Tải bản đầy đủ (.doc) (197 trang)

Giáo án chi tiết tiếng việt 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (911.47 KB, 197 trang )

Tuần 10
ôn tập giữa học kì I
Trong tuần ôn tập này, 6 tiết đầu dành cho ôn tập và kiểm tra miệng, 2
tiết cuối dành cho kiểm tra viết. Trong các tiết ôn tập và kiểm tra miệng, cố
4 tiết kiểm tra kĩ năng đọc và học thuộc lòng. GV cần kiểm tra kĩ năng đọc
thành tiếng, học thuộc lòng của khoảng 1/4 số HS trong lớp trong mỗi tiết
học.

Tiết 1
I. Mục tiêu
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ
năng đọc hiểu (HS trả lời đợc 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng, HS đọc trôi chảy các bài tập đọc
đã đợc học trong 9 tuần đầu của sách Tiếng Việt 5, tập một (phát âm rõ, tốc
độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các
cụm từ , biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
2. Lập đợc bảng thống kê các bài thơ đã học trong ba chủ điểm Việt
Nam - Tổ quốc em, Cánh chim hòa bình, Con ngời với thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong 9 tuần đầu
sách Tiếng Việt 5, tập một để HS bắt thăm.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
2. Kiểm tra bài đọc và học thuộc
lòng
- Yêu cầu kiểm tra 1/4 số HS trong
lớp. GV đa ra các phiếu ghi nội dung
yêu cầu kiểm tra và nói: Trên đây là
các phiếu ghi nội dung yêu cầu kiểm
tra về các bài tập đọc và học thuộc


lòng đã học. Mỗi em sẽ đọc trong
SGK (hoặc đọc thuộc lòng) một đoạn
hoặc cả bài theo yêu cầu trong phiếu
và trả lời một câu hỏi về đoạn (hoặc
bài) vừa đọc.
- HS lắng nghe.
- Gọi HS lên bốc thăm. - Lần lợt từng HS lên bốc thăm bài,
GV: Hong Th Thu Hng Trng Tiu hc A Thnh Long
1
sau đó về chỗ chuẩn bị; cứ một HS
kiểm tra xong, một HS tiếp tục lên
bốc thăm bài đọc.
- Yêu cầu HS đọc bài và trả lời câu
hỏi về đoạn, bài vừa đọc.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi ghi
trong phiếu.
- GV nhận xét và cho điểm từng HS. - HS lắng nghe.
3. Hớng dẫn làm bài tập
- Gọi một HS đọc yêu cầu của bài tập. - Một HS đọc yêu cầu của bài tập,
cả lớp theo dõi đọc thầm.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm. - HS các nhóm trao đổi, thảo luận
làm bài.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả. - Đại diện mỗi trình bày kết quả
bài làm của nhóm.
- GV và cả lớp nhận xét, tính điểm
thi đua xem nhóm làm nhanh và
đúng nhất.
- HS thực hiện theo yêu cầu của
GV.
- GV chốt lại hớng dẫn HS nhận xét,

bổ sung, chốt lại đáp án đúng.
- HS thực hiện theo yêu cầu của
GV.
4. Củng cố, dặn dò
Tiết 2
I. Mục tiêu
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
2. Nghe - viết đúng đoạn văn Nỗi niềm giữ nớc, giữ rừng
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng và câu hỏi trong 9
tuần đầu sách Tiếng Việt 5, tập một để HS bắt thăm (đã có từ tiết trớc).
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
2. Kiểm tra bài đọc và học thuộc
lòng
- GV tiến hành kiểm tra HS đọc các
bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 tơng
GV: Hong Th Thu Hng Trng Tiu hc A Thnh Long
2
tự nh cách đã tiến hành ở tiết 1 tuần
này.
3. Viết chính tả
- GV giới thiệu và đọc toàn bài chính tả
một lợt, kết hợp với giải nghĩa từ khó.
- HS đọc thầm trong SGK theo dõi
GV đọc bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm bài chính tả
và cho biết: Nội dung của bài chính
tả này nói về điều gì?

- Yêu cầu HS gấp SGK, gọi một HS
lên bảng, cả lớp viết vào giấy nháp
các tiếng khó và các danh từ riêng:
sông Đà, sông Hồng, nỗi niềm, ngợc,
cầm trịch, đỏ lừ,
- HS luyện viết các tiếng khó viết.
- GV nhắc nhở t thế học sinh ngồi
viết rồi đọc từng câu hoặc từng bộ
phận ngắn trong câu cho HS viết,
mỗi câu (bộ phận ngắn) đọc 2 lần.
- HS nghe và viết bài.
- Khi viết xong GV đọc lại toàn bài
chính tả một lợt, cho HS soát lỗi.
- HS theo dõi, soát lại bài gạch dới
chân những lỗi viết sai.
- GV chấm chữa khoảng 7 - 10 bài
trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát
lỗi nhau
- HS đổi vở, đối chiếu với SGK và tự
sửa những chữ viết sai bằng chì bên
lề trang vở.
- GV nêu nhận xét chung về: chữ
viết, những lỗi HS hay mắc trong bài.
4. Củng cố, dặn dò
Tiết 3
I. Mục tiêu
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
2. Ôn lại các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong ba chủ điểm Việt
Nam - Tổ quốc em, Cánh chim hòa bình, Con ngời với thiên nhiên nhằm
trau dồi kĩ năng cảm thụ văn học.

II. Đồ dùng dạy học
GV: Hong Th Thu Hng Trng Tiu hc A Thnh Long
3
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng (đã chuẩn bị ở tiết
1).
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
2. Kiểm tra bài đọc và học thuộc
lòng
- GV tiến hành kiểm tra HS đọc các
bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 tơng
tự nh cách đã tiến hành ở tiết 1 tuần này.
3. Hớng dẫn làm bài tập
- Yêu cầu một HS đọc to toàn bài.
- GV kết hợp ghi bảng tên bốn bài
văn: Quang cảnh làng mạc ngày
mùa, Một chuyên gia máy xúc, Kì
diệu rừng xanh, Đất Cà Mau.
- Một HS đọc to toàn bài, cả lớp theo
dõi đọc thầm.
- Yêu cầu HS ghi lại chi tiết mà mình
thích nhất trong một bài văn miêu tả
đã học và giải thích vì sao em thích.
- HS làm việc cá nhân. Mỗi em chọn
một bài văn, ghi lại chi tiết mình
thích nhất trong bài, suy nghĩ để giải
thích lí do vì sao mình thích nhất chi
tiết đó.
- Gọi HS dới lớp trình bày kết quả

bài làm.
- HS phát biểu miệng trình bày ý
kiến của mình.
- Gọi HS nhận xét lựa chọn ra bạn
tìm đợc những chi tiết hay, giải thích
đợc lí do mình thích.
- HS nhận xét theo hớng dẫn của GV.
4. Củng cố, dặn dò
Tiết 4
I. Mục tiêu
1. Hệ thống hóa vốn từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục
ngữ) gắn với các chủ điểm đã học trong 9 tuần đầu lớp 5.
2. Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa gắn với các chủ
điểm.
II. Đồ dùng dạy học
- Bút dạ và một số tờ giấy khổ to kẻ bảng từ ngữ ở Bài tập 1, Bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy Hoạt động học
GV: Hong Th Thu Hng Trng Tiu hc A Thnh Long
4
1. Giới thiệu bài
2. Hớng dẫn HS ôn tập
Bài tập 1
- Gọi một HS đọc to yêu cầu của bài
tập.
- Một HS đọc to yêu cầu của bài
tập, cả lớp theo dõi đọc thầm.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
GV phát bút dạ, giấy khổ to, cho các
nhóm làm bài.

- HS các nhóm, trao đổi, thảo luận
làm bài trên giấy khổ to.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả. - Đại diện mỗi nhóm dán kết quả
bài làm trên lớp, trình bày kết quả
bài làm của nhóm.
- GV và cả lớp nhận xét, tính điểm
thi đua xem nhóm nào tìm đợc đúng,
nhiều từ.
- HS thực hiện theo yêu cầu của
GV.
Bài tập 2
- Gọi một HS đọc to yêu cầu của bài. - Một HS đọc to yêu cầu của bài
tập, cả lớp theo dõi đọc thầm.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm. - HS các nhóm trao đổi, cử một th
kí viết nhanh lên giấy từ đồng
nghĩa, trái nghĩa với những từ đã
cho.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả. - Đại diện mỗi nhóm dán kết quả
bài làm trên lớp, trình bày kết quả
bài làm của nhóm.
- GV và cả lớp nhận xét, tính điểm
thi đua xem nhóm nào tìm đợc đúng,
nhiều từ.
- HS thực hiện theo yêu cầu của
GV.
3. Củng cố, dặn dò
Tiết 5
I. Mục tiêu
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ
năng đọc hiểu (HS trả lời đợc 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc).

GV: Hong Th Thu Hng Trng Tiu hc A Thnh Long
5
2. Nắm đợc tính cách của các nhân vật trong vở kịch Lòng dân; phân
vai, diễn lại sinh động một trong hai đoạn kịch, thể hiện đúng tính cách nhân
vật.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong 9 tuần đầu
sách Tiếng Việt 5, tập một để HS bắt thăm.
- Một số trang phục, đạo cụ đơn giản để HS diễn vở kịch.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
- Trong giờ học hôm nay chúng ta
tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc,
làm bài tập ôn lại các tính cách của
các nhân vật trong vở kịch Lòng dân
và sắm vai diễn lại một đoạn trong
vở kịch đó.
- HS lắng nghe.
- GV ghi tên bài lên bảng. - HS ghi tên bài vào vở.
2. Kiểm tra bài đọc và học thuộc
lòng
- GV tiến hành kiểm tra HS đọc các
bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 tơng
tự nh cách đã tiến hành ở tiết 1 tuần
này.
3. Hớng dẫn làm bài tập
- Yêu cầu một HS đọc to toàn bài. - Một HS đọc to toàn bài, cả lớp
theo dõi đọc thầm.
a.Nêu tính cách các nhân vật

- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo
nhóm đôi để nêu tính cách của từng
nhân vật trong vở kịch.
- Hai HS ngồi cùng bàn trao đổi
thảo luận, thảo luận làm bài ra giấy
nháp.
- Gọi HS trình bày, cả lớp theo dõi
nhận xét.
Đáp án:
- HS trình bày miệng. Cả lớp nhận
xét, bổ sung đến khi có câu trả lời
đúng.
Dì Năm - bình tĩnh , nhanh trí, khôn khéo, dũng cảm bảo vệ cán bộ.
An - thông minh, nhanh trí, biết làm cho kẻ địch không nghi ngờ.
Chú cán bộ - bình tĩnh , tin tởng vào lòng dân.
Lính - hống hách.
Cai - xảo quyệt, vòi vĩnh.
b. Hớng dẫn HS diễn một của vở
kịch lòng dân.
GV: Hong Th Thu Hng Trng Tiu hc A Thnh Long
6
- GV chia HS thành các nhóm lớn,
mỗi nhóm có từ sáu đến bảy HS.
- HS nhận nhóm của mình.
- Yêu cầu mỗi nhóm chọn diễn một
đoạn kịch trong nhóm.
- HS phân vai, diễn thử một đoạn
kịch trong nhóm. Một ngời làm
nhiệm vụ nhắc vở.
- Thi các nhóm diễn kịch trớc lớp.

GV và cả lớp nhận xét, bình chọn
nhóm diễn kịch giỏi nhất, diễn viên
giỏi nhất.
- Các nhóm lên thi diễn kịch trớc
lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dơng
những HS học tốt, dặn HS về nhà
tiếp tục luyện đọc để kiểm tra trong
tiết sau.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện
theo yêu cầu của GV.
Tiết 6
I. Mục tiêu
1. Tiếp tục ôn luyện về nghĩa của từ: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ
đồng âm, từ nhiều nghĩa.
2. Biết vận dụng kiến thức đã học về nghĩa của từ để giải các bài tập
nhằm trau dồi kĩ năng dùng từ, đặt câu và mở rộng vốn từ.
II. Đồ dùng dạy học
- Bút dạ và một số từ phiếu kẻ bảng nội dung Bài tập 1 và tờ giấy hoặc
bảng phụ viết sẵn đoạn văn đã thay từ chính xác.
- Một vài tờ phiếu viết nội dung Bài tập 2.
- Bảng phụ kẻ bảng phân loại Bài tập 4.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
- Từ đầu năm đến giờ các em đã đợc
học về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa,
từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Trong
tiết học hôm nay các em sẽ vận dụng

các kiến thức đã học về nghĩa của từ
để giải các bài tập nhằm trau dồi kĩ
- HS lắng nghe.
GV: Hong Th Thu Hng Trng Tiu hc A Thnh Long
7
năng dùng từ, đặt câu và mở rộng
vốn từ.
- GV ghi tên bài lên bảng. - HS ghi tên bài vào vở.
2. Hớng dẫn làm bài tập
Bài tập 1
- Gọi một HS đọc to toàn bài. - Một HS đọc to toàn bài, cả lớp
theo dõi đọc thầm.
- Đoạn văn này kể về việc gì? Em có
nhận xét về các từ in đậm có trong
đoạn văn này?
- Đoạn văn kể về hai ông cháu.
Những từ in đậm là những từ chỉ
hành động của ông và cháu, những
từ ngữ này dùng cha chính xác nên
cần phải đợc thay thế bằng các từ
đồng nghĩa.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.GV
phát bút dạ, giấy khổ to, cho một vài
HS làm bài.
- HS làm việc cá nhân làm bài vào
vở nháp, một vài HS làm bài lên
giấy khổ to.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả. GV
khuyến khích HS nêu rõ lí do vì sao
em lại thay bằng từ khác.

- HS lần lợt đứng dậy trình bày bài
làm của mình. Những HS làm bài
trên giấy khổ to dán kết quả bài
làm trên bảng lớp. Cả lớp theo dõi
nhận xét.
- GV nhận xét sau cùng, chốt lại lời
giải đúng.
Đáp án:
- HS lắng nghe.
Câu
Từ dùng không
chính xác
Lí do
(giải thích miệng)
Thay bằng từ
đồng nghĩa
Hoàng bê chén nớc
bảo ông uống.
bê (chén nớc)

Chén nớc nhẹ không cần bê. bng
bảo (ông) Cháu bảo ông là thiếu lễ độ. mời
Ông vò đầu Hoàng vò (đầu) Vò là chà đi, xát lại làm cho
rối nhàu nát hoặc làm cho
sạnh. Không thể hiện đúng
hành động của ông vuốt nhẹ
nhàng trên tóc cháu.
xoa
"Cháu vừa thực
hành xong bài tập

rồi ông ạ!"
thực hành
(xong bài tập)
Thực hành là từ chỉ chung
việc áp dụng lí thuyết vào
thực tế; không hợp với việc
giải quyết một nhiệm vụ cụ
thể nh bài tập.
làm
Bài tập 2
- Gọi một HS đọc to yêu cầu của bài
bài.
- Một HS đọc to yêu cầu của bài,
cả lớp theo dõi đọc thầm.
GV: Hong Th Thu Hng Trng Tiu hc A Thnh Long
8
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.GV
phát bút dạ, giấy khổ to, cho một vài
HS làm bài.
- HS làm việc cá nhân làm bài vào
vở nháp, một vài HS làm bài lên
giấy khổ to.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả. - HS lần lợt đứng dậy trình bày bài
làm của mình. Những HS làm bài
trên giấy khổ to dán kết quả bài
làm trên bảng lớp. Cả lớp theo dõi
nhận xét.
- GV nhận xét sau cùng, chốt lại lời
giải đúng.
Lời giải: no; chết; bại ; đẹp.

- HS lắng nghe.
Bài tập 3
- Yêu cầu một HS đọc toàn bài. - Một HS đọc toàn bài, cả lớp theo
dõi đọc thầm.
- Yêu cầu HS tự làm bài. - HS làm việc độc lập, làm bài vào
vở.
- Gọi HS dới lớp nối tiếp đọc câu
văn của mình. GV chú ý sửa lỗi ngữ
pháp hoặc cách dùng từ cho từng HS
(nếu có).
- HS lần lợt đọc bài làm của mình.
- Gọi HS nhận xét lựa chọn ra bạn viết
câu văn hay, tuyên dơng trớc lớp.
- HS nhận xét và tuyên dơng những
bạn có những câu văn hay.
Bài tập 4
- Dạy theo quy trình nh bài tập 3.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dơng
những HS học tốt, dặn HS về nhà
học thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ
vừa học.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện
theo yêu cầu của GV.
Tiết 7
Kiểm tra đọc - hiểu, luyện từ và câu
I. Mục tiêu
GV: Hong Th Thu Hng Trng Tiu hc A Thnh Long
9
- Kiểm tra việc đọc hiểu và các kiến thức về luyện từ và câu mà HS đã

đợc học trong 9 tuần đầu của sách Tiếng Việt lớp 5, tập một.
II. Đồ dùng dạy học
- GV chuẩn bị đề kiểm tra dựa theo đề luyện tập in trong SGK (tiết 7),
theo quy định của Vụ Giáo dục Tiểu học, giáo viên, hiệu trởng hoặc phòng
Giáo dục các địa phơng có thể ra để kiểm tra Đọc - hiểu, Luyện từ và câu
theo gợi ý sau:
1. Văn bản để kiểm tra có độ dài khoảng 200 - 250 chữ. Chọn văn bản
ngoài SGK phù hợp với các chủ điểm đã học và với trình độ của HS lớp 5.
2. Phần câu hỏi và bài tập trắc nghiệm không dới 10 câu, trong đó có
khoảng 5 hoặc 6 câu kiểm tra đọc - hiểu, 4 hoặc 5 câu kiểm tra kiến thức, kĩ
năng về từ và câu.
3. Để kết quả kiểm tra phản ánh chính xác trình độ HS, tránh hiện tợng
HS nhìn bài của nhau, đề kiểm tra trắc nghiệm cần biên soạn thành hai đề
chẵn và đề lẻ. Nội dung hai đề giống nhau, chỉ khác ở sự sắp xếp các câu hỏi
và thứ tự các phơng án trả lời trong một câu hỏi. (Xem mẫu của hai đề
chẵn/lẻ ở cuối sách). Vì có hai đề chẵn và lẻ nên cũng có hai đáp án cho đề
chẵn và đáp án cho đề lẻ. GV chú ý phát đề sao cho hai HS ngồi liền nhau
không cùng làm một đề nh nhau. Có thể dánh số báo danh cho từng HS. HS
có số báo danh chẵn làm đề chắn. HS có số báo danh lẻ làm đề lẻ.
5. Hình thức chế bản đề kiểm tra trắc nghiệm: xem mẫu ở cuối sách.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
- Tiết học hôm nay các em sẽ làm bài
kiểm tra đọc hiểu và kiểm tra một số
kiến thức của phân môn Luyện từ và
câu.
- HS lắng nghe.
2. Hớng dẫn HS làm bài kiểm tra
- GV phát đề kiểm tra cho từng HS

theo số báo danh chẵn, lẻ. Nếu
không có điều kiện phô tô đề, GV
chép đề kiểm tra lên bảng hoặc viết
ra giấy khổ rộng, dán lên bảng để HS
theo dõi làm bài (trong trờng hợp ấy
không có đề chẵn, lẻ)
- HS nhận đề kiểm tra và đọc lớt
đề.
- GV hớng dẫn HS nắm vững yêu
cầu của bài, cách làm bài: khoanh trò
vào kí hiệu hoặc đánh dấu X vào ô
trống trớc ý đúng (hoặc ý đúng nhất,
tùy theo đề). ở những nơi không có
điều kiến phô tô đề cho từng HS, các
- HS lắng nghe, những chỗ nào
không rõ, đề nghị GV giải thích.
GV: Hong Th Thu Hng Trng Tiu hc A Thnh Long
10
em chỉ cần ghi vào giấy kiểm tra số
thứ tự câu hỏi và kí hiệu a, b, c, d để
trả lời.
- Yêu cầu HS làm bài. - HS làm bài.
- GV thu bài kiểm tra. - HS dừng bút, nộp bài.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học. - HS lắng nghe.
Tiết 8
kiểm tra tập làm văn
I. Mục tiêu
- Kiểm tra kĩ năng thực hành làm bài tập làm văn của HS.
II. Đồ dùng dạy - học

- Bảng phụ ghi sẵn các đề tập làm văn viết. Dựa theo đề luyện tập in
trong SGK (tiết 8), theo quy định của Vụ Giáo dục Tiểu học, giáo viên, hiệu
trởng hoặc phòng giáo dục các địa phơng có thể ra đề kiểm tra Tập làm văn
viết phù hợp với nội dung đã học trong 9 tuần đầu học kì I.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
- Hôm nay các em sẽ làm một bài
kiểm tra viết về những điều các em
đã học. Điểm khác trong tiết học này
là các em sẽ viết hoàn chỉnh cả bài
văn (không phải chỉ là một đoạn văn
nh các tiết học trớc).
- HS lắng nghe.
- GV ghi tên bài lên bảng.
2. Hớng dẫn HS làm bài kiểm tra
*Bớc 1: Xác định đề
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn đề
kiểm tra yêu cầu HS đọc bài.
- HS đọc đề bài cả lớp theo dõi đọc
thầm.
- GV hớng dẫn HS xác định đề. - HS xác định đề theo yêu cầu của
GV.
+ Bài văn tả cảnh bao gồm mấy phần
là những phần nào?
+ Bài văn tả cảnh thờng có ba
phần:
Mở bài: Giới thiệu bao quát về
cảnh sẽ tả.
Thân bài: Tả từng bộ phận của

GV: Hong Th Thu Hng Trng Tiu hc A Thnh Long
11
cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh
theo thời gian.
Kết bài: Kết thúc việc miêu tả
hoặc nêu lên cảm nghĩ của ngời
viết.
* Bớc 2: Tổ chức cho HS làm bài
- GV yêu cầu HS làm bài. - HS làm bài.
- Thu bài cuối giờ.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học. - HS lắng nghe.
Tuần 11
Tập đọc
Chuyện một khu vờn nhỏ
I. Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tiếng có âm, vần và thanh điệu dễ lẫn do ảnh hởng của
phát âm địa phơng. Đọc lu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dấu câu
và giữa các cụm từ.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng; nhấn giọng vào
những từ ngữ gợi tả. Đọc phân biệt đợc lời các nhân vật: giọng bé Thu hồn
nhiên nhí nhảnh, giọng ông hiền từ, chậm rãi.
2. Đọc hiểu
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu đợc tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài.
Từ đó có ý thức làm đẹp môi trờng sống trong gia đình, xung quanh em.
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK (phóng to).
- Bảng phụ viết sẵn những câu văn cần hớng dẫn HS luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
GV: Hong Th Thu Hng Trng Tiu hc A Thnh Long
12
- Gọi hai HS lên bảng đọc bài Đất
Cà Mau sau đó trả lời câu hỏi về nội
dung.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài chủ điểm và bài
học
- GV yêu cầu HS quan sát tranh
minh họa chủ điểm Giữ lấy màu
xanh trong SGK và yêu cầu HS nói
về nội dung tranh, từ đó nói về nội
dung chủ điểm.

- HS quan sát tranh và nói: Tranh vẽ
các bạn nhỏ đang chơi đùa vui vẻ d-
ớc gốc cây, trên cây có những con
chim đang làm tổ, nuôi con. Nh vậy
chủ điểm Giữ lấy màu xanh nói về
môi trờng và nhiệm vụ bảo vệ môi tr-
ờng sống xung quanh chúng ta.
- GV đa ra tranh minh họa bài tập
đọc (phóng to) và yêu cầu HS quan
sát tranh xem tranh vẽ cảnh gì?
- HS quan sát và trả lời: Tranh vẽ hai

ông cháu đang ngồi trên ban công
ngắm những chậu cây đợc trồng trên
ban công.
- GV nói tiếp: Đây là tranh minh họa
cho bài tập đọc Chuyện một khu vờn
nhỏ, đây là bé Thu, đây là ông bé
Thu. Chúng ta hãy cùng đọc và tìm
hiểu bài để xem hai ông cháu bé Thu
đang trò chuyện với nhau điều gì?
- HS lắng nghe.
- GV ghi tên bài lên bảng. - HS nhắc lại tên đầu bài và ghi vào vở
2. Hớng dẫn luyện đọc và tìm hiểu
bài
a) Luyện đọc đúng
- GV yêu cầu một HS đọc toàn bài. - Một HS đọc bài . Cả lớp theo dõi
đọc thầm trong SGK.
- GV chia đoạn để HS luyện đọc. - HS nhận biết các đoạn trong bài:
* Đoạn1: Từ đầu đến ban công
nhà Thu không phải là vờn
* Đoạn 2: Còn lại.
- GV gọi hai HS tiếp nối nhau đọc
từng đoạn của bài, GV chú ý sửa lỗi
phát âm, ngắt giọng cho từng HS
(nếu có).
- Hai HS nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi
HS đọc một đoạn của bài.
- GV có thể ghi bảng những từ ngữ
HS hay phát âm sai để luyện phát âm
- HS luyện đọc các tiếng GV ghi trên
bảng lớp .

GV: Hong Th Thu Hng Trng Tiu hc A Thnh Long
13
cho HS.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2. - Hai HS đọc nối tiếp bài lần 2, mỗi
HS đọc một đoạn của bài. Cả lớp đọc
thầm, theo dõi và nhận xét bạn đọc.
- GV yêu cầu một HS đọc các từ đợc
chú giải trong SGK.
- GV hỏi HS nêu thêm những từ mà
các em cha hiểu nghĩa, tổ chức cho
các em tự giải nghĩa cho nhau hoặc
giải nghĩa các từ mà các em không
biết.
- Một HS đọc to các từ đợc chú giải.
Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS có thể nêu thêm các từ mà các
em cha hiểu nghĩa, các em có thể
trao đổi để giải nghĩa cho nhau hoặc
nghe GV giải nghĩa.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Hai HS ngồi cùng bàn nối tiếp nhau
đọc từng đoạn của bài.
- Gọi HS đọc toàn bài. - Hai HS nối tiếp đọc nhau từng đoạn
của bài trớc lớp.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. - HS theo dõi giọng đọc của GV.
b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả
lời câu hỏi: Bé Thu thích ra ban công
để làm gì?
- HS đọc thầm và trả lời: Bé Thu
thích ra ban công ngồi cạnh ông

ngắm cây và nghe ông giảng về từng
loài cây.
- Yêu cầu HS đọc trong bài, ghi ý
chính vào giấy nháp và trả lời câu
hỏi: Mỗi loài cây trên ban công nhà
bé Thu có những điểm gì nổi bật?
- GV nhận xét, giúp HS nắm đợc
những từ ngữ nêu rõ đặc điểm của
từng loài cây kết hợp ghi bảng.
Cây quỳnh-> lá dày, giữ đợc nớc.
Hoa ti-gôn-> thò râu, ngọ nguậy nh
vòi voi.
Cây hoa giấy->bị vòi ti gôn quấn
chặt một cành.
Cây đa ấn Độ-> búp đỏ hồng nhọn
hoắt, xòe lá nâu rõ to
- HS đọc thầm ghi vào giấy nháp
những ý chính sau đó trả lời:
+ Cây quỳnh: lá dày, giữ đợc nớc.
+ Cây hoa ti-gôn: thò râu, theo gió
ngọ nguậy nh vòi voi.
+ Cây hoa giấy: bị vòi ti gôn quấn
chặt một cành.
+ Cây đa ấn Độ: bật ra những búp
đỏ hồng nhọn hoắt, xòe những lá nâu
rõ to
- GV giảng: Qua những chi tiết miêu
tả ta thấy ban công nhà bé Thu có
nhiều cây, mỗi cây có một vẻ đẹp
riêng giống nh một khu vờn thu nhỏ.

Điều đó chứng tỏ bé Thu và những
ngời trong gia đình rất yêu thích màu
- HS lắng nghe.
GV: Hong Th Thu Hng Trng Tiu hc A Thnh Long
14
xanh, họ đã biến ban công nhà mình
thành một khu vờn tuyệt đẹp.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả
lời câu hỏi: Vì sao khi thấy chim về
đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay
cho Hằng biết?
- Vì Thu muốn Hằng công nhận ban
công của nhà mình cũng là vờn.
- Vì sao bé Thu muốn bạn công nhận
ban công của nhà mình cũng là một
khu vờn nhỏ?
- HS phát biểu tự do:
+ Vì bé Thu yêu khu vờn nhỏ.
+ Vì bé Thu muốn gia đình mình có
một khu nhà riêng.
+ Vì bé Thu rất yêu quý thiên nhiên.
+
- Yêu cầu một HS nhắc lại lời nói
của ngời ông.
GV ghi bảng:
Đất lành chim đậu.
- Một HS nhắc lại câu nói của ngời
ông cả lớp chú ý lắng nghe.
- Em hiểu đất lành chim đậu nghĩa là
nh thế nào?

- Câu tục ngữ :" đất lành chim đậu"
có nghĩa đến là vùng đất nào bình
yên, yên lành, có nhiều mồi ăn,
không bị bắn giết thì chim kéo về
làm tổ, trú ẩn. Nghĩa bóng khuyên
mọi ngời biết tránh xa những nơi
loạn lạc, tìm đến những nơi bình yên
để sinh sống. Câu tục ngữ thể hiện ớc
vọng sống yên vui hòa bình của nhân
dân.
- GV nói thêm: Loài chim chỉ đến
kiếm ăn, sinh sống , làm tổ, hót ca ở
những nơi có sự bình yên, môi trờng
thiên nhiên sạch, đẹp. Nơi ấy, không
nhất thiết là một cánh rừng, một
cánh đồng, một công viên, một khu
vờn lớn Có khi đó chỉ là một mảnh
vờn nhỏ nh mảnh vờn trên ban công
nhà bạn Thu. Nếu mọi ngời đều biết
yêu thiên nhiên, cây hoa, chim chóc;
biết tạo cho mình một khu vờn dù
nhỏ nh khu vờn nhà bạn Thu, chắc
rằng môi trờng sống xung quanh
chúng ta sẽ trở nên trong lành, tơi
đẹp, thơ mộng hơn rất nhiều.
- HS lắng nghe.
c) Luyện đọc diễn cảm
- Gọi hai HS đọc nối tiếp từng đoạn - Hai HS đọc nối tiếp diễn cảm hai
GV: Hong Th Thu Hng Trng Tiu hc A Thnh Long
15

của bài. Yêu cầu cả lớp theo dõi, bạn
đọc.
đoạn của bài. Cả lớp theo dõi bạn
đọc.
- GV hớng dẫn HS nhận xét để xác
lập kĩ thuật giọng đọc diễn cảm của
bài.
- HS nhận xét, tìm ra giọng đọc của
bài, giọng của nhân vật (nh trên).
- Yêu cầu HS đọc theo nhóm. - Hai HS một nhóm luyện đọc cho
nhau nghe.
- Thi các nhóm đọc diễn cảm bài văn
trớc lớp.
- Hai đến ba nhóm HS thi đọc trớc
lớp.
- GV nhận xét cho điểm từng HS.
3. Củng cố, dặn dò
- Nội dung của bài văn nói về điều
gì?
- Vẻ đẹp của cây cối hoa lá trong khu
vờn nhỏ và tình cảm yêu quý thiên
nhiên của bé Thu và gia đình em.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về
nhà tiếp tục luyện đọc bài tập đọc và
đọc trớc bài tập đọc tiếp theo.
- HS ghi nhớ về nhà thực hiện theo
yêu cầu của GV.
Chính tả
Nghe - viết: luật bảo vệ môi trờng
Phân biệt L / n, âm cuối n / ng

I. Mục tiêu
1. Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong Luật bảo vệ
môi trờng.
2. Ôn lại các viết những từ ngữ chứa tiếng có âm đầu n / l hoặc âm
cuối n / ng.
II. Đồ dùng dạy - học
- Một số phiếu nhỏ viết từng cặp chữ ghi tiếng theo cột dọc ở Bài
tập2a hoặc 2b để HS "bốc thăm", tìm từ ngữ chứa tiếng đó (VD: la - na; lẻ -
nẻ, ).
- Giấy bút, băng dính (để dán trên bảng) cho các nhóm thi tìm nhanh
từ láy theo yêu cầu Bài tập 3a (hoặc 3b).
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- GV đọc cho ba HS viết trên bảng
lớp, cả lớp viết vào giấy nháp những
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
GV: Hong Th Thu Hng Trng Tiu hc A Thnh Long
16
từ, tiếng có chứa âm đầu n/l hoặc âm
cuối n/ng. Chẳng hạn: lẫn lộn,nòng
nọc, lên núi, ngang ngợc, ngon
ngọt,
- GV gọi HS nhận xét bài viết của
bạn trên bảng.
- HS nhận xét bài viết của bạn.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
- Hôm nay chúng ta sẽ viết một đoạn
của Luật bảo vệ môi trờng và ôn lại

cách viết những từ ngữ chứa tiếng có
âm đầu n/l hoặc n/ng.
- HS lắng nghe.
- GV ghi tên bài lên bảng. - HS ghi tên bài vào vở.
2. Hớng dẫn HS nghe - viết
a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- GV đọc đoạn viết chính tả trong
SGK. Giọng đọc thong thả, rõ ràng,
phát âm chính xác các tiếng có âm,
vần, thanh HS dễ viết sai.
- HS lắng nghe và theo dõi trong SGK.
- GV hỏi: Nội dung đoạn viết nói về
điều gì?
- Nội dung đoạn viết chính là điều 3
khoản 3 của Luật bảo vệ môi trờng.
Đây là điều khoản làm rõ nội dung
của khái niệm hoạt động môi trờng.
b) Hớng dẫn viết từ khó và trình bày
chính tả
- Yêu cầu HS nêu các từ khó dễ lẫn
khi viết chính tả.
- HS nêu và viết các từ khó mà các
em hay viết sai do ảnh hởng của phát
âm địa phơng.
c) Viết chính tả
- Nhắc HS lu ý về t thế và trình bày
bài viết.
- HS lắng nghe.
- GV đọc từng câu hoặc từng bộ
phận ngắn trong câu một cách thong

thả, rõ ràng cho HS viết. Mỗi câu
hoặc bộ phận câu đọc không quá 2 lợt.
- HS lắng nghe và viết bài.
d) Soát lỗi và chấm bài
- Đọc toàn bài cho HS soát lỗi. - HS dùng bút chì, đổi vở cho nhau
để soát lỗi, chữa bài.
- GV chấm nhanh từ 5 -7 bài của HS
và nhận xét bài viết của các em.
- Cả lớp theo dõi, lắng nghe, tự đối
chiếu với SGK để sửa những lỗi sai.
GV: Hong Th Thu Hng Trng Tiu hc A Thnh Long
17
3. Hớng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 2(lựa chọn)
- GV gọi một HS đọc to yêu cầu bài
tập (bài tập 2a hay bài bài tập 2b là
do GV chọn tùy theo đặc điểm của
phơng ngữ ).
- Một HS đọc to yêu cầu của bài, cả
lớp theo dõi đọc thầm.
- Tổ chức HS chơi trò chơi Tiếp
sức.
- HS lần lợt lên bảng "bốc thăm", mở
phiếu và đọc to cho cả lớp nghe cặp
tiếng ghi trên phiếu (VD : lắm -
nắm); viết nhanh lên bảng 2 từ ngữ
có chứa hai tiếng đó rồi đọc lên (VD:
lắm bạn - nắm tay).
- GV gọi HS dới lớp nhận xét, bổ
sung thêm các cặp từ khác có tiếng

mà bạn vừa bốc thăm.
- HS dới lớp thực hiện theo yêu cầu
của GV.
- Gọi HS đọc lại các tiếng vừa tìm đ-
ợc trên bảng.
- Một vài HS đọc lại. HS dới lớp viết
vào vở ít nhất 6 từ ngữ vừa tìm đợc.
Bài tập 3
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 2a
(hay bài bài tập 2b là tùy theo đặc
điểm của phơng ngữ).
- Cả lớp lắng nghe và theo dõi trong
SGK.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
GV phát bút dạ, giấy khổ to, cho các
nhóm làm bài.
- HS các nhóm trao đổi, thảo luận với
nhau, viết nhanh lên giấy những từ
tìm đợc.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả. - Đại diện mỗi nhóm dán kết quả bài
làm trên lớp, trình bày kết quả bài
làm của nhóm.
- GV và cả lớp nhận xét; tính điểm
thi đua xem nhóm nào tìm đợc đúng,
nhiều từ ; tuyên bố nhóm thắng cuộc.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS ghi
nhớ cách viết chính tả những từ ngữ
đã luyện tập ở lớp.

- HS lắng nghe và về nhà thực hiện
theo yêu cầu của GV.
Luyện từ và câu
Đại từ xng hô
I. Mục tiêu
GV: Hong Th Thu Hng Trng Tiu hc A Thnh Long
18
1. Nắm đợc khái niệm đại từ xng hô.
2. Nhận biết đợc đại từ trong đoạn văn; bớc đầu biết sử dụng đại từ x-
ng hô thích hợp trong một văn bản ngắn.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ ghi sẵn các đoạn văn mục I.1.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn ở Bài tập 3 (mục II) .
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- GV rút kinh nghiệm về kết quả bài
kiểm tra định kì giữa học kì 1 (phần
luyện từ và câu).
- HS lắng nghe.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Các em đã đợc biết thế nào là đại
từ. Tiết học hôm nay chúng ta cùng
hiểu tiếp thế nào là đại từ xng hô và
luyện tập sử dụng đại từ xng hô thích
hợp trong một văn bản ngắn.
- HS lắng nghe.
- GV ghi tên bài lên bảng. - HS nhắc lại tên đầu bài và ghi vào vở.
2. Phần Nhận xét

Bài tập 1
- GV gọi HS đọc to Bài tập 1 trong
phần Nhận xét.
- Một HS đọc bài. Cả lớp theo dõi
đọc thầm trong SGK.
- GV hỏi:
+ Đoạn văn có những nhân vật nào?
- HS trả lời:
+ Hơ Bia, cơm và thóc gạo.
+ Các nhân vật đang làm gì? + Cơm và Hơ Bia đối đáp với nhau.
Thóc gạo giận Hơ Bia, bỏ vào rừng.
- GV yêu cầu HS đọc lớt lại đoạn văn
trong bài, suy nghĩ, lần lợt trả lời
miệng các câu hỏi sau:
- HS đọc lại SGK, suy nghĩ câu trả
lời và phát biểu. Cả lớp lắng nghe,
nhận xét câu trả lời của bạn, cho đến
khi có câu trả lời đúng.
+ Trong các từ in đậm những từ nào
chỉ ngời nói?
+ Chúng tôi (chỉ cơm, trong lời nói
của cơm), ta (chỉ Hơ Bia, trong lời
nói của Hơ Bia).
+ Những từ nào chỉ ngời nghe. + Chị (chỉ Hơ Bia, trong lời của
cơm), các ngời (chỉ cơm, trong lời
nói của Hơ Bia).
+ Từ nào chỉ ngời hay vật mà câu + Chúng (trong lời kể của ngời dẫn
GV: Hong Th Thu Hng Trng Tiu hc A Thnh Long
19
chuyện hớng tới. chuyện).

- GV kết luận: những từ in đậm trong
đoạn văn trên đợc gọi là những đại từ
xng hô.
- HS lắng nghe.
Bài tập 2
- Yêu cầu một HS đọc toàn bài. - Một HS đọc toàn bài, cả lớp theo
dõi đọc thầm.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ, phát biểu
ý kiến và nhận xét chốt lại ý kiến
đúng.
- HS phát biểu ý kiến nhận xét về
thái độ của từng nhân vật (ngời nói).
Cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung
đến khi có ý kiến đúng:
+ Lời "cơm" lịch sự, tôn trọng ngời
nghe (tự xng là chúng tôi, gọi ngời
nghe - Hơ Bia - là chị).
+ Lời Hơ Bia: kiêu căng, tự phụ, coi
thờng ngời khác (tự xng là ta và gọi
ngời nghe - cơm - là các ngời).
- GV chốt lại: Khi xng hô, cần chú ý
chọn từ cho lịch sự, thể hiện đúng
mối quan hệ giữa mình với ngời
nghe và ngời đợc nhắc tới.
- HS lắng nghe.
Bài tập 3
- Gọi một HS đọc to bài tập. - Một HS đọc toàn bài, cả lớp theo
dõi đọc thầm.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
GV phát bút dạ, giấy khổ to cho các

nhóm làm bài. GV nhắc HS tìm
những từ các em thờng tự xng với
thầy, cô/ bố, mẹ/ anh, chị, em/ bạn
bè. Để lời nói đảm bảo tính lịch sự,
cần lựa chọn từ xng hô phù hợp với
thứ bậc, tuổi tác, giới tính,
- HS các nhóm trao đổi, thảo luận với
nhau và cử một th kí viết nhanh lên
giấy các từ theo yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả. - Đại diện mỗi nhóm dán kết quả bài
làm trên lớp, trình bày kết quả bài
làm của nhóm.
- GV và cả lớp nhận xét, tính điểm
thi đua xem nhóm nào tìm đợc đúng,
nhiều từ.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- GV chốt lại: trong khi nói và viết
thờng dùng nhiều danh từ chỉ ngời
làm đại từ xng hô để thể hiện rõ thứ
- HS lắng nghe.
GV: Hong Th Thu Hng Trng Tiu hc A Thnh Long
20
bậc, tuổi tác, giới tính :ông, con,
3. Phần Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong
SGK.
- Hai đến ba HS đọc phần ghi nhớ.
- Gọi HS nhắc lại nội dung Ghi nhớ
và lấy ví dụ minh họa.
- Một đến hai HS nhắc lại phần ghi

nhớ và lấy ví dụ minh họa.
4. Phần Luyện tập
Bài tập 1
- Yêu cầu một HS đọc toàn bài. - Một HS đọc toàn bài, cả lớp theo
dõi đọc thầm.
- Đoạn văn trong bài tập kể về điều
gì?
- Kể về cuộc đối đáp giữa rùa và thỏ.
Chúng thách nhau cùng chạy thi.
- Yêu cầu HS làm việc theo cá nhân,
tìm các đại từ xng hô ở từng ngôi
trong đoạn trích, nhận xét thái độ,
tình cảm của nhân vật đó qua cách
dùng đại từ xng hô, trao đổi kết quả
với bạn bên cạnh về ý kiến của mình.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Gọi HS trình bày, nhận xét và chốt
lại ý kiến đúng.
- HS lần lợt trình bày kết quả. Cả lớp
theo dõi nhận xét, cùng GV chốt lại
lời giải đúng.
Đáp án:
- Các đại từ xng hô trong câu nói của Thỏ: ta (chỉ bản thân Thỏ), chú (chỉ Rùa). Qua các từ
xng hô đó ta thấyThỏ có thái độ: tự phụ, kiêu căng và khinh thờng Rùa.
- Các đại từ xng hô trong câu nói của Rùa: anh (chỉ Thỏ), tôi (chỉ bản thân Rùa), cho ta thấy
Rùa có thái độ: khiêm tốn, rất tự tin, lịch sự.
Bài tập 2
- Gọi một HS đọc yêu cầu của bài. - Một HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp
theo dõi đọc thầm.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân, trao

đổi theo nhóm đôi kết quả bài làm
của mình.
- HS tự làm bài, sau đó trao đổi, thảo
luận với bạn kết quả bài làm của
mình. Một HS lên bảng làm bài vào
bảng phụ.
- GV gọi HS nhận xét, chữa bài của
bạn trên bảng (nếu sai).
- HS chữa lại bài của mình theo lời
giải đúng.

- HS nhận xét, chữa bài cho bạn (nếu
sai).
- HS chữa bài (nếu sai). Lời giải
đúng theo trình tự từ ô trống đầu tiên
trở đi: tôi, tôi, nó, tôi, nó, chúng ta.
- Gọi một HS đọc lại đoạn văn đã
hoàn chỉnh và hỏi: Đoạn văn trên nói
- Cả lớp lắng nghe một HS đọc và trả
lời: Nhờ có Bồ Các mà Bồ Chao và
GV: Hong Th Thu Hng Trng Tiu hc A Thnh Long
21
về điều gì? các bạn đã hiểu cái cột rất cao đó là
cột điện cao thế chứ không phải là
trụ chống trời.
5. Củng cố, dặn dò
- Gọi HS nhắc lại nội dung Ghi nhớ. - Hai đến ba HS nhắc lại.
- GV nhận xét giờ học, tuyên dơng
những bạn và nhóm tích cực học tập.
- HS lắng nghe.

- Dặn HS về nhà học nội dung Ghi
nhớ.
- HS lắng nghe và về nhà thực hiện
theo yêu cầu của GV.
Tuần 11
Kể chuyện
Ngời đi săn và con nai
I. Mục tiêu
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào lời kể của thầy (cô), kể lại đợc từng đoạn câu chuyện theo
tranh minh họa và lời gợi ý dới tranh, phỏng đoán đợc kết thúc của câu
chuyện; cuối cùng kể lại đợc cả câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên,
không giết hại thú rừng.
2. Rèn kĩ năng nghe:
- Chăm chú nghe thầy (cô) kể chuyện, ghi nhớ chuyện.
- Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp đợc lời
bạn.
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh họa truyện trong SGK (phóng to).
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS kể lại chuyện một lần đi
thăm cảnh đẹp ở địa phơng hoặc ở
nơi khác.
- Hai HS thực hiện theo yêu cầu của
GV.
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài
- GV đa ra bộ tranh minh họa cho
truyện Ngời đi săn và con nai và nói
lần lợt theo từng tranh: Đây là ngời
- HS lắng nghe.
GV: Hong Th Thu Hng Trng Tiu hc A Thnh Long
22
đi săn, đây là dòng suối đang hoảng
hốt, cây trám già cau có khó chịu và
cuối cùng là hình ảnh con nai trắng
muốt, thật đẹp hiện lên khiến ngời đi
săn ngây ngời đứng ngắm. Vậy nội
dung của câu chuyện thế nào? Các
em hãy nghe kể lại câu chuyện này.
- GV ghi tên bài lên bảng. - HS nhắc lại tên đầu bài và ghi vào vở.
2. Giáo viên kể chuyện
- GV kể lần 1 kết hợp với giải nghĩa từ khó: Giọng kể rõ ràng, thong thả, chú
ý diễn tả rõ lời nói của từng nhân vật trong truyện và bộc lộ cảm xúc ở
những đoạn văn tả cảnh thiên nhiên, tả tâm trạng ngời đi săn. Kể đến đoạn
con nai lặng yên trắng muốt thì dừng lại.
- GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh họa phóng to trên bảng.
Khi kể đến đoạn con nai lặng yên trắng muốt thì dừng lại.
Nếu thấy HS lớp mình cha nắm đợc nội dung câu chuyện, GV có thể
kể lần 3 hoặc đặt câu hỏi giúp HS nhớ lại nội dung truyện để kể tiếp.
Nội dung truyện nh sau:
Ngời đi săn và con nai
Từ chập tối, ngời đi săn đã lôi cái súng kíp trên gác bếp xuống, xếp đạn vào chiếc túi vải
chàm, rồi đeo cái đèn ló trớc trán, vào rừng. Mùa trám chín, chắc nai về nhiều rồi, đi săn
thôi.
Ngời đi săn bớc đến con suối.

Suối róc rách hỏi:
- Đi đâu tối thế?
- Đi săn nai.
Suối bảo:
- Con nai hay đến soi gơng xuống mặt suối. Đừng bắn con nai.
Ngời đi săn lùi lũi bớc đi.
Tới gốc cây trám, anh ngồi xuống, hạ chiếc đèn ló. Cây trám hỏi:
- Đến chơi với tôi à?
- Không phải.
- Thế đi đâu? ở đây vắng quá. Chẳng có ai đến chơi. Đến mùa quả mới đợc nhìn thấy
con nai về. Sắp đến lúc nai về đấy.
- Tớ chỉ đợi lúc ấy. Cho nó một phát.
- Sao?
- Cái đèn ló này để rọi cho nai chói mắt, không biết đờng chạy, cái súng này để bắn.
- ác thế!
- Thịt nai ngon lắm.
GV: Hong Th Thu Hng Trng Tiu hc A Thnh Long
23
Cây trám rng rng:
- Thế thì cút đi!
Ngời đi săn không để ý đến những tiếng rì rào tức tởi trên cây trám. Anh đợi.
Thế rồi, trên lng đồi sẫm đen dới ánh trăng, bóng con nai hiện rõ dần. ánh đèn ló trên
trán ngời đi săn vụt rực lên. Hai con mắt nai đỏ nh hổ phách bối rối trong làn sáng đèn.
Con nay ngây ra đẹp quá. Ngời đi săn quên mất thịt nai ngon. Ngời đi săn quên hai tay đã
giơ súng. Ngời đi săn lại nhớ ra lời suối, lời đồi, lời cây: muông thú và cây cỏ trong rừng là
bạn ta, sao ta lại thèm ăn thịt bạn!
Con nai lặng yên, trắng muốt trong ánh sáng.
Ngời đi săn mải ngắm con nai, mồ hôi đầm trên trán. Cái dây da tụt xuống, ánh đèn ló
lệch vào bóng tối, con nai chạy biến mất bóng. Ngời đi săn luống cuống giơ tay đẩy chiếc
dây da lên. Nhng trong làn sáng đèn không thấy con nai đâu.

Ngời đi săn ngơ ngẩn xuống đồi. Vầng trăng đã nhìn thấy tất cả, mỉm cời:
- Ngủ ngon đợc đấy! Chúc ngủ ngon!
Lát sau, ngời đi săn đã ngồi trớc bếp lửa. Khẩu súng, bao đạn lại treo lên hốc cột gác
bếp. Đêm ấy, trong giấc ngủ dìu dịu, anh chiêm bao thấy con nai. Cha bao giờ anh thấy một
con nai đáng yêu đến thế!
Theo Tô Hoài
- Súng kíp: Súng trờng loại cũ chế tạo theo phơng pháp thủ công, nạp thuốc phóng và đạn từ
miệng nòng, gây hỏa bằng một kíp kiểu va đập đặt ở đuôi nòng.
3. Hớng dẫn HS kể chuyện
a) Hớng dẫn HS kể từng đoạn
- Yêu cầu HS dựa lời kể của GV,
quan sát tranh kể lại nội dung của
từng bức tranh.
- HS lần lợt kể từng đoạn câu chuyện
theo từng tranh. Nội dung từng tranh
có một đến hai HS kể lại.
- GV cùng cả lớp theo dõi nhận xét,
bổ sung và kể mẫu cho HS nếu các
em cha nắm đợc nội dung từng đoạn
chuyện.
- HS nhận xét, bổ sung hoặc kể lại
nội dung từng tranh.
b) Hớng dẫn HS đoán kết thúc câu
chuyện và kể tiếp câu chuyện
- GV hỏi : Thấy con nai đẹp quá,
theo em ngời đi săn có bắn con nai
không? Chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?
Hãy kể tiếp câu chuyện theo phỏng
đoán của em.
- Hai đến ba HS nêu lên phỏng đoán

của các em về kết thúc của câu
chuyện (có thể theo các hớng khác
nhau) và kể tiếp câu chuyện theo
phỏng đoán của các em.
- GV nhận xét và dẫn dắt: Vậy kết
cục câu chuyện nh thế nào? Có
giống nh cách nghĩ của các em
không? Các em hãy nghe kể tiếp.
- HS lắng nghe GV kể tiếp câu
chuyện.
4. Hớng dẫn HS toàn bộ câu chuyện
GV: Hong Th Thu Hng Trng Tiu hc A Thnh Long
24
và trao đổi về nội dung ý nghĩa câu
chuyện
- GV chia lớp thành các nhóm, yêu
cầu HS dựa vào tranh vẽ, kể lại câu
chuyện trong nhóm và trao đổi với
nhau về nội dung, ý nghĩa câu
chuyện.
- HS làm việc theo nhóm. Các em tập
kể toàn chuyện và tự đặt các câu hỏi
để hỏi nhau về nội dung và ý nghĩa
câu chuyện.
- Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện
trớc lớp.
- Các nhóm cử đại diện thi kể toàn
bộ câu chuyện trớc lớp.
- GV nêu câu hỏi cho HS trả lời hoặc
cũng có thể gợi ý cho HS tự nêu câu

hỏi, trao dổi, thảo luận với nhau về
nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

- HS trả lời câu hỏi của GV hoặc có
thể tự nêu câu hỏi và trao đổi thảo
luận với nhau về nội dung ý nghĩa
câu chuyện. Chẳng hạn:
+ Vì sao ngời đi săn không bắn con
nai? (Vì anh thấy con nai rất đẹp, rất
đáng yêu dới ánh trăng, nên không
nỡ bắn nó./ Vì con nai đẹp quá, ngời
đi săn say mê, ngỡng mộ mải ngắm
nó , quên giơng súng )
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta
điều gì? ( Hãy yêu quý thiên nhiên,
bảo vệ thiên nhiên, đừng phá hủy vẻ
đẹp của thiên nhiên).
- GV và cả lớp nhận xét các bạn kể,
sau đó bình chọn ra bạn kể chuyện
hay, hấp dẫn nhất.
- HS thực hiện theo hớng dẫn của
GV.
4. Củng cố, dặn dò
- GV chốt lại: Nếu nh anh thợ săn
chỉ vì thích ăn thịt nai mà nỡ bắn
chết một con nai thì không những
độc ác mà còn là ngời tàn bạo vì đã
hủy hoại thiên nhiên chỉ vì ý thích
của riêng mình. Vì thế, chúng ta hãy
bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trờng

sống của chúng ta.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS về
nhà kể lại chuyện cho nhiều ngời
cùng nghe; tìm đọc kĩ một câu
chuyện có nội dung bảo vệ môi tr-
ờng.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện theo
yêu cầu của GV.
GV: Hong Th Thu Hng Trng Tiu hc A Thnh Long
25

×