Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Baøi 1:THEÁ GIÔÙI QUAN DUY VAÄT VAØ PHÖÔNG PHAÙP LUAÄN BIEÄN CHÖÙNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.15 KB, 7 trang )

Tuần 1:
Tiết 1:
Ngày soạn:
Ngày dạy::
Bài 1:
THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG(2t)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Hiểu được vai trò của thế giới quan, phương pháp luận của triết học
- Hiểu được nội dung cơ bản của thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
2. Kó năng:
- Phân biệt sự giống và khác nhau giữa triết học và các môn khoa học khác
- Biết nhận xét, kết luận những biểu hiện duy tâm, duy vật trong đời sống
3. Thái độ:
- Có thái độ đúng đắn trong việc nhìn nhận thế giới quan
- Phê phán triết học duy tâm, dẫn con người đến bi quan, tiêu cực.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
1. Phương tiện:
- Các tài liệu liên quan đến bài học: SGK, tình huống GDCD 10, sách GV GDCD 10.
2. Phương pháp:
- Thuyết giảng, vấn đáp
- Đặt vấn đề, thảo luận
- Giải quyết bài tập , liên hệ theo nhóm.
III. NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
*. các bước lên lớp:
1. n đònh lớp:
2. Đònh hình kiên thức hs đã học ở lớp 9
3. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung 1. Thế giới quan và
phương pháp luận


Gv : sử dụng PP đàm thoại, chứng minh để HS hiểu nội
dung
GV: - Dẫn dắt vấn đề
- Cho hs lấy vd đối tượng nghiên cứu của các môn
khoa học
HS: trả lời theo gợi ý của GV:
* Khoa học tự nhiên bao gồm những khoa học nào?
* Khoa học xã hội bao gồm những khoa học nào?
HS suy nghó trả lời
GV nhận xét, bổ sung và giảng
* Từ những nội dung trên em hãy cho biết triết học là
gì?
Hs trả lời
Gv nhận xét và kết luận
Hs ghi bài
* Triết học có vai trò gì?
Hs nghiên cứu tài liệu và trả lời
Gv kết luận
1. Thế giới quan và phương pháp luận
a. Vai trò thế giới quan và phương pháp
luận của triết học
* Triết học là hệ thống các quan điểm lí
luận chung nhất về thế giới và vò trí con
người trong thế giới đó.
* Vai trò của triết học:
Là thế giới quan, phương pháp luận chung
cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt đông
nhận thức của con người
Hs ghi bài:
Chuyển :Thế giới quan duy vật và thế giới quan

Gv: sử dụng pp đàm thoại
* Thế nào là thế giới quan?
Hs suy nghó trả lời:
Gv giảng về thế giới quan và cho HS lấy VD về truyện
thần thoại, ngụ ngôn … dựa trên cơ sở đó Hs hiểu được
thế giới quan của con người về thế giới.
Gv kết luận: thế giới quan là gì?
Hs nghe giảng và ghi bài:
Gv giảng: Bất luận thế giới quan nào đều quan tâm giải
quyết các câu hỏi: thế giới quanh ta là gì? Có thực hay
chỉ là ảo ảnh? Thế giới có bắt đầu và kết thúc không?
Con người có nguồn gốc từ đâu và con người có nhận
thức được thế giới xung quanh không? …. Những câu hỏi
đó đều liên quan đến mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức, giữa tư duy và tồn tại…. Đó là vấn đề cơ bản của
các hệ thống thế giới quan , cũng chính là vấn đề cơ bản
của triết học
Vậy vấn đề cơ bản của triết học gồm có mấy nội dung?
Hs suy nghó trả lời:
Gv nhận xét, bổ sung và kết luận:
Gv lấy thêm vd về nhận thức trong cuộc sống
- Loài cá trong tự nhiên con người sáng chế tàu
thuyền
- Loài chim, bướm trong tự nhiên con người sáng chế
máy bay
b. Thế giới quan duy vật và thế giới quan
duy tâm
* Thế giới quan:
Thế giới quan là toàn bộ quan điểm và niềm
tin đònh hướng hoạt động của con người

trong cuộc sống.
* Những vấn đề cơ bản của triết học
- Mặt thứ nhất: giữa vật chất và ý thức cái
nào có trước, cái nào có sau? Cái nào quyết
đònh cái nào ?
- Mặt thứ 2: con người có thể nhận thức
được thế giới khách quan hay không?
Gv hỏi hs :
* Từ các vd trên các em hãy cho biết cái nào có trước,
cái nào có sau?
* Khả năng của con người như thế nào?( có khả năng
nhận thức được thế giới hay không?)
Hs suy nghó trả lời:
Gv nhận xét và kết luận:
Hs ghi bài.
Gv giảng tiếp:
Tùy thuộc vào cách trả lời mặt thứ nhất của triết học mà
hệ thống thế giới quan được xem là duy tâm hay duy vật.
Hs nghe giảng và ghi bài
Gv gợi ý cho hs lấy vd trong thực tiễn
HS lấy VD liên quan đến nội dung của bài học
Gv giảng và kết luận bài học
* Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy
tâm
+ Thế giới quan duy vật: giữa vật chất và ý
thức thì vật chất là cái có trước, là cái quyết
đònh ý thức
+ Thế giới quan duy tâm: ý thức là cái có
trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên.
4. Củng cố: GV hệ thống lại nội dung bài học

5. Dặn dò: Các em về nhà học bài và làm bài tập trong sgk
Kí duyệt của tổ chuyên môn
Tuần 2
Tiết 2
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 1:
Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
I. Mục tiêu bài học
II. Phương pháp, phương tiện
III. Nội dung và các bước lên lớp
* Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới
Hoạt động của gv và hs Nội dung cần đạt
Hoạt động 1. C. phương pháp luận biện chứng
và phương pháp luận siêu hình
- Gv: Đặt vấn đề và thuyết giảng để hs hiểu được
thế nào là phương pháp luận
- Hs nghe giảng, trả lời thông qua những VD GV
dẫn dắt để hiểu thế nào là phương pháp và
phương pháp luận?
- GV kết luận:
- Hs ghi bài:
- Gv giảng: căn cứ vào phạm vi ứng dụng, có
phương pháp riêng thích hợp cho từng môn khoa
học; có phương pháp chung thích hợp cho nhiều
môn khoa học. phương pháp luận chung nhất,
bao quát các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy-

đó là phương pháp luận Triết học
Trong lịch Triết học có hai phương pháp luận
cơ bản đối lập nhau:
* Phương pháp luận biện chứng và phương
pháp luận siêu hình
Gv sử dụng PP đàm thoại với các bài tập sau:
1. Em hãy giải thích câu nói nổi tiếng của
nhà Triết học Hêraclit “ Không ai tắm 2
lần trên một dòng sông”
2. Phân tích yếu tố vận động, phát triển của
các sự vật, hiện tượng sau:
+ Cây lúa trổ bông
+ Con gà đẻ trứng
+ Xã hội loài người trải qua 5 giai đoạn
+ Nhận thức con người ngày càng tiến bộ
- Hs trao đổi thảo luận và trả lời:
- Gv nhận xét, kết luận: Phương pháp để xem xét
những yếu tố trên của các VD được gọi là
phương pháp luận biện chứng
- Hs ghi bài:
- Gv chuyển nội dung
Hoạt động 2: Chủ nghĩa duy vật biện chứng-
sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy
vật và
phương pháp luận biện chứng
Gv sử dụng bảng so sánh:
1.Thế giới quan và phương pháp luận
c. phương pháp luận biện chứng và phương pháp
luận siêu hình
* phương pháp và phương pháp luận:

- phương pháp: là cách thức đạt tới mục đích
- phương pháp luận: là khoa học về phương pháp, về
những phương pháp nghiên cứu
* phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận
siêu hình
- phương pháp luận biện chứng: Xem xét sự vật hiện
tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự
vận động và phát triển không ngừng của chúng.
- phương pháp luận siêu hình: Xem xét sự vật hiện
tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong
trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển, áp
dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự
vật khác.
2. Chủ nghĩa duy vật biện chứng- sự thống nhất hữu
cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận
biện chứng
- Thế giới vật chất luôn luôn vận động và phát triển đúng
Thế giới quan Phương
pháp luận Ví dụ
Các nhà duy vật trước Mác
Các nhà biện chứng trước Mác
Triết học Mác- Lênin
- Gv đàm thoại, gợi ý cho hs trả lời câu hỏi
trong bảng so sánh
- HS nhận xét và lấy VD trong SGK
- GV hướng dẫn cho HS lấy VD từ thực tế để
minh họa
- HS lấy VD
- GV liệt kê ý kiến của hs lên bảng phụ
- Hs cả lớp trao đổi

- Gv nhận xét và kết luận về chủ nghĩa duy vật
biện chứng- sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới
quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
- HS ghi bài
- GV kết luận bài học.
theo quy luật khách quan.
Hình ảnh minh họa cho câu nói của Hêraclit “ không
ai tắm 2 lần trên một dòng sông”.
- Con người nhận thức được thế giới khách quan và xây
dựng thành phương pháp luận.
- Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
gắn bó với nhau không tách rời nhau.
+ về thế giới quan: phải xem xét chúng voiws quan điểm
duy vật biện chứng
+ về phương pháp luận: phải xem xét chúng với quan
điểm biện chứng duy vật.

4. Củng cố. GV hệ thống lại nội dung bài học
5. Dặn dò: Các em về nhà học bài và chuẩn bị bài học số 2
Kí duyệt của tổ chuyên môn
Tuần 3:
Tiết 3:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 2:
THẾ GIỚI VẬT CHẤT TỒN TẠI KHÁCH QUAN
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hiểu được giới tự nhiên tồn tại khách quan
- Biết được con người và xã hội loài người là sản phẩm của giới tự nhiên, con người có khả năng nhận

thức và cải tao thế giới.
2. Kĩ năng
Xem xét và đánh giá sự vật, hiện tượng tồn tại trong tự nhiên một cách khách quan.
3. Thái độ:
Tin tưởng vào khả năng nhận thức và cải tạo thế giới của con người, phê phán nhưnngx quan điểm
duy tâm, thần bí về nguồn gốc của con người.
II. Phương pháp, phương tiện:
1. Phương tiện
- các tài liệu liên quan đến nội dung bài học
- SGK, tình huống GDCG10, sách GVGDCD10
2. Phương pháp:
- vấn đáp, đàm thoại, thảo luận
- thuyết giảng
III. Nội dung và các bước lên lớp
* Các bước lên lớp
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Vào bài mới
Hoạt động của gv và hs Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung: Giới tự nhiên
tồn tại khách quan
Gv đặt vấn đề:
Xung quanh chúng ta có vô vàn sự vật hiện
tượng: sách vở, quần áo, nóng lạnh, ý nghĩ của
con người….
• Những sự vật hiện tượng đó tồn tại dưới
dạng nào?
• Chúng có chung thuộc tính gì?
• Thế giới đó bao gồm những gì?
+ Hs cả lớp tư duy trả lời

+ Gv liệt kê ý kiến của hs lên bảng phụ
+ Hs cả lớp theo dõi trả lời
+ Gv nhận xét, bổ xung và kết luận
+ Hs nghe
+ Gv chuyển và đi vào nội dung bài học:
+ Gv cho học sinh đọc sgk để tìm hiểu nội dung
phần 1.
* Cách thực hiện: tổ chức cho hs thảo luận nhóm(
thời gian thảo luận là 2p)
* Nội dung thảo luận:
1. Em hãy nêu các quan điểm khác nhau về sự ra
đời và tồn tại của giới tự nhiên
2. Chứng minh giới tự nhiên là tự có? Ví dụ minh
họa?
3. Chứng minh giới tự nhiên tồn tại khách quan?
Gv đưa ra các câu hỏi gợi ý cho hs.
1. Giới tự nhiên tồn tại khách quan
Giới tự nhiên là tất cả những gì tự có, không phải
do ý thức của con người hoặc một lực lượng thần bí
nào tạo ra.
Mọi sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên đều có
quá trình hình thành khách quan, vận động và phát
triển theo những quy luật vốn có của nó.
Hình ảnh minh họa cho sự tồn tại của giới tự nhiên
Phong cảnh Vịnh Hạ Long
- Hs các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
- Hs cả lớp trao đổi, đóng góp ý kiến
- Gv nhận xét, bổ sung và kết luận
- Hs ghi bài

Gv chuyển nội dung:
Đơn vị kiến thức 2. Xã hội là bộ phận đặc thù
của giới tự nhiên
Cách thức thực hiện: Đàm thoại, vấn đáp khai
thác kiến thức của HS.
1. Em hãy nêu VD về sự vật hiện tượng tồn
tại trong giới tự nhiên
2. Nêu thuộc tính chung nhất của sự vật, hiện
tượng trên?
3. Nguồn gốc của con người là từ đâu?
Hs trao đổi trả lời
Gv liệt kê ý kiến của học sinh lên bảng phụ
Gv giảng giải, nhận xét, bổ sung và kết luận
Hs nghe giảng và ghi bài
Gv kết luận tiết học và củng cố lại nội dung kiến
thức của tiết học
2. Xã hội là một bộ phận đặc thù cuả giới tự
nhiên
a. Con người là sản phẩm của giới tự nhiên
- Quan điểm duy tâm cho rằng: Con người do
thần linh thượng đế sinh ra
- Quan điểm duy vật cho rằng: Loài người có
nguồn gốc từ tự nhiên và là kết quả phát triển
lâu dài của giới tự nhiên.
4. Củng cố : GV khái quát, hệ thống hóa nội dung bài hoc
5. Dặn dò: Các em về nhà học bài và làm bài, chuẩn bị trước nội dung bài học của tiết sau
Kí duyệt của tổ chuyên môn

×