Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh tai mũi họng – Khởi đầu của nhiều bệnh pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.43 KB, 5 trang )

Bệnh tai mũi họng – Khởi
đầu của nhiều bệnh




Nhiều người nghĩ đau họng hay viêm mũi là mấy bệnh xoàng
xĩnh, không cần thuốc điều trị cũng tự nhiên sẽ khỏi. Nhưng ít ai biết
được rằng, bệnh ở tai mũi họng lại là khởi đầu của rất nhiều bệnh ảnh
hưởng đến sức khoẻ.
Những thói quen sinh bệnh
Thông thường, nhắc đến bệnh tai mũi họng là người ta thường nghĩ
ngay đến tác nhân thời tiết, môi trường, nhưng “kẻ thù” không kém nguy
hiểm của tai mũi họng còn đến từ chính những thói quen rất phổ biến trong
thời hiện đại như:
- Nghe bằng tai nghe với âm lượng lớn: Nhiều người bệnh đến khám
trong tình trạng tai bị chấn thương âm do nghe tai nghe tần số quá cao.
Bệnh này nếu không được điều trị kịp thời tai sẽ dần bị điếc. Thực tế, không
ít người đã bị giảm thính lực vĩnh viễn do dùng tai nghe.
- Hút thuốc và uống rượu không đảm bảo chất lượng: Thuốc lá là tác
nhân số một gây ung thư vòm họng. Còn rượu không đảm bảo chất lượng có
thể làm bỏng thanh quản. Đây là cơ hội để rất nhiều loại bệnh tấn công vòm
họng như viêm họng, viêm amidan…


Nguy hiểm hơn ta tưởng
Bệnh ở tai mũi họng nguy hiểm vì nếu không điều trị dứt điểm bệnh
dễ trở nên mạn tính và là tác nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm khác. Chẳng
hạn như viêm mũi khi không điều trị dứt điểm có thể gây viêm tai (làm giảm
sức nghe và gây ra những biến chứng nặng hơn như viêm màng não, áp xe
não, viêm xoang tĩnh mạch bên, liệt mặt…), viêm thanh quản (bệnh làm biến


đổi chất giọng) hay viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi. Chứng viêm tai
cũng có thể gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá đôi khi kèm theo suy dinh
dưỡng. Trong khi đó viêm xoang lại có thể gây nhiễm trùng ổ mắt, đây là
một biến chứng nghiêm trọng, đe dọa thị lực, thậm chí là tính mạng bệnh
nhân. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn của amidan còn có thể tấn công vào khớp,
tim, thận và có thể để lại các biến chứng khôn lường như viêm cầu thận cấp,
thấp khớp, thấp tim, viêm tim…
Tai mũi họng là cửa ngõ của đường thở nên những trục trặc ở bộ phận
này có thể gây tắc thở nhanh chóng. Viêm họng cấp, viêm phế quản cấp ở
trẻ em, dị vật… là những bệnh phải điều trị sớm nhất có thể.
Phòng tránh không khó
- Vệ sinh tai mũi họng bằng nước muối: Nên vệ sinh mũi, họng bằng
cách súc miệng nước muối hoặc xịt nước muối biển ba đến bốn lần mỗi
ngày. Lưu ý, các loại nước muối dạng bình xịt có áp lực mạnh không nên
dùng cho trẻ nhỏ dưới một tuổi, hãy dùng nước muối 0,9% cho trẻ lứa tuổi
này.
- Đeo khẩu trang khi ra đường, hạn chế tiếng ồn bên ngoài tác động
hàng ngày vào tai.
- Thường xuyên đi khám bệnh tại các cơ sở y tế chuyên khoa sẽ giúp
sớm phát hiện những căn bệnh nguy hiểm như ung thư vòm họng và ung
thư thực quản…
- Vào những đợt thời tiết chuyển mùa, việc giữ ấm cổ, đặc biệt với trẻ
em là rất quan trọng để phòng tránh các bệnh tai mũi họng.
Điều trị tích cực
Khi có các biểu hiện của bệnh tai mũi họng, không tự đi mua thuốc
uống hoặc dùng lại đơn thuốc được kê từ lần trước mà phải đi khám tại các
cơ sở y tế và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Không điều trị đứt quãng, uống thuốc một vài ngày thấy đỡ là dừng.
Điều này không chỉ gây tình trạng nhờn thuốc mà còn có thể để lại những
biến chứng khôn lường. Hãy điều trị đủ liều thuốc, đủ thời gian theo hướng

dẫn của bác sĩ. Và quan trọng nhất là cần điều trị càng sớm càng tốt ngay khi
có biểu hiện bất thường sẽ rút ngắn thời gian điều trị, hiệu quả điều trị và
tránh được những biến chứng nguy hiểm.

×