Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.88 KB, 4 trang )
Ngộ nhận về ung thư
tiền liệt tuyến
Sự tiến bộ khoa học khiến chúng ta nghĩ rằng ung thư tuyến tiền liệt
không còn là vấn đề đáng ngại nữa. Không hẳn vậy. Mặc dù đây là căn bệnh
có số người tử vong vì ung thư thứ 2 thế giới, sau ung thư phổi nhưng thực
tế vẫn phổ biến một số quan niệm sai lầm về ung thư tuyến tiền liệt.
Sự tiến bộ khoa học khiến chúng ta nghĩ rằng ung thư tuyến tiền liệt
không còn là vấn đề đáng ngại nữa. Không hẳn vậy. Mặc dù đây là căn bệnh
có số người tử vong vì ung thư thứ 2 thế giới, sau ung thư phổi nhưng thực
tế vẫn phổ biến một số quan niệm sai lầm về ung thư tuyến tiền liệt.
Không triệu chứng nghĩa là không sao. Ung thư tuyến tiền liệt có thể
gây ra triệu chứng khác nhau về đường tiết niệu, từ mót tiểu, tiểu rắt đến
đau lưng. Tuy nhiên, các triệu chứng thường không xuất hiện cho đến khi
ung thư ở giai đoạn phát triển - thời điểm mà hiệu quả điều trị sẽ gặp khó
khăn. Vì thế, không nên cho rằng hoàn toàn yên tâm nếu không có triệu
chứng.
Cha truyền con nối. Quan hệ huyết thống một bậc (cha, anh trai) bị
ung thư tuyến tiền liệt làm tăng nguy cơ mắc bệnh đối với nam giới. Trong
thực tế, một người đàn ông với họ hàng xa 3 bậc bị chẩn đoán ung thư tuyến
tiền liệt thì đối mặt với khả năng mắc bệnh là 50-50. Tuy nhiên, di truyền chỉ
chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với các yếu tố rủi ro khác.
Người có tuổi mới mắc bệnh. Ung thư tuyến tiền liệt phổ biến hơn ở
đàn ông có tuổi nhưng cũng có người mắc bệnh từ rất trẻ. Qua nghiên cứu,
nam giới có thể phát triển bệnh này ở tuổi 40, thậm chí sớm hơn là tuổi 30.
Đó là lý do nên nghĩ đến ý tưởng bắt đầu khám bệnh định kỳ ở tuổi 50, với
người có nguy cơ cao hơn (như có tiền sử gia đình) thì nên sàng lọc khi bắt
đầu 40 tuổi.