Phân tích tình hình biến động lãi suất huy động vốn đối với các NHTM Việt Nam
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lãi suất là một phạm trù kinh tế, phản ánh mối quan hệ giữa người cho vay
và người đi vay, phản ánh mối quan hệ giữa cung và cầu về tiền tệ, thực trạng kinh
tế của một nước. Lãi suất là một trong những vấn đề trung tâm của nền kinh tế, vì
nó tác động đến chi phí đầu tư, do đó nó là yếu tố quan trọng quyết định tổng mức
đầu tư và tổng mức cầu về tiền tệ. Việt Nam trong hơn 10 năm đổi mới, những
chính sách lãi suất ngân hàng nhà nước sử dụng đã có tác động mạnh mẽ tới việc
huy động vốn và hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngân hàng thương mại và
các doanh nghiệp. Đất nước ta những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến về
kinh tế. Nghị quyết IX của Đảng cũng luôn đề cao vai trò phát triển của nền kinh
tế trong đó phải kể đến sự phát triển rộng rãi của hệ thống ngân hàng thu hút
nguồn vốn nhàn rỗi để sử dụng và trả lãi hàng tháng cho người gửi.
Việt Nam đang tiến hành xây dựng xã hội chủ nghĩa từ điểm xuất phát thấp,
trong khi đó chúng ta vừa từng bước công nghiệp hóa - hiện đại hóa lại vừa mở
rộng tham gia hội nhập với các tổ chức kinh tế xã hội trên thế giới, nên cần thiết
phải có một nguồn vốn rất lớn, đặc biệt là nguồn vốn trong nước để tăng cường
củng cố nội lực, thực hiện đúng chủ trương mà Đảng và Nhà nước đã đề ra tại
Nghị Quyết IX. Do đó, việc nghiên cứu huy động, quản lí và sử dụng các nguồn
vốn trong nước là hết sức quan trọng không chỉ giúp chúng ta hiểu được sâu hơn
về thực trạng và tiềm năng của các nguồn vốn mà còn để tìm ra các giải pháp, cách
thức tăng cường huy động và sử dụng một cách hữu hiệu áp dụng cho đất nước
Việt Nam trong điều kiện hiện tại và trong thời gian tới.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động ngân hàng thương mại trong
đó phải kể đến vấn đề lãi suất huy động vốn và với mong muốn nghiên cứu sâu
hơn về vấn đề này nên em chọn đề tài: “ Phân tích tình hình biến động lãi suất
huy động vốn đối với các ngân hàng thương mại của Việt Nam ” để làm chuyên
đề ngành.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trang 1
Phân tích tình hình biến động lãi suất huy động vốn đối với các NHTM Việt Nam
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích sự tác động của lãi suất huy động vốn đối với các doanh nghiệp,
từ đó đề ra một số giải pháp để các Ngân hàng thương mại có mức lãi suất huy
động hợp lý hơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng biến động lãi suất huy động vốn ở Việt nam từ tháng
1 năm 2009 đến tháng 6 năm 2012.
- Đánh giá tác động của lãi suất huy động vốn đối với các ngân hàng từ
tháng 1 năm 2009 đến tháng 6 năm 2012.
- Các biện pháp điều chỉnh lãi suất huy động vốn của chính phủ đối với các
ngân hàng thương mại.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp từ tổng cục thống kê, ngân hàng trung ương và các
ngân hàng thương mại ở Việt Nam và tham khảo số liệu từ các trang web có liên
quan. Ngoài ra còn tham khảo trên báo, tạp chí, đài, sách vở, mạng Internet và qua
thực tế trong các buổi học, sau đó tổng hợp lại làm dữ liệu cho đề tài
3.2. Phương pháp phân tích
- Dữ liệu thu được sử dụng phương pháp: Phân tích, so sánh, đánh giá tổng
hợp để hiểu rõ sự tác động của lãi suất huy động vốn đối với các ngân hàng
thương mại ở Việt Nam từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 6 năm 2012.
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng lãi suất huy
động vốn ở Việt nam từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 6 năm 2012.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Phạm vi về không gian
Đề tài chỉ nghiên cứu về lãi suất huy động vốn ở Việt Nam
4.2. Phạm vi về thời gian
Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 6 năm
2012.
Tháng bắt đầu thực hiện đề tài từ tháng 9/2012 đến tháng 12/ 2012
4.3. Phạm vi về nội dung
Tìm hiểu sự tác động của lãi suất huy động vốn đối với các ngân hàng
thương mại ở Việt nam từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 6 năm 2012.
PHẦN NỘI DUNG
Trang 2
Phân tích tình hình biến động lãi suất huy động vốn đối với các NHTM Việt Nam
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VỐN Ở VIỆT NAM
TỪ THÁNG 1 NĂM 2009 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2012
1.1 BIẾN ĐỘNG LÃI SUẤT TRÊN THỊ NĂM 2009
Tình hình đầu năm 2009, cũng như nhiều quốc gia khác, những tác động tiêu
cực từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đòi hỏi Việt Nam phải thi hành chính sách
tiền tệ nới lỏng hạ thấp lãi suất để thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng. Tuy nhiên, do nền
kinh tế Việt Nam bị đô la hóa ở mức cao, đồng thời kỳ vọng Việt Nam đồng bị
giảm giá so với USD trên thị trường vẫn còn lớn, việc hạ lãi suất huy động VND
không khuyến khích người dân và doanh nghiệp gửi tiền vào hệ thống ngân hàng.
Trước tình hình đó Chính phủ Việt Nam đã thực hiện chính sách bù lãi suất cho
vay đối với VND, với kỳ vọng đạt cùng một lúc cả hai mục tiêu: Huy động được
tiền gửi VND cho hệ thống Ngân hàng, đồng thời vẫn đảm bảo cho các doanh
nghiệp vay vốn với lãi suất thấp. Diễn biến trên thị trường tiền tệ:
Ngày 16/05/2009, cuộc đua lãi suất huy động vốn thêm nóng khi các ngân
hàng thương mại tiếp tục gia tăng lãi suất và các chiêu hút vốn dài hạn đang được
các ngân hàng tung ra, đỉnh cao nhất của lãi suất huy động vốn đã lên đến 9,5%
trong khi lãi suất cơ bản vẫn giữ ở mức 7%: Ngân hàng Maritime Bank chào lãi
suất kỳ hạn dài trên 9% và 36 tháng đã lên đến đỉnh 9,5%; HDBank kỳ hạn 36
tháng là 9,5%, các kỳ hạn 18 và 24 tháng cũng ở mức cao 9,1% và 9,3%; tham gia
vào làn sống tăng lãi suất muộn nhưng Techcombank đã gây chú ý khi có mức
tăng mạnh 9%/năm áp dụng cho kỳ hạn 36 tháng
Ngày 24/06/2009 làn sống đua tăng lãi suất huy động VND ở các ngân
hàng thương mại chưa có dấu hiệu dừng do nhu cầu hấp thụ vốn của nền kinh tế
tăng cao. Đỉnh lãi suất huy động hiện đang ở mức 10,1%/năm, tiến gần sát với
mức lãi suất trần cho vay là 10,5%/năm. Sau đó, lãi suất huy động giảm do có sự
can thiệp từ Ngân hàng nhà nước và Hiệp hội ngân hàng Việt nam.
Ngày 15/11/2009, dưới áp lực cung vốn cuối năm và để giữ chân khách
hàng khi các kênh đầu tư có khả năng sinh lời cao hơn như: Thị trường chứng
khoán, Bất động sản,… buột nhiều ngân hàng phải điều chỉnh tăng lãi suất tiết
kiệm VND. Mốc lãi suất nhạy cảm 10%/năm được tái lập ở các kỳ hạn dài và số
Trang 3
Phân tích tình hình biến động lãi suất huy động vốn đối với các NHTM Việt Nam
tiền gửi nhiều. Theo thống kê từ ngân hàng nhà nước, lãi suất huy động VND của
một số Ngân hàng thương mại cổ phần như: Ngân hàng quốc tế, Đại Á, Đông
Nam Á, Kiên Long điều chỉnh tăng từ 0,03 – 0,3 điểm %/năm. Trên thực tế, một
số ngân hàng khác cũng bất ngờ điều chỉnh biểu lãi suất huy động với mức tăng
khá cao. Trong đó, ACB tăng lãi suất tiền gửi (VND, vàng) với biên độ tăng rất
lớn từ 0,3 – 0,5 điểm %/năm, mức tăng 0,5 điểm %/năm được ngân hàng này áp
dụng đối với tiền gửi kỳ hạn tuần, 0,4 – 0,45 điểm %/năm đối với tiền gửi kỳ hạn
từ 2 – 6 tháng; ABBank mức lãi suất huy động cao nhất là 10%/năm, áp dụng cho
các kỳ hạn 36 tháng, 48 tháng và 60 tháng; OceanBank triển khai sản phẩm “tiết
kiệm VND bảo đảm giá trị theo vàng”.
BẢNG 1: MỨC LÃI SUẤT HUY ĐỘNG CỦA CÁC NHTM NĂM 2009
Lãi suất
huy động
bình quân
Loại tiền
Không
kỳ hạn
(%/năm)
3 tháng
(%/năm)
6 tháng
(%/năm)
12 tháng
(%/năm)
Nhóm NHTMNN
VND 2,4-3,0 8,4-8,9 8,5-9,1 9,0-9,5
USD 0,2 1,8-2,3 1,9-2,6 2,5-3,0
Nhóm NHTMCP
VND 2,4-3,6 8,76-9,9 9,03-9,8 9,24-10,1
USD 0,25-0,5 1,7-3,2 2,2-3,4 2,6-3,5
Nguồn: />nao-cao-nhat.htm
Nhìn chung các ngân buộc phải tăng lãi suất huy động đầu vào nhằm thu hút
vốn, tăng tỷ lệ huy động vốn khi muốn tăng tổng tài sản, còn là “canh” lạm phát
quay trở lại, tranh thủ tăng lãi suất huy động để tạo nguồn vốn giá rẻ, đón đầu
nguồn cầu thời điểm cuối năm. Ngoài ra, một số ngân hàng thương mại cổ phần
nhỏ và vừa nhu cầu tăng tổng tài sản ở những ngân hàng này cũng đang tăng lên
thời gian gần đây .Có thể nhận thấy, việc khá nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy
động trong bối cảnh lãi suất cơ bản giữ nguyên 7%/năm và lạm phát được kiềm
chế ở mức một con số là nhằm thu hút người gửi tiền, bên cạnh các kênh đầu tư
đang sinh lời như vàng, bất động sản, chứng khoán… Tuy nhiên, các ngân hàng
không nên chạy đua tăng lãi suất, bởi so với tốc độ lạm phát hiện nay, gửi tiền với
mức lãi suất hiện nay là vẫn thực dương. Áp lực chi phí mà các ngân hàng phải
gánh sẽ rất lớn nếu lãi suất vẫn bị đẩy lên cao.
Trang 4
Phân tích tình hình biến động lãi suất huy động vốn đối với các NHTM Việt Nam
1.2 BIẾN ĐỘNG LÃI SUẤT NĂM 2010
Cuối tháng 5, cuộc đua giảm lãi suất cho vay bắt đầu, để đáp ứng nhu cầu
vay vốn của doanh nghiệp và cá nhân, các ngân hàng thương mại đã vào cuộc tăng
lãi suất huy động VND, đưa mức lãi suất này lên mặt bằng mới. Sau Sacombank,
BIDV, MB,… tăng lãi suất huy động, nhiều ngân hàng khác cũng đã vào cuộc và
lãi suất huy động cao nhất đã lên đến 11,99%/năm. Mức cao nhất này thuộc về
Ngân hàng liên doanh Việt – Nga (VRB)11,99%/năm, có ở các kỳ hạn 3, 6, 9, 12
tháng. Tại các kỳ hạn 1, 2 tháng VRB cũng có mức cao nhất lần lượt là
11,7%/năm và 11,8%/năm. Còn lại, nhiều thành viên áp mức lãi suất từ 11% –
11,5%/năm ở hai kỳ hạn này. Tại kỳ hạn 5 tháng mức cao nhất là 11,6%/năm
thuộc về ngân hàng Kiên Long, Ngân hàng Nam Á, ngân hàng Đệ Nhất…
BẢNG 2: CÁC MỨC LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VND TÍNH ĐẾN 31/5/2010
Các mức lãi suất huy động VND cao tính đến ngày 31/5/2010 (đơn vị: %/năm)
Kỳ hạn Ngân hàng Lãi suất
KKH SCB, LienVietBank 4,2 - 4,5
*
1 tháng VRB 11,7
2 tháng VRB 11,8
3 tháng VRB 11,99
5 tháng KienLongBank, Nam A Bank, Ficombank 11,6
6 tháng VRB 11,99
9 tháng VRB 11,99
11 tháng Western Bank 11,8
12 tháng VRB 11,99
13 tháng Western Bank 11,8
18 tháng Western Bank 11,8
24 tháng Western Bank 11,8
36 tháng Western Bank 11,8 - 11,99
*
Nguồn: />hang-nao-cao-nhat.htm
Trang 5
Phân tích tình hình biến động lãi suất huy động vốn đối với các NHTM Việt Nam
(*) mức áp dụng theo điều kiện về lượng tiền gửi hoặc theo sản phẩm huy động
riêng.
Cuộc chiến lãi suất gây không ít trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp. Đáng chú ý, cuộc chạy đua lãi suất này bắt đầu từ khi ngân
hàng nhà nước bất ngờ cho phép các ngân hàng thương mại áp dụng lãi suất thỏa
thuận, mặc dù một thời gian dài trước đó đã phải dùng nhiều biện pháp hạ mặt
bằng lãi suất. Sau sự cố Techcombank với mức lãi suất huy động lên tới 18% ngân
hàng nhà nước buộc phải định mức trần lãi suất huy động không vượt quá 14%
bao gồm cả các khoản khuyến mại.
Những yếu tố chính đẩy lãi suất trong năm vừa qua tăng cao vượt quá mức
chịu đựng của doanh nghiệp là: tình trạng lạm phát cao vượt mọi dự kiến (kế
hoạch 8%, thực tế 11,75%) khiến cho người dân có tâm lý không muốn giữ tiền
mặt mà chuyển sang các tài sản có tính an toàn cao hơn như USD, vàng và bất
động sản để giữ giá trị tài sản của mình một cách hợp lý nhất, điều này khiến cho
ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn, buộc họ phải đẩy lãi suất huy
động lên cao để thu hút người gửi tiết kiệm. Trong bối cảnh đó, ngân hàng nhà
nước lại thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt bằng quyết định điều chỉnh tăng lãi
suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn từ 8% lên 9% triển khai áp dụng Thông tư 13
với 3 điểm quan trọng là nâng hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR từ 8% lên 9%, quy
định tổng cho vay không vượt quá 80% tổng huy động vốn của ngân hàng thương
mại , đồng thời nâng hệ số rủi ro đối với các khoản đầu tư bất động sản và chứng
khoán từ 100%-250%. Chính vì vậy, các ngân hàng buộc phải hạn chế cho vay và
tăng cường huy động bằng việc tăng lãi suất nhằm đáp ứng những quy định trên.
1.3 BIẾN ĐỘNG LÃI SUẤT NĂM 2011
Những tháng đầu năm 2011 gặp nhiều khó khăn do tác động bên ngoài và
những bất cập nội tại mà nổi bật là lãi suất cao, doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn
vốn ngân hàng để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ số giá tiêu dùng
trong năm tăng nhanh làm cho khả năng thanh toán của hệ thống ngân hàng, nhất
là ngân hàng nhỏ, khá hạn chế, gây áp lực làm tăng lãi suất huy động và cho vay
của các ngân hàng thương mại, tăng chi phí đầu vào, giảm lợi nhuận của doanh
nghiệp.
BẢNG 3: LÃI SUẤT HUY ĐỘNG TẠI MỘT SỐ NHTM THÁNG 06/2011
Trang 6
Phân tích tình hình biến động lãi suất huy động vốn đối với các NHTM Việt Nam
ĐVT:%/năm
Nguồn: Laisuat.vn
Lãi suất huy động vốn bình quân của các ngân hàng khoảng 15,5%, cá biệt có
ngân hàng huy động đến 18%-18,6% cụ thể là OCEANBANK 18%, SCB 18,6 %,
TECHCOMBANK 18,5%...Thực tế lãi suất huy động của các ngân hàng đều vượt
mức 17% trở lên, lãi suất tăng cao cộng với chi phí đầu vào tăng theo đã ảnh
hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp 6 tháng qua,
nhất là trong điều kiện nền kinh tế vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách thắt chặt tiền
tệ.
Tín dụng tăng thấp nhưng các ngân hàng thiếu thanh khoản, buộc phải nâng
lãi suất huy động vốn ở mức cao từ đó tạo ra sự cạnh tranh giữa các ngân hàng với
nhau bằng công cụ lãi suất thông qua việc thỏa thuận trả thêm chi phí cho người
gửi tiền vượt mức lãi suất trần. Nhưng sự cạnh tranh đó diễn ra đã bắt đầu được
giải quyết khi ngân hàng nhà nước ban hành Chỉ thị 02/CT-NHNN, nghiêm cấm
lách trần lãi suất thì các ngân hàng thương mại, vốn huy động toàn hệ thống bắt
đầu sụt giảm kể từ sau ngày 7/9/2011: Đa số các ngân hàng cổ phần lãi suất huy
động cao nhất chỉ còn 14%/năm áp dụng cho tất cả kỳ hạn, ngoài ra không còn
hình thức khuyến mãi khác, trong khi đó tại một số ngân hàng cổ phần lớn, lãi
suất cao nhất được giảm từ mức 18,6%/năm trước đó còn 14%/năm Cụ thể là
OCEANBANK từ 18% giảm còn 14%, SCB từ 18,6 % giảm còn 13,6% ,
TECHCOMBANK từ 18,5% giảm còn 14% . Nếu gửi trên 100 triệu đồng sẽ được
nhận quà tặng là mũ bảo hiểm, áo mưa. Nhiều ngân hàng còn thận trọng rút hết
các chương trình khuyến mãi tặng quà trước đó, trường hợp có duy trì khuyến mãi
Trang 7
Ngân hàng/ kỳ hạn kkh
1 2 3 6 9 12 18 24 36
ACB
4,3 15,5 15,5 15,5 15,5 15,5 18,5 13,5 13,5 13,5
SeABank
3,8 15,5 15,5 15,5 15,5 15,5 16,7 13 13
KIENLONG BANK
4 14,5 14,5 14,5 14,5 14,5 18,3 13 13 13
HABUBANK
5,6 14 14 14 14 14 17,5 12 12 12
VPBank
4 14 14 14 14 14 18 12 12 12
Southern Bank
4,5 16 16 16 16 16 17,8 13,8 13,8 13,8
SCB
3,2 16 16 16 16 16 18,6 13 13 13
ABBANK
3,2 15,5 15,5 15,5 15,5 15,5 17,5 14 14 14
OCEANBANK
3,4 16 16 16 16 16 18 13,5 13,5 13,5
TECHCOMBANK
4,4 16 16 16 16 16 18,5 15,5 15,5 15,5
HDBANK
15 15 15 15 15 18,2 15,5 11,5
Phân tích tình hình biến động lãi suất huy động vốn đối với các NHTM Việt Nam
thì ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất huy động thấp hơn mức trần để không vi
phạm quy định của ngân hàng nhà nước.
BẢNG 4:LÃI SUẤT HUY ĐỘNG TẠI MỘT SỐ NHTM THÁNG 10/2011
ĐVT:%/năm
Nguồn: Laisuat.vn
Nhìn chung tất cả ngân hàng đều nghiêm chỉnh chấp hành trần lãi suất thì
khách hàng sẽ không có nhiều lựa chọn, ngân hàng không lo “tiền chạy”. Tuy
nhiên, ngân hàng nhà nước nên có thêm hỗ trợ cho các ngân hàng vì nếu cùng áp
dụng một mức lãi suất như hiện nay, chắc chắn ngân hàng lớn sẽ có nhiều ưu thế
hơn, việc huy động vốn của ngân hàng nhỏ vẫn sẽ gặp khó khăn. Điều thị trường
kỳ vọng nhất là sự can thiệp từ ngân hàng nhà nước, bên cạnh biện pháp hành
chính (xử lý ngân hàng vượt trần) phải có giải pháp kinh tế - tạo kênh dẫn vốn
linh hoạt đến các ngân hàng cần vốn - vẫn chưa thấy. Lẽ ra để tạo lòng tin cho thị
trường, ngân hàng nhà nước can thiệp sớm, ổn định lãi suất huy động không chỉ
giữa các ngân hàng với người gửi tiền mà cả giữa các ngân hàng với nhau. Có thế
việc giảm lãi suất cho vay mới diễn ra đều ở các ngân hàng và những ngân hàng
cần vốn cũng thoải mái chấp hành nghiêm trần lãi suất huy động.
1.4 BIẾN ĐỘNG LÃI SUẤT 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012
Trong ngày 14/6, thị trường đón nhận thêm nhiều ngân hàng thương mại nâng
lãi suất huy động VND. Khoảng cách giữa các thành viên nhanh chóng được rút
ngắn. Cụ thể theo biểu lãi suất cập nhật mới nhất, tại Ngân hàng Đơng Nam Á
(SeABank), thay vì mức cao nhất 9%/năm trước đây vài ngày, đến 14/6, mức cao
nhất đã có ở 12%/năm, áp cho kỳ hạn 12 tháng. Các mức 11% - 11,5%/năm cũng
Trang 8
Ngân hàng/ kỳ hạn kkh
1 2 3 6 9 12 18 24 36
ACB
4,8 13,9 13,9 13,9 13,9 13,9 14 10,1 11,4 10,1
SeABank
3,6 14 14 14 14 14 14 12 12
KIENLONG BANK
6 13,96 13,96 13,96 14 13,2 13,2 13 13 13
HABUBANK
3,6 14 14 14 13,5 12 13,5 12 12 12
VPBank
3 14 14 14 14 14 14 12 12 12
Southern Bank
6 13,8 13,8 13,8 13,8 13,8 13,8 13,8 13,8 13,8
SCB
4,2 14 14 14 13,6 13,6 13,6 13 13 13
ABBANK
3 14 14 14 14 14 14 12 12 12
OCEANBANK
2,4 14 14 14 14 14 14 13,5 13,5 13,5
TECHCOMBANK
2,4 14 14 14 14 14 14 12 12 12
HDBANK
14 14 14 14 14 14 11,5 11