Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.83 KB, 4 trang )
Đại tràng và hội chứng đường
ruột nhạy cảm
Trong thập niên đầu tiên của thế kỷ thứ 21 này, căn bệnh tưởng chừng
như quá quen này lại ngày càng gia tăng, đó là bệnh viêm đại tràng. Tỷ lệ
mắc bệnh theo thống kê mới đây là 22%.
Với thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm như hiện nay, tỷ lệ phơi
nhiễm và mắc bệnh đại tràng không chỉ dừng ở con số trên. Việt Nam được
Tổ chức y tế thế giới xếp vào một trong những quốc gia mắc bệnh nhiễm
khuẩn đường tiêu hóa hàng đầu thế giới, song nhiều người Việt chúng ta
chưa quan tâm đúng mức với căn bệnh này, bệnh càng để lâu sẽ càng khó
chữa và có thể biến chứng nguy hiểm.
Tháp dinh dưỡng
Thực phẩm nhiễm bệnh, nhiễm độc, cuộc sống hiện đại quay với tốc
độ chóng mặt, ăn nhanh, uống nhanh, thời gian nghỉ sau ăn ngắn, thực phẩm
chế biến sẵn tràn lan, uống nhiều bia rượu, thức khuya, hút thuốc lá thì một
cách vô tình, họ đang hủy hoại chính đường tiêu hóa nói chung và đại tràng
nói riêng.
Bệnh cảnh diễn biến chậm, triệu chứng không rõ ràng và thường bị
xem nhẹ. Ban đầu, chỉ có các biểu hiện như đầy bụng, khó tiêu, đau bụng
lâm râm, lâu dần là tình trạng tiêu chảy, đại tiện khó chịu, phân nát, cũng có
khi lại là táo bón.
Thuốc Tây, nhất là các thuốc kháng sinh thường có tác dụng phụ là
gây rối loạn do hệ men có ích trong đường ruột bị phá hủy. Có nhiều loại
khác chỉ loại bỏ được triệu chứng ban đầu mà chưa điều trị đúng nguyên
nhân của bệnh, hoặc là hiệu quả thể hiện quá lâu nên làm nản lòng người
bệnh.
Khi bị rối loạn tiêu hóa: