Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bỏ bữa sáng dễ mắc bệnh béo phì và tim mạch pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.01 KB, 4 trang )

Bỏ bữa sáng dễ mắc bệnh béo
phì và tim mạch






Nếu không cung cấp năng lượng vào buổi sáng, cơ thể sẽ tận dụng
kho dự trữ cho tới bữa ăn trưa. Các hormon cần để huy động năng lượng dự
trữ bị yếu dần, khiến cơ thể luôn thấy mỏi mệt, khó chịu, không đủ sự tỉnh
táo để làm việc có hiệu quả. Vì vậy bữa ăn sáng luôn được coi là một
nguyên tắc chính trong việc bảo vệ sức khỏe.
Và mức độ cholesterol máu trong ngày bị tác động rất lớn bởi chất
lượng của bữa ăn sáng. Các chuyên gia về dinh dưỡng cũng khẳng định, ăn
sáng tốt sẽ giúp giảm cân, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường,
ung thư.
Các nghiên cứu ở trẻ cấp 1 và cấp 2 cho thấy, trẻ ăn sáng thường
xuyên có khả năng học tốt hơn, nhất là về môn toán. Những trẻ này thường
có khả năng sáng tạo, sử dụng nhiều từ phong phú, giải các bài tập tốt hơn.
Trẻ thường nhanh nhẹn, hoạt bát hơn, ít bị các rối loạn về tâm lý như trầm
cảm, lo sợ, hoặc bị kích động, quậy phá.
Một khảo sát mới đây của các nhà khoa học Mỹ thực hiện theo dõi
chế độ ăn sáng của 11.864 người Mỹ trong 5 năm liền. Những người tham
gia thí nghiệm được chia làm 3 nhóm. Nhóm ăn sáng với nhiều ngũ cốc thô,
nhóm ăn thực phẩm thông thường không có ngũ cốc và nhóm không ăn
sáng. Kết quả cho thấy, những người ăn nhiều ngũ cốc có nồng độc
cholesterol trong máu thấp nhất, dáng thon, mảnh. Còn những người bỏ bữa
sáng lại có độ cholesterol cao nhất và có thân hình béo mập. Một nghiên cứu
khác của Mỹ còn kết luận, người ăn uống không điều độ, ăn giảm cân nhanh
và người thường bỏ bữa sáng dễ bị sạn mật do độ cholesterol cô đặc hơn.


Với những phụ nữ, nếu bỏ bữa sáng, sẽ có lượng cholesterol cao và kém đáp
ứng với Insulin hơn những phụ nữ ăn đều mỗi sáng. Cholesterol cao và giảm
mẫn cảm với Insulin là nguy cơ lớn dẫn tới bệnh tim và béo phì. Lý do của
việc tăng cholesterol là khi bỏ bữa sáng, ta thường ăn bù nhiều hơn trong
ngày.
Theo các nhà khoa học, chế độ ăn sáng tối ưu là chế độ có nhiều
carbohydrate phức hợp, nhiều chất xơ. Những sinh tố nhóm B và nhiều vi
chất khác như magnesium, selenium trong thực phẩm thô giúp tăng cường
khả năng chuyển hóa của cơ thể, thúc đẩy hoạt động trí tuệ. Lượng chất xơ
cao trong ngũ cốc, gạo, và rau, củ, quả có khả năng giải phóng từ từ lượng
đường glucose, làm chậm sự hấp thu, tránh được hiện tượng tăng vọt đường
huyết sau ăn, đồng thời hạn chế sự tích thành chất béo.
Ngoài ra chế độ ăn nhiều chất xơ còn duy trì được cảm giác no, tránh
xu hướng ăn nhiều. Vì ăn sáng được coi là bữa chính, nên cần có đủ 4 nhóm
thực phẩm: bột đường (cơm, cháo, bún, mì, phở, xôi, khoai…), đạm (thịt, cá,
tôm, trứng, đậu hũ…), chất béo (dầu, mỡ, mơ), rau, củ và trái cây. Các
chuyên gia Dinh dưỡng phân loại 2 chế độ ăn sáng cơ bản. Chế độ ăn có
chọn lọc và có chất lượng gồm nhiều hạt ngũ cốc, gạo lức, đậu, mè, rau, củ,
quả, cá và một ít thịt gà hay vịt. Chế độ ăn sáng của người phương Tây gồm
các sản phẩm từ sữa có nhiều chất béo, ngũ cốc tinh lọc, đồ ngọt, thịt chế
biến, thịt bò, lợn và khoai tây chiên. Sau đó tráng miệng bằng 1 quả chuối,
hay táo.

×