Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Huong dan su dung MTS-6000x

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 49 trang )

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY
ĐO OTDR: MTS 6000
Mã hiệu: 3.5c-HD/MVT/HDCV/FTEL
Lần ban hành/ sửa đổi: 1/0
Ngày hiệu lực: 18/08/2011
MỤC ĐÍCH & PHẠM VI ÁP DỤNG
 Mục đích:
- Nhằm đảm bảo khả năng làm việc liên tục, kéo dài tuổi thọ máy móc thiết bị. Tăng hiệu
suất làm việc, hiệu quả việc đầu tư, mua sắm máy móc, thiết bị
- Hướng dẫn sử dụng đối với máy móc thiết bị, nhằm tránh sai sót dẫn đến hư hỏng, sai lệch
máy móc thiết bị hoặc không an toàn cho người sử dụng;
 Phạm vi áp dụng: Công ty Cổ Phần Viễn Thông FPT
HDSD: Máy đo OTDR: MTS 6000 Lần ban hành/sửa đổi 1/0
Chương 1
MÔ TẢ MTS 6000
1.1. CẤU TRÚC
Cấu trúc của MTS-6000 dựa trên module để cho phép tháo lắp các khối đo dễ dàng. Cấu trúc
này đáp ứng cho các ứngdụng hiện thời và cả các ứng dụng trong tương lai.
Bằng việc bổ sung các module, MTS-6000 là thiết bị sử dụng trên tuyến vận hành bằng pin có
trọng lượng nhẹ vốn thích hợp cho việc bảo dưỡng mạng quang có thể trở thành một bộ thiết
bị đo đấy đủ với hiệu suất hoạt động cao và các chứcnăng cao cấp phục vụ công tác lắp đặt và
nângcấp các mạng quang.
Plug-in có thể dễ dàng tháo lắp trên tuyến, giúp giảm số thiết bị cần mang đi đo kiểm.
Thân máy MTS-6000 bao gồm module giao tiếp người dùng với màn hình và các phím điều
khiển cùng với một bảo vệ ngaysau lưng (nếu thiết bị vận hành bằng nguồn AC), hoặc đi với
một module pin.
CẤU HÌNH TỐI ĐA VỚI MTS-6000
Cùng với module giao tiếp người dùng thì MTS-6000 có thể cho phép gắn thêm 1 plug-in đo
(OTDR, OFI, CD, PMD, WDM, hoặc plug-in kết hợp OTDR&CD, WDM&PMD&AP).
1.2. GIAO DIỆN NGƯỜI DÙNG
Thành phần ở trên cùng của MTS-6000 cấu thành khối giao tiếp người dùng. Bao gồm:


- Màn hình màu TFT 8.4” chuẩn hoặc độ tương phản cao (được tối ưu hóa cho sử
02-HD/MVT/HDCV/FTEL 1/0 2
Cấu hình modul cho MTS-6000
HDSD: Máy đo OTDR: MTS 6000 Lần ban hành/sửa đổi 1/0
dụng ngoài trời) và có tùy chọn mànhình cảm ứng (touchscreen).
- Các phím cứng
- Một số chức năng khác như đo công suất quang, VFL (Định vị lỗi bằng ánh sáng
nhìn thấy -Visual Fault Location), soi đầu quang, đàm thoại quang (talkset), v.v...
- Chức năng điều khiển từ xa, truyền dữ liệu, v.v..
Bàn phím và chuột ngoài (tùy chọn) có thể dùng để nậhp dữ liệu.
1.3. CÔNG NGHỆ
MTS-6000 có tính năng xử lý đa nhiệm cho phép thực hiện nhiều hoạt động khác nhau đồng
thời (như thu thập dữ liệu, sửacác tham số, phân tích đồ hình, in ấn kết quả) và một số chức
năng (ví dụ: đo OTDR và CD đồng thời).
Các kết quả đo có thể lưu ở bộ nhớ trong (tối thiểu 32MB), hoặc lưu vào các thiết bị lưu trữ di
động (Ổ USB hoặc thẻ nhớFlash).
1.4. ĐỘ BỀN CƠ HỌC
Mặc dù rất nhẹ nhưng MTS-6000 có thể chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của môi
trường:
- Các bộ phận bảo vệ bằng cao su giúp thiết bị chống sốc mạnh.
- Thiết bị có thể chống nước bắn vào.
1.5. PHẦN MỀM
Phần mềm có thể nâng cấp dễ dàng từ CD-ROM, Ethernet, ổ USB hoặc thẻ nhớ Flash.
1.6. ĐO KIỂM
MTS- 6000 có thể được sử dụng để kiểm tra các mạng quang:
- Trong quá trình thiết kết và sản xuất thiết bị
- Trong quá trình lắp đặt và nghiệm thu thiết bị khi đưa vào mạng
- Trong quá trình bảo dưỡng mạng
1.7. CẤU HÌNH
Bấm phím SYSTEM ta có thể truy cập vào:

1. Cấu hình thiết bị: các module và chức năng đo có trong thiết bị sẽ được hiển thị và lựa chọn
được. Khi tắt máy, cấuhình và các kết quả đo sẽ được lưu vào trong bộ nhớ.
2. Cấu hình hệ thống. Sau khi bấm phím System Set Up, người dùng có thể chọn:
- Các tham số hiển thị: độ sáng màn hình, độ tương phản, tự động tắt màn hình.
- Các tham số về quốc gia sử dụng: ngày, giờ, khuôn dạng ngày/giờ, ngôn ngữ hiển
02-HD/MVT/HDCV/FTEL 1/0 3
HDSD: Máy đo OTDR: MTS 6000 Lần ban hành/sửa đổi 1/0
thị.
- Các tham số vào/ra: chế độ màn hình từ xa, Ethernet, cấu hình e-mail.
- Lựa chọn và thiết lập talkset, tính năng tự động tắt thiết bị, thiết lập địa chỉ IP máy
chủ.
- Thiết lập chế độ in: in cả màn hình hiển thị, in dạng file, in trực tiếp qua máy in kết
nối với cổng USB (phải thiết lập nhàsản xuất, loại máy, chế độ in).
1.8. Bộ nhớ
Phím FILE sẽ đưa ra menu quản lý tập tin, được sử dụng để:
- Chọn nơi lưu trữ kết quả:bộ nhớ trong, ổ USB; Tên và khuôn dạng tập tin; thông
tin liên quan đến dữ liệu được lưu trong tập tin.
- Lưu các tập tin hoặc gọi lại chúng để lựa chọn, sao chép hoặc xóa; cùng các cách
thức để phân chia các tập tin vào các thư mục hoặc thư mục con.
Các chức năng này tùy thuộc vào module được dùng và các phép đo được thực hiện.
Chương 2
KHỞI ĐẦU
2.1. THÁO VÀ LẮP MODULE (PLUG-IN)
Khối plug-in có thể cắm vào một khe chứa.
Khi khe trống thì nó được đậy bằng một cái nắp được lắp chặt bằng 2 vít vặn giống như khi có
khối plug-in.
Lấy khối plug-in khỏi khe cắm
Lưu ý: Phải tắt MTS-6000 và nếu vận hành bằng nguồn AC thì cáp nguồn phải được tháo ra
khỏi máy.
02-HD/MVT/HDCV/FTEL 1/0 4

HDSD: Máy đo OTDR: MTS 6000 Lần ban hành/sửa đổi 1/0
- Tháo hai vít vặn ở trên đỉnh khối plug-in
- Cẩn thận kéo nhẹ khối plug-in ra khỏi khe cắm.
Lắp khối plug-in vào
Lưu ý: Phải tắt MTS-6000 và nếu vận hành bằng nguồn AC thì cáp nguồn phải được tháo ra
khỏi máy.
- Trượt nhẹ khối plug-in vào khe cắm.
- Khi khối plug-in hoàn toàn nằm trong khe, ấn mạnh lên bề mặt có in chữ của plug-
in trong khi vặn chặt các vít. Bề mặtcó in chữ của plug-in phải tạo thành một bề
mặt phẳng với phần còn lại của khối receptacle.
- Phải chắc chắn rằng hai vít trên khối plug-in phải được vặn chặt hết cỡ.
2.2. LẮP ĐẶT TAY CẦM HOẶC QUAI ĐEO
Khi MTS-6000 được sử dụng như một thiết bị cầm tay thì quai đeo cần được lắp vào thay vị trí
của tay cầm. Quai đeo (hoặc tay cầm) được gắn chặt vào thiết bị bằng các đầu kẹp tháo lắp
nhanh trên mỗi phía của module.
- Để lắp quai đeo (hoặc tay cầm), đặt mỗi đầu núm lên điểm gắn kết có sẵn trên
module và ấn nhẹ xuống.
- Để tháo quai đeo hoặc tay cầm, nhấc đầu núm khỏi vị trí kẹp của nó để mở cái
ghim bên trong và kéo ra.
2.3. QUẢN LÝ PIN
02-HD/MVT/HDCV/FTEL 1/0 5
HDSD: Máy đo OTDR: MTS 6000 Lần ban hành/sửa đổi 1/0
Pin được cấp kèm với MTS-6000 phải được sạc đầy trước khi sử dụng.
Sạc pin
Nối với nguồn AC
Quan trọng: Chỉ sử dụng adapter đi kèm với MTS-6000 để tránh những nguy cơ hỏng hóc
thiết bị.
- Ở sườn MTS-6000 (góc dưới bên tay phải), mở đầu bảo vệ nguồn cấp và cắm
adapter vào.
- Kết nối adapter với nguồn AC. Đèn chỉ thị On/Off bắt đầu nhấp nháy.

Sạc (Charge)
Nếu thiết bị được cấp với PIN, khi nối với nguồn AC:
- Nếu người dùng không nhấn ON trong vòng 20 giây, pin sẽ chuyển sang chế độ sạc
nhanh. Trong trường hợp này, đèn chỉ thị Sạc (đèn Charge) sẽ sáng lên.
- Nếu người dùng bấm ON trước khi chế độ sạc nhanh bắt đầu, thiết bị sẽ khởi động
và pin sẽ được sạc ở tốc độ thấp trong lúc sử dụng.
Ngay khi pin được sạc đầy, đèn Charge sẽ tắt.
Quan trọng: Cần phải đợi cho đến khi quá trình sạc kết thúc để đảm bảo thiết bị có thể hoạt
động hoàn toàn độc lập trên tuyến.
Thời gian sạc pin
Nếu pin đã phóng hết thì thời gian sạc có thể là:
- Xấp xỉ 2.5 tiếng nếu thiết bị không chạy trong lúc sạc (đèn On/Off tắt)
- Khoảng 9 tiếng nếu thiết bị chạy trong lúc sạc (đèn On/Off bật).
Các chỉ thị Sạc và On
- Đèn ON nhấp nháy: thiết bị tắt nhưng được nối đến nguồn cấp điện bên ngoài.
- Đèn ON sáng liên tục: thiết bị đang chạy, hoặc bằng pin hoặc bằng nguồn AC ngoài
qua Adapter.
- Đèn Charge sáng: thiết bị được nối tới nguồn AC ngoài và các pin đang được sạc.
Hiển thị mức sạc pin
Khi pin được lắp trong thiết bị, mức sạc của chúng được hiển thị bằng màu xanh dưới dạng đồ
họa ở góc trên bên trái củamàn hình cùng với tỷ lệ phần trăm đã sạc.
Ví dụ:
Quan trọng: Cần phải đợi cho đến khi việc sạc hoàn tất để đảm bảo tuổi thọ của pin nếu không
thì tuổi thọ pin có thể bị giảm đi đáng kểvà mức sạc có thể được hiển thị thiếu chính xác.
Tháo, lắp PIN
02-HD/MVT/HDCV/FTEL 1/0 6
HDSD: Máy đo OTDR: MTS 6000 Lần ban hành/sửa đổi 1/0
- Tắt thiết bị và ngắt nguồn cấp AC khỏi thiết bị
- Đặt bệ mặt thiết bị úp xuống dưới đất.
- Tháo vít ở 2 góc bằng một đồng xu hoặc dụng cu cùng chức năng và vặn chúng ra.

- Nhấc khối pin để tách nó ra khỏi khối thân máy,
- Khi đặt pin trở lại vị trí của chúng cần đảm bảo rằng các đầu cực của chúng nằm
đúng vị trí. Sau đó lắp khối nắp pin trở lại thân máy MTS-6000.
Quan trọng: Nếu không sử dụng thiết bị trong vài tuần thì nên tháo các pin ra để kéo dài thời
gian sử dụng pin và sạc lại đầy trước khisử dụng lại.
2.4. BẬT VÀ TẮT MTS-6000
Bộ chuyển đổi nguồn (adapter) không chỉ được sử dụng để sạc pin (nếu khối pin được lắp vào
máy) mà còn được dùng đểvận hành MTS-6000 (khi có nguồn AC) để tiết kiệm pin.
BẬT MTS-6000
Bật máy dùng pin
- Nhấn phím ON/OFF. Đèn On sáng lên.
- Logo xuất hiện một lúc trên mànhình sau đó phép kiểm tra thiết bị tự động
(autotest) được thực hiện, phần mềm được cài đặt (chỉ mất vài giây), sau đó màn
hình chuyển sang tối trong khoảng 3 giây. Cuối cùng màn hình chàohiện lên (xem
phần “Trang giới thiệu MTS-6000” ).
- Nếu mức sạc pin quá thấp (dưới 10%), một thông báo sẽ xuất hiện. Trong tình
huống này, kết quả sẽ được lưu lại và MTS-6000t (nút ON/OFF).
- Khi mức sạc pin xuống dưới 5%, một âm thanh cảnh báo sẽ vang lên trong vài giây.
Khi mức sạc trở nên quá thấp, thiết bị sẽ tắt và tự động lưu cấu hình hiện tại.
Vận hành bằng nguồn AC
Nếu thiết bị vận hành bằng nguồn AC:
02-HD/MVT/HDCV/FTEL 1/0 7
HDSD: Máy đo OTDR: MTS 6000 Lần ban hành/sửa đổi 1/0
- Nhấc nắp bảo vệ khe cắm nguồn cấp ngoài ở bên sườn của MTS-6000 (góc dưới
bên phải) và cắm bộ chuyển đổi nguồn vào. Logo sẽ hiện lên trong giây lát và sau
đó autotest sẽ được chạy. Sau đó đèn chỉ thị ON sẽ bắt đầu nhấp nháy: thiết bị sẵn
sàng để khởi động.
- Nhấn phím ON (nếu không làm động tác này, và thiết bị được trang bị pin, thì thiết
bị sẽ chuyển sang chế độ sạc nhanh).
Chú ý: Có thể chuyển đổi qua lại giữa vận hành bằng pin và bằng nguồn AC mà không hề làm

mất dữ liệu.
Lưu ý: Nếu xảy ra sự cố mất điện bất ngờ mà thiết bị không có pin bên trong thì toàn bộ kết
quả và cấu hình hiện tại sẽkhông được lưu lại. Lần bật thiết bị tiếp theo, nó sẽ trở vệ cầu hình
ban đầu của nó.
TẮT MTS-6000
Trong khi MTS-6000 đang chạy, bấm nút ON/OFF để tắt.
Khi tắt thiết bị bằng nút ON/OFF, các kết quả và cấu hình hiện tại sẽ được lưu. Lần bấm
ON/OFF tiếp theo thì chúng sẽđược gọi lại.
RESET
Nếu MTS-6000 bị treo, ấn và giữ ON/OFF (khoảng 4 giây) để reset thiết bị.
2.5. TRANG GIỚI THIỆU MTS-6000
Trang giới thiệu thiết bị sẽ được gọi lên bằng cách ân nút SYSTEM và sau đó là nút Page
Help. Nó cũng hiện ra khi bật thiếtbị lên. Trang này hiển thị các thông tin:
- Phiên bản phần mềm được cài trong thiết bị
- Các tùy chọn phần cứng: màn cảm ứng, khối đàm thoại quang, đo công suất quang,
nguồn laser, VFL, bộ nhớ mở rộng. Những tùy chọn đã cài sẽ được đánh dấu bằng
một dấu kiểm màu xanh lá cây.
- Các module đã được cài (bao gồm số Seri và ngày tháng hiệu chỉnh lần cuối)
cùng với sự hiện diện của pin (bao gồm số Seri)
02-HD/MVT/HDCV/FTEL 1/0 8
HDSD: Máy đo OTDR: MTS 6000 Lần ban hành/sửa đổi 1/0
2.6. KHẮC PHỤC SỰ CỐ
Không có gì xảy ra khi bấm phím ON/OFF.
Cần đảm bảo rằng pin trong máy đã được lắp hoặc máy được kết nối tới bộ chuyển đổi nguồn
phù hợp.
Khi bạn đang sử dụng MTS-6000 theo cách bình thường thì đột nhiên máy bị tắt.
Các tham số của thiết bị đã được thiết lập để tắt máy tự động sau 5 phút không có hoạt động
nào của người dùng để tiếtkiệm pin. Những gì đang được làm sẽ được lưu vào bộ nhớ.
Ngược lại, kiểm tra mức pin.
Pin từ chối sạc (đèn chỉ thị sạc pin không sáng khi thiết bị được nói tới nguồn cấp AC và

thiét bị vẫn không hoạtđộng).
Không có pin trong thiết bị hoặc pin đã được sạc đầy.
Chương 3
ĐIỀU KHIỂN MTS-6000
3.1. GIAO DIỆN ĐIỀU KHIỂN
Module giao tiếp của MTS-6000 có các nút điều khiển và hiển thị cần thiết để thực hiện các
phép đo:
- Màn hình hiển thị, với các phím có liên quan bên tay phải.
- Phím ON/OFF và các đèn chỉ thị sạc pin và vận hành.
- Các nút điều khiển chung: SYSTEM: để cấu hình thiết bị; SETUP: để cấu hình bài
đo; PRINT: để in kết quả đo, FILE: để lưu trữ hoặc gọi lại các tập tin; RESULTS:
để hiển thị các kết quả đo và phân tích.
- Các phím điều khiển đo kiểm: START/STOP: để bắt đầu và kết thúc bài đo;
SCRIPT: để bắt đầu và kết thúc một chuỗi các sự kiện.
- Các chỉ thị sẽ chỉ ra rằng có có ít nhất một phép đo đang được thực hiện (ví dụ bộ
chỉ thị phát laser trong trường hợp đo OTDR).
- Các phím định hướng để cuộn qua các menu và phím trung tâm để xác nhận.
02-HD/MVT/HDCV/FTEL 1/0 9
HDSD: Máy đo OTDR: MTS 6000 Lần ban hành/sửa đổi 1/0
MÀN HÌNH HIỂN THỊ TFT
MTS-6000 có màn hình màu TFT 8.4’’, độ phân giải 800 x 600,
- Hoặc màn hình TFT tiêu chuẩn
- hoặc một màn hình TFT độ tương phản cao (nhìn tốt cả trong nhà và ngoài trời)
CÁC PHÍM ĐỊNH HƯỚNG
Các phím định hướng có hai chức năng chính:
- Trên trang kết quả, các phím này được sử dụng để di chuyển con trỏ hoặc sửa hệ số
zoom.
- Trên các trang thiết lập (set-up pages), chúng được sử dụng để cuộn qua các menu,
nút trung tâm dùng để lựa chọn hoặc xác nhận tham số đã được chọn.
CÁC NÚT ĐIỀU KHIỂN

Các nút điều khiển dưới màn hình cung cấp các chức năng sau:
ON OFF Chuyển đổi Bật/Tắt thân máy chính
PRINT Nút này cho phép in một màn hình và/hoặc các kết quả đo (cần cómáy in)
SYSTEM Nút này cho phép truy cập tới:
- Lựa chọn các chức năng hoặc phép đo khác nhau
- Các menu cấu hình thiết bị (chọn (các) module được sử dụng), và hệ thống (màn
hình, ngày tháng, ngôn ngữ, v.v..).
- Mô tả các cấu hình phần mềm và phần cứng của hệ thống.
02-HD/MVT/HDCV/FTEL 1/0 10
HDSD: Máy đo OTDR: MTS 6000 Lần ban hành/sửa đổi 1/0
- Trợ giúp (hướng dẫn người dùng sử dụng thiết bị).
- Cập nhật phần mềm và các ứng dụng văn phòng
SET-UP Nút này gọi ra menu cấu hình đo kiểm. Menu này phụ thuộc chức năng
đang được sử dụng.
RESULTSNút này gọi ra trang kết quả (ví dụ: với module OTDR: đồ hình đo phản xạ, kết quả
và bảng các kết quả) và được sử dụng để phân tích các kết quả.
FILE Nút này gọi ra menu quản lý tập tin và thư mục để lưu, khôi phục hoặc xóa
tập tin ở bộ nhớ trong(EEPROM) hoặc bộ nhớ ngoài (ổ USB).
START/STOP Bắt đầu và kết thúc bài đo.
SCRIPT Được dùng để đưa vào một chuỗi câu lệnh và chạy nó (chức năng
được người dùng thiết lập).
CÁC CHỈ THỊ
ON/OFF
- Nhấp nháy: thiết bị, được nối qua một nguồn cấp bên ngoài, đang bị tắt.
- Sáng: thiết bị đang chạy hoặc bằng pin hoặc qua một nguồn cấp bên ngoài.
Charge Sáng: thiết bị được nối tới một nguồn cấp bên ngoài và pin đang được sạc.
Testing Sáng: có ít nhất một chức năng đo đang chạy.
DÙNG MỘT BÀN PHÍM VÀ CHUỘT NGOÀI (TÙY CHỌN)
Bàn phím ngoài có các chức năng:
- Nhập các tham số cấu hình ở dạng ký tự chữ

- Nhập các lời chú giải trong menu File
- Nhập các ghi chú trong bảng kết quả
- Thay đổi các ký tự
Chuột có thể được sử dụng thay cho các phím định hướng để cuộn qua các menu và thực hiện
lựa chọn một mục nào đó.
KẾT NỐI BÀN PHÍM VÀ CHUỘT NGOÀI
Kết nối bàn phím và chuột ngoài qua các cổng USB.
SỰ TƯƠNG ĐƯƠNG GIỮA BÀN PHÍM NGOÀI VÀ MTS-6000
Mặc dù về cơ bản bàn phím ngoài được dùng để thay thế menu Edit trong MTS-6000 nhưng
bàn phím ngoài còn có thể thay thế tất cả các nút và phím bấm trên MTS-6000 ngoại trừ nút
ON/OFF:
- Các nút menu bên tay phải màn hình được thay bằng các phím từ F1 đến F7
- Các nút phía dưới màn hình tương đương với Ctrl + một ký tự chữ cái (xin xem ở
bảng dưới).
- Các phím định hướng có chức năng giống nhau giữa bàn phím và MTS-6000.
02-HD/MVT/HDCV/FTEL 1/0 11
HDSD: Máy đo OTDR: MTS 6000 Lần ban hành/sửa đổi 1/0
CHỨC NĂNG TRÊN MTS-6000 BÀN PHÍM NGOÀI
SYSTEM Ctrl + Y
SET-UP Ctrl + U
PRINT Ctrl + P
FILE Ctrl + F
RESULTS Ctrl + R
START/STOP Ctrl + S
SCRIPT (Macro) Ctrl + M
Các phím Menu từ 1 tới 7 (từ trên xuống dưới) F1 tới F7
Lưu và thoát (Exit) Enter
Thoát mà không lưu (Abort) Escape
THAY ĐỔI CÁC CHỮ DÙNG BÀN PHÍM NGOÀI
Để dùng một bàn phím ngoài nhập tên hoặc xác minh (identification) vào menu Set-up, hoặc

nhập một Ghi chú (Note) vào bảng kết quả:
- Nhấn Enter để vào menu Edit.
- Đánh chữ cần đánh.
- Nhấn Enter để ra khỏi menu Edit. Nhấn Esc sẽ đóng menu Edit mà không lưu chữ
vừa đánh xong.
3.2. TRUY CẬP MTS-6000 TỪ PC
MTS-6000 có thể kết nối với PC để:
- Chuyển màn hình MTS-6000 sang PC và dùng các câu lệnh từ bàn phím máy tính
để điều khiển.
- Truycập bộ nhớ trong (hoặc ổ cứng) của MTS-6000 từ PC và truyền các file từ
MTS-6000 tới PC và ngược lại.
KẾT NỐI MTS-6000 TỚI PC
Kết nối trực tiếp
1. Trên PC: tìm địa chỉ IP và mặt nạ IP của máy tính trong mạng:
- Với Windows 98 hoặc Me: Chọn Start > Execute, sau đó đánh "winipcfg"1 và chọn
OK.
- Với Windows NT, 2000 hoặc XP: Chọn Start > Programmes > Accessories > Dos
Prompt, đánh «ipconfig»1, sau đó Enter.
02-HD/MVT/HDCV/FTEL 1/0 12
HDSD: Máy đo OTDR: MTS 6000 Lần ban hành/sửa đổi 1/0
Lưu ý: địa chỉ và mặt nạ IP của PC trong mạng.
2. Trên MTS-6000: Trong menu System, dưới I/O interface > Ethernet, nhập vào:
- Một địa chỉ IP lệch với địac chỉ IP của PC +/- 1; ví dụ: 10.10.50.204 nếu địa chỉ IP
của PC là 10.10.50.203.
- Địa chỉ mặt nạ IP của PC,
- Địa chỉ IP của Gateway cũng tương tự như địa chỉ IP nhưng kết thúc với ký tự 1.
3. Nối đầu nối RJ45 trên MTS-6000 tới PC thông qua cáp Ethernet chéo.
4. Đợi khoảng 10s trong khi kết nối được thiết lập.
Kết nối thông qua mạng LAN
1. Trên PC: : tìm địa chỉ IP và mặt nạ IP của máy tính trong mạng:

- Với Windows 98 hoặc Me: Chọn Start > Execute, sau đó đánh "winipcfg"1 và chọn
OK.
- Với Windows NT, 2000 hoặc XP: Chọn Start > Programmes > Accessories > Dos
Prompt, đánh «ipconfig»1, sau đó Enter.
Lưu ý Địa chỉ và mặt nạ IP của PC trong mạng.
2. Trên MTS-6000:
Trong menu System, dưới I/O interface > Ethernet, nhập vào địa chỉ IP; thông tin về IP mask
của PC và IP gateway có được từ người quản lý mạng hoặc sử dụng chế độ cấp địa chỉ động
(DHCP). Trong trường hợp này, địachỉ của MTS-6000 (như ở ví dụ trên 10.10.50.204) sẽ được
hiển thị nhưng không thể thay đổi được.
3. Nối đầu nối RJ 45 trên MTS-6000 tới 1 hub hoặc chuyển mạch Ethernet bằng một cáp
Ethernet thẳng.
4. Đợi khoảng 10s trong khi kết nối được thiết lập.
5. Trên PC, phải bảo đảm rằng kết nối đang chạy bằng cách chọn Start > Execute... và đánh
«ping» sau đó là địa chỉ IP của MTS-6000.
TRUYỀN GIAO DIỆN TRÊN MTS-6000 TỚI PC
1. Thực hiện kết nối MTS-6000 với PC như hướng dẫn ở trên.
2. Trên MTS-6000, ở menu System, dưới I/O interface, chọn Offset screen = yes
3. Trên PC, mở trình duyệt Internet Explorer và đánh địa chỉ: http://10.10.50.204:5800 nếu
10.10.50.204 là địa chỉ IP của MTS-6000 khi thiết lập kết nối. Một cửa sổ VNC sẽ mở ra và
yêu cầu nhập Password: hãy nhấn Enter mà không nhập vào bất kỳ password nào.
Màn hình của MTS-6000 sau đó sẽ hiện trên PC. Người sử dụng có thể dùng bàn phím và
chuột của PC để điều khiển MTS-6000 (xin xem chi tiết trong mục "Dùng bàn phím và chuột
(tùy chọn)” ), với các câu lệnh tương đương giữa MTS-6000 với bàn phím và chuột.
02-HD/MVT/HDCV/FTEL 1/0 13
HDSD: Máy đo OTDR: MTS 6000 Lần ban hành/sửa đổi 1/0
TRUY CẬP Ổ CỨNG CỦA MTS-6000 QUA PC.
Có thể truy cập bộ nhớ trong của MTS-6000 từ PC nhờ FTP server của MTS-6000.
Truy cập FTP có thể đạt được thông qua accounts «mts6000» hoặc «t-berd6000» (password:
acterna).

1. Thực hiện kết nối MTS-6000 và PC như mô tả ở trên.
2. Trên PC, hoặc dùng FTP client hoặc Internet Explorer.
3. Trong Internet Explorer, đánh địa chỉ sau (10.10.50.204, đây có thể là địa chỉ IP của MTS-
6000 đã được địnhnghĩa khi thiết lập kết nối) để truy cập vào bộ nhớ trong:
ftp://mts6000:/disk
PC sau đó hiểnthị nội dung của ổ cứng hoặc bộ nhớ trong của MTS-6000.
3.3. CÁC ĐẦU NỐI
PHÍA BÊN TAY PHẢI
Phía bên tay phải có các đầu nối: Đầu nối FC/PC (hoặc tùy chọn khác SC/PC, DIN…) cho đo
OTDR.
PHÍA TRƯỚC
Ở phía trước có các đầu nối sau:
- Khe cắm đầu nối tới bộ chuyển đổi nguồn cấp điện áp 12V.
- Các đầu nối USB cho máy in, chuột, bàn phím, ổ USB,v.v..
- Đầu RJ 45 cho giao diện Ethernet,
- Nếu có tùy chọn Headset thì sẽ có khe cắm cho headset (jack-plug)
- Nếu có tùy chọn Talkset thì sẽ có đầu nối quang .
02-HD/MVT/HDCV/FTEL 1/0 14
HDSD: Máy đo OTDR: MTS 6000 Lần ban hành/sửa đổi 1/0
- Nếu có tùy chọn Power Meter thì sẽ có đầu ra tương ứng.
- Nếu có tùy chọn VFL thì sẽ có đầu ra tương ứng.
Chương 4
THIẾT LẬP HỆ THỐNG
4.1. QUY TẮC THIẾT LẬP
Người dùng có thế xem hoặc thay đổi các thiết lập trong lúc đang thu thập dữ liệu hoặc thực
hiện phép đo. Các tham sốkhông thể sửa được sẽ hiển thị dưới dạng màu xám. Menu sẽ đưa ra
tất cả các tùy chọn có thể thay đổi được trừ các giá trịsố học.
- Để di chuyển từ tham số này sang tham số khác, dùng các phím và . Khi
một tham số được chọn thì giá trị của nó sẽ được hiển thị bên tay phải của tham số
đó.

- Để sửa giá trị của tham số, dùng các phím và để làm sáng lên (highlight) tùy
chọn được chọn.
- Để thoát khỏi menu thiết lập, người dùng có thể bấm bất kỳ nút nào phía dưới màn
hình hoặc phím Exit trong menu.
4.2. CẤU HÌNH THIẾT BỊ
Do thiết bị có thể được trang bị rất nhiều module đo khác nhau nên có thể có rất nhiều chức
năng đo khác nhau. Do đó,trước khi chạy những bài đo cụ thể thì việc đầu tiên là phải chọn
chức năng hoặc các chức năng đo tương ứng.
Nếu một module đo đã bị thay đổi thì menu cấu hình thiết bị sẽ hiện lên ngay sau khi thiết bị
được khởi động lại.
Các chức năng đo OTDR, Polarization Mode Dispersion (PMD), Chromatic Dispersion (CD),
Visible Source (VFL), PowerMeasurement (Radiometry), Talkset (option) là độc lập với nhau
và có thể chạy đồng thời.
QUY TRÌNH CẤU HÌNH THIẾT BỊ
Bấm nút SYSTEM. Các chức năng đang có trên thiết bị sẽ được hiển thị dưới dạng biểu tượng
(icon) đồ họa.
02-HD/MVT/HDCV/FTEL 1/0 15
HDSD: Máy đo OTDR: MTS 6000 Lần ban hành/sửa đổi 1/0
Kích hoạt một chức năng
Dùng các phím định hướng (hoặc chuột hoặc bàn phím ngoài) để di chuyển đến vị trí của biểu
tượng tương ứng với chức năng cần dùng.
Bấm phím để chọn chức năng. Biểu tượng sẽ trở nên màu đỏ và được bao quanh bằng một
khung màu sáng.
Kích hoạt vài chức năng đồng thời
Có thể kích hoạt vài chức năng khác nhau cho dù chúng là các thành phần của cùng một ứng
dụng hoặc không. Do đó có thể kích hoạt chức năng quan sát chất lượng đầu nối quang
(microscope) cùng lúc với chức năng đo OTDR.
Khi có một vài chức năng đang được kích hoạt đồng thời, ấn các phím trên bàn phím (SETUP,
FILE, RESULTS,START/STOP, SCRIPT) sẽ cho phép ta truy cập vào chức năng đang được
hiển thị (với vòng màu xanh bao quanh biểutượng của chức năng đó).

Để thay đổi từ chức năng này sang chức năng khác
- Nếu các chức năng là các thành phần của cùng một ứng dụng (ví dụ: OTDR, PMD
là thuộc cùng ứng dụng đo kiểm sợi quang (Optical Fibres application)), chỉ đơn
giản là thay đổi tab ứng dụng (xin xem tài liệu tương ứng với ứng dụng đo đó).
- Nếu các chức năng đo không cùng một ứng dụng (ví dụ: OTDR và soi chất lượng
đầu quang), thì cần quay trở về màn hìnhu hình thiết bị và tập trung vào chức năng
Microscope. Sau đó các điều khiển từ bàn phím sẽ tác động theo cách mà chức
năng Microscope điều khiển.
Chú ý: Chỉ dùng các phím định hướng để di chuyển đến chức năng mong muốn. Không dùng
phím Enter vì sẽ có tác dụng tái kích hoạt chức năng.
4.3. CẤU HÌNH HỆ THỐNG
02-HD/MVT/HDCV/FTEL 1/0 16
HDSD: Máy đo OTDR: MTS 6000 Lần ban hành/sửa đổi 1/0
Khi MTS-6000 được sử dụng lần đầu hoặc trước khi phép đo được bắt đầu, các tham số của hệ
thống cần phải được cấuhình:
- Các tham số liên quan đến MTS-6000 (độ sáng màn hình,độ tương phản, tính năng
bảo vệ màn hình).
- Các tham số liên quan đến quốc gia sử dụng máy: ngôn ngữ, ngày, giờ, khuôn dạng
ngày giờ.
- Các tham số vào/ ra.
- Kích hoạt loa (loudspeaker và mức âm lượng -dành cho tùy chọn Talkset), tính
năng tự động tắt, thiết lập IP máy chủ
- Thiết lập chế độ in và máy in.
Để gọi ra menu cấu hình, ấn phím SYSTEM, sau đó chọn System Setup.
MÀN HÌNH
Chọn mức sáng của màn hình
- Trong cửa sổ Screen, di chuyển con trỏ tới Lighting.
- Dùng các phím định hướng hoặc để chọn mức sáng mong muốn (giữa -5 và
+5).
Quan trọng: Nếu vận hành MTS-6000 bằng pin, một lời khuyên là nên chọn mức sáng nhỏ hơn

0 để đảm bảo thiết bị có thể vận hànhliên tục trong thời gian dài.
Chọn độ tương phản của màn hình
02-HD/MVT/HDCV/FTEL 1/0 17
HDSD: Máy đo OTDR: MTS 6000 Lần ban hành/sửa đổi 1/0
Chế độ bảo vệ màn hình (Screen Saver)
Tính năng này áp dụng cho cả khi vận hành thiết bị bằng pin lẫn bằng nguồn AC. Mục đích là
để kéo dài tuổi thọ của mànhình khi MTS-6000 không được sử dụng trong một khoảng thời
gian nào đó. Thay vì màn hình bình thường, một ảnh độngnhỏ MTS-6000 được hiển thị trên
nền màn hình đen và đi kèm với nó là nền và số điện thoại.
Để cấu hình chức năng này, chọn <Screen Saver>.
Một menu con sẽ hiện ra:
Screen saver
60s, 3 min, 5 min, No. <No> khi không muốn dùng tính năng này. Các giá trị khác
chỉ ra khoảng thời gian thiết bị không chịu bất kỳ tác động nào bên ngoài từ phía
người sửdụng (bấm phím chẳng hạn) trước khi thiết bị tự động chạy chế độ bảo vệ
màn hình. Nếu chức năng này được chọn (thời gian cụ thể được chọn), hai dòng
sau sẽ hiện ra:
Tên
Tên hoặc Lời chú thích sẽ được người dùng nhập. Thông tin này có thể hữu ích
chonhững người đi tìm MTS-6000 ở chế độ bảo vệ màn hình. Thông tin như hiện
tại ai đangsử dụng thiết bị, cần tìm người đó ở đâu hoặc bất kỳ thông tin thương
mại nào cũng có thể điền vào mục này.
Phone number
Số điện thoại hoặc lời chú thích có thể được thêm vào để cung cấp thêm thông tin:
sốđiện để gọi trong trường hợp có sự cố, số điện thoại người dùng,v.v..
QUỐC GIA (COUNTRY)
Chọn ngôn ngữ
Trong cửa sổ Country, chuyển con trỏ tới dòng Language để chọn một trong số các ngôn ngữ
muốn dùng (thường chọnEnglish).
Chú ý: Khi mục language bị thay đổi thì giao diện trên thiết bị chỉ đổi sang ngôn ngữ vừa

chọn sau khi thiết bị được tắt hẳn và khởiđộng lại.
02-HD/MVT/HDCV/FTEL 1/0 18
HDSD: Máy đo OTDR: MTS 6000 Lần ban hành/sửa đổi 1/0
Thay đổi thông tin về ngày (Date)
- Trong cửa sổ Country, di chuyển con trỏ tới dòng Date. Thông tin Date sẽ được
hiển thị theo khuôn dạng đượcđịnh nghĩa ở dòng Format.
- Để thay đổi Date thì dùng các phím hoặc .
Thay đổi thông tin Giờ (Time)
- Trong cửa sổ Country, chuyển con trỏ tới dòng Time. Các mục Hour (giờ) và
Minutes (Phút) sẽ hiện ra:
- Sử dụng các phím định hướng hoặc để thay đổi phút và giờ.
Chọn khuôn dạng ngày
- Trong cửa sổ Country, di chuyển con trỏ tới dòng Format. Chọn một trong số các
lựa chọn: dd/mm/yy
- (ngày/tháng/năm) hoặc mm/dd/yy (tháng/ngày/năm) cho khuôn dạng ngày.
GIAO DIỆN VÀO RA (I/O)
Màn hình từ xa (Remote screen)
Có thể chuyển màn hình của MTS-6000 sang PC và đọc nội dung của ổ đĩa trong MTS-6000
trên PC. Để làm việc này, xem mục “Truy cập MTS-6000 từ PC” .
Cũng có thể chuyển màn hình của một MTS-6000 ở xa tới một MTS-6000 khác và có toàn
quyền điều khiển MTS-6000 ở xa.
Để làm việc này xem mục “VNC màn hình từ xa” ("VNC Remote screen").
Remote screen = Session hoặc Permanent phải được chọn trong các trường hợp, trong cửa sổ
E/S.
- Session:Chức năng màn hình từ xa sẽ bị vô hiệu khi tắt MTS 6000
- Permanent:ức năng màn hình từ xa sẽ vẫn được kích hoạt khi tắt MTS 6000
- Permanent with password: chức năng tương tự Permanent với Password
- No: không kích hoạt chức năng này.
Ethernet
Các tham số của mạng Ethernet mà MTS-6000 được nối tới:

Mode -Config 1 tới 4:
là chế độ địa chỉ IP tĩnh nên cho phép người dùng nhập vào các thông tin cấu hình
cho 4 site này.
-Dynamic
ở chế độ này, yêu cầu có một máy chủ DHCP, MTS-6000 sẽ yêu cầu một địa chỉ từ
máy chủ này (máy này sẽ cung cấp địa chỉ IP tự động nếu cấu hình máy trạm dưới
dạng cấu hình động được kích hoạt trong mạng).
02-HD/MVT/HDCV/FTEL 1/0 19
HDSD: Máy đo OTDR: MTS 6000 Lần ban hành/sửa đổi 1/0
Sau khi lựa chọn chế độ này hoặc sau khi bật máy, MTS-6000 có gắng thiết lập
kếtnối để có được một địa chỉ IP từ máy chủ DHCP. Nếu vì một lý do nào đó mà
quátrình này bị hỏng thì MTS-6000 sẽ dùng địa chỉ IP tĩnh với địa chỉ IP của User1.
Name of site người dùng có thể nhập vào tên của site tại menu Edit.
IP address địa chỉ IP của MTS-6000
IP mask địa chỉ mặt nạ của mạng con
IP gateway Địa chỉ IP của máy mà cho phép truy cập tới các máy khác bên ngoài mạng
con hiện thời
DNS Địa chỉ IP của máy tính mà có nhiệm vụ cung cấp địa chỉ IP của các máy
khác dựa trên tên
Domain name Tên của mạng cục bộ mà MTS-6000 được nối vào
Mail
Các tham số để cấu hình cho tính năng mail.
Send Mail Chọn Ethernet, Modem hoặc None nếu không có phương tiện nào dùng để
truyền gửi mail.
Sender Mode Auto hoặc Manual. Nếu chọn manual mode, sẽ hiện ra một dòng mới ngay
dưới dòngđể nhập địa chỉ người gửi. Điều này cho phép người nhận phúc
đáp thư đúng địachỉ nếu cần. Khi một thư điện tử được gửi với tùy chọn
này, «UTS» (theo sau bởi sốseri) vẫn giữ thông tin người gửi nhưng địa chỉ
hồi âm thủ công (manual return address)sẽ được tự động sử dụng khi thư
được trả lời.

Lưu ý: Nếu Sender Mode là Auto, bất kỳ thư trả lời nào tới địa chỉ thư gửi bởi MTS-6000 sẽ bị
mất.
From Dòng này hiện ra nếu Sender Mode là Manual. Dùng phím để truy cập
vào một cửa sổ chỉnh sửa.
Relay Mode Auto hoặc Manual. Nếu chọn manual mode, một dòng mới sẽ hiện ra ngay
dưới dòngđể vào mail relay. Tùy chọn này hữu ích khi mạng sử dụng relay
để gửi thư điệntử ra.
Mail Relay Dòng này hiện ra nếu Relay Mode được chọn là Manual. Dùng phím để
vào cửa sổ chỉnh sửa.
CÁC TIỆN ÍCH
Tự động tắt
Chú ý: Chức năng tự động tắt máy MTS-6000 chỉ có khi vận hành máy bằng pin để tiết kiệm pin.
Chức năng này tự động tắt MTS-6000 nếu không có hoạt động nào được chạy và không có phím
nào được bấm sau mộtkhoảng thời gian được lựa chọn trước từ menu này. Tiến trình công việc sẽ
được lưu lại tự động.
02-HD/MVT/HDCV/FTEL 1/0 20
HDSD: Máy đo OTDR: MTS 6000 Lần ban hành/sửa đổi 1/0
- Để kích hoạt chức năng này, mở cửa sổ Utilities và di chuyển con trỏ tới mục Auto
off, sau đó chọn một trong số các lựa chọn (5, 10 hoặc 15 phút.) để MTS-6000 sẽ
tự động tắt nếu không có phím nào được bấm sau khoảng thời gian chọn.
- Để bỏ chức năng này, hãy tới cửa sổ Utilities, di chuyển con trỏ tới Auto Stop, sau
đó chọn No.
Printer
Các tham số để cấu hình in và máy in (qua cổng USB).
- Chế độ in Files (Screen): in cả màn hình hiển thị của máy ra dạng file JPG (ấn và
giữ đồng thời 2 phím và để in file, quá trình sẽ xuất hiện biểu tượng .
- Chế độ in Files (Fomatted): chỉ in đồ hình kết quả đo của máy ra dạng file JPG(ấn
và giữ đồng thời 2 phím và để in file, quá trình sẽ xuất hiện biểu tượng )
- Chế độ in USB: in kết quả qua máy in kết nối ở cổng USB
4.4. STANDALONE RESULTS

Kể cả khi không có module đo, MTS-6000 vẫn có thể truy cập và hiển thị các kết quả đo. Để truy
cập tính năng này, chọnStandalone Results, và chọn ứng dụng mong muốn, ví dụ Consult Fiber
Optics.
4.5. MEDIA UTILITIES
Để truy cập menu này hãy chọn <Expert tools> sau đó vào <Media utilities>.
ĐỊNH DẠNG Ổ USB
Để định dạng (format) một ổ USB, chọn <Media utilities>, sau đó chọn <Usbflash Format>. Xác
nhận để tiến hành định dạngổ USB đó. Lưu ý là mọi dữ liệu trên ổ sẽ mất.
Chương 5
BƯỚC ĐẦU CHUẨN BỊ ĐO
5.1. CÁC ĐẦU NỐI ĐA NĂNG VÀ ĐẦU CHUYỂN ĐỔI
02-HD/MVT/HDCV/FTEL 1/0 21
HDSD: Máy đo OTDR: MTS 6000 Lần ban hành/sửa đổi 1/0
Các plug-in đo quang có thể được trang bị một dầu nối đa năng (universal connector) và bộ chuyển
đổi lúc đặt hàng.
CÁC LOẠI ĐẦU CHUYỂN ĐỔI (ADAPTER)
Acterna có 4 loại adapter khác nhau, tất cả đều tương thích với đầu nối này, cho phép người dùng
chuyển từ adater nàysang adapter khách theo loại sợi quang mà họ đang làm việc.
Các loại adapter hiện có:FC, SC, DIN và ST.
CHUYỂN ĐỔI GIỮA CÁC LOẠI ADAPTER
Để chuyển đổi từ loại adapter này sang loại adapter khác, tiến hành như sau:
5.2. VỆ SINH ĐẦU NỐI ĐA NĂNG
Bỏ adapter ra để tiếp cận vào đầu nối và dùng que cotton có tẩm cồn lau sạch nó.
Chương 6
GIAO DIỆN NGƯỜI DÙNG
6.1. MÀN HÌNH HIỂN THỊ
Màn hình hiển thị được chia làm một số khu vực khác nhau. Bắt đầu từ đỉnh trên cùng, có:
- Thanh trạng thái với rất nhiều biểu tượng để chỉ ra các chức năng hiện thời.
02-HD/MVT/HDCV/FTEL 1/0 22
HDSD: Máy đo OTDR: MTS 6000 Lần ban hành/sửa đổi 1/0

- Một thanh ngang hiển thị đồ hình đo đã được thu nhỏ lại, có đường bao màu đỏ để
chỉ khu vực zoom và các tham số của phép đo cũng được hiển thị trên thanh này
(signature of the measurement).
- Phần trính của màn hình, hiển thị một menu hoặc trang kết quả.
- Các tab cho phép người dùng chuyển từ chức năng này sang chức năng khác
(OTDR, WDM, đo công suất, v.v..).
Phía bên tay phải của màn hình, các phím mềm cho phép truy cập tới rất nhiều câu lệnh khác. Tác
động của các lệnh này phụ thuộc vào cấu hình và chức năng đo hiện thời.
THANH TRẠNG THÁI TRÊN CÙNG
Thanh trạng thái trên cùng màn hình cung cấp thông tin, phía bên phải, ngày giờ hiện tại cùng các
biểu tượng:
- Loại nguồn cấp: phin hay nguồn AC, và nếu nguồn cấp là pin thì mức năng lượng
còn dư của pin sẽ được hiển thị
- Nếu đang lưu kết quả thì sẽ có biểu tượng
- Nếu có tùy chọn Talkset và đang đàm thoại thì có biểu tượng
- Nếu có màn hình ở xa (remote screen) được chọn thì sẽ có biểu tượng
- Nếu đang trao đổi dữ liệu giữa hai máy MTS-6000 thì sẽ có biểu tượng
ĐỒ HÌNH NHỎ (MINI-TRACE)
Menu File và trang Results có thể bao gồm một đồ hình nhỏ ở chỉ ra vị trí của vùng đang được
zoom tương ứng với hiển thịở màn hình lớn. Phần đồ hình hiển thị ở màn hình lớn được bao bọc
thể hiện bằng khung bao màu đỏ trên đồ hình nhỏ.
02-HD/MVT/HDCV/FTEL 1/0 23
HDSD: Máy đo OTDR: MTS 6000 Lần ban hành/sửa đổi 1/0
Đồ hình nhỏ này sẽ xuất hiện nếu đồ hình kết quả này được thực hiển bởi một MTS-6000. Các file
theo chuẩn Bel coređược đọc trên thiết bị này không chứa thông tin cần để hiển thị nó.
DẤU HIỆU CỦA PHÉP ĐO
Thanh trạng thái lặp lại các tham số của phép đo và trong một số trường hợp:
- Vị trí của các con trỏ
- Lời chú thích
- Tên của tập tin khi kết quả được gọi ra từ bộ nhớ.

KHU VỰC HIỂN THỊ CHÍNH
Vùng trung tâm của màn hình có thể hiển thị cấu hình của thiết bị hoặc phép đo, các kết quả
đo,v.v…
TABS
Khi thiết bị thực hiện vài chức năng khác nhau (OTDR, WDM, Đo công suất quang, v.v...), có rất
nhiều cấu hình hoặc trangkết quả có thể truy cập được tới các tabs. Để thay đổi từ tab này sang tab
khác, cần phải ấn nút để lựa chọn trang. Ví dụ:
- Ở trang kết quả, để thay đổi từ tab này sang tab khác, ấn nút RESULTS
- Ở trang cấu hình phép đo, để chuyển từ tab này sang tab khác, ấn nút SETUP
- Ở trang cấu hình tập tin, để chuyển từ tab này sang tab khác, ấn nút FILE.
Chú ý: Mỗi phép đo sẽ có một tab tương ứng: OTDR SM, OTDR MM, Power Meter. Tab của một
chức năng nào đó chỉ được hiệnra nếu plug-in tương ứng với phép đo đó được đưa vào thiết bị
hoặc nếu tập tin của phép đo đó được mở. Nếu có hai plug-in của cùng một chức năng đo được cài
vào máy thì sẽ chỉ có 1 plug-in được kích hoạt (active), vì thế chỉ có 1 tab hiện ra.
Để thay đổi plug-in được kích hoạt, hãy vào SYSTEM và chọn chức năng đó.
Một biểu tượng nhỏ sẽ xuất hiện ở góc trái của mỗi tab, tương ứng với trạng thái của module
tương ứng.
Ý nghĩa của biểu tượng như sau:
- Không có biểu tượng (icon) : chức năng được dùng ở chế độ chỉ đọc (read-only
mode (không có module)), hoặc modulekhông được lựa chọn.
- Icon mày xám (grey): chức năng đã được lựa chọn nhưng module tương ứng hiện
tại không thực hiện thu thập dữ liệu.
- Icon màu xanh lá cây: chức năng đã được lựa chọn và module tương ứng đang thực
hiện việc thu thập dữ liệu.
CÁC PHÍM MỀM
7 phím mềm ở bên tay phải sẽ thay đổi theo cấu hình và ngữ cảnh (context) hiện tại. Ứng dụng của
nó được thể hiệnbằng icon.
Các biểu tượng
02-HD/MVT/HDCV/FTEL 1/0 24
HDSD: Máy đo OTDR: MTS 6000 Lần ban hành/sửa đổi 1/0

Chỉ ra rằng hành động sẽ được thực hiện ngay khi nút được bấm.
chỉ ra rằng phím này sẽ cho phép ta truy cập vào một menu con ở bên trong.
chỉ ra rằng phím này sẽ cho phép ta thoát khỏi menu con hiện thời.
Chỉ ra rằng chức năng được chọn bởi phím sẽ được điều khiển bởi các phím
định hướng.
Chỉ ra rằng chức năng được chọn bởi phím sẽ được điều khiển bởi phím xác nhận
(ởtrung tâm)
Các phím chọn lựa
Việc chọn lựa có thể là đơn (chỉ có một lựa chọn) hoặc đa (có thể nhiều hơn 1 tùy chọn cùng lúc)
Phím này chỉ ra rằng có 2 tùy chọn đơn độc lập. Việc thay đổi chức năng xảy ra ngay khi
phím được bấm lần đầu.
Phím này có 2 tùy chọn có thể được chọn cùng lúc. Ấn phím nhiều lần để sửa các chọn
lựa của bạn.
Màu của các phím
Khi một phím liên quan tới các phím định hướng hoặc phím xác nhận được bấm:
- Nếu chức năng không được chọn, phím có màu xanh tối (dark blue).
- Ấn phím khi muốn lựa chọn chức năng. Phím trở nên có màu sáng hơn để báo rằng
các phím định hướng được gán cho nó.
6.2. CÁC CHỨC NĂNG LIÊN QUAN TỚI ĐỒ HÌNH ĐO (TRACE)
Đồ hình được gọi ra từ bộ nhớ hoặc có được từ sau khi thực hiện phép đo sẽ được hiển thị ở trang
Results.
Có rất nhiều chức năng chung giữa OTDR và WDM có thể được dùng để sửa cách hiển thị đồ hình
kết quả (các con trỏ,Zoom (phóng to, thu nhỏ)/Shift (dịch chuyển lên-xuống, phải- trái), Event
(xem các sự kiện trong một trace)/Trace, Trace (chỉxem trace, không hiện bảng các sự kiện)/Table
(bảng các sự kiện), Full scale (xem toàn cảnh), v.v...). Vai trò của các phím định hướng và phím
xác nhận sẽ phụ thuộc vào chức năng được chọn.
HIỂN THỊ KẾT QUẢ TRÊN ĐỒ HÌNH
Mỗi sự kiện (đo OTDR) hoặc kênh (đo WDM) phát hiện được sẽ hiện ra trên đồ hình ở dạng số
seri.
Các kết quả (results) của phép đo có thể được viết ngay trên đồ hình.

Phụ thuộc vào các tùy chọn được chọn ở menu SETUP , mục Result Screen > Results On Trace, ví
dụ một phép đo OTDRcó thể được hiển thị trên đồ hình:
- "No":không điền kết quả phép đo (chủ yếu ở dạng giá trị số) lên đồ hình kết quả
đo,
02-HD/MVT/HDCV/FTEL 1/0 25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×