Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đổi mới tư duy - thay đổi số phận ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.24 KB, 5 trang )

Đổi mới tư duy - thay
đổi số phận
Khi mong muốn thành đạt hơn, đặc biệt để vượt qua một thách thức
hoặc trắc trở, con người ta thường hành động theo một trong ba mẫu
thức căn bản:

Đổi mới tư duy: bước đột phá tạo nên cục diện phát triển mới


1. Nỗ lực cao hơn về lượng (thời gian, nguồn lực), nhưng giữ nguyên
phương cách hành động và lối tư duy cũ;

2. Đưa ra những phương cách hành động mới với nỗ lực cao hơn, nhưng
vẫn giữ nguyên về căn bản lối tư duy cũ; và

3. Đổi mới tư duy, trên cơ sở đó tìm thấy những phương cách hành động
mới và nguồn sinh lực mới, trên cơ sở đó, có nỗ lực cao hơn hẳn về chất.

Thực tiễn chỉ ra rằng, hành động của con người ta thường dừng ở mẫu
thức I, một số vượt lên mẫu thức II, và chỉ rất ít đạt tới mẫu thức III.
Thêm nữa, người ta thường chỉ hành động theo mẫu thức III khi đã rơi
vào tình thế vô cùng khó khăn, khủng hoảng; khi mà, hành động theo
mẫu thức III là không còn là sự lựa chọn tùy ý nữa mà đã trở thành
mệnh lệnh bức thiết cho sự sống còn.

Hành động theo mẫu thức ba, nghĩa là, đổi mới sâu sắc tư duy để tìm ra
phương cách và sinh lực dồi dào cho những nỗ lực mới có ý nghĩa nền
tảng và là bước đi then chốt nhằm tạo nên cục diện phát triển mới với
những thuận lợi và thời cơ mà trước đó khó có thể hình dung được. Các
Mác từng nhấn mạnh tầm quan trọng của đổi mới tư duy khi khẳng định
rằng, chúng ta phải “căng tầm mắt đại bàng của tư duy” để suy xét và


hành động, một khi tình thế đã thay đổi. Ngạn ngữ phương tây cũng có
câu: “Đổi mới tư duy, Đổi thay thế giới”.


Đổi mới tư duy: lợi ích lớn, khả thi cao, nhưng là một quá trình rất
khó khởi động
Xét cho cùng, sự thua kém, tụt hậu của một con người, một tổ chức,
thậm chí một quốc gia, không phải là do hạn chế về khả năng hay nguồn
lực, mà chủ yếu là do thiếu áp lực cho những đổi mới sâu sắc và quyết
liệt về tư duy.

Đổi mới tư duy có tính khả thi cao vì đó không phải là sự chuyển sang
một cách suy nghĩ gì cao xa hay mới lạ mà chỉ là sự trở về với cách tư
duy trong sáng, bình dị, có cội nguồn từ chân lý của khoa học và lòng
nhân bản. Hơn nữa, đổi mới tư duy không tốn phí đầu tư vật chất, không
đòi hỏi thời gian đào tạo, và không phụ thuộc các yếu tố ngoại cảnh

Thế nhưng, đổi mới tư duy là một quá trình rất khó khởi động, nếu
không nói không thể, nhất là khi mà tình thế còn dường như “xuôi chèo
mát mái”.

Khoa học tâm lý chỉ ra rằng, tư duy của con người ta được chỉ đạo và xử
lý tự động bởi những niềm tin và giả định đã ăn sâu vào tiềm thức. Hơn
nữa, qui trình này lại nằm trong vòng xoáy tự gia cường: con người
thông qua cách tư duy của mình thường chỉ chọn lọc những thông tin
phù hợp với cách nghĩ của mình, do vậy niềm tin và giả định đã có ngày
càng được gia cường; kết quả là cách tư duy (cũ) này ngày càng trở nên
vững chắc.

Cách tư duy của mỗi người lại càng khó thay đổi nếu nó trùng hợp với

trào lưu chung của xã hội bởi các hiện tượng diễn ra phổ biến trong xã
hội không ngừng củng cố thêm niềm tin và cách nghĩ hiện có của cá
nhân. John Maynard Keynes, nhà kinh tế học lớn nhất của thế kỷ 20, đã
từng nhận xét: “Khó khăn nằm không phải ở cách tư duy mới, mà ở việc
thoát khỏi được cách nghĩ cũ, cách nghĩ đã ăn sâu trong mọi ngõ ngách
của não trạng chúng ta”.

×