất
lượng còn khó hơn, nhất là kiểm soát chất lượng từ
khía cạnh chủ quan thường khiến tầm nhìn của bạn
bị giới hạn. Trong hệ thống Franchise, các Franchisor
vì luôn phải giữ gìn thương hiệu của hệ thống, họ sẽ
là những người đánh giá chuyên nghiệp, và báo hiệu
những dấu hiệu tiêu cực rất kịp thời. Hãy xem xét

việc thực hiện quản lý chất lượng được thực hiện thế
nào đối với các chi nhánh khác?

10. Tự Chủ

Dù luôn được các Franchisor hỗ trợ, kiểm tra, nhưng
doanh nghiệp vẫn là sở hữu của đơn vị Nhận Quyền,
bạn quản lý doanh nghiệp hàng ngày, thậm chí có thể
mua, bán, sang nhượng. Điều này mang lại cảm giác
rất khoan khoái so với việc đi làm thuê cho người
khác.

Franchise cũng giống như một hoạt động đầu tư
thông thường, để có được đàm phán và quyết định
đầu tư đúng đắn, việc thấu hiểu bản chất, cơ cấu và
phương thức hoạt động của nó là điều rất quan trọng.
Với nhà đầu tư, thì đầu tư kiến thức là khoản đầu tư
rẻ, ít rủi ro và hiệu quả nhất.

×