Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Khoa học quản lý: có chăng những “phát kiến vĩ đại”? pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.83 KB, 12 trang )

Khoa học quản lý: có
chăng những “phát
kiến vĩ đại”?
Nói đến “phát kiến vĩ đại”, rất ít khi người ta nghĩ đến lĩnh vực
quản lý. Những định kiến về sức ỳ của ngành quản lý đã hạn chế
đáng kể những đột phá táo bạo. Đây cũng là điều khiến Giáo sư
Gary Hamel trăn trở…

Vài tháng trước đây, tôi có cuộc trò chuyện với một trong những nhà lý
luận về tổ chức xuất sắc nhất trên thế giới - một Giáo sư đáng kính có
nhiều bài báo sâu sắc đăng trên những tờ báo hàng đầu.


Những phát kiến lớn trong mọi
lĩnh vực có thể làm thay đổi cả thế giới

Khi chúng tôi nhấm nháp từng ngụm cà phê và cùng ngắm những hàng
cây ngoài văn phòng làm việc của mình, tôi đã chia sẻ với Giáo sư
những ý tưởng về tương lai của hoạt động quản lý.

Tôi lập luận: Chắc chắn phải có một cách nào đó khiến cho các công ty
lớn hoạt động sôi nổi hơn – hay là khiến cho tính năng động cũng như
tính hiệu quả của họ được nâng cao.

Liệu chúng ta có thể tìm ra một biện pháp nào đó để các công ty lớn vừa
luôn đổi mới lại vừa có kỷ luật?

Theo thống kê của một cuộc khảo sát, có khoảng 80% nhân viên trên
toàn thế giới không hoàn toàn gắn bó với công việc. Vì vậy, theo ý tôi là
phải có một biện pháp nào đó khiến các tổ chức phấn chấn, tích cực hơn
và không bị nhụt nhuệ khí.



Khi tôi nói, vị Giáo sư già thông thái ấy dựa lưng vào ghế tựa và với tay
lấy chai rượu vang. Rõ ràng là nhiệt tình của tôi, tuy rằng chính đáng
nhưng cũng có hơi phẫn nộ thái quá, đã không chứng minh được là
chúng có ảnh hưởng lớn như tôi từng hy vọng.

Và tôi cũng nhận được cái nhìn cảm thông lịch sự của vị Giáo sư, giống
như cái nhìn của các bậc phụ huynh trước dự định của những đứa trẻ lên
mười về việc chúng sẽ trở thành phi công hay thợ lặn.

“Gary” - vị Giáo sư ngắt lời, “đó là những mục tiêu rất đáng biểu dương,
song chúng hoàn toàn không phù hợp với bản chất cốt yếu của những tổ
chức lớn. Các công ty lớn tồn tại theo những cách riêng của họ”.

Không muốn tranh luận với bậc tiền bối, tôi chọn giải pháp im lăng, và
nhanh chóng chuyển qua thảo luận những chủ đề khác. Nhưng sau khi
chấm dứt cuộc nói chuyện, tôi lại bị ảnh hưởng bởi sự bi quan của Giáo
sư.

Phải chăng Giáo sư đã đúng? Phải chăng thực sự chỉ có một phương
pháp quản lý các tổ chức lớn, một phương pháp được xây dựng dựa trên
mô hình quan liêu, cũ kỹ và ọp ẹp như của Max Weber [1]?


Phải chăng những sáng kiến táo bạo về
Quản lý ở các tổ chức lớn chỉ là ảo tưởng?

Tôi thừa nhận điều đó. Nhưng tôi không biết liệu có thể xây dựng được
một tổ chức khai thác tối đa trí tưởng tượng và đam mê của các thành
viên hay không?


Tôi không biết liệu có thể sáng tạo được những tập đoàn có thể thay đổi
nhanh như sự thay đổi ở những công ty riêng lẻ hay không?

Tôi không biết liệu có thể tạo được những bước tiến vượt bậc trong hợp
tác lẫn nhau với một bộ máy quan liêu hay không? (Nếu có thể, hãy thử
hình dung tới 4000 nhân công mà Microsoft [2] đang sử dụng để sản
xuất hệ điều hành Vista, phiên bản mới nhất của hệ điều hành
Windows).

Mặc dù vậy, tôi phải miễn cưỡng giả định rằng những tiến bộ cơ bản
trong cách thức lãnh đạo, quản lý và tổ chức của chúng ta là không có
khả năng thực hiện.

Tôi sống gần trường Đại học Stanford [3], và mỗi khi đi qua khoa Tin
học hay khoa dược của trường, tôi đã được gặp rất nhiều những con
người với dự định táo bạo muốn sáng tạo nên tương lai.

Họ làm việc cật lực để chế tạo ra những vật liệu mới, hoàn thiện những
quy trình mới, sáng tạo ra những thuật toán mới và thử nghiệm những
liệu pháp y khoa mới…

Họ không thoả mãn với những kiến thức khoa học đã có và họ luôn mơ
tưởng đạt được những thành tựu nhảy vọt có thể làm thay đổi hàng triệu
số phận.

Nếu bạn cũng nhìn thấy cảnh đó, bạn sẽ hiểu tâm trạng thất vọng của tôi
khi có quá ít các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý nhiệt tâm với việc
kiến thiết tương lai của ngành quản lý.



Bất chấp những cái nhìn bi quan
nhiều người vẫn kiếm tìm những ý tưởng
đột phá trong quản lý

Không giống như những nhà khoa học trong các lĩnh vực dược, kỹ thuật,
tin học…, các Giáo sư tại các trường kinh doanh không xem mình như
những nhà phát minh có nhiệm vụ tìm ra phương pháp, công cụ và
những cách tiếp cận mới.

Phần lớn trong số họ chỉ nghiên cứu các hoạt động quản lý như nó vốn
có, và rất ít người xem xét chúng trên phương diện những cái sẽ có hoặc
nên có. Họ chỉ mô tả, chứ không sáng tạo.

Theo tôi nghĩ, họ cũng giống như vị Giáo sư đáng kính đã ghé thăm văn
phòng của tôi, đều tin rằng không thể thay đổi bản chất quan liêu của
những công ty lớn, hay không bao giờ có thể xoá bỏ được sự trì trệ mang
tính hệ thống của những tổ chức lớn (Không xét trên khía cạnh thực tế
ban đầu rằng chính con người đã sáng tạo ra những công ty công nghiệp
hiện đại).

Nói chung, những người đồng nghiệp uyên bác của tôi không phải là
những người theo chủ nghĩa lãng mạn – họ không tự nguyện hiến mình
cho những cuộc phát kiến vĩ đại.

Trong khuôn khổ những nghiên cứu về quản lý, không có một dự án nào
mang quy mô và tham vọng tầm cỡ như những dự án giảm thiểu khí thải
cac-bon, ngăn chặn đại dịch AIDS, sử dụng máy móc trong hoạt động
tình báo, phát triển phương tiện giao thông chạy bằng khí hydro hay
thương mại hoá du hành vũ trụ


Có thể tìm ở đâu một “Công trình nghiên cứu về gen người” trong ngành
quản lý? Tìm ở đâu trong ngành quản lý một dự án máy tính xách tay
100 USD hay một kế hoạch đưa con người lên sao Hoả?


Trong tất cả mọi lĩnh vực, sự tiến bộ có thể
bị kìm hãm do thiếu những ý tưởng táo bạo

Chắc chắn nhịp điệu tiến bộ khoa học sẽ bị giới hạn bởi các quy tắc khoa
học.

Nhưng sự tiến bộ cũng có thể bị kìm hãm do thiếu những ý tưởng táo
bạo.

Trong thời điểm này, tôi cho rằng chính nguyên nhân thứ hai đã hạn chế
những tiến bộ của chúng ta trong việc tạo lập những tổ chức có khả năng
thích ứng lâu dài, không ngừng đổi mới và gắn kết cao độ các thành viên
với công việc.

Hãy suy nghĩ về điều này. Với tư cách là những nhà quản lý và học giả
trong lĩnh vực quản lý, đâu sẽ là bước đột phá cho thế kỉ XXI?

[1] Max Weber (1864-1920), nhà xã hội học Đức, được coi là một trong
những nhà xã hội học lớn nhất đầu thế kỷ XX. Lĩnh vực được ông chú ý
nhiều là hành động xã hội. Ngoài ra, Max Weber còn dành khá nhiều thì
giờ nghiên cứu về đạo Tin lành, về tổ chức quan liêu, về sự phát triển
của chủ nghĩa tư bản, … Những tư tưởng của ông đã để lại khá đậm nét
cho các thế hệ xã hội học sau này không chỉ về lý thuyết mà còn các
phương pháp tiếp cận xã hội.

[2] Đại học Leland Stanford Junior, thường được gọi là Đại học
Stanford hay Stanford là trường đại học tư thuộc khu vực thống kê
Stanford, California (Hoa Kỳ). Khu trường sở chính của đại học này
rộng rãi và đẹp đẽ, nằm cách San Francisco 60 km về phía Đông Nam,
thuộc phần chưa được sáp nhập của Quận Santa Clara bên cạnh thị
trấn Palo Alto, và nằm ở trung tâm Thung lũng Silicon cả về vị trí địa lý
và lịch sử. Là đại học có diện tích lớn thứ hai trên thế giới, Đại học
Stanford có chương trình đầy đủ cho sinh viên đại học cũng như học
viên sau đại học, cùng với một trung tâm y khoa nổi tiếng và nhiều trung
tâm nghiên cứu và dự án phục vụ. Cùng với Đại học Harvard, Đại học
Yale và Đại học Princeton, Đại học Stanford nằm trong nhóm những đại
học tốt nhất của Hoa Kỳ.
[3] intrapreneurial – khái niệm chỉ các tổ chức có môi trường làm việc
khuyến khích sự sáng tạo, trong đó các ý tưởng sáng tạo có cơ hội nảy
nở, phát triển thành những đề án ứng dụng khả thi và người lãnh đạo có
đủ quyết tâm và quyền lực để huy động các nguồn lực của các doanh
nghiệp nhằm triển khai áp dụng đề án vào thực tế hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp luôn đổi mới, nắm bắt kịp thời các
cơ hội và nhanh chóng)


Theo Gary Hamel
tuanvietnam.net

×