MỤC LỤC
I/ TÌNH HÌNH MẮC BỆNH BÉO PHÌ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
....................................................................................................................................2
II/ BÉO PHÌ LÀ GÌ ?..............................................................................................3
2.1. Định nghĩa béo phì...............................................................................................3
2.2. Các kiểu béo phì...................................................................................................3
2.3. Các cách nhận biết bệnh béo phì........................................................................4
III/ NGUYÊN NHÂN BÉO PHÌ.............................................................................4
3.1. Khẩu phần ǎn và thói quen ǎn uống.....................................................................5
3.2. Hoạt động thể lực kém.........................................................................................5
3.3. Yếu tố di truyền...................................................................................................5
3.4. Yếu tố kinh tế xã hội............................................................................................5
IV/ HẬU QUẢ CỦA BỆNH BÉO PHÌ...................................................................6
V/ ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ...........................................................................................7
5.1. Khi nào nên bắt đầu điều trị béo phì? .................................................................7
5.2. Nguyên tắc điều trị béo phì..................................................................................8
5.3. Các cách giảm cân đang được áp dụng hiện nay.................................................8
VI/ THỰC ĐƠN TRONG 1 TUẦN CHO NGƯỜI BÉO PHÌ CẤP ĐỘ 1
..................................................................................................................................11
I/ TÌNH HÌNH MẮC BỆNH BÉO PHÌ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
1
Tổ chức Y tế thế giới khẳng định béo phì là một bệnh dịch toàn cầu, số người bị
béo phì trên thế giới lên đến hơn 1,5 tỷ người. Hiện tình trạng thừa cân, béo phì đang
tăng lên với tốc độ báo động không những ở các nước phát triển mà cả các nước đang
phát triển. Đây thật sự là mối đe doạ tiềm ẩn trong tương lai. ở các nước đang phát triển
béo phì tồn tại song song với thiếu dinh dưỡng, gặp nhiều ở thành phố đang phát triển
béo phì tồn tại song song với thiếu dinh dưỡng, gặp nhiều ở thành phố hơn ở nông thôn.
Theo Hiệp hội Béo phì Mỹ, nay có khoảng 60 triệu người dân Mỹ bị béo phì, tăng
gần gấp 3 lần so với năm 1991 (25 triệu người). Riêng ở châu Phi, Nozizwe Madlala-
Routledge, Thứ trưởng Bộ Y tế Nam Phi cho biết 29% nam giới và 57% nữ giới nước
này bị béo phì. Trong khi đó, ở châu Á, theo báo cáo của chính phủ Trung Quốc, tốc độ
gia tăng của tình trạng béo phì ở Trung Quốc đã lên tới 97% trong 10 năm qua. Tổ chức
dinh dưỡng chính thức đầu tiên của Trung Quốc và cơ quan khảo sát sức khỏe cho biết
từ giữa năm 1992 đến năm 2002, đã có hơn 60 triệu người bị béo phì. Đặc biệt ở những
thành phố của Trung Quốc có 12% thanh thiếu niên và 8% trẻ em bị béo phì.
Tại VN, theo tờ Tuổi trẻ, đề tài “Khảo sát khuynh hướng béo phì và các yếu tố
nguy cơ ở trẻ 4-5 tuổi tại các trường mầm non nội thành năm 2005” thực hiện tại thành
phố Hồ Chí Minh cho biết có trẻ mới ba tháng tuổi đã béo phì, mỗi tháng lên tới 2kg.
Theo số liệu năm 2003, thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ trẻ béo phì cao nhất: Số học
sinh thừa cân ở thành phố này là 16,1%, cao hơn Hà Nội 1,5 lần, hơn Hải Phòng 3 lần.
Các nghiên cứu do Viện Dinh dưỡng tiến hành tại các thành phố lớn cho thấy, bệnh béo
phì đã trở nên rất phổ biến và tăng dần theo tuổi tác. Ở tuổi tam tuần, 6-8% nam giới
béo phì. Tỷ lệ này là 12% ở lứa tuổi 40-44. Tỷ lệ béo phì ở phụ nữ thành thị còn cao
hơn nam giới. Ở lứa tuổi ngoài 30, cứ 10 phụ nữ thì có một người béo phì. Bước sang
tuổi tứ tuần, tỷ lệ này là 1/6.
II/ BÉO PHÌ LÀ GÌ ?
2.1. Định nghĩa béo phì
2
Béo phì là tình trạng tích luỹ mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ
thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khoẻ. Béo phì là một tình trạng sức khoẻ
có nguyên nhân dinh dưỡng. Thường thường một người trưởng thành khoẻ mạnh, dinh
dưỡng hợp lý, cân nặng của họ đứng yên hoặc giao động trong giới hạn nhất định. Hiện
nay Tổ chức Y tế thế giới thường dùng chỉ số khối có thẻ (BMI) để đánh giá tình trạng
gây bệnh của cơ thể.
W (kg)
BMI = ---------------
H
2
(m)
Trong đó:W = Cân nặng (kg)
H = Chiều cao (m)
Người ta coi chỉ số BMI bình thường nên có ở giới hạn 20-25, trên 25 là thừa cân
và trên 30 là béo phì. Đó là chỉ số dành cho người châu Âu và châu Mỹ. Đối với người
châu Á, BMI bình thường có giới hạn từ 18.5 – 23.
2.2. Các kiểu béo phì
2.2.1 Béo phì trung tâm: mỡ tập trung chủ yếu ở vùng bụng, thường gặp ở nam giới,
có nguy cơ mắc bệnh cao do mỡ tập trung ở phủ tạng nhiều.
2.2.2 Béo phì vùng thấp: mỡ tập trung ở bụng dưới và đùi, thường gặp ở nữ giới, nguy
cơ mắc bệnh tương đối thấp hơn so với béo phì trung tâm.
2.2.3 Béo phì ngoại biên: mỡ tập trung ở tay chân, nách, ngực… thường gặp ở trẻ em,
nguy cơ không nhiều và có thể phục hồi nếu cang thiệp đúng cách.
2.2.4 Tụ mỡ bất thường: mỡ tập trung bất thường ở vùng gáy, cổ… làm hình dáng mất
cân đối, thường gặp trong bệnh lý tuyến nội tiết, hoặc tai biến do nội tiết tố.
2.3. Các cách nhận biết bệnh béo phì
3
Cách đơn giãn nhất và chính xác nhất là thừơng xuyên theo dõi cân nặng của
mình.Có nhiều cách để đánh giá béo phì:
2.3.1 Nhìn, sờ: mặt tròn, má phính sệ, cằm có ngấn mỡ, bụng phệ, có nhiều ngấn
mỡ, dùng tay véo da lên thấy lớp mỡ dày ở dưới da…Người béo phì hay buồn ngủ, mau
mệt, đổ mồ hôi khi vận động…Tuy nhiên nhìn thấy béo phì thì thường đã béo phì ở mức
độ nặng, việc phục hồi trong giai đọan này thường khó khăn hơn nhiều so với giai đọan
sớm
2.3.2 Tính theo cân nặng chiều cao: chỉ số BMI dàng cho người trưởng thành trên
18 tuổi. Trung tâm dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra các chỉ số BMI như
sau:
Bình thường 18.5 - 23
Suy dinh dưỡng <18.5
Thừa cân 23 - 30
Béo phì độ 1 30 - 35
Béo phì độ 2 35 - 40
Béo phì độ 3 >40
2.3.3 Đo tỉ lệ mỡ: bằng cân đo mỡ, đo các nếp gấp da, cân trong nước…..
Trung bình =25 ở nam giới và 30 ở nữ giới tuổi trung niên
2.3.4 Tỉ lệ eo/mông: >0.85 ở nữ và >0.95 ở nam
2.3.5 Đo vòng bụng tuyệt đối: 80cm ở nữ và 90cm ở nam.
III/ NGUYÊN NHÂN BÉO PHÌ
Mọi người đều biết cơ thể giữ được cân nặng ổn định là nhờ trạng thái cân bằng
giữa nǎng lượng do thức ǎn cung cấp và nǎng lượng tiêu hao cho lao động và các hoạt
động khác của cơ thể. Cân nặng cơ thể tǎng lên có thể do chế độ ǎn dư thừa vượt quá
nhu cầu hoặc do nếp sống làm việc tĩnh tại ít tiêu hao nǎng lượng.
Khi vào cơ thể, các chất protein, lipid, glucid đều có thể chuyển thành chất béo dự
trữ. Vì vậy, không nên coi ǎn nhiều thịt, nhiều mỡ mới gây béo mà ǎn quá thừa chất bột,
4
đường, đồ ngọt đều có thể gây béo. Tóm lại có thể chia nguyên nhân và cơ chế sinh
bệnh của béo phì như sau:
3.1. Khẩu phần ǎn và thói quen ǎn uống:
Nǎng lượng (calo) đưa vào cơ thể qua thức ǎn thức uống được hấp thu và được oxy
hoá để tạo thành nhiệt lượng. Nǎng lượng ǎn quá nhu cầu sẽ được dự trữ dưới dạng mỡ.
Chế độ ǎn giàu chất béo (lipid) hoặc đậm độ nhiệt độ cao có liên quan chặt chẽ với
gia tǎng tỉ lệ béo phì. Các thức ǎn giàu chất béo thường ngon nên người ta ǎn quá thừa
mà không biết. Vì vậy, khẩu phần nhiều mỡ, dù số lượng nhỏ cũng có thể gây thừa calo
và tǎng cân. Không chỉ ǎn nhiều mỡ, thịt mà ǎn nhiều chất bột, đường, đồ ngọt đều có
thể gây béo. Việc thích ǎn nhiều đường, ǎn nhiều món sào, ran, những thức ǎn nhanh
nấu sẵn và miễn cưỡng ǎn rau quả là một đặc trưng của trẻ béo phì. Thói quen ǎn nhiều
vào bữa tối cũng là một điểm khác nhau giữa người béo và không béo.
3.2. Hoạt động thể lực kém:
Cùng với yếu tố ǎn uống, sự gia tǎng tỉ lệ béo phì đi song song với sự giảm hoạt
động thể lực trong một lối sống tĩnh tại hơn, thời gian xem tivi, đọc báo, làm việc bằng
máy tính, nói chuyện qua điện thoại nhiều hơn.
Kiểu sống tĩnh tại cũng giữ vai trò quan trọng trong béo phì. Những người hoạt động
thể lực nhiều thường ǎn thức ǎn giàu nǎng lượng, khi họ thay đổi lối sống, hoạt động
nhưng vẫn giữ thói quen ǎn nhiều cho nên bị béo. Điều này giải thích béo ở tuổi trung
niên, hiện tượng béo phì ở các vận động viên sau khi giải nghệ và công nhân lao động
chân tay có xu hướng béo phì khi về hưu.
3.3. Yếu tố di truyền:
Đáp ứng sinh nhiệt kém có thể do yếu tố di truyền. Yếu tố di truyền có vai trò nhất
định đối với những trẻ béo phì thường có cha mẹ béo, tuy vậy nhìn trên đa số cộng đồng
yếu tố này không lớn.
3.4. Yếu tố kinh tế xã hội:
Ở các nước đang phát triển, tỉ lệ người béo phì ở tầng lớp nghèo thường thấp (thiếu
ǎn, lao động chân tay nặng, phương tiện đi lại khó khǎn) và béo phì thường được cọi là
5