YÊU CẦU THẢO LUẬN VÀ VIẾT TIỂU LUẬN
DÀNH CHO SINH VIÊN KTV24
1. Thảo luận
- Lớp chia nhóm để làm việc. một nhóm tối đa 6 sinh viên
- Một đề tài sẽ do 2-3 nhóm thực hiện độc lập để đảm bảo sẽ có một nhóm bất kỳ lên trình bày
thì các nhóm khác sẽ nghe sau đó phản biện, tránh tình trạng chỉ có nhóm trình bày mới
nghiên cứu vấn đề
- Hình thức: Khuyến khích thực hiện tiểu phẩm để kết hợp rèn kỹ năng ứng biến, phỏng vấn
trong khi thực hiện kiểm toán, video clip và cuối cùng mới là thực hiện thuyết trình khi
không có điều kiện thực hiện các hình thức trên. Nếu thực hiện tiểu phẩm và video có thể đặt
câu hỏi cho các nhóm cùng thực hiện đề tài
- Điểm thảo luận chiếm 10% trong tổng số điểm của môn học. SV vắng mặt sẽ chịu điểm 0
của phần này
2. Tiểu luận
- Sinh viên có thể chọn một nội dung bất kỳ nào để viết miễn rằng nội dung đó liên quan đến
các khoản mục trên BCTC của một ngân hàng hoặc hoạt động kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ
của NH(Đề tài tiểu luận nằm trong nhóm đề tài thảo luận đã cho ở trang sau)
- Yêu cầu: Bài viết phải thể hiện được phần tìm hiểu thực tế, không sao chép phần lý thuyết,
khóa luận tôt nghiệp hoặc báo cáo thực tập của sinh viên khóa trước, ghi rõ tên tài liệu tham khảo
và đường dẫn nếu tham khảo trên các trang web, nếu có tài liệu thực tế của NH thì đóng vào phía
sau của tiểu luận
- Hình thức trình bày: tiểu luận viết trong khoảng 8-10 trang A4, chừa lề trên dưới, trái phải
2cm, cỡ chữ 12-13, font unicod, single, bìa in bằng giấy trắng A4 , đóng kim dọc bìa trái (không
phải đóng bìa dầy và dán gáy)
- Thời hạn nộp: một tuần sau khi kết thúc môn học
- Tiểu luận có thể được thực hiện bởi 1 hoặc tối đa 2 sinh viên
- Điểm tiểu luận 30%, nếu phát hiện sao chép trừ 50% tổng điểm
- Bài kiểm tra học phần 60% điểm, khi làm bài được phép sử dụng tài liệu tham khảo.
-
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN VÀ VIẾT TIỂU LUẬN
1. Tìm hiểu rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát trong ngân hàng. Dự báo rủi ro phát hiện
đối với kiểm toán viên khi kiểm toán NH nói chung – so sánh với kiểm toán DN
HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ TÀI
♦ Mục đích: sinh viên hiểu được nguồn gốc rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát của ngân hàng
trong sự so sánh với nguồn gốc rủi ro này của doanh nghiệp, từ đó dự báo rủi ro phát hiện đối với
KTV khi kiểm toán ngân hàng, khó khăn khi kiểm toán ngân hàng
♦ Tài liệu: giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, quản lý rủi ro NHTM, văn bản NHNN có
liên quan, BCTC của ngân hàng
♦ Nội dung: tìm hiểu về đặc điểm kinh doanh, cấu trúc tổ chức kinh doanh, cấu trúc tài sản của
ngân hàng từ đó hiểu được rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, trên cơ sở đó nhận định rủi ro phát
hiện
2. Đọc báo cáo tài chính năm 2010 của VCB, ACB… kết hợp với phân tích diễn biến
kinh tế Việt nam năm 2010 để dự kiến kế hoạch kiểm toán sơ bộ cho NH đã chọn.
Điền thông tin cần thiết vào mẫu hồ sơ kiểm toán A310 và A110 theo hướng dẫn
HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ TÀI
♦ Mục đích: ứng dụng kỹ thuật kiểm toán căn bản để lập kế hoạch kiểm toán
♦ Tài liệu: BCTC, kiểm toán đại cương, hồ sơ kiểm toán mẫu
♦ Nội dung: đọc BCTC và phân tích tổng quát tình hình kinh doanh ngân hàng, đọc thông tin
kinh tế chung , đặc biệt thông tin về kinh doanh NH để dự kiến kế hoạch kiểm toán và đưa những
thông tin chung về NH đã chọn vào hồ sơ kiểm toán
3. Đọc BCTCC của VCB về nghiệp vụ tín dụng, tìm hiểu quy trình cấp tín dụng của NH
này để xác định mục tiêu kiểm toán (cơ sở dẫn liệu cần phải tập trung kiểm toán) đối
với khoản mục này. Điền vào mẫu hồ sơ kiểm toán D 330
HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ TÀI
♦ Mục đích: Ứng dụng kỹ thuật kiểm toán căn bản để thực hành kiểm toán nghiệp vụ
tín dụng, chủ yếu xác định mục tiêu kiểm toán chủ yếu cho khoản mục này
♦ Tài liệu : BCTC, kiểm toán đại cương, hồ sơ kiểm toán mẫu; quy trình cấp tín dụng, quy định
cấp tín dụng của ngân hàng đã chọn
♦ Nội dung: Phân tích hoạt động tín dụng theo nhiều góc độ, đánh giá quy trình tín
dụng và các quy định cấp tín dụng để tìm hiểu rủi ro từ đó đưa ra chương trình kiểm toán cơ bản
như: yêu cầu cung cấp hồ sơ, thực hiện thử nghiệm kiểm soát, gửi thư xác nhận…ghi vào mẫu hồ
sơ
4. Nghiên cứu rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ,
chứng khoán, sản phẩm phái sinh để xác định phương pháp kiểm toán chủ yếu cần áp
dụng khi kiểm toán khoản mục này và xác định mục tiêu kiểm toán chủ yếu. (Cơ sở
dẫn liệu cần phải tập trung kiểm toán)
HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ TÀI
♦ Mục đích: Ứng dụng kỹ thuật kiểm toán căn bản để thực hành kiểm toán nghiệp vụ
kinh doanh…, chủ yếu xác định mục tiêu kiểm toán chủ yếu cho khoản mục này
♦ Tài liệu : BCTC, kiểm toán đại cương
♦ Nội dung: Phân tích hoạt động kinh doanh ngoại tệ, chứng khoán, đánh giá được
những đặc điểm riêng có của nghiệp vụ này để tìm hiểu rủi ro từ đó đưa ra chương trình kiểm toán
cơ bản như: lựa chọn phương pháp, kỹ thuật kiểm toán thích hợp, yêu cầu cung cấp hồ sơ, thực hiện
thử nghiệm kiểm soát,
5. Đọc BCTCC của VCB về nghiệp vụ tiền gửi, tìm hiểu quy trình cấp tín dụng của NH
này để xác định mục tiêu kiểm toán (cơ sở dẫn liệu cần phải tập trung kiểm toán) đối
với khoản mục này E 230
HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ TÀI
♦ Mục đích: Ứng dụng kỹ thuật kiểm toán căn bản để thực hành kiểm toán nghiệp vụ
kinh doanh…, chủ yếu xác định mục tiêu kiểm toán chủ yếu cho khoản mục này
♦ Tài liệu : BCTC, kiểm toán đại cương
♦ Nội dung: Phân tích hoạt động kinh doanh ngoại tệ, chứng khoán, đánh giá được
những đặc điểm riêng có của nghiệp vụ này để tìm hiểu rủi ro từ đó đưa ra chương trình kiểm toán
cơ bản như: lựa chọn phương pháp, kỹ thuật kiểm toán thích hợp, yêu cầu cung cấp hồ sơ, thực hiện
thử nghiệm kiểm soát,
6. Đánh giá những bất cập về kiểm soát nội bộ trong một ngân hàng DO SINH VIÊN
TỰ KHẢO SÁT (một hoạt động )
HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ TÀI
♦ Mục đích: Qua tìm hiểu thực tế sinh viên có cơ hội hiểu thêm về cách thức một NH
thực hienẹ thiết kế và vận hàng hoạt dodọng kiểm soát nội bộ nhằm hạn chế rủi ro cho mình, từ đó
có thêm thực tế để hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa kiểm toán NH và doanh nghiệp.
♦ Tài liệu : kiểm toán đại cương, quy chế hoạt động, quy trình nghiệp vụ của một NH bất kỳ
♦ Nội dung: Đọc để hiểu những thủ tục kiểm soát đã được áp dụng và nhận xét những điểm
mạnh điểm yếu trong hoạt động kiểm soát nội bộ của một quy trình nghiệp vụ nào đó của một ngân
hàng bất kỳ, đánh giá ảnh hưởng của nó đến độ tin cậy về số liệu của khoản mục có liên quan (ví dụ
đánh giá quy trình cấp tín dụng xem NH thực hiện kiểm sáot ở những điểm nào trong quy trình,
điểm mạnh, yếu của quy trình, ảnh hưởng đến số dư nợ tín dung, thu nhập, chi phí liên quan …như
thế nào?)