Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Google: Chiến dịch quảng cáo mới tấn công Microsoft và IBM potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.45 KB, 6 trang )

Google: Chiến dịch quảng cáo mới tấn công Microsoft
và IBM
Không hài lòng với con số hơn 2 triệu doanh nghiệp sử
dụng phần mềm văn phòng trực tuyến của mình, gã khổng
lồ tìm kiếm web và quảng cáo trực tuyến Google đang bận
rộn với chiến dịch quảng cáo toàn cầu nhằm "câu kéo"
khách hàng của Microsoft và IBM.

Chiến dịch quảng cáo hoành tráng này được Google khởi
động vào ngày 19/10 tại nhiều quốc gia, trong đó có Pháp,
Nhật Bản và Anh. Đây được xem là cú đột phá hiếm thấy
của Google vào hoạt động quảng cáo đại chúng. Đồng thời,
thông qua đó, Google đã nhấn mạnh sự cạnh tranh ngày
càng gay gắt của mình trong việc thu hút các doanh nghiệp
sử các dụng dịch vụ văn phòng.
Trong khi Microsoft và IBM cùng nhau thống trị thị trường
dịch vụ email cho doanh nghiệp, thì Google cũng đang nỗ
lực thuyết phục các doanh nghiệp chuyển sang sử dụng các
dịch vụ dựa trên công nghệ điện toán đám mây của mình.
Theo đó, phần mềm được truy cập qua Internet và được
duy trì ở các trung tâm dữ liệu của Google thay vì nằm
trong các máy tính của một công ty.
Các dịch vụ dựa trên công nghệ “điện toán đám mây” có
thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và hạn chế phải bảo
dưỡng máy móc so với phần mềm truyền thống. Tuy nhiên,
gần đây các dịch vụ của Google liên tục gặp phải sự cố,
trong đó có vụ Gmail bị “sập” vào cuối tháng trước, đã làm
dấy lên sự hoài nghi của khách hàng về mức độ đáng tin
cậy của phần mềm trực tuyến đối với khách hàng doanh
nghiệp.
Nhà phân tích Tom Austin của hãng tư vấn Gartner khẳng


định sẽ đến lúc hầu hết các doanh nghiệp chuyển sang dùng
dịch vụ thư điện tử điện toán đám mây, nhưng quá trình
chuyển đổi này có thể mất nhiều năm. Tom Austin cũng
nhấn mạnh thêm cả IBM và Microsoft gần đây cũng đã giới
thiệu những sản phẩm thuộc công nghệ này, và Cisco
dường như cũng đang chuẩn bị cho ra mắt phần mềm điện
toán riêng.
Với tốc độ phát triển của mình, Google liên tục phát triển
các dịch vụ trực tuyến khác nhau nhằm cạnh tranh trực tiếp
với các đại gia công nghệ khác và kéo theo một cuộc chạy
đua công nghệ giữa các tập đoàn hùng mạnh. Google vẫn
chiếm ưu thế mạnh mẽ với công cụ tìm kiếm nổi tiếng so
với Yahoo và Bing (của Microsoft), vẫn đi đầu với mạng
quảng cáo trực tuyến Contextual Ads thu hút hàng trăm
nghìn Publishers, nhưng cũng vẫn đang lép vế trên nhiều
dịch vụ sở trường của các đối thủ khác.
Tuần trước, CEO Google Eric Schmidt tuyên bố với các
nhà đầu tư trong hội nghị báo cáo tài chính quý rằng ông
đang có ý định tăng đầu tư vào các sáng kiến kinh doanh
mới.
Google cho biết việc kinh doanh Google Apps đã đem đến
cho hãng lợi nhuận và mang lại hàng trăm triệu USD mỗi
năm, tuy rằng đây chỉ là một phần nhỏ trong tổng doanh
thu lên đến 22 tỷ USD của hãng vào năm ngoái.
Theo phát ngôn viên Andrew Kovacs của Google thì năm
ngoái, bộ phận Google Apps đã tăng gấp đôi số nhân viên
lên hơn 1000 người.
Google cũng khẳng định hiện đang có 2 triệu khách hàng
doanh nghiệp sử dụng Google Apps, từ con số 1,75 triệu
vào hồi tháng 6. Trong số đó có cả những doanh nghiệp “cỡ

bự” trả mức phí 50 USD mỗi năm cho mỗi người sử dụng
và những doanh nghiệp ít hơn 50 nhân viên được dùng
phần mềm này miễn phí.
Google cho hay hiện có 20 triệu người đang sử dụng
Google Apps, từ mức 15 triệu người vào hồi tháng 6. Con
số này bao gồm của những sinh viên được sử dụng phiên
bản miễn phí mà Google cung cấp cho các trường đại học
của họ.
Chiến dịch quảng cáo rầm rộ của Google đã được khởi
động đầu tiên tại Mỹ vào tháng 8 vừa qua, với các quảng
cáo trên các tờ báo hàng đầu như The New York Times,
Forbes và The Economist, cũng như trên các tấm biển hiệu
lớn tại sân bay, nhà ga tại nhiều thành phố.
Tom Oliveri, giám đốc bộ phận tiếp thị sản phẩm của
Google không tiết lộ hãng chi bao hiều tiền vào chiến dịch
chạy đến hết năm 2009 này. Tuy nhiên, ông này cho biết
một phần sáng kiến của chiến dịch đã được thiết kế bởi các
nhân viên Google Creative Lab dưới sự dẫn dắt của Andy
Berndt, giám đốc sáng tạo của Google.
Đây không phải là lần đầu tiên Google tung chiến dịch
quảng cáo offline. Vào tháng 5/2009, Google cũng đã tung
ra một chiến dịch quảng cáo truyền hình cho trình duyệt
web Chrome nhằm tạo hiệu ứng tích cực tới cộng đồng
người sử dụng Internet. Tuy nhiên trên thực tế việc chiếm
lại thị phần trình duyệt web của Microsoft (Internet
Explorer) và Firefox là vô cùng khó khăn. Chiến dịch
quảng cáo dành cho các ứng dụng văn phòng lần này cũng
vẫn nhằm tới các đối thủ quen thuộc: Microsoft và IBM, nó
được đặt kỳ vọng lớn để mở rộng thị phần dịch vụ của
Google vốn đang chỉ bó hẹp trong tìm kiếm và quảng cáo

trực tuyến.

×