Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Giao an huong nghiep 9 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.66 KB, 21 trang )

Chủ đề 1 :
Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG
CỦA VIỆC CHỌN NGHỀ CÓ CƠ SỞ KHOA HỌC .
I / MỤC TIÊU :
 Giúp học sinh biết được ý nghóa, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề có cơ sở khoa học .
 Biết sơ bộ các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS .
 Nêu được dự đònh ban đầu về lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS .
 Bước đầu có ý thức chọn nghề có cơ sở khoa học .
II / TRỌNG TÂM CỦA CHỦ ĐỀ :
 Hiểu 3 nguyên tắc chọn nghề và hình thành cho các em ý thức phấn đấu trong học tập, tu
dưỡng để có thể đạt được việc chọn nghề theo 3 nguyên tắc đó .
III / CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ :
 GV tìm hiểu : “ Giáo trình công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông”
 HS chuẩn bò trước một số bài hát, bài thơ hoặc những mẫu chuyện ca ngợi lao động của một số
nghề . Chuẩn bò cho công việc thi tìm hiểu nghề trong giờ SHHN
IV / TỔ CHỨC THỰC HIỆN :
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CHỦ ĐỀ 1 T. GIAN
Hoạt động 1 :Tìm hiểu ba nguyên tắc chọn nghề .
- Cho HS đọc đoạn “ Ba câu hỏi được đặt ra khi chọn nghề”.
GV hướng dẫn thảo luận câu hỏi :
- “ Mối quan hệ chặt chẽ giữa ba câu hỏi đó thể hiện ở chỗ nào ? Trong chọn
nghề, có cần bổ sung câu hỏi nào khác không ?”.
- GV gợi ý HS tự tìm ra ví dụ để chứng minh rằng không được vi phạm 3
nguyên tắc chọn nghề .
- GV tìm vài mẫu chuyện bổ sung về vai trò của hứng thú và năng lực nghề
nghiệp . Đồng thời cần nói thêm rằng , trong cuộc sống nhiều khi không hứng
thú với nghề, nhưng giác ngộ được ý nghóa và tầm quan trọng của nghề mà con
người vẫn làm tốt công việc.( Cho ví dụ minh họa)
- Ghi nhớ ( Cho HS ghi vào vở nội dung sau )
Trong khi còn học trong trường thcs, mỗi hs phải chuẩn bò cho mình sự sẵn sàng về
tâm lí đi vào lao động nghề nghiệp,thể hiện ở các mặt sau:


a/ Tìm hiểu về một số nghề mà mình yêu thích, nắm chắc những yêu cầu của yêu cầu
nghề đó đặt ra trước người lao động .
b / Học thật tốt các môn học có liên quan đến việc học nghề với thái độ vui vẻ, thoải
mái, thích thú .
c / Rèn luyện một số kỹ năng, kỹ xảo lao động mà nghề đó yêu cầu, một số phẩm
chất nhân cách mà người lao động trong nghề phải có .
d / Tìm hiểu nhu cầu nhân lực của nghề và điều kiện theo trường học đào tạo nghề
đó .
Hoạt động 2 :Tìm hiểu ý nghóa của việc chọn nghề có cơ sở khoa học .
- GV trình bày tóm tắt 4 ý nghóa của việc chọn nghề :
a/ Ý nghóa kinh tế của việc chọn nghề .
b/ Ý nghóa xã hội của việc chọn nghề .
c/ Ý nghóa giáo dục .
d/ Ý nghóa chính trò .
60 phút
60 phút
Trang 1
- Mỗi tổ rút thăm phiếu trình bày ý nghóa chọn nghề . GV yêu cầu từng tổ cử
người trình bày và cho phép người trong tổ được bổ sung.
- GV đánh giá trả lời của từng tổ, có xếp loại . Thông qua đánh giá, GV nhấn
mạnh nội dung cơ bản, cần thiết .
Hoạt động 3 :Tổ chức trò chơi .
GV tổ chức cho HS thi tìm ra những bài hát, bài thơ hoặc một truyện ngắn nói về sự
nhiệt tình lao động xây dựng đất nước của những người trong những nghề khác
nhau : Bài “ Người đi xây hồ Kẻ gỗ” , “ Đường cày đảm đang” , “ Mùa xuân trên
những giếng dầu” , “ Một đời người mộy rừng cây ”
Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả bài học :
GV cho HS viết thu hoạch ( Cả lớp viết ra giấy ) với các câu hỏi sau :
 Em nhận thức được những điều gì sau buổi giáo dục hướng nghiệp này ?
 Hãy nêu ý kiến của mình :

+ Em yêu thích nghề gì ?
+ Những nghề nào phủ hợp với khả năng của em ?
+ Hiện nay ở em, nghề nào đang cần nhân lực ?
HẾT .
30phút
30 phút
Trang 2
Chủ đề 2 :
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI
CỦA ĐẤT NƯỚC VÀ ĐỊA PHƯƠNG
I / MỤC TIÊU :
 Giúp HS biết được một số thông tin cơ bản về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội của
đất nước và đòa phương .
 HS kể ra được một số nghề thuộc lónh vực kinh tế phổ biến ở đòa phương .
 Quan tâm đến những lónh vực lao động nghề nghiệp cần phát triển .
II / TRỌNG TÂM CỦA CHỦ ĐỀ :
 Việc trình bày chủ đề này nên cho HS từ hướng phát triển kinh tế – xã hội của đòa phương
Huyện rồi đến Tỉnh là chính, sau đó mới đến phương hướng chung của cả nước .
III / CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ :
 GV nói chuyện với HS về phương hướng và chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội ở huyện và
nơi trường đóng .
 GV nghiên cứu tài liệu Giáo dục hướng nghiệp 9 ( SGV )
IV / TỔ CHỨC THỰC HIỆN :
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CHỦ ĐỀ T. GIAN
Hoạt động 1 : Phương hướng và chỉ tiêu phát triển KTXH ở huyện và tỉnh nhà.
GV nói chuyện với HS về phương hướng và chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội ở
huyện và tỉnh nhà .
Cho HS giải lao .
Hoạt động 2 :Tìm hiểu và giải thích thế nào là công nghiệp hóa .
Trọng tâm chủ yếu về chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội ở đất nước và đòa phương

ta đó là những chỉ tiêu về các lónh vực nào ?
GV nhấn mạnh cho HS :
Trọng tâm nội dung chủ yếu là chỉ tiêu phát triển những lónh vực : Nông nghiệp,
công nghiệp, giáo dục , y tế, văn hóa ở đòa phương .
+ Cho các nhóm đọc thông tin : “Tìm hiểu thế nào là công nghiệp hóa”
+ Cho các nhóm thảo luận , sau đó trình bày sự hiểu biết của nhóm sau khi đọc
thông tin trên . ( Gởi mỗi tổ một phiếu trình bày ngắn gọn về sự hiểu biết )
+ Yêu cầu các em đưa ra những ví dụ về công nghiệp hóa .
+ Vậy theo các em hai nội dung cơ bản của công nghiệp hóa là gì?
GV nhấn mạnh :
- Quá trình công nghiệp hóa dẫn đến sự chuyển dòch cơ cấu kinh tế .
- Quá trình công nghiệp hóa đòi hỏi phải ứng dụng những công nghệ mới .
GV có thể hoàn chỉnh các ví dụ các nhóm đưa ra hoặc GV có thể cho thêm vài ví
dụ về công nghiệp hóa để giúp các em hiểu rõ thêm .
GV kết luận :
- Quá trình công nghiệp hóa đòi hỏi phải ứng dụng những công nghệ mới
để làm cho sự phát triển kinh tế – xã hội đạt tới tốc độ cao hơn, tăng
trưởng nhanh hơn và bền nững hơn .
- Quá trìng công nghiệp hóa tất yếu dẫn đến sự chuyển dòch cơ cấu kinh
tế . Sự phát triển kinh tế – xã hội ở đòa phương phải theo xu thế chuyển
dòch cơ cấu kinh tế.
45 phút
45 phút
Trang 3
Hoạt động 3 :Tìm hiểu về 4 lónh vực công nghệ trọng điểm .
Cho các nhóm đọc thông tin và thảo luận theo câu hỏi về : “ Các lónh vực công
nghệ trọng điểm” .
Cho mỗi nhóm bốc thăm ¼ lónh vực công nghệ trọng điểm để trình bày sự hiểu biết
của nhóm về vấn đề ấy .
Sau khi nhóm (…) trình bày xong GV cho các nhóm bạn chất vấn nhóm vừa trình

bày xong . Rồi cho các giải thích và trả lời . Tiếp đến GV nhận xét đánh giá câu trả
lời của từng tổ và bổ sung ý kiến và gỡ rối cho các tổ .
GV kết luận và chốt lại vấn đề : - HS ghi nhớ .
Để phát huy lợi thế của nước đi sau, cùng với việc tìm giải pháp công nghệ phù hôp
để đồng bộ hóa, nâng cấp, hiện đại hóa có chọn lọc cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện
có, với tìm lực khoa học và công nghệ đã tạo dựng được, Việt Nam cần và có thể chủ
động lựa chọn và phổ cập một số lónh vực công nghệ tiên tiến của thế giới .
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chọn bốn
lónh vực công nghệ, thúc đẩy chuyển dòch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa,
hòa nhòp với trào lưu chung của thế giới . Đó là :
a / Công nghệ thông tin . b / Công nghệ sinh học .
c / Công nghệ vật liệu mới . d / Công nghệ tự động hóa .
Hoạt động 4 :Đánh giá kết quả chủ đề .
Cho HS viết thu hoạch với hình thức trả lời các câu hỏi sau :
Qua buổi giáo dục hướng nghiệp hôm nay em cho biết vì sao chúng ta cần nắm
được phương hướng phát triển kinh tế – xã hội của đòa phương và của cả nước ?
Nội dung chủ yếu về chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội ở đất nước và đòa phương
ta là những chỉ tiêu thuộc về các lónh vực nào ?
Kể tên các lónh vực công nghệ trọng điểm ? Theo em, hiện nay ở nước ta lónh vực
công nghệ nà đang phát triển mạnh ? .
45 phút
45 phút
Trang 4
Chủ đề 3 :

THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP QUANH TA
I / MỤC TIÊU :
 Biết được tính đa dạng và phong phú, phát triển của thế giới nghề nghiệp .
 Biết cách tìm hiểu thông tin nghề .
 Kể tên một số nghề đặc trưng có tính đa dạng, phong phú của thế giới nghề nghiệp .

 Có ý thức chủ động việc tìm hiểu thông tin nghề .
II / TRỌNG TÂM CỦ CHỦ ĐỀ :
 Tính đa dạng và phong phú của thế giới nghề nghiệp .
 Phân loại nghề, trong đó cần đặc biệt chú ý tới phân loại nghề theo đối tượng lao động .
III / CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ :
 GV nghiên cứu nội dung bài và các tài liệu tham khảo có liên quan : “ Tuổi trẻ và nghề nghiệp”
Nhà xuất bản Công nhân kỹ thuật , Hà Nội, 1986 .
 Chuẩn bò phiếu học tập cho các nhóm : Liệt kê một số nghề không theo một nhóm nhất đònh nào
để HS phân loại nghề theo yêu cầu của nghề đối với người lao động .
 Chuẩn bò một số câu hỏi cho HS thảo luận về cơ sở khoa học của việc chọn nghề .
 Chuẩn bò việc tổ chức hoạt động của bài học .
IV / TỔ CHỨC THỰC HIỆN :
Tiến trình tồ chức chủ đề Thời gian
Hoạt động 1 :Tìm hiểu tính đa dạng của thế giới nghề nghiệp .
- GV yêu cầu HS viết tên của 10 nghề mà các em biết .
- Chia lớp theo thành từng nhóm nhỏ và cho HS thảo luận, bổ sung cho nhau
những nghề không trùng với những nghề mà các em đã ghi .
- GV kết luận về tính đa dạng của thế giới nghề nghiệp .
• Thế giới nghề nghiệp rất phong phú và đa dạng ; thế giới đó luôn vận động, thay
đổi không ngừng như mọi thế giới khác . Do đó, muốn chọn nghề phải tìm hiểu
thế giới nghề nghiệp, càng hiểu sâu thì việc chọn nghề càng chính xác
Hoạt động 2 : Phân loại nghề thường gặp .
a/ Phân loại nghề theo hình thức lao động ( lónh vực lao động ) : Lónh
vực quản lý, lãnh đạo và lónh vực sản xuất .
b / Phân loại nghề theo đào tạo : Nghề được đào tạo và nghề không qua đào tạo .
- ( Cho HS lấy ví dụ nghề qua đào tạo, nghề không qua đào tạo )
c / Phân loại nghề theo yêu của nghề đối với người lao động .
Những nghề thuộc lónh vực hành chính .
Nghề hành chính đòi hỏi con người đức tính bình tónh, thận trọng, chín chắn, chu
đáo . Mọi thói quen, tác phong xấu như tính cẩu thả, bừa bãi, thiếu ngăn nắp, đại

khái, qua loa, thờ ơ, lãnh đạm… đều phải khắc phục khi làm những nghề này .
Những nghề tiếp xúc với con người .
Nghề tiếp xúc với con người đòi hỏi người lao động có thái độ đối xử ân cần, cởi
mở, chu đáo, năng lực giao tiếp rộng rãi, óc quan sát tinh tế, cách tiếp xúc mềm
dẻo, linh hoạt tế nhò . Trong phục vụ, người lao động phải trao dồi cho mình năng
lực lónh hội ngôn ngữ một cách nhay bén và chính xác, đồng thời phải biết cách
biểu đạt tư tưởng của mình một cách khúc triết, mạch lạc, sáng sủa, thẳng thắn,
chân tình .
45phút
90phút
Trang 5
Những nghề thợ .
Nghề thợ coi là nghề cơ bản trong xã hội . Nghệ thợ luôn đại diện cho nền sản
xuất công nghiệp . Đó là những nghề đòi hỏi tinh thần kỷ luật cao, ý thức chấp
hành nghiêm túc kế hoạch sản xuất của nhà máy, xí nghiệp . Muốn trở thành
người thợ chân chính phải có trình độ giác ngộ cao về vai trò và nhiệm vụ của
giai cấp công nhân .
Nghề kỹ thuật .
Nghề kỹ thuật người say mê cong nghiệp thiết kế kỹ thuật, nắm được những tri
thức kỹ thuật sâu sắc và rộng rãi, nhiệt tình và có óc sáng tạo .
Những nghề trong lónh vực văn học nghê thuật .
Những người làm công tác văn học nghệ thuật phải có hứng thú sáng, kiên trì
trao dồi tài nghệ, sẵn sàng phục vụ quần chúng lao động .
Những nghề thuộc lónh vực nghiên cứu khoa học .
Đó là nghề nghiên cứu tìm tòi , phát hiện những qui luật trong đời sống xã hội,
trong thế giới tự nhiên cũng như trong tư duy con người .
Người làm công tác khoa học phải khiêm tốn, giản dò, trung thực, bảo vệ chân lí
đến cùng .
Những nghề tiếp xúc với thiên nhiên .
Là những người chăn nuôi, làm vườn thuần dưỡng súc vật, khai thác gỗ … Làm

nghề này phải có lòng yêu thích thiên nhiên , say mêvới thế giớ động vật, thực vật
…ngoài ra còn phải có phẩm chất cần cù, chòu đựng khó khăn, kiên trì …
Những nghề có điều kiện lao động đặc biệt .
Nghề làm việc trong môi trường không bình thường : Lái máy bay thí nghiệm,
khai thác tài nguyên dưới đáy biển, thám hiểm …Đức tính của người làm nghề này
phải là lòng quả cảm, ý chí kiên cường , say mê với công việc đầy tính mạo hiểm ,
sẵn sàng vượt qua nguy hiểm …thích ứng với cuộc sống hay thay đổi, không ổn
đònh .
GV đặt câu hỏi :
*Có thể gộp một số nghề có chung một số đặc điểm thành một nhóm
nghề được không ? Nếu được, các em hãy lấy ví dụ .
*( HS viết trên giấy cách phân loại nghề của mình )
*GV phân tích một số cách phân loại nghề . HS lấy các ví dụ minh họa .
Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả bài học :
 GV tổng kết các cách phân loại nghề, chỉ ra những nhận thức chưa
chính xác về vấn đề này của một số HS trong lớp .
30 phút
15phút
Trang 6
Chủ đề 4 :
TÌM HIỂU THÔNG TIN VỀ MỘT SỐ NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG
I / MỤC TIÊU :
 Biết được một số thông tin cơ bản của một số nghề gần gũi với các em trong cuộc sống
 Biết cách thông tin nghề khi tìm hiểu một nghề cụ thể
 Có ý thức tích cực và chủ động việc tìm hiểu thông tin nghề để chuẩn bò cho lựa chọn
nghề trong tương lai
 Những việc làm có su hướng phát triển trong thò trường lao động công nghiệp nông nghiệp và
dòch vụ
 Với HS nông thôn cần nhấn mạnh thò trường nông nghiệp và dòch vụ
.II / CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ :

 GV có thể đọc và sưu tầm trên báo chí về một số nghề đang phát triển mạnh để minh hoạ cho bài
giảng
 Mặt khác,giáo viên liên hệ với thực tế ở dòa phương mình để biết được thò trường lao động ở dòa
phương
IV / TỔ CHỨC THỰC HIỆN :
Tiến trình tồ chức chủ đề Thời gian
Hoạt động 1 :GV gợi ý cho HS tự xác dònh khái niệm việt làm và nghề
GV hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi :
* Có phải nước ta quá thiếu việc làm không?
Vì sao ở một số đòa phương có việc làm mà không có nhân lực ?
Ý nghóa của chủ trương “ Mỗi thanh niên phải nâng cao năng lực tự học ,tự hoàn
thiện học vấn , tự tạo ra việc làm “
Hoạt động 2 :Tìm hiểu thò trường lao động - Ý nghóa của những việc năm vững
nhu cầu cũa thò trường lao động
GV hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi “ Tại sao việc chọn nghề của con người phải
căn cứ vào nhu cầu của thò trường lao động ?”
GV giải thích cho HS đặc điểm của thò trường lao động thường thay đổi khi khoa
học và công nghệ phát triển
GV hướng dẫn cho Hs thảo luận câu hỏi “Vì sao mỗi người cần nắm vững một nghề
để biết làm một số nghề “
Giao cho HS về nhà tìm hiểu nhu cầu lao động của một số nghề nào đó ,có thể qua
sách báo hoặc qua thực tế đòa phương
Hoạt động 3 :Tìm hiểu nhu cầu lao động của một số lónh vực hoạt động sản
xuất ,kinh doanh của đòa phương
Mỗi tổ tìm hiểu nhu cầu lao động của một nghề nào đó
HS tự rút ra kết luận về việc chuẩn bò đi vào nghề nghiệp như thế nào
Hướng dẫn HS cách tìm hiểu thò trường lao động
Các nguồn thông tin thò trường
Từ các trung tâm xúc tiến việc làm
Từ các thông báo tuyển sinh

Từ các báo hằng ngày ( Xem các mục quảng cáo, nhắn tin
Ho ạt động 4 : Đánh giá kết quả bài học
Từ kết quả của hoạt động 3 , GV đưa ra những nhận xét về mức độ nắm bắt bài học
của HS
45phút
60phút
45phút
30phút
Trang 7
Chủ đề 5 :
THÔNG TIN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
A . Mục tiêu :
 Hiểu được khái niệm “ Thò trường lao động” , “ Việc làm” và biết được những lónh vực sản xuất
thiếu nhân lực, đòi hỏi sự đáp ứng của thế hệ trẻ .
 Biết cách tìm thông tin về một số lónh vực nghề cần nhân lực .
 Chuẩn bò tâm lí sẵn sàng đi vào lao động nghề nghiệp .
Trọng tâm :
 Những việc làm có xu hướng phát triển trong thò trường lao động công nghiệp, nông nghiệp và
dòch vụ . Với HS nông thôn thì phải cần nhấn mạnh thò trường lao động và dòch vụ .
B . Chuẩn bò :
 Sưu tầm đọc trên báo chí một số nghề nghiệp đang phát triển mạnh để minh họa cho chủ đề .
Mặt khác giáo viên liên hệ với cơ quan lao động ở đòa phương để biết thò trường lao động ở đòa
phương mình, đồng thời giao cho HS phải tự tìm hiểu nhu cầu lao động ở một lónh vực nghề
nghiệp ở đòa phương .
C . Tiến trình dạy học :
Họat động 1 :
GV gợi ý cho HS tự xây dựng khái niệm việc
làm và nghề .
Những việc làm không thuộc phạm vi nhu
cầu kiếm sống thì không gọi là việc làm .

GV hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi :
Có thực ở nước ta thiếu việc làm không ?
Dân số tăng quá nhanh, số người đến tuổi
lao động hàng năm tăng, nên nhu cầu lao
động trở nên sức ép xã hội .
Hệ thống ngành nghề chưa phát triển mạnh,
dân số nông thôn lại tăng, diện tích canh tác
tính trên đầu nông dân giảm xuống … Tính
trong một năm, ở nông thôn có hàng tỉ ngày
công chưa sử dụng tới .
Rất nhiều thanh niên đến tuổi làm việc
không học nghề, chạy theo các kỳ thi đại
học. Tốt nghiệp không có nơi sử dụng, lại
không có năng lực tham gia lao động sản
xuất khác .
Vì sao ở một số đòa phương có việc làm mà
không có nhân lực ?
Ở nông thôn cách xa thành thò , vùng đảo,
miềm núi, … là nơi đang cần nhiều nhân lực
thuộc các lónh vực dạy học, y tế, khai hoang,
chăn nuôi…. Nhưng nhiều người không muốn
tham gia bởi những lí do xa gia đình, rời bỏ
thành phố, thiếu tiện nghi…
1 . Khái niệm việc làm và nghề nghiệp :
- Mỗi công việc trong sản xuất, kinh doanh, dòch
vụ cần đến một lao động thực hiện trong một thời
gian và không gian xác đònh được coi là một việc
làm .
- Việc làm thuộc phạm trù lao động .
- Nghề nghiệp là công việc đáp ứng được yêu cầu

đào tạo .
- Mỗi nghề đều có yêu cầu riêng về những hiểu
biết ( tri thức ) nhất đònh về chuyên môn và những
kỹ năng tương ứng .
Trang 8
Hiện nay có rất nhiều người được đào tạo
nghề nhưng phải kiếm việc làm không gần
với chuyên môn được đào tạo .
Tìm hiểu ý nghóa của chủ trương “ Mỗi
thanh niên phải nâng cao năng lực tự học ,
tự hòan thiện học vấn , tự tạo ra được việc
làm” .
( H S tự tìm hiểu )
Họat động 2 :
GV hướng dẫn học sinh thảo luận câu hỏi:
“ Tại sao việc chọn nghề của con người
phải căn cứ vào nhu cầu của thò trường lao
động” .
Khi khoa học và công nghệ phát triển thì thò
trường lao động thay đổi như thế nào ?
Vì sao mỗi người cần nắm một nghề và biết
một số nghề ?
Xu hướng các doanh nghiệp, nhà máy hiện
nay tuyển dụng lao động như thế nào ?
Cho biết những nguyên nhân làm cho thò
trường lao động luôn thay đổi ?
2 . Thò trường lao động .
a / Khái niệm về thò trường lao động :
Thò trường lao động , lao động thể hiện như một
hàng hóa, nghóa là nó được mua dưới hình thức

tuyển chọn, ký hợp đồng ngắn hạn hoặc dài hạn…. ,
và được bán - tức là được người có sức lao động
thỏa thuận với nhu cầu nhân lực ở các phương diện :
tiền lương, các khỏan phụ cấp, chế độ phúc lợi, chế
độ bảo hiểm …
b / Một số yêu cầu của thò trường lao động hiện
nay :
- Những doanh nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất
đều hướng vào tuyển lao động có trình độ học vấn
cao để có khả năng tiếp cận với công nghệ mới, kỹ
thuật tiên tiến
- Biết sử dụng ít nhất một ngọai ngữ .
- Yêu cầu về sức khỏe thể chất, tinh thần …
c / Một số nguyên nhân luôn làm cho thò trường lao
động luôn thay đổi :
- Sự chuyển dòch cơ cấu kinh tế do quá trình công
nghiệp hóa đất nước sẽ kéo theo sự chuyển dòch cơ
cấu lao động .
- Nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng , đời sống
nhân ngày được cải thiện nên hàng hòa luôn thay
đổi mẫu mã .
- Việc thay đổi nhanh chóng các công nghệ cũng
làm cho thò trường lao động khắc khe hơn với trình
độ kỹ năng nghề nghiệp.
Họat động 3 : Tìm hiểu thò trường lao động
cơ bản .
Cho biết những lọai giống mới đang phát
triển hiện nay ?
Lónh vực chăn nuôi cần chú ý những con
giống cũng thay đổi như thế nào ?

Công nghệ sinh sản nhân tạo hải sản đang
3 . Một số thò trường lao động cơ bản .
a / Thò trường lao động nông nghiệp .
- Ở khu vực trồng cây lương thực và thực phẩm cần
lưu ý đến các lọai giống mới như : Lúa, bắp, khoai
tây, đậu tương, vừng , … Cây công nghiệp như cây
cao su , trà…
- Ở lónh vực chăn nuôi cần lưu ý thay đổi một số
giống vật nuôi mới có năng suất cao… Việc nuôi gia
cầm theo quy mô công nghiệp, tăng thu nhập .
- Công nghệ sinh sản nhân tạo hải sản như cua, cá
Trang 9
mở rộng việc làm như thế nào ?
Cho biết những công nghệ mới đang áp dụng
vào khoa học tiên tiến đã phát triển như thế
nào ?
Lónh vực lâm nghiệp có cần nhân lực hay
không ?
Cho biết các lónh vực đang phát triển của thò
trường lao động công nghiệp ?
Cho biết thò trường lao động dòch vụ hiện nay
đang phát triển như thế nào ?
Ngòai ra thò trường lao động nào hiện nay
đang phát triển mạnh, đáp ứng theo nhu cầu
của sự phát triển xã hội hiện nay ?
Từ năm 2001 trở về trước, thò trường lao
động nước ta đònh hướng sang những nước
nào ? Hiện nay mở rộng sang đâu ?
hồng…, bào ngư, ốc hương, sò huyết, … đang mở
rộng việc nuôi gia cầm theo quy mô công nghiệp,

tăng thu nhập .
Công nghệ sinh sản nhân tạo hải sản như cua, cá
hồng…, bào ngư, ốc hương, sò huyết, … đang mở
rộng việc làm .
- Các công nghệ mới trong việc đóng đồ hộp, ướp
lạnh, ướp muối, phơi khô, chuyển thủy sản sống
trong xuất khẩu, cũng ngày mở ra triển vọng tăng số
lượng việc làm.
- Trong lónh vực lâm nghiệp, việc trồng rừng, khai
thác và chế biến gỗ cũng là một đòa chỉ cần nhân
lực .
b./ Thò trường lao động công nghiệp :
- Lónh vực khai thác quặng, than đá, dầu mỏ, khí
đốt, đá quý, vàng bạc, … cũng đang có nhu cầu về
năng lực .
- Trên con đường hiện đại hóa và mở rộng thò
trường, đường giao thông thủy, bộ, cũng như đường
sắt và không trước mắt và lâu dài điều cần nhân lực
.
- Công nghiệp hóa chất , vật liệu mới, vật liệu xây
dựng, bào chế thuốc .
- Một lónh vực mới bắt đầu phát triển, đó là bảo vệ
môi trường, giữ gìn sự cân bằng sinh thái, xử lý chất
thải …
c./ Thò trường lao động dòch vụ .
- Dòch vụ trong những nghề tự do : Cắt tóc, sửa
móng tay, chữa ống nước, thông cống rãnh, sửa
đồng hồ, máy ảnh, điện tử, may quần áo …
- Dòch vụ chăm sóc sức khỏe, dòch vụ kế họach
hóa gia đình, dòch vụ ăn uống, giải khát .

- Dòch vụ vui chơi, giải trí .
- Những dòch vụ đòi hỏi đào tạo nhiều là ngân
hàng, bảo hiểm, truyền thông, bưu điện , phát hành
báo chí …
4 . Một số thông tin về thò trường lao động khác .
a. Thò trường lao động công nghệ thông tin .
- Hiện nay, nhu cầu lao động trong lónh vực công
nghệ thông tin rất lớn .
- Để đáp ứng thò trường lao động công nghệ thông
tin trong nước, hiện nay đã có hệ thống trường lớp
đào tạo chính qui và không chính qui về công nghệ
thông tin .
b. Thò trường xuất khẩu lao động .
- Thò trường xuất khẩu lao động sẽ phát triển mạnh
trong giai đọan 2005 – 2010 .
Trang 10
Cho H S tự tìm hiểu về thò trường lao động
trong ngành dầu khí .
- Hiện nay chủ trương khai thác và mở rộng sang
thò trường sang Trung Đông, Châu Phi và Châu Mỹ .
- Triển khai mạnh việc đấu thầu công trình xây
dựng nước ngòai.
c. Thò trường lao động ngành dầu khí :
- Lao động trong tổng công ty dầu khí Việt Nam .
- Lao động trong Liên doanh Dầu khí Việt – Xô .
- Nhân lực ở Tổng công ty xăng, dầu ( Petrolimex )
.
D . Viết bài thu họach :
Cho H S trả lời những câu hỏi sau :
1 . Vì sao ở một số đòa phương có việc làm mà không có nhân lực ?

2 . Ý nghóa của việc nắm vững nhu cầu của thò trường lao động ?
3 . Vì sao mỗi người cần nắm vững một nghề và biết làm một số nghề ?
4 . Cho biết nhu cầu lao động của một số lónh vực họat động sản xuất, kinh doanh của đòa phương
?
E . Đánh giá kết quả chủ đề :
Từ bài thu họach GV đưa ra những nhận xét về mức độ hiểu bài của H S .
HẾT.
Trang 11
Chủ đề 6 :
TÌM HIỂU NĂNG LỰC BẢN THÂN
VÀ TRUYỀN THỐNG NGHỀ NGHIỆP CỦA GIA ĐÌNH
A . Mục tiêu :
 Tự xác đònh điểm mạnh và điểm yếu của năng lực lao động ,học tập của bản thân và những đặc
điểm truyền thống nghề nghiệp của gia đình mà mình có kế thừa ,từ đó liên hệ với những yêu
cầu của nghề mà mình yêu thích để quyết đònh lựa chọn
 Hiểu thế nào là sự phù hợp nghề nghiệp
 Bước đầu đánh giá dược năng lực bản thân và phân tích được truyền thớng nghề của gia đình
 Có được thái độ tự tin vào bản thân trong việc rèn luyện để đạt được sự phù hợp với nghề tự chọn
Trọng tâm:
 Hiểu rỏ năng lực .và những yếu tố cần thiết trong việc tự tạo ra sự phù hợp nghề
B . Chu ẩn bị :
 GV nghiên cứu trước các trắc nghiệm hoặc sưu tầm các trắc nghiệm khác để học tự kiểm tra
C . Tiến trình dạy học :
Hoạt động 1
HS tìm những ví dụ về những con người có
năng lực cao trong hoạt động lao động sản
xuất
Có phải ai cũng co ùnăng lực hay không?
Bất kỳ một người nào cũng có năng lực , dù
là người khuyết tật

Tóm lại :
Không nên nói một người nào đó không có
năng lực , trừ người ốm nằm liệt giường ,
mất khả năng lao động
Một người thường có nhiều năng lực khác
nhau
Năng lực không có sẳn cho mỗi người mà
nó hình thành nhờ học hỏi và rèn luyện
Trên cơ sở có năng lực , con người có thể
trở thành tài năng
Năng lực là gì ?
Năng lực là sự tương xứng giữa một bên là những
đặc điểm tâm lí và sinh lý của con người với một bên
là những yêu cầu của hoạt động đối với con người đó
sự tương xứng ấy là điều kiện để con người hoàn
thành công việc mà hoạt phải thực hiện
Hoạt động 2
GV giải thích cho HS thế nào là sự phù hợp
nghề
Giải thích thế nào là giám đònh lao động
Sau khi giải thích , tổ chức thảo luận ở lớp :
Làm thế nào để tạo ra sự phù hợp nghề
2.Sự phù hợp nghề :
Giám đònh lao động là một công việc có nhiệm vụ
xác đònh sự phù hợp nghề của con người
Trong quá trình giám đònh sự phù hợp nghề
người người ta thường cho đối tượng giám đònh những
giám đònh những ý kiến sau đây:
+Khẳng đònh mức độ phù hợp nghề
+ Trong điều kiện ít phù hợp thì nên làm gì để tạo ra

sự phù hợp
+ Nếu thấy không cần thiết phải phấn đấu để theo
nghề không phù hợp thì người có nhu cầu chọn nghề
có thể chển nghề khác
Nói tóm lại ,trong nhiều trường hợp ,sự phấn đấu rèn
Trang 12
luyện của con người có thể tạo ra sự phù hợp nghề
Hoạt động 3
Đố vui:
Một thanh niên muốn trở thành người lái xe
tải
Các em suy luận xem người ấy cần có phẩm
chất gì ( những điều kiện ) để phù hợp với
người ấy
Yêu cầu phải có 3 phẩm chất
HS thảo luận và trả lời
Hoạt động 4
Giới thiệu với HS một số phương pháp trắc
nghiệm để HS thực hành
Hoạt động 5
Cho biết những yếu tố quan trọng để tạo
nên sự phù hợp trong hứng thú
Hoạt động 6
Cho HS thảo luận trong trường hợp nào thì
nên chọn nghề tuyền thống gia đình
3. Phương pháp tự xác đònh năng lực bản thân để
hiểu được mức độ phù hợp nghề
+ trước hết muốn chọn được nghề người ta phải tìm
hiểu xem những yêu cầu cơ bản của nghề đó đối với
sự phát triển tâm lí ,sinh lý thể chất của con người

như thế nào .
+sử dụng những phương pháp trắc nghiệm
4. Tự tạo ra sự phù hợp nghề
+Yếu tố quan trọng để tạo nên sự phù hợp nghề là
hứng thú
+ học tập và rèn luyện bản thân để có được năng lực
nghề nghiệp cũng là điều kiện tạo ra sự phù hợp
nghề
5.nghề truyền thống gia đình với việc chọn nghề
Trong việc chọn nghề , con người có quyền tự do
theo đuổi một người nào đó .Tuy nhiên họ có khả
năng phát triển nghề
truyền thống gia đình thì nên vận động họ nối tiếp
nghề của cha ông
D / ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHỦ ĐỀ .
Cho HS làm một số bài trắc nghiệm ( trong sách giáo viên)
Chủ đề 7 :
Trang 13
HỆ THỐNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC
CHUYÊN NGHIỆP VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ
CỦA TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG .
A . Mục tiêu :
 Biết một cách khái quát về các trường THCN và các trường dạy nghề trung ương và đòa phương ở
khu vực .
 Biết cách tìm hiểu hệ thống giáo dục THCN và Đào tạo nghề .
 Có thái độ chủ động tìm hiểu thông tin và hệ thống trường THCN và dạy nghề để sẵn sàng chọn
trường trong lónh vực này .
 Trọng tâm :
Cách tìm hiểu một trường THCN hoặc dạy nghề và xây dựng thái độ đúng đối với loại hình trường
này .

B .Chuẩn bò :
 Tìm hiểu một vài trường đóng trong huyện hoặc tỉnh để có tư liệu minh hoạ chủ đề .
 Sưu tầm hình ảnh một số trường .
C . Tiến trình dạy học :
Tiết 1 .
Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái hệ thống đào
tạo nghề của nước ta .
- Học sinh cần nắm được hệ thống đó để
đònh hướng sự lựa chọn phù hợp với điều
kiện và hoàn cảnh cụ thể của mình .
- Hình thức chính qui tập trung : Từ 2 – 3
năm .
- Hình thức ngắn hạn : Từ 3 tháng đến 1
năm .
- Hình thức bồi dưỡng nâng bậc thợ : Học
không quá 6 tháng .
GV đưa ra một số thông tin về các trường
THCN, và về các trường dạy nghề .
GV giải thích cho học sinh nắm được thế
nào là nghề qua đào tạo và nghề không qua
đào tạo .
1. Tìm hiểu hệ thống đào tạo nghề .
- Hệ thống đào tạo nghề của nước ta gồm các
trường trung ương và đòa phương .
- Trong các dạy nghề hoặc trường THCN đều có
những hình thức đào tạo giống nhau : chính qui
tập trung hay tại chức dài hạn và ngắn hạn .
Tiết 2 .
Hoạt động 2 :Thảo luận trên lớp .
GV yêu cầu HS cho biết thế nào là lao động

được qua đào tạo ?
Thế nào là nghề không qua đào tạo ?
( Cho ví dụ cụ thể )
HS thảo luận trao đổi theo nhóm . Lần lượt
các nhóm trình bày thảo luận của mình ,
cuối cùng giáo viên tổng hợp chốt lại vấn
đề
2 . Thảo luận .
- Lao động qua đào tạo có vai trò quan trọng như thế
nào đối với sản xuất ?
- Lao động qua đào tạo có điểm nào ưu việt so với
lao động không qua đào tạo ?
Trang 14
Dặn dò :Tìm hiểu các nội dung :
- Tên trường đòa điểm của trường .
- Mục tiêu đào tạo chung của trường .
- Những khoa hay chuyên ngành trường
đào tạo .
- Số lượng tuyển sinh hàng năm .
- Điều kiện tham gia thi tuyển .
- Chế độ học phí , học bổng .
- Những nơi đang có nhu cầu tuyển dụng
hs tốt nghiệp loại trường này .
Tiết 3 .
Hoạt động 3 :
+ GV giới thiệu cho HS nắm được sơ lược
về số lượng cơ sở đào tạo của trường THCN
này .
( Mặt dù số lượng trường tăng không
nhiều nhưng qui mô tuyển hàng năm củ các

trường THCN tăng tương đối nhanh . Năm
học 1998 – 1999 các trường THCN chỉ tuyển
66 663 HS thì năm học 2002 – 2003 đã lên
tới 124 929 HS , tăng 66, 1 % ) .
+ GV giới thiệu cho HS nắm được sơ lược
về một số thông tin về các trường dạy
nghề .
( Thông tin với HS từ SGV trang 72 - 76 )
3 . Mục tiêu đào tạo và tiêu chuẩn xét tuyển .
- Mục tiêu của giáo dục THCN nhằm đào tạo kỹ
thuật viên , nhân viên nghiệp vụ có kiến thức và kỹ
năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp .
- Mục tiêu của dạy nghề : Đào tạo người lao động có
kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp phổ thông , công
nhân kỹ thuật , nhân viên nghiệp vụ .
Tiết 4 .
Hoạt động 4 :
Tìm hiểu trường THCN và trường dạy
nghề .
GV yêu cầu HS tìm hiểu và viết nội dung
theo các mục :
GV giới thiệu cho HS các nguồn tư liệu :
- Danh mục các trường THCN và dạy nghề .
- Các trung tâm tư vấn hoặc trung tâm xúc
tiến việc làm .
- Các cơ quan phụ trách lao động ở đòa
phương .
- Nhân viên kỹ thuật hoặc công nhân kỹ
thuật quen biết .
- Tạp chí , sách báo ,phim ảnh .

( Yêu cầu HS tìm hiểu về trung tâm dạy
nghề của thò xã )
D / ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHỦ ĐỀ .
GV yêu cầu HS phát biểu những điều thu
hoạch về chủ đề.GV đánh giá
4 . Tìm hiểu trường THCN và trường dạy nghề .
a/ Trường THCN .
- Tên trường :
- Truyền thống của trường :
- Đòa điểm của trường :
- Số điện thoại :
- Số khoa và tên từng khoa trong trường :
- Đối tượng tuyển vào trường :
- Các môn thi tuyển :
- Khả năng xin việc sau khi tốt nghiệp
b/ Đối với trường dạy nghề :
- Tên trường :
- Truyền thống của trường :
- Đòa điểm của trường :
- Số điện thoại :
- Các nghề được đào tạo trong trường
- Đối tượng tuyển vào trường :
- Bậc tay nghề được đào tạo :
- Khả năng xin việc sau khi tốt nghiệp
Trang 15
Chủ đề 8 :
CÁC HƯỚNG ĐI
SAU KHI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC CƠ SỞ
I. Mục tiêu bài dạy :
 Biết được các hướng đi sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở.

 Biết lựa chọn hướng đi thích hợp cho bản thân sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở.
 Có ý thức lựa chọn một hướng đi và phấn đấu để đạt được mục đích.
II. Trọng tâm bài học :
 Giáo viên huy động những hiểu biếát của học sinh về thế giới nghề nghiệp, về phân luồng học
sinh sau khi tốt nghiệp THCS để xác đònh được những hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS cho
phù hợp.
 Giáo viên giúp học sinh bước đầu đánh giá được năng lực học tập bản thân, điều kiện gia
đình trong việc lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp.
III. Chuẩn bò :
1. Giáo viên :
 Nghiên cứu kỹ phần nội dung cơ bản của bài học, đọc tài liệu tham khảo, sưu tầm một số
mẫu chuyện về gương vượt khó và thành đạt trong sự nghiệp.
 Chuẩn bò về tổ chức buổi học và lên kế hoạch dạy học, giáo viên thông báo thời gian , kế
hoạch hoạt động cho cả lớp. Yêu cầu học sinh sưu tầm một số mẫu chuyện, tình huống về
gương điển hình và gương vượt khó trong học tập và lao động. Phân công chuẩn bò các công
việc cụ thể cho học sinh.
 Mời một vài đại diện cha mẹ học sinh, hoặc một số gương vượt khó đến dự và cho lời
khuyên.
2. Học sinh :
 Tìm hiểu ý kiến của cha mẹ về hướng đi cho con sau khi tốt nghiệp THCS.
 Chuẩn bò một số câu chuyện trong báo, sách, truyện về những gương điển hình và vượt khó
trong cuộc sống và học tập.
3. Tiến trình tổ chức bài học :
Tiết 1 :
Hoạt động 1 :
 Hoạt động giới thiệu bài học
có tầm quan trọng đặt biệt trong
việc gây hứng thú học tập, chuẩn bò
tâm lý tiếp thu kiến thức mới cho
học sinh.

 Mục tiêu bài học.
 Chia nhóm :
 Chia lớp thành các
nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 5 – 6
học sinh.
 Các nhóm bầu nhóm
trưởng và thư ký. Giáo viên nêu
1. Đặt vấn đề :
Trang 16
nhiệm vụ của nhóm trưởng và thư
ký.
Tiết 2 :
Hoạt động 2 :
 Tìm hiểu về các hướng đi sau
khi tốt nghiệp THCS
 Giáo viên đặt tình huống thảo
luận :
 Hãy kể các hướng đi có
thể có sau khi tốt nghiệp THCS ?
 Giáo viên phát phiếu
học tập, nội dung gồm những câu
hỏi gợi ý thảo luận và sơ đồ các
hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS
để học sinh phát biểu về các hướng
đi có thể xảy ra sau khi tốt nghiệp
THCS.
 Động viên học sinh
phát biểu về các hướng đi sau khi
tốt nghiệp THCS.
2. Thực trạng phân luồng học sinh sau khi ốtt

nghiệp THCS
 Theo điều 23 của luật Giáo dục quy đònh,
Học sinh sau khi tốt nghiệp THCS có thể đi vào các
luồng chính sau :
 Vào hocï trung học phổ thông.
 Vào học trung học chuyên nghiệp.
 Vào học nghề.
 Tham gia lao động trực tiếp ( vào thò trường
lao động chưa qua học nghề ).
Tiết 3 :
Hoạt động 3 :
 Tìm hiểu về
yêu cầu tuyển sinh THPT ở đòa
phương.
 Giáo viên
cung cấp cho học sinh các thông
tin về yêu cầu tuyển sinh năm
trước của các trường THPT ở đòa
phương
 Thảo luận :
Em đã tìm hiểu được gì về trường
mà em có dự đònh đi học sau khi
tốt nghiệp THCS.
3. Một số giải pháp phân luồng học sinh sau
khi tốt nghiệp THCS.
a) Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức xã
hội về nghề nghiệp.
 Nguyện vọng : Hứng thú cá nhân.
 Năng lực học tập bản thân.
 Hoàn cảnh gia đình.

b) B) Lớp dạy nghề tại cơ sở sản xuất :
Tiết 4 :
Hoạt động 4 :
 Thảo luận về
các điều kiện cụ thể để học sinh
có thể đi vào từng luồng sau khi
tốt nghiệp THCS.
 Giáo viên lưu
ý học sinh về các điều kiện trong
khi chọn hướng đi sau khi tốt
nghiệp THCS.
 Giáo viên
hướng dẫn các nhóm thảo luận tập
trung vào những ý : Có hay
4. Thảo luận về các điều kiện cụ thể để học sinh có thể
đi vào từng luồng sau khi tốt nghiệp THCS.
 Mâu thuẩn giữa năng lực và nguyện
vọng của mỗi cá nhân.
 Mâu thuẩn giữa nguyện vọng và hoàn
cảnh gia đình.
 Học tập và rèn luyện bản thân phấn đấu
đạt được các ước mơ của mình.
 Tham gia lao động sản xuất, vừa học vừa
làm.
Trang 17
khôngviệc xảy ra mâu thuẩn giữa
các điều kiện trên.
 Thảo luận về
hướng giải quyết các mâu thuẩn
đó.

 Đại diện của
từng nhóm trình bày quang điểm
của nhóm mình. Về các luồng và
điều kiện của từng luồng. So sánh
giữa các nhóm. Lưu ý sự đối lập
về quan điểm để thảo luận.
 Giáo viên kết
luận ngắn gọn : Mỗi một luồng
điều có một điều kiện nhất đònh,
năng lực học tập, điều kiện sức
khoẻ, kinh tế. Vì vậy , trước khi
quyết đònh chọn hướng đi cần
phải cân nhắc kỹ lưỡng.
 Các trò chơi
và hoạt động văn nghệ :
 Trong quá trình tổ chức cho
học sinh thảo luận, nên xen kẻõ các
trò chơi và các tiết mục văn nghệ
để tăng tính hấp dẫn của hoạt động
hướng nghiệp, đồng thời qua đó
giáo dục nhận thức “ đúng đắn “về
nghề nghiệp, yêu cuộc sống lao
động.
 Hát thi có thưởng giữa các
nhóm về một chủ đề hoặc một
nghề.
 Các trò chơi về tìm hiểu
nghề, ví dụ cho đặt điểm nghề,
đối tượng nghề… yêu cầu đoán tên
nghề…

Trang 18
Chủ đề 9 :
TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP
I. Mục tiêu bài dạy :
 Hiểu được ý nghóa của tư vấn trước khi chọn nghề. Có được một số thông tin cần thiết để
tiếp xúc với cơ quan tư vấn có hiệu quả.
 Biết cách chuẩn bò những tư liệu cho tư vấn hướng nghiệp.
 Có ý thức cầu thò trong khi tiếp xúc với nhà tư vấn.
II. Chuẩn bò :
III. Tiến trình tổ chức bài học :
 Giáo viên cần làm mấy việc sau :
 Xem lại các bản mô tả nghề ở bài 4 để cho ví dụ minh họa bản mô tả nghề trong bài này.
 Nghiên cứu trước bản xác đònh đối tượng lao động.
Tiết 1:
Hoạt động 1 :Tìm hiểu về một số
vấn đề chung của tư vấn hướng
nghiệp.
 Giáo viên giải thích cho học
sinh khái niệm tư vấn hướng
nghiệp, ý nghóa và sự cần thiết
của những lời khuyên chọn
nghề của các cơ quan hoặc của
cán bộ làm tư vấn chọn nghề.
 Giáo viên trao đổi với học
sinh về những nơi cần đến để
nhận được những lời khuyên
chọn nghề như bệnh việân, trung
tâm xúc tiến việc làm, trung
tâm hướng nghiệp và dạy nghề.
1. Khái niệm về tư vấn hướng nghiệp :

 Công tác hướng nghiệp gồm ba bộ phận cấu
thành : Đònh hướng nghề nghiệp, tuyển chọn nghề
nghiệp và tư vấn nghề nghiệp.
 Tư vấn nghề nghiệp là công việc “đứng giữa”
hai công việc kia : Qua tư vấn, người ta có thể có sự
đònh hướng nghề nghiệp đúng hơn hoặc sẽ chuẩn bò tốt
hơn đối với việc được xin vào làm việc trong một nghề
nào đó. Thực chất của tư vấn chọn nghề là cho những
lời khuyên chọn nghề đối với những ai muốn tìm cho
mình một nghề yêu thích để cống hiến tài năng và trí
tuệ của mình, để có được tiến bộ nghề nghiệp….
2. Bản mô tả nghề :
 Trong bản mô tả nghề thường có các mục
nào ?
 Tên nghề và những chuyên môn thường gặp
Trang 19
 Giáo viên hướng dẫn học
sinh cách chuẩn bò những thông
tin ( tư liệu ) về bản thân để đưa
cho cơ quan tư vấn
trong nghề. Cùng với việc trình bày này, người ta còn
thường giới thiệu qua về lòch sử phát triển của nghề.
 Nội dung và tính chất lao động của nghề
 Những điều kiện cần thiết để tham gia lao
động trong nghề :
 Có văn bằng tốt nghiệp THCS trước khi học
nghề. Những môn học mà nghề đòi hỏi phải đạt trình
độ khá trở lên.
 Những trình độ khác nhau trong nghề.
 Những kỹ năng, kỹ xảo học tập và lao động

phải có ngay những ngày đầu tham gia lao động nghề
nghiệp. Những kỷ năng và kỷ xảo sử dụng công cụ lao
động hằng ngày.
 Những cống chỉ đònh y học.
 Những điều kiện đảm bảo cho người lao động
làm việc trong nghề.
 Tiền lương tối thiểu và thang lương trong nghề.
 Chế độ bồi dưỡng độc hại, làm ca kíp, làm
việc ngoài giờ.
 Chế độ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để
nâng cao tay nghề. Sự tiến bộ trong nghề nghiệp.
 Những phúc lợi mà người lao động được
hưởng.
 Những nơi có thể theo học nghề :
 Những trường đào tạo công nhân cho nghề.
 Những trường trung học chuyên nghiệp thuộc
lónh vực nghề
 Những trường đại học có đào tạo kỷ sư, cử
nhân cho nghề.
3. Những nơi có thể làm việc sau khi học nghề :
Tên một số cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp, đòa chỉ
của các cơ sở đó .
Tiết 2 :
Hoạt động 2 :Học sinh thảo luận
dấu hiệu cơ bản của nghề :
 Có mấy dấu hiệu cơ bản
 Học sinh thảo luận và đại
hiện nhóm trả lời
 Học sinh nhận xét bổ sung.
4. Những dấu hiệu cơ bản của nghề :

 Đối tượng lao động
 Mục đích lao động
 Công cụ lao động
 Điều kiện lao động.
Tiết 3 :
Hoạt động 3 :
 Cách sử dụng bảng
 Giáo viên hướng dẫn học
sinh
 Xác đònh đối tượng lao động
mình ưa thích.
 Đánh dấu ( + ) hoặc ( - ) vào
5. Xác đònh đối tượng lao động :
Bảng xác đònh đối tượng lao động cần chọn.
Đối
tượng
Lao
động
1 2 3 4 5
Điểm
Trang 20
những con số phù hợp.
 Cho biết đối tượng lao động
nào thích hợp với mình.
 Đối chiếu lại công thức nghề
mà các em đã chọn cho mình với
đối tượng lao động lần này xem
có khớp với nhau không.
 Mỗi học sinh ghi vào một tờ
giấy về đối tượng lao động phù

hợp với mình. Sau đó, nêu rỏ
những yêu cầu về đạo đức và
lương tâm nghề nghiệp phù hợp
với đối tượng lao động.
 Giáo viên cho một số em đọc
bảng ghi của mình để cả lớp trao
đổi và thảo luận.
 Giáo viên tổng kết và nêu
lên những sai lầm khi chọn nghề
mà học sinh thường mắc phải.
Tiết 4 :
Hoạt động 4 :
Thảo luận về đạo đức nghề
nghiệp.
 Giáo viên cho các em học
sinh nêu lên nghề đònh chọn và
xác đònh nghề đó đòi hỏi phẩm
chất gì của người làm nghề.
 Giáo viên hướng dẫn học
sinh thảo luận xoay quanh câu
hỏi” Những biểu hiện cụ thể của
đạo đức nghề nghiệp “.
 Giáo viên cho học sinh chép
một đoạn nói về đạo đức và lương
tâm nghề nghiệp.
Những chỉ số quan trọng nói lên đạo đức và lương tâm
nghề nghiệp ở người lao động là :
 Luôn luôn có năng suất lao động cao, hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao.
 Toàn tâm, toàn ý chăm lo đến đối tượng lao

động của mình.
 Luôn luôn chăm lo đến việc hoàn thiện nhân
cách và tay nghề.
IV. Đánh giá kết quả bài học :
 Giáo viên đặt câu hỏi : Muốn đến cơ quan tư vấn, ta cần chuẩn bò những tư liệu gì ?
 Giáo viên cho vài em phát biểu rồi cho nhận xét
Trang 21

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×