Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

MỘT VÀI KINH NGHIỆM KHI DẠY BÀI DUNG DỊCH MÔN HÓA 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.85 KB, 15 trang )

Mét vµi kinh nghiÖm khi d¹y bµi dung dÞch m«n hãa 8
===========================================
MỘT VÀI KINH NGHIỆM KHI DẠY BÀI
DUNG DỊCH MÔN HÓA 8
Phần I: Đặt vấn đề
I. Lý do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề đặt ra hàng
đầu trong việc dạy học của thời gian qua và thời gian tới. Đây cũng là một
vấn đề mà thực tế kể cả trước khi đổi mới chương trình sách giáo khoa thì
việc cải tiến phương pháp dạy học cũng đã được đề cao, bàn luận nhiều rồi.
Xét cho cùng thì có nghĩa là để cùng với sự vận động của xã hội, người giáo
viên cũng phải làm thế nào để nâng cao liên tục hiệu quả dạy học, phát huy
ngày càng nhiều tính độc lập và tư duy sáng tạo của học sinh để học sinh áp
dụng được nhiều kiến thức vào cuộc sống. Điều quan trọng là giáo viên biết
linh hoạt vận dụng sáng tạo tất cả các phương pháp dạy học ( kể cả phương
pháp truyền thống lẫn hiện đại) phù hợp với thực tế mỗi tiết học, mỗi bài
học và tận dụng được các thiết bị cho bài học.
Hóa học là bộ môn khoa học thực nghiệm, tức là từ thực tế được làm
thí nghiệm, được chứng kiến các hiện tượng xẩy ra trong tự nhiên, được tự
mình khám phá ra tri thức học sinh sẽ lĩnh hội và khắc sâu kiến thức hơn,
dung lượng kiến thức nhiều hơn. Từ đó giúp các em có thể vận dụng để giải
thích các hiện tượng xẩy ra trong tự nhiên, kích thích cảm hứng, niềm đam
mê bộ môn hóa học-mà đa số học sinh trước đây cho là khô khan và khó
học.
Dung lượng kiến thức hóa ở bậc THCS đã khá rộng, ở đây tôi xin được
mạnh dạn đưa ra một vài ý tưởng trong thiết kế và thể hiện một bài học mà
được nhiều người cho rằng “ Dễ thì cũng dễ mà khó thì cũng khó”. Đó là tiết
60, bài 40: Dung dịch ( Hóa 8)
II. Tổng quan những thông tin liên quan đến đề tài
Chương dung dịch là chương mới so với chương trình sách giáo khoa
lớp 8 cũ. Nội dung chương bao gồm những kiến thức định tính và định


lượng, có lý thuyết và thực nghiệm, có nghiên cứu tìm tòi và vận dụng lý
thuyết. Bài dung dịch là một bài mở đầu của chương mang dến cho học sinh
những khái niệm mới vô cùng quan trọng. Do đó không phải ngẫu nhiên tên
gọi của bài được lấy làm tiêu đề của chương.
Mục tiêu của bài là hình thành cho học sinh các khái niệm về dung
môi, chất tan, dung dịch, dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa và
những biện pháp kỹ thuật thúc đẩy quá trình hòa tan. Sau khi học xong bài
này học sinh phải nhận ra được khi nào thì một hỗn hợp trở thành dung dịch,
  
Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ BÝch HuyÒn GV Trêng THCS DiÔn th¸p
==========================================================
1
Mét vµi kinh nghiÖm khi d¹y bµi dung dÞch m«n hãa 8
===========================================
biết xác định chất tan, dung môi trong dung dịch đó. Mặt khác học sinh biết
lấy ví dụ về dung dịch, biết vận dung kiến thức về dung dịch để giải thích
một số hiện tượng trong thực tế. Ngoài ra học sinh còn biết cách gọi tên
dung dịch, biết cách pha chế một dung dịch chưa bão hòa và dung dịch bão
hòa.
Qua tiết học này tạo cho học sinh một nền tảng vững chắc những cơ
sở ban đầu để đi nghiên cứu nồng độ dung dịch, pha chế dung dịch ở những
tiết tiếp theo. Hầu hết những khái nệm và kiến thức của chương dung dịch
nói chung và của bài dung dịch nói riêng được hình thành trên cơ sở của
những thí nghiệm trong giờ học. Bằng con đường thực nghiệm những kiến
thức, những khái niệm của bài sẽ trở nên gần gũi thiết thực dễ dàng nhận
thức đối với học sinh. Ưu điểm của bài và cũng là của chương là dụng cụ thí
nghiệm đơn giản, các chất thì dễ kiếm rẻ tiền sẵn có trong đời sống thường
ngày như muối ăn, đường, dầu ăn…Tuy nhiên khi dạy bài này chúng ta gặp
một số khó khăn đó là:
- Bài học ngắn, cô đọng nên giáo viên phải biết cách khai thác

- Do thí nghiệm dễ, đơn giản nên nhiều giáo viên chủ quan không tổ
chức cho học sinh được thực nghiệm
- Nhiều giáo viên còn xem nhẹ bài học này hoặc chưa thể hiên được
hết kiến thức của bài qua tiết dạy.
- Do nằm ở chương cuối- sắp kết thúc năm học nên ở học sinh có
phần hơi chểnh mảng. Ngoài ra trình độ học sinh không đồng đều
Vậy giáo viên phải làm gì để tạo hứng thú học tập, nâng cao hiệu quả dạy
học, phát huy ngày càng nhiều tính độc lập và tư duy sáng tạo của học sinh
để học sinh áp dụng được nhiều kiến thức vào cuộc sống. Để từng bước giải
quyết các vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu, khai thác bài dung dịch trên
khía cạnh rộng hơn, sâu hơn, và do đó học sinh sẽ lĩnh hội được nhiều kiến
thức hơn.
III. Những đóng góp mới cho đề tài
1. Cách bố trí các nhóm học sinh làm thí nghiệm cũng như quá trình dẫn dắt
để học sinh rút ra kiến thức từ thí nghiệm hợp lý hơn.
2. Khai thác được kiến thức từ bài học nhiều hơn.
3. Học sinh được liên hệ với những hiện tượng trong thực tế một cách sinh
động hơn, gần gũi hơn.
Phần II: Nội dung
I. Thực trạng của việc dạy và học bài dung dịch sách giáo khoa hóa 8
1. Thực trạng sách giáo khoa:
Ở bài dung dịch sách giáo khoa viết rất ngắn gọn, chưa để cập đến
một số vấn đề quan trọng:
  
Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ BÝch HuyÒn GV Trêng THCS DiÔn th¸p
==========================================================
2
Mét vµi kinh nghiÖm khi d¹y bµi dung dÞch m«n hãa 8
===========================================
- Chất tan có thể là chất rắn, chất lỏng hay chất khí.

- Dung môi thường là nước và trong chương trình học thì dung môi là nước.
- Cách gọi tên dung dịch.
2. Tình hình dạy của giáo viên: Đa số giáo viên vẫn còn quan niệm kiến
thức là mục đích của quá trình dạy học nên chỉ quan tâm đến phương pháp
truyền thụ kiến thức của bài dạy đúng với nội dung sách giáo khoa. Do đó
giáo viên soạn bài theo cách sao chép lại sách giáo khoa hay từ sách thiết kế
bài giảng. Khi dạy thường theo lối mòn nặng về thông báo, giải thích, minh
họa sơ sài tái hiện liệt kê kiến thức sách giáo khoa là chính. Không giám
khai thác hết kiến thức rút ra từ thí nghiệm, ít cho học sinh vận dụng các
kiến thức vào thực tiễn cuộc sống vì sợ mất nhiều thời gian hoặc sợ lệch
hướng bài học. Trong thực tế dạy học, để có một tiết dạy tốt người giáo viên
phải chuẩn bị bài chu đáo, dự kiến được các tình huống, các phương tiện dạy
học phù hợp giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, mở rộng và chắt lọc kiến thức rút
ra những thông tin cần thiết đối với từng nội dung của bài học.
Khi dạy phần I Dung môi-Chất tan-Dung dịch nếu giáo viên không hướng
dẫn học sinh cách gọi tên dung dịch, không khắc sâu trong một dung dịch
dung môi thường là nước thì sau khi học xong bài, cũng như học xong
chương nếu cho một dung dịch nào đó học sinh sẽ lúng túng, không biết gọi
tên dung dịch, không xác định được chất tan và dung môi trong dung dịch đó
. Ví dụ: Khi nói dung dịch NaOH thì đa số học sinh sẽ xác định chất
tan là Na còn dung môi là OH. Rất nguy hiểm. Vì ở những bài sau không hề
đề cập đến những vấn để này. Mặt khác, nếu giáo viên không làm rõ được
bản chất, đặc điểm của dung dịch thì học sinh rất dễ nhầm lẫn khi xác định
dung dịch trong một số hiện tượng thực tế.
Ví dụ : Nước vo gạo có phải là dung dịch không?
Học sinh sẽ nhầm lẫn và trả lời là có
- Vì vậy giáo viên phải làm cho học sinh thấy được đặc điểm của dung dịch
là trong suốt, về màu sắc không quan trọng, để học sinh nhận ra được dung
dịch trong thực tế một cách chính xác.
3. Tình hình học tập

Qua trò chuyện với học sinh và thực tế giảng dạy nhiều năm cho thấy:
Trong quá trình học các môn nói chung và môn hóa học nói riêng đa số học
sinh chưa tự ý thức được việc học tập của mình, chưa thấy rằng học là cho
mình, là quá trình tự tích lũy tri thức mà chỉ coi đó là nhiệm vụ, còn thờ ơ
với việc học chưa thấy được tầm quan trọng của nó. Trong lớp một số còn
nói chuyện riêng, không chịu hoạt động học tập theo hướng dẫn của giáo
viên, luôn học ở tình trạng thụ động, máy móc, tái hiện kiến thức hoặc chép
lại kiến thức nên hiệu quả còn thấp. Qua điều tra cho thấy nếu giáo viên có
  
Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ BÝch HuyÒn GV Trêng THCS DiÔn th¸p
==========================================================
3
Mét vµi kinh nghiÖm khi d¹y bµi dung dÞch m«n hãa 8
===========================================
biện pháp tổ chức hoạt động nhóm, tổ chức thí nghiệm tốt cho học sinh để
hình thành kiến thức thì học sinh hứng thú học tập, tích cực phát biểu ý kiến,
hiểu bài sâu sắc hơn còn những giáo viên dùng phương pháp thuyết trình, sử
dụng phương tiện chỉ để minh họa, tái hiện kiến thức như thông báo sách
giáo khoa không có sự gia công thì giờ học kém sôi nổi, hiệu quả không cao.
Do vậy trong quá trình dạy học ta thấy cần thiết phải thay đổi phương pháp
dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh.
4. Tình hình cơ sở vật chất
Hiện nay hầu hết các trường đều được trang bị một bộ thiết bị dạy học phần
nào đáp ứng sự thay đổi sách giáo khoa từ năm học 2002-2003 với môn hóa
năm 2004-2005 song một số thiết bị chất lượng chưa cao qua thời gian dài
một số dã bị hư hỏng, chưa được bổ sung: Ống nhỏ giọt, dây dẫn bằng cao
su, ống nghiệm… Trong đó ống hút nhỏ giọt cần dùng cho bài này tôi phải
dùng ống thuốc nhỏ mắt đã hết để thay thế.
III. Các nội dung biện pháp chính
1. Thu thập thông tin: Nghiên cứu kỹ bài dung dịch và những kiến thức có

liên quan kể cả kiến thức thực tế
2. Điều tra khảo sát: Qua dự giờ, hỏi ý kiến đồng nghiệp, trò chuyện với học
sinh và sử dụng phiếu điều tra về khả năng khai thác kiến thức từ thực
nghiệm hóa học và biện pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ thí
nghiệm của giáo viên.
3. Tiến hành dạy thực nghiệm:
4. Khảo sát trình độ học sinh, kiểm tra độ bền kiến thức so với năm trước
qua bài kiểm tra 15 phút
5. Phân tích tổng hợp các kết quả thu được từ đó rút ra kết luận về tính khả
thi của đề tài
IV. Giải quyết vấn đề
Để bài dạy này có hiêu quả theo tôi ngoài việc nắm vững mục đích
yêu cầu của bài, giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo về kiến thức và đồ
dùng dạy học cần thiết cho bài dạy. Những lựa chọn phương án Dạy-Học mà
vừa để có điều kiện thực hiện cho mọi đối tượng, mọi nơi vừa nhẹ nhàng,
hiệu quả. Tôi đã thiết kế trên nguyên tắc lập thành một chuỗi các lệnh , học
sinh tự làm thí nghiệm, thảo luận nhóm rút ra hiện tượng. Mặt khác các
nhóm có thể so sánh, đối chiếu kết quả thí nghiệm, sản phẩm thu được. Từ
đó rút ra kết luận cho vấn đề. Giáo viên chỉ có vai trò hướng dẫn. Kết quả là
học sinh làm việc rất tích cực, tiết kiệm thời gian và gây được sự hứng thú
nghiên cứu của học sinh.
1. Mục tiêu của bài:
Học xong bài này học sinh phải:
  
Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ BÝch HuyÒn GV Trêng THCS DiÔn th¸p
==========================================================
4
Mét vµi kinh nghiÖm khi d¹y bµi dung dÞch m«n hãa 8
===========================================
- Nắm được các khái niệm về dung môi, chất tan, dung dịch , dung dịch chưa

bão hòa, dung dịch bão hòa và những biện pháp kỹ thuật thúc đẩy quá trình
hòa tan chất rắn trong nước.
- Học sinh có kỹ năng nhận ra dung dịch, biết xác định dung môi, chất tan
trong dung dịch đó.
- Mặt khác học sinh biết lấy ví dụ về dung dịch, biết vận dụng kiến thức về
dung dịch đê giải thích một số hiện tượng trong thực tê. Ngoài ra học sinh
còn biết cách gọi tên dung dịch, biết cách pha chế một dung dịch bão hòa và
chưa bão hòa.
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
+ 5 khay đồ dùng thí nghiệm ( 4 khay cho 4 nhóm học sinh và một
khay cho giáo viên)
Dụng cụ và hóa chất: Cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, chai đựng nước, chai cồn,
ống nhỏ mắt đựng dầu ăn, ống đựng muối ăn, chai đựng xăng
Thêm đá vôi
+ 4 nhóm học tập tương ứng với 4 nhóm để có thể hoàn thành bảng sau:
TT Thí nghiệm Hiện tượng Dung dịch Chất tan Dung môi
1 Cho muối ăn vào
nước, khuấy nhẹ
2 Cho rượu etylic vào
nước
3 Nhỏ 2 giọt dầu ăn
vào nước, khuấy nhẹ
4 Nhỏ 2 giọt dầu ăn
vào xăng, khuấy nhẹ
Bài tập:
Bài 1: Khi cho đá vôi vào nước có tạo thành dung dịch không? Vì sao
Bài 2: Hoàn thành bảng sau:
Tên dung dịch Chất tan Dung môi
H
2

SO
4
H
2
O
Dung dịch CuSO
4
KOH H
2
O
Dung dịch BaCl
2
Bài 3: Ở nhiệt độ phòng thí nghiệm( 20
0
C): Cứ 10 gam nước có thể hòa tan
tối đa 20 gam đường; 3,6 gam NaCl.
? Nếu cho 25 gam đường vào 10 gam nước ta thu được dung dịch bão hòa
chưa? vì sao?
  
Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ BÝch HuyÒn GV Trêng THCS DiÔn th¸p
==========================================================
5
Mét vµi kinh nghiÖm khi d¹y bµi dung dÞch m«n hãa 8
===========================================
? Nếu cho 3,5 gam NaCl vào 10 gam nước ta thu được dung dịch bão hòa
chưa? Vì sao?
Bài 4:( Bài 5 SGK)
Trộn 1 ml rượu etylic với 10 ml nước cất. Câu nào sau đây diễn đạt đúng
A. Chất tan là rượu etylíc, dung môi là nước
B. Chất tan là nước, dung môi là rượu etylic

C. Nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc là dung môi
D. Cả hai chất nước và rượu etylic vừa là chất tan, vừa là dung môi
Bài 5: ( Bài 5 SGK)
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất
Dung dịch là hỗn hợp
A. Của chất rắn trong chất lỏng
B. Của chất khí trong chất lỏng
C. Đồng nhất của chất của chất rắn và dung môi
D. Đồng nhất của dung môi và chất tan
E. Đồng nhất của các chất rắn, lỏng và khí trong dung môi.
* Một tranh vẽ các hình ảnh minh họa cho các biện pháp kỹ thuật thúc đẩy
quá trình hòa tan của chất rắn trong nước.
3. Tiến trình lên lớp
3.1 Hỏi bài cũ và vào bài mới( 3 phút)
- Yêu cầu phần này ngắn gọn, vào sát đề song để tạo hứng thú và mang tính
liên kết ta nên chọn những câu hỏi gợi mở
? Qua bài axit- bagiơ- muối , em nào có thể cho cô biết nếu dựa vào tính tan
thì bagiơ chia làm mấy loại?
- Sau khi học sinh trả lời giáo viên yêu cầu học sinh chỉ ra bagiơ tan trong số
các bagiơ sau: NaOH, Cu(OH)
2
, Fe(OH)
3
Giáo viên nhận xét và dùng vấn đề này để làm lời dẫn cho bài mới
Hòa tan NaOH
Nước
Hỗn hợp NaOH và nước
Dung dịch
? Vậy dung dịch là gì, để biểu thị độ đặc, loãng của dung dịch người ta dùng
đại lượng nào, rồi làm sao để có thể pha loãng một dung dịch theo yêu cầu

trước? Các em sẽ được biết những vấn đề đó qua chương mới này, trong tiết
hôm nay chúng ta sẽ học bài đầu tiên của chương.
3.2 Nội dung 1: Dung môi- chất tan- dung dịch( 22 phút)
Để giải quyết kiến thức phần này theo hướng dẫn tích cực chủ động
cho học sinh làm thí nghiệm, giáo viên cần phải chú ý phân chia thời gian và
dẫn dắt để học sinh đi đến vấn đề. Đây là phần trọng tâm của bài, tập trung
  
Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ BÝch HuyÒn GV Trêng THCS DiÔn th¸p
==========================================================
6
Mét vµi kinh nghiÖm khi d¹y bµi dung dÞch m«n hãa 8
===========================================
vào các đơn vị kiến thức: Thứ nhất là học sinh biết và hiểu về các khái niệm
dung môi, chất tan, dung dịch. Thứ hai là học sinh biết dung môi thường là
nước, biết cách gọi tên dung dịch. Từ đó biết lấy ví dụ về dung dịch và
ngược lại biết xác định chất tan, dung môi trong dung dịch đó khi cho.
- Để tìm hiểu khái niệm về dung môi, chất tan, và dung dịch giáo viên tổ
chức cho học sinh làm 4 thí nghiệm đã ghi rõ ở bìa đính trên bảng lớn( che 4
cột sau lại). Giáo viên giới thiệu mục đích của từng thí nghiệm, hướng dẫn
qua cách tiến hành thí nghiệm. Sau đó chia lớp thành 4 nhóm, trong nhóm tự
cử một bạn thư ký để ghi lại hiện tượng.
Nhóm 1 làm thí nghiệm 1
Nhóm 2 làm thí nghiệm 2
Nhóm 3 làm thí nghiệm 3
Nhóm 4 làm thí nghiệm 4
- Tiếp theo giáo viên giáo chỉ cần phát lệnh các nhóm hãy tiến hành thí
nghiệm trong thời gian 5 phút. Sau khi các nhóm hoàn thành giáo viên nêu
câu hỏi phát vấn, học sinh trả lời để đi đến vấn đề.
- Yêu cầu nhóm 1 báo cáo kết quả thí nghiệm
Học sinh nhóm 1: Muối ăn tan trong nước

Giáo viên dơ cốc nước muối lên
Trong cốc nước muối này ta có phân biệt được đâu là muối, đâu là nước
không?
- Không phân biệt được đâu là muối, đâu là nước.
Giáo viên dẫn dắt để học sinh hiểu được từ “ đồng nhất” biết nhận ra một
hỗn hợp là đồng nhất. “ Đồng nhất” nghĩa là như nhau tại mọi điểm, tỷ lệ về
khối lượng giữa muối và nước tại mọi điểm trong cốc nước muối này là như
nhau: Phía trên bề mặt, ở giữa cốc, cũng như ở dưới đáy cốc độ mặn là như
nhau. Khi đó hỗn hợp đồng nhất giữa muối ăn và nước là dung dịch, gọi là
dung dịch muối ăn ( dd NaCl)
NaCl tan trong nước nên NaCl là chất tan
Nước hòa tan NaCl nên nước là dung môi
Sau khi dẫn dắt để học sinh đến với các từ đồng nhất, chất tan, dung môi,
dung dịch giáo viên có thể nói qua thực nghiệm hóa học đã khẳng định được
vấn đề trên và mở các ô đã dán ở hàng ngang thứ nhất ra.
- Yêu cầu nhóm 2 báo cáo kết quả thí nghiệm
Học sinh nhóm 2: Rượu etylic tan trong nước
Yêu cầu một em học sinh nhóm 2 đứng dậy dơ cốc lên cho các em ở nhóm
khác cùng thấy.
Hỗn hợp nước với rượu etylic có phải là dung dịch không? Vì sao?
- Là dung dịch vì đây là hỗn hợp đông nhất giữa chất tan và dung môi
  
Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ BÝch HuyÒn GV Trêng THCS DiÔn th¸p
==========================================================
7
Mét vµi kinh nghiÖm khi d¹y bµi dung dÞch m«n hãa 8
===========================================
Hãy xác định chất tan, dung môi trong dung dịch đó?
- Chất tan là rượu etylic, dung môi là nước
- Để xem thử nhận định của các em có đúng với thực nghiệm hóa học không

chúng ta sẽ mở hàng ngang thứ hai nhé
Giáo viên mở hàng ngang thứ hai tương ứng với thí nghiệm hai
Như vậy các em đã xác định đúng rồi
- Giáo viên nhấn mạnh thêm: Rượu etylic là chất lỏng tan vô hạn trong
nước: Nếu V
rượu
< V
nước
: Rượu là chất tan, nước là dung môi
V
rượu
> V
nước
: Rượu là dung môi, nước là chất tan
V
rượu
= V
nước
: Cả hai chất nước và rượu etylic vừa là chất
tan, vừa là dung môi
- Yêu cầu nhóm 3 báo cáo kết quả thí nghiệm
Học sinh nhóm 3: Dầu ăn không tan trong nước
Nếu các nhóm khác không thấy được hiện tượng thì giáo viên cho học sinh
liên hệ với hiện tượng khi rửa bát đĩa có dính vết dầu ăn ta thấy dầu ăn nổi
trên mặt nước.
Hỗn hợp dầu ăn với nước có phải dung dịch không? Vì sao?
+ Không phải là dung dịch vì hỗn hợp dầu ăn với nước không phải là
hỗn hợp đồng nhất.
Vậy một hỗn hợp là dung dịch khi nó có đặc điểm gì?
+ Khi hỗn hợp đó đồng nhất giữa chất tan và dung môi.

Giáo viên: Để khẳng định kết quả chúng ta sẽ kiểm tra qua thực nghiệm hóa
học - mở hàng ngang thứ ba
Như vậy nhận định của các em đã đúng
Qua các thí nghiệm này chúng ta thấy nước là dung môi của nhiều chất
nhưng có là dung môi của tất cả các chất không?
+ Không ví dụ nước không là dung môi của dầu ăn
- Yêu cầu nhóm 4 báo cáo kết quả thí nghiệm
Học sinh nhóm 4: Dầu ăn tan trong xăng
Giáo viên lấy cốc đựng hỗn hợp dầu ăn với xăng dơ lên cho cả lớp quan sát
Hỗn hợp dầu ăn với xăng có phải là dung dịch không? Vì sao?
+ Là dung dịch vì đây là hỗn hợp đồng nhất giữa chất tan và dung môi
Yêu cầu học sinh xác định chất tan và dung môi trong dung dịch đó
+ Chất tan là xăng, dung môi là nước
Chúng ta sẽ kiểm tra qua thực nghiệm hóa học- giáo viên mở hàng ngang
thứ tư. Như vậy nhận định của các em đã trùng với kết quả thực nghiệm.
Giáo viên dùng câu hỏi để khắc sâu: Khi nhìn vào 3 dung dịch mà các nhóm
đã pha chế được, dung dịch muối ăn, dung dịch rượu etylic, dung dịch dầu
ăn- xăng chúng ta thấy các dung dịch đều có đặc điểm gì giống nhau?
  
Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ BÝch HuyÒn GV Trêng THCS DiÔn th¸p
==========================================================
8
Mét vµi kinh nghiÖm khi d¹y bµi dung dÞch m«n hãa 8
===========================================
- Nếu học sinh trả lời được thì tốt còn nếu không giáo viên dẫn dắt để học
sinh thấy được các dung dịch đều trong suốt, về màu sắc không quan trọng
nhưng đã là dung dịch thì phải trong suốt để từ đó học sinh dễ dàng nhận ra
được dung dịch trong phòng thí nghiệm hay trong thực tế.
Tiếp đó giáo viên hỏi: Theo em nước vo gạo có phải là dung dịch không?
- Nếu không nhấn mạnh ý trên thì học sinh sẽ khẳng định nước vo gạo là

dung dịch. Nhưng khi đã nắm được ý trên thì một số học sinh vẫn còn phân
vân. Nếu các em chưa thật tin tưởng ở câu trả lời thì về nhà mỗi em lấy một
ít nước vo gạo để 2-3 ngày sau đó đưa ra quan sát. Khi đó các em sẽ có câu
trả lời đúng.
- Như vậy sau khi hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ các thí nghiệm
sẽ được bảng hoàn chỉnh như sau:
TT Thí nghiệm Hiện tượng Dung dịch Chất tan Dung môi
1 Cho muối ăn
vào nước, khuấy
nhẹ
Muối ăn tan
trong nước
(hỗn hợp đồng
nhất)
Dung dịch
muối ăn (dd
NaCl)
Muối ăn
(NaCl)
H
2
O
2 Cho rượu etylic
vào nước
Rượu etylic tan
trong nước
(hỗn hợp đồng
nhhất)
Dung dịch
rượu etylic

Rượu
etylic
H
2
O
3 Nhỏ 2 giọt dầu
ăn vào nước,
khuấy nhẹ
Dầu ăn không
tan trong nước
(o tạo thành hỗn
hợp đồng nhất)
Không phải
là dung dịch
4 Nhỏ 2 giọt dầu
ăn vào xăng,
khuấy nhẹ
Dầu ăn tan
trong xăng
(hỗn hợp đồng
nhất)
Dung dịch
dầu ăn-
xăng
Dầu ăn Xăng
Giáo viên dùng để đính luôn dưới phần một.
Từ các thí nghiệm trên các em hãy suy nghĩ để rút ra kết luận về dung môi,
chất tan, dung dịch?
- Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.
- Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi.

- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
Sau khi yêu cầu hai em phát biểu kết luận về dung môi, chất tan, dung dịch
giáo viên không cần ghi kết luận lên bảng mà chỉ cần (SGK).
- Ở phần này giáo viên phải nhấn mạnh:
  
Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ BÝch HuyÒn GV Trêng THCS DiÔn th¸p
==========================================================
9
Mét vµi kinh nghiÖm khi d¹y bµi dung dÞch m«n hãa 8
===========================================
+ Dung môi có thể là nước có thể là một chất khác nhưng thường dung
môi là nước. Từ bây giờ trở đi trong chương trình học của chúng ta khi
nói đến một dung dịch nào đó thì dung môi là nước
+ Chất tan có thể là chất rắn (Muối ăn, Đường…), chất lỏng (Rượu
etylic), hay chất khí.
Hãy lấy ví dụ về dung dịch mà chất tan là chất khí?
- Hòa tan khí Hiđrôclo rua (HCl) vào nước thì chất tan là khí HCl
- Sục không khí vào bể nuôi cá cảnh để cung cấp khí ô xy dưới dạng hòa
tan cho cá thì chất tan là khí ô xy.
Từ bảng trên( Dung môi là nước) các em thấy dung dịch được gọi tên
như thế nào?
- Tên dung dịch = Dung dịch + Tên chất tan
* Để củng cố phần này yêu cầu học sinh làm bài tập 1:
Khi cho đá vôi vào nước có tạo thành dung dịch không? Vì sao?
- Nếu học sinh lúng túng giáo viên có thể thực hiện thí nghiệm luôn vừa
gây hứng thú cho các em trong quá trình học, vừa rất thực nghiệm để các
em có thể dễ dàng nhận ra hỗn hợp đá vôi với nước không phải là dung
dịch và đá vôi không tan trong nước để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
- Tiếp tục yêu cầu học sinh làm bài tập 2 Hoàn thành bảng sau:
Tên dung dịch Chất tan Dung môi

H
2
SO
4
H
2
O
Dung dịch CuSO
4
KOH H
2
O
Dung dịch BaCl
2
- Để học sinh suy nghĩ khoảng 2 phút, sau đó yêu cầu từng em đứng dậy xác
định, học sinh khác nhận xét bổ sung hoặc sửa chữa nếu sai, giáo viên kết
luận lại và ghi vào bảng.
Tên dung dịch Chất tan Dung môi
Dung dịch H
2
SO
4
H
2
SO
4
H
2
O
Dung dịch CuSO

4
CuSO
4
H
2
O
Dung dịch KOH KOH H
2
O
Dung dịch BaCl
2
BaCl
2
H
2
O
Yêu cầu học sinh về nhà mỗi em lấy 3 ví dụ về dung dịch, xác định chất
tan, dung môi trong dung dịch đó.
3.3 Nội dung II: Dung dịch chưa bão hòa- Dung dịch bão hòa (10 phút)
- Để giải quyết vấn đề này giáo viên tạo tình huống học tập
  
Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ BÝch HuyÒn GV Trêng THCS DiÔn th¸p
==========================================================
10
Mét vµi kinh nghiÖm khi d¹y bµi dung dÞch m«n hãa 8
===========================================
Dơ cốc nước muối của nhóm 1 lên: Các em hãy dự đoán hiện tượng xẩy
ra khi ta cho từ từ muối ăn vào dung dịch muối ăn mà nhóm 1 đã pha
- Học sinh có thể dự đoán: Đầu tiên muối ăn tan đến một lúc muối
sẽ không tan nữa hoặc dự đoán sai.

Giáo viên dẫn dắt: Để kiểm tra dự đoán và cũng là để giải quyết tình huống
chúng ta sẽ tiến hành thí nghiệm.
Nếu giáo viên cứ để cả cốc dung dịch muối ăn của nhóm 1 mà làm thì sẽ rất
lâu, mất nhiều thời gian. Vì vậy phải đổ bớt đi chừa lại một ít vừa làm. Sau
đó yêu cầu một học sinh cùng làm: Học sinh lấy muối ăn cho vào, giáo viên
khuấy.
Đầu tiên khi cho muối ăn vào dung dịch muối thì dung dịch này có hòa tan
thêm muối được không?
- Dung dịch muối này còn có khả năng hòa tan thêm muối
Dung dịch muối này còn có khả năng hòa tan thêm chất tan nên gọi là dung
dịch chưa bão hòa.
Yêu cầu học sinh tiếp tục cho muối vào đến khi không tan được nữa.
Đến giai đoạn sau ta thấy dung dịch muối có hòa tan thêm muối nữa không?
- Muối không tan được nữa, có một lớp muối lắng xuống phía dưới đáy cốc.
Giáo viên chỉ phần dung dịch phía trên: Dung dịch muối phía trên không có
khả năng hòa tan thêm muối ăn nữa nên gọi là dung dịch bão hòa.
Vậy thế nào là dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa?
- Học sinh nêu khái niệm
* Ở phần này giáo viên cần nhấn: Với dung dịch muối bão hòa nếu bây giờ
chúng ta đun nóng lên thì phần muối trong này sẽ tan tiếp. Vì vậy khi nói
đến dung dịch bão hòa hay chưa bão hòa chúng ta phải kèm theo ở một nhiệt
độ xác định.
* Kết luận: ở một nhiệt độ xác định
- Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan
- Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan
Để củng cố phần này giáo viên cho học sinh làm bài tập 3


  
Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ BÝch HuyÒn GV Trêng THCS DiÔn th¸p

==========================================================
11
10g nước
20g đường
3,6g NaCl
? 25 g ? 3,3g
Dung dịch bão hòa
10g nước
Mét vµi kinh nghiÖm khi d¹y bµi dung dÞch m«n hãa 8
===========================================
Sau khi suy nghĩ khoảng 1 phút học sinh sẽ thấy được ngay
- Khi cho 25g đường vào 10g nước sẽ thu được dung dịch bão hòa và vẫn
còn 5g đường nữa chưa tan hết lắng xuống đáy cốc.
- Khi cho 3,5g NaCl vào 10g nước sẽ thu được dung dịch chưa bão hòa vì
dung dịch này vẫn còn có khả năng hòa tan thêm 0,1g NaCl nữa.
Sau khi cho học sinh làm bài tập 3 xong, giáo viên có thể hỏi thêm
Từ dung dịch NaCl bão hòa làm thế nào để chuyển thành dung dịch NaCl
chưa bão hòa?
- Học sinh dễ dàng trả lời: Thêm nước
Ngược lại từ dung dịch NaCl chưa bão hòa làm thế nào để chuyển thành
dung dịch NaCl bão hòa?
- Học sinh cũng dễ dàng nhận ra: Phải thêm chất tan là NaCl
Ngoài cách cho thêm chất tan vào chúng ta còn cách nào khác không?
- Từ dung dịch chưa bão hòa chúng ta có thể đun cho nước bay hơi bớt, khi
thấy tinh thể NaCl xuất hiện, để nguội, lọc, ta sẽ được dung dịch NaCl bão
hòa. Không những NaCl mà hầu hết các chất rắn khác ta cũng làm tương tự.
3.4 Nội dung 3: Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn trong nước
xẩy ra nhanh hơn?
Để giải quyết kiến thức phần này, nếu có thời gian tổ chức cho học sinh làm
thí nghiệm cũng tốt. Nhưng lưu ý không nên lấy để làm thí nghiệm là NaCl.

Vì độ tan của NaCl tăng ít khi nhiệt độ tăng mà nên lấy đường.
Những thí nghiệm này học sinh cũng đã biết qua thực tế. Vì vậy theo tôi
không cần thiết phải tổ chức thí nghiệm cho học sinh, mất nhiều thời gian
mà giáo viên có thể khéo léo dẫn dắt để học sinh dễ dàng rút ra được từ thực
tế. Khi dạy phần này tôi đã dùng một tranh vẽ sẵn để minh họa.
TN
1
: Hai cốc nước bằng nhau, cho vào cùng một lượng đường, cốc 1 dùng
đũa khuấy, cốc 2 để nguyên
TN
2
: Hai cốc nước bằng nhau, cho vào cùng một lượng đường, cốc 1 để
nguyên, cốc 2 đun nóng
TN
3
: Hai cốc nước bằng nhau, cho vào cùng một lượng đường, đường trong
cốc 1 nghiền nhỏ, đường trong cốc 2 để nguyên
Trong thí nghiệm 1 ở cốc nào chất rắn bị hòa tan nhanh hơn?
- Ở cốc 1 khi dùng đũa để khuấy dung dịch
Trong thí nghiệm ở cốc nào chất rắn tan nhanh hơn?
- Ở cốc 2 khi đun nóng dung dịch
Trong thí nghiệm 3 ở cốc nào chất rắn tan nhanh hơn?
  
Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ BÝch HuyÒn GV Trêng THCS DiÔn th¸p
==========================================================
12
Mét vµi kinh nghiÖm khi d¹y bµi dung dÞch m«n hãa 8
===========================================
- Ở cốc 1 khi nghiền nhỏ chất rắn
* Vậy để hòa tan chất rắn nhanh hơn chúng ta có thể dùng những biện pháp

nào? - Khuấy dung dịch
- Đun nóng dung dịch
- Nghiền nhỏ chất rắn
Yêu cầu học sinh giải thích từng biện pháp
Giáo viên hướng dẫn để học sinh trả lời tập trung vào các ý sau:
- Khi khuấy dung dịch sẽ luôn tạo ra sự tiếp xúc mới giữa chất rắn và các
phân tử nước nên chất rắn bị hòa ta nhanh hơn.
- Khi đun nóng dung dịch sẽ làm cho các phân tử nước chuyển động nhanh
hơn, làm tăng só lần va chạm giữa các phân tử nước với bề mặt chất rắn nên
làm cho chất rắn bị hòa tan càng nhanh.
- Để củng cố phần này giáo viên cho học sinh liên hệ với thực tế qua tình
huống sau: Vào mùa hè, trời nắng nóng có hai bạn A và B muốn uống một
cốc nước giải khát có đá, có đường, có chanh.
Bạn A làm như sau: Cho đá vào một ít nước trước, sau đó mới cho đường và
nặn chanh vào rồi khuấy.
Bạn B làm như sau: Cho đường vào một ít nước nóng khuấy đều cho đường
tan rồi mới cho đá và nặn chanh vào.
Theo em bạn nào làm đúng và khoa học hơn?
- Học sinh dễ dàng nhận ra bạn B làm đúng và khoa học hơn vì cho đường
vào một ít nước nóng thì đường sẽ tan nhanh và tan hết. Sau đó mới cho đá
và chanh vào. Còn nếu cho đá vào trước rồi mới cho đường vào thì đường sẽ
tan rất ít.
Sau khi cho học sinh nhắc lại những kiến thức trọng tâm cần nhớ của bài,
giáo viên cho học sinh làm bài tập 4,5 sách giaó khoa.
Tùy theo đối tượng học sinh mà giáo viên có thể mở rộng vấn đề: Khi cho
muối ăn vào nước ta thu được dung dịch muối ăn. Lấy dung dịch muối ăn
đun cho nước bay hơi ta lại thu được gi?
- Thu được muối
Vậy quá trình hòa tan muối vào nước có xẩy ra phản ứng hóa học không?
- Không xẩy ra phản ứng hóa học.

Cho nên chất tan là muối ăn, dung môi là nước.
Khi cho Na vào nước có hiện tượng gì xẩy ra?
Mẩu Na tan dần, có khó thoát ra
Sau khi Na tan hết vào nước ta sẽ thu được một dung dịch. Các em hãy xác
định chất tan, dung môi trong dung dịch này?
+ Nếu còn thời gian giáo viên có thể dẫn dắt để học sinh đi đến vấn đề: Chất
tan là NaOH, dung môi là H
2
O.
  
Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ BÝch HuyÒn GV Trêng THCS DiÔn th¸p
==========================================================
13
Mét vµi kinh nghiÖm khi d¹y bµi dung dÞch m«n hãa 8
===========================================
+ Nếu hết thời gian Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu, tiết sau hỏi
lại.
V. Kết luận
1 Kết quả đạt được
- Sau khi áp dụng hướng khắc phục để giảng dạy các nội dung trên tôi thấy
kết quả khả quan hơn nhiều so với các năm trước.
Cùng một đề kiểm tra 15 phút về những kiến thức có liên quan thì kết quả
như sau:
Năm học 2008-2009: Khi chưa áp dụng phương pháp trên thì kết quả đạt
được
Giỏi khá Trung bình Yếu Kém
4,4% 25,8% 45,2% 21,8% 2,8%
Năm học 2009-2010: Sau khi áp dụng đổi mới phương pháp trên thì kết quả
đạt được
Giỏi khá Trung bình Yếu Kém

23,8% 40,5% 33,4% 2,3% 0%
- Với cách dạy trên tôi thấy đa số học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu, học sinh
được hoạt động nhóm nhiều hơn và yêu thích môn học hơn
- Rèn được cho học sinh tác phong học tập, phương pháp học tập, đặc biệt
học sinh có thể tự mình rút ra kiến thức mới mà không phải do sự áp đặt
nhiều của người dạy.
2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ tiết dạy trên
- Trước khi giảng dạy giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài học, đặc biệt là những
bài khó, những nội dung khó hiểu để tìm ra một phương án tối ưu sao cho
học sinh dễ học, dẽ hiểu và đạt hiệu quả cao.
- Khi lên lớp giáo viên cần kết hợp nhiều phương án nhiều cách thức truyền
đạt kiến thức nhằm tạo sự say mê ham học của người học.
- Trong quá trình dạy cần kết hợp nhiều loại câu hỏi áp dụng cho cả ba đối
tượng khá, trung bình, yếu để kích thích sự say mê môn học của học sinh.
Các câu hỏi giáo viên đưa ra phải rõ ràng, dễ hiểu, sát với bài học và có tính
thực tiễn. Nếu câu hỏi khó thì giáo viên có thể gợi mở cho học sinh.
3. Ý kiến đề xuất
- Nhà trường và các ban ngành liên quan càn trang bị bổ sung thêm các thiết
bị dạy học phù hợp, kịp thời để nâng cao chất lượng trong dạy học.
- Tăng cường bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ nghiệp vụ sư
phạm, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Trên đây là một vài sáng kiến nhỏ, một vài kinh nghiệm nhỏ mang
tính chủ quan của cá nhân tôi. Những sáng kiến đó với tôi cũng ít nhiều
  
Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ BÝch HuyÒn GV Trêng THCS DiÔn th¸p
==========================================================
14
Mét vµi kinh nghiÖm khi d¹y bµi dung dÞch m«n hãa 8
===========================================
mang lại hiệu quả trong giảng dạy. Tuy nhiên những kinh ngiệm đó có thể

chưa hợp lý mong đồng nghiệp bổ cứu để phương pháp giảng dạy của tôi
ngày một hoàn thiện hơn.
Xin Chân thành cảm ơn!
Diễn tháp tháng 5 năm 2010

Người viết:


Nguyễn Thị Bích Huyền
  
Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ BÝch HuyÒn GV Trêng THCS DiÔn th¸p
==========================================================
15

×