Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.09 KB, 44 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KINH TẾ
CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC VIỆT NAM
GIA NHẬP WTO
Nhóm 11: Trần Duy Hưng
Hoàng Thị Diệu Linh
Lê Thị Thu Trang
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Kim Ngọc
Hà Nội, 1/2014

MỤC LỤC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 1
ĐẠI HỌC KINH TẾ 1
CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC 1
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 1
Nhóm 11: Trần Duy Hưng 1
Lê Thị Thu Trang 1
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Kim Ngọc 1
Hà Nội, 1/2014 1
BẢNG CHÚ GIẢI CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1
DANH MỤC CÁC BẢNG 2
DANH MỤC CÁC HÌNH 3
LỜI MỞ ĐẦU 4
Chương 1 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 1
Chương 2 8
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 8
2.3.2.Tác động của WTO tới đầu tư nước ngoài 22
2.3.3.Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 25
Chương 3 27


ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 27
KẾT LUẬN 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
BẢNG CHÚ GIẢI CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt
1 ASEAN
The Association of
Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
2 BTA Bilateral Trade Agreement
Hiệp định Thương mại song
phương
3 CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
4 CNXD Công nghiệp - Xây dựng
5 DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
6 DSB Dispute Settlement Body Cơ quan giải quyết tranh chấp
1
7 ĐTNN Đầu tư nước ngoài
8 ĐTRNN Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
9 EU European Union Liên minh Châu Âu
10 FDI Foreign Direct Investment
Vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài
11 FTA Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do
12 GATS
General Agreement on
Trade in Services
Hiệp định chung về Thương
mại Dịch vụ

13 GATT
General Agreement on
Tariffs and Trade
Hiệp định chung về Thương
mại và Thuế quan
14 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước
15 GPA
Government Procurement
Agreement
Hiệp định mua sắm chính phủ
của WTO
16 GTGT Giá trị gia tăng
17 HNKTQT Hội nhập Kinh tế Quốc tế
18 ITA
Information Technology
Agreement
Hiệp định Công nghệ thông
tin
19 MFN
Most-favoured-nation
treatment Nguyên tắc Tối huệ quốc
20 NLT
Nông nghiệp - Lâm nghiệp -
Thủy sản
21 NSLĐ Năng suất lao động
22 SHTT Sở hữu trí tuệ
23 TM Thương mại
24 TMTD
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng

25 TRIM
Trade-Related Investment
Measures
Các biện pháp đầu tư liên
quan tới thương mại
26 TRIPS
(Trade Related Aspects of
Intellectual Property Rights
Hiệp định về các khía cạnh
liên quan tới thương mại của
quyền sở hữu trí tuệ
27 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
28 XK/NK Xuất khẩu/Nhập khẩu
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng 2.1:
Thứ hạng xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam trên toàn
thế giới theo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới
giai đoạn 2003 - 2012
16
Bảng 2.2:
Cơ cấu trị giá xuất khẩu hàng hoá theo bảng phân loại tiêu
chuẩn ngoại thương (%) Error: Reference source not found
18
Bảng 2.3: Cơ cấu trị giá nhập khẩu hàng hoá theo 19
Bảng 2.4:
Cơ cấu mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế (%)
20
2

Bảng 2.5:
Cơ cấu mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng theo giá thực tế phân theo ngành kinh doanh (%)
21
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu Tên hình Trang
Hình 2.1: Tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2002 – 2012 (%) 9
Hình 2.2:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2007 – 2013 (%)
Error: Reference source not found
13
Hình 2.3:
Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại
hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2001-2012
14
Hình 2.4:
Thống kê xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 5
năm trước và sau khi gia nhập WTO
20
Hình 2.5:
Tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2001 -
2011
21
Hình 2.6: Tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội 24
Hình 2.7:
Biểu đồi tổng quan FDI tại Việt Nam giai đoạn 1991 –
2013
24
3
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của chuyên đề
Sau 12 năm nộp đơn và đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã trở thành
thành viên chính thứ thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới. Việc gia nhập
WTO mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội nhưng cũng rất nhiều thách thức. Gia
nhập WTO, Việt Nam chính thức đặt chân vào sân chơi thương mại quốc tế lớn
nhất thế giới. Điều này ảnh hưởng vô cùng lớn tới nền kinh tế Việt Nam nói riêng
và vị thế của Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế nói chung. Chính vì
vậy, việc nghiên cứu và phân tích tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO là vô
cùng cần thiết và có ý nghĩa khoa học quan trọng. Chuyên đề “Tác động của việc
Việt Nam gia nhập WTO” sẽ trình bày những phân tích về tác động tới nền kinh tế
Việt Nam sau khi gia nhập WTO.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan tới đề tài Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO, trong và
ngoài nước đã có nhiều công trình nghiên cứu. Tiêu biểu là một số công trình
nghiên cứu sau:
- Bộ Công thương (2004), Tài liệu bồi dưỡng “Kiến thức cơ bản về hội nhập
kinh tế quốc tế”, Hà Nội. Trong cuốn sách này, nhóm tác giả đã trình bày những
kiến thức cơ bản và cần thiết nhất về toàn cầu hóa kinh tế, Nghị quyết của Bộ Chính
trị về hội nhập kinh tế quốc tế, về các tổ chức kinh tế quốc tế, các biện pháp phi
thuế quan trong thương mại và chiến lược xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn
2001 - 2010.
- Bộ Công thương - Ủy ban Châu Âu, Dự án hỗ trợ chính sách thương mại đa
biên giai đoạn II (2008), Báo cáo cuối cùng “Đánh giá hoạt động tổng thể khi Việt
Nam trở thành thành viên của WTO đến thay đổi xuất nhập khẩu và thể chế”, Hà
Nội. Báo cáo tập trung đánh giá tác động về cải cách thể chế và thương mại mà Việt
Nam đã thực hiện trong quá trình gia nhập WTO, tập trung vào các vấn đề chính
sau: các chính sách kinh tế vĩ mô, hoạt động ngoại thương, ngành nông nghiệp và
công nghiệp, môi trường kinh doanh và đầu tư nước ngoài, và xã hội.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Báo cáo tóm tắt “Đánh giá tổng thể tình
hình kinh tế - xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO”, Hà Nội. Báo cáo đánh

giá, tổng kết những chuyển biến về KTXH Việt Nam từ khi gia nhập WTO năm
2007 đến 2011 trên các khía cạnh kinh tế (tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư,
4
phát triển vùng), ổn định kinh tếvĩ mô (lạm phát, tỷ giá, cán cân thanh toán, thị
trường tài chính, ngân sách nhà nước), xã hội (việc làm, an sinh xã hội, đói nghèo),
giáo dục, y tế, môi trường và thể chế. Trên cơ sở đó, Báo cáo đưa ra các khuyến
nghị chính sách để phát huy tối đa các cơ hội, giảm thiểu các tác động không mong
muốn trong khi nền kinh tế hội nhập sâu rộng hơn; hoàn thành tốt các mục tiêu của
Chiến lược phát triển KTXH 2011-2020 và Kế hoạch phát triển KTXH 2011-2015.
- Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (2013), Báo cáo của Ban Thư ký
“Đánh giá chính sách thương mại – Việt Nam”. Báo cáo tập trung đánh giá về môi
trường kinh tế, khung chính sách thương mại, xây dựng chính sách thương mại, xây
dựng chính sách ngành và triển vọng cho Việt Nam.
- TS. Đào Ngọc Tiến (2013), Bài viết “Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Việt
Nam sau khi gia nhập WTO”, Đại học Ngoại Thương, Hà Nội. Bài viết tập trung
phân tích hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập WTO, sử dụng
các chỉ tiêu định lượng như chỉ số Hirschamn, cán cân thương mại chuẩn hóa, hệ số
RCA… để đánh giá hoạt động xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2011.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: phân tích tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO,
trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt
Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu: chuyên đề có cần làm rõ những điểm sau:
- Khái quát lý thuyết chung về WTO và quá trình Việt Nam đàm phán gia
nhập và thực hiện các cam kết WTO.
- Phân tích tác động của việc gia nhập WTO tới nền kinh tế Việt Nam
- Đánh giá cơ hội, thách thức và triển vọng của Việt Nam khi gia nhập WTO
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO.
Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: tập trung vào 3 khía cạnh kinh tế bao gồm: tăng trưởng kinh tế,
thương mại, đầu tư.
- Thời gian: từ năm 2007 đến nay, đây là giai đoạn Việt Nam đã gia nhập
WTO và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp để phân tích làm rõ tác động, động thời sử
dụng phương pháp thống kế học để xử lý số liệu.
5
6. Đóng góp khoa học của chuyên đề
Chuyên đề hệ thống hóa những lý luận chung về WTO và quá trình Việt
Nam đàm phán gia nhập và thực hiện các cam kết WTO.
- Phân tích làm rõ tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO tới nền kinh tế
Việt Nam.
- Đưa ra một số giải pháp khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực sản xuất, xuất
khẩu của Việt Nam, thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư của Việt Nam.
7. Kết cấu chuyên đề
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Chuyên đề có kết cấu 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về việc Việt Nam gia nhập WTO
Chương 2: Phân tích tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO
Chương 3: Đánh giá tác động sau khi Việt Nam gia nhập WTO và một số
giải pháp khuyến nghị
6
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
1.1. Đôi nét cơ bản về WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới
WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade
Organization). Tổ chức này được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995 với mục
tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.

Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp
định chung về Thương mại và Thuế quan - GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại
hàng hoá) và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh
vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư).
Các thành viên trong WTO
Tính đến ngày 01/01/2010, tổ chức này có 153 thành viên. Thành viên của
WTO là các quốc gia (ví dụ Hoa Kỳ, Việt Nam…) hoặc các vùng lãnh thổ tự trị về
quan hệ ngoại thương (ví dụ EU, Đài Loan, Hồng Kông…).
Nhiệm vụ của WTO
WTO được thành lập với 04 nhiệm vụ chủ yếu:
• Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn
khổ WTO (và cả những cam kết trong tương lai, nếu có);
• Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp định,
cam kết mới về tự do hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại;
• Giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO;
• Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên.
Cơ cấu tổ chức WTO
Cơ cấu tổ chức của WTO bao gồm (theo thứ tự thẩm quyền từ cao xuống thấp):
• Hội nghị Bộ trưởng: Bao gồm các Bộ trưởng thương mại – kinh tế đại diện
cho tất cả các nước thành viên; Họp 2 năm 1 lần để quyết định các vấn đề quan
trọng của WTO;
• Đại hội đồng: Bao gồm đại diện tất cả các thành viên; thực hiện chức năng
của Hội nghị Bộ trưởng trong khoảng giữa hai kỳ hội nghị của cơ quan này; Đại hội
đồng cũng đóng vai trò là Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) và Cơ quan rà
soát các chính sách thương mại;
• Các Hội đồng Thương mại Hàng hoá, Thương mại dịch vụ, Các vấn đề Sở
hữu trí tuệ liên quan đến Thương mại; Các Uỷ ban, Nhóm công tác: Là các cơ quan
1
được thành lập để hỗ trợ hoạt động của Đại hội đồng trong từng lĩnh vực; tất cả các
thành viên WTO đều có thể cử đại diện tham gia các cơ quan này;

• Ban Thư ký: Ban Thư ký bao gồm Tổng Giám đốc WTO, 03 Phó Tổng
Giám đốc và các Vụ, Ban giúp việc với khoảng 500 nhân viên, làm việc độc lập
không phụ thuộc vào bất kỳ chính phủ nào.
Quá trình thông qua quyết định trong WTO
Về cơ bản, các quyết định trong WTO được thông qua bằng cơ chế đồng
thuận. Có nghĩa là chỉ khi không một nước nào bỏ phiếu chống thì một quyết định
hay quy định mới được xem là “được thông qua”.
Do đó hầu hết các quy định, nguyên tắc hay luật lệ trong WTO đều là “hợp
đồng” giữa các thành viên, tức là họ tự nguyện chấp thuận chứ không phải bị áp đặt;
và WTO không phải là một thiết chế đứng trên các quốc gia thành viên.
Tuy nhiên, trong các trường hợp sau quyết định của WTO được thông qua
theo các cơ chế bỏ phiếu đặc biệt (không áp dụng nguyên tắc đồng thuận):
• Giải thích các điều khoản của các Hiệp định: Được thông qua nếu có 3/4 số
phiếu ủng hộ;
• Dừng tạm thời nghĩa vụ WTO cho một thành viên: Được thông qua nếu
có 3/4 số phiếuủng hộ;
• Sửa đổi các Hiệp định (trừ việc sửa đổi các điều khoản về quy chế tối huệ
quốc trong GATT, GATS và TRIPS): Được thông qua nếu có 2/3 số phiếu ủng hộ.
1.2. Tóm tắt quá trình Việt Nam gia nhập WTO
Tháng 1/1995: Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO. Ban Công tác xem xét
việc gia nhập của Việt Nam được thành lập với Chủ tịch là ông Eirik Glenne, Đại
sứ Na Uy tại WTO (riêng từ 1998–2004, Chủ tịch là ông Seung Ho, Hàn Quốc).
Tháng 8/1996: Việt Nam nộp “Bị vong lục về chính sách thương mại”.
(1)

1998 - 2000: Tiến hành 4 phiên họp đa phương với Ban Công tác về Minh
bạch hóa các chính sách thương mại vào tháng 7-1998, 12-1998, 7-1999, và 11-
2000. Kết thúc 4 phiên họp, Ban công tác của WTO đã công nhận Việt Nam cơ bản
kết thúc quá trình minh bạch hóa chính sách và chuyển sang giai đoạn đàm phán mở
cửa thị trường.

2
1
1996: Bắt đầu đàm phán Hiệp định Thương mại song phương với Hoa kỳ (BTA).
2
Tháng 07/2000:Việt Nam ký kết chính thức BTA với Hoa Kỳ. Tháng 12/2002 BTA có hiệu
lực.
2
Tháng 4/2002: Tiến hành phiên họp đa phương thứ 5 với Ban Công tác. Việt
Nam đưa ra Bản chào đầu tiên về hàng hóa và dịch vụ. Bắt đầu tiến hành đàm phán
song phương.
2002 – 2006: Đàm phán song phương với một số thành viên có yêu cầu đàm
phán, với 2 mốc quan trọng:
Tháng 10/2004: Kết thúc đàm phán song phương với EU - đối tác lớn nhất
Tháng 5/2006: Kết thúc đàm phán song phương với Hoa Kỳ - đối tác cuối
cùng trong 28 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương.
Ngày 26/10/2006: Kết thúc phiên đàm phán đa phương cuối cùng, Ban Công
tác chính thức thông qua toàn bộ hồ sơ gia nhập WTO của Việt Nam. Tổng cộng đã
có 14 phiên họp đa phương từ tháng 7-1998 đến tháng 10-2006.
Ngày 7/11/2006: WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng tại
Geneva để chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO. Ngày 7/11/2006, Bộ trưởng
Thương mại Trương Đình Tuyển và Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) Pascal Lamy đã ký vào Nghị định thư gia nhập của Việt Nam kết thúc 11
năm tiến hành hàng loạt các cuộc đàm phán song phương, đa phương và tham vấn
kể từ khi đệ đơn gia nhập vào năm 1995.
Ngày 11/01/2007: WTO nhận được được quyết định phê chuẩn chính thức
của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Kể từ đây, Việt Nam trở thành thành viên
đầy đủ của WTO.
1.3. Tóm lược các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO
Cam kết thuế quan
Khi gia nhập WTO,Việt Nam đã cam kết ràng buộc toàn bộ biểu thuế đối với

toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu hiện hành, gồm khoảng 10.600 dòng thuế. Thuế suất
cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức bình quân hiện hành
(thuế suất MFN năm 2005) của biểu thuế (từ17,4% xuống còn 13,4%). Thời gian
thực hiện sau 5 - 7 năm. Trong toàn bộ Biểu cam kết, Việt Nam sẽ thực hiện cắt
giảm thuế đối với khoảng 3.800 dòng thuế, ràng buộc ở mức thuế suất hiện hành
với khoảng 3.700 dòng thuế, ràng buộc theo mức thuế trần - cao hơn mức thuế suất
hiện hành với 3.170 dòng thuế, chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu,
kim loại, hóa chất, phương tiện vận tải. Một số mặt hàng đang có thuế suất cao (trên
30%) sẽ được cắt giảm thuế ngay khi gia nhập. Những nhóm mặt hàng có cam kết
cắt giảm thuế nhiều nhất gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo
khác, máy móc thiết bị điện - điện tử.
3
Trong lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết bình quân là 25,2% vào thời điểm
gia nhập và 21% sẽ là mức cắt giảm cuối cùng. So sánh với mức thuế MFN bình
quân đối với lĩnh vực nông nghiệp trước khi gia nhập là 23,5% thì mức cắt giảm là
10%. Ta bảo lưu áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng là trứng, đường,
lá thuốc lá và muối. Đối với 4 mặt hàng này, thuế suất trong hạn ngạch tương
đương mức MFN hiện hành (trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 50 - 60%, lá
thuốc lá 30%, muối ăn 30%), thấp hơn nhiều so với thuế suất ngoài hạn ngạch.
Trong lĩnh vực công nghiệp, mức cam kết bình quân vào thời điểm gia nhập
là 16,1% và mức cắt giảm cuối cùng là 12,6%. Nếu so với mức thuế MFN bình
quân trước thời điểm gia nhập là 16,6% thì mức cắt giảm sẽ tương đương 23,9%.
Việt Nam cũng cam kết tham gia một số Hiệp định tự do hóa theo ngành.
Những ngành mà Việt Nam tham gia đầy đủ là sản phẩm công nghệ thông tin
(ITA), dệt may và thiết bị y tế. Các ngành mà Việt Nam tham gia một phần là thiết
bịmáy bay, hóa chất và thiết bị xây dựng. Nội dung chính của việc tham gia các
Hiệp định tự do hóa theo ngành là ta cam kết cắt giảm thuế quan (phần lớn về 0%)
sau 3 - 5 năm.
Trong các Hiệp định trên, tham gia ITA là quan trọng nhất, theo đó khoảng
330 dòng thuế đối với các sản phẩm công nghệ thông tin sẽ được miễn thuế sau

3 - 5 năm. Do đó, các sản phẩm điện tử như máy tính, điện thoại di động, máy ghi
hình, máy ảnh kỹ thuật số, v.v sẽ đều có thuế suất 0%, thực hiện sau 3 - 5 năm, tối
đa là sau 7 năm. Việc tham gia Hiệp định dệt may (thực hiện đa phương hóa mức
thuế đã cam kết theo các Hiệp định dệt may với EU, Hoa Kỳ) cũng dẫn đến giảm
thuế đáng kể đối với các mặt hàng dệt may.
Các cam kết dịch vụ
Trong WTO, Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường 11ngành dịch vụ, tính
theo phân ngành là khoảng 110 trên tổng số 155 phân ngành theo bảng phân loại
dịch vụ của WTO. Nhìn chung, đối với các ngành dịch vụ cam kết mở cửa, Việt
Nam ít hạn chế trong cung ứng theo Mode1 và 2, đưa ra khá nhiều hạn chế trong
Mode 3 và hầu như chưa cam kết với Mode 4.
Duy nhất có dịch vụ xây dựng Việt Nam cam kết 100% số phân ngành. Các
ngành dịch vụ như Phân Phối, Tài chính, Thông tin liên lạc, Giáo dục và Môi
trường có số phân ngành cam kết khá cao. Các ngành có số phân ngành cam kết
thấp nhất là dịch vụ Giải trí, Văn hóa, thể Thao và Vận tải.
Các ngành/phân ngành dịch vụ chưa cam kết mở cửa bao gồm: dịch vụ thú y,
dịch vụ cho thuê máy móc và thiết bị khác (dịch vụ kinh doanh), dịch vụ ghi âm
(dịch vụ thông tin liên lạc); dịch vụ giáo dục phổ thông cơ sở.
4
So sánh cam kết WTO về dịch vụ với các cam kết về dịch vụ khác mà Việt
Nam đã ký kết cho thấy tại thời điểm gia nhập WTO, cam kết về dịch vụ trong
WTO nhìn chung có diện rộng hơn trong các FTA mà ta đã ký. Cho tới nay, về cơ
bản cam kết dịch vụ trong các FTA chưa vượt quá cam kết dịch vụ trong WTO;
riêng trong ASEAN, ta đưa ra cam kết rộng hơn cam kết WTO nhưng nội dung các
cam kết này không vượt quá thực tế mở cửa của ta.
Cam kết về quyền kinh doanh (quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu)
Khi gia nhập WTO, ta đã cam kết cho phép các doanh nghiệp có vốn ĐTNN
được quyền xuất khẩu đối với hầu hết các loại hàng hóa, riêng gạo chỉ được thực
hiện quyền này từ năm 2011vì lý do an ninh lương thực.
Về quyền nhập khẩu, cho tới nay ta đã cho phép các doanh nghiệp có vốn

ĐTNN được quyền nhập khẩu và bán lại cho người mua trong nước hầu hết các loại
hàng hóa. Cần lưu ý là quyền nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn ĐTNN không
gắn liền với quyền phân phối.
Các cam kết về đầu tư, mua sắm chính phủ
Mặc dù không có cam kết tổng thể về chính sách đầu tư, nhưng Việt Nam có
nghĩa vụ minh bạch hóa chính sách đầu tư/ kinh doanh. Việt Nam cũng bảo đảm áp
dụng các điều kiện và thủ tục cấp phép theo nguyên tắc không tạo ra rào cản độc lập
về tiếp cận thị trường.
Khi gia nhập WTO, ta đã cam kết loại bỏ các yêu cầu về tỷ lệ xuất khẩu, yêu
cầu phát triển nguyên liệu nội địa, v.v… (các biện pháp đầu tư liên quan tới thương
mại TRIM) đối với các dự án FDI.
Về mua sắm chính phủ, khi gia nhập WTO ta chỉ cam kết sẽ xem xét việc
tham gia Hiệp định mua sắm chính phủ của WTO (Hiệp định GPA) cũng như chưa
ký kết bất cứ FTA nào có nội dung về mua sắm chính phủ.
1.4. Tình hình thực hiện các cam kết của Việt Nam
Lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
Việt Nam đã thực hiện tốt các cam kết về cắt giảm thuếquan trong lĩnh vực
nông nghiệp. Cụ thể là có 60 nhóm hàng cắt giảm đúng hạn (chiếm 68%), đặc biệt
có 24 nhóm hàng cắt giảm mạnh hơn so với cam kết (tương đương với 27%), chỉ có
4 nhóm hàng cắt giảm chậm hơn so với cam kết.
Trong lĩnh vực lâm nghiệp, tính đến đầu năm 2012, trong số 22 nhóm hàng
thuộc lĩnh vực lâm nghiệp có tới 18 nhóm hàng cắt giảm đúng và nhanh hơn so với
cam kết (chiếm 81,8%), trong đó cắt giảm nhanh gồm 5 nhóm hàng và cắt giảm
đúng cam kết gồm 13 nhóm hàng; chỉ có 4 nhóm hàng (chiếm 18,2%) cắt giảm
chậm hơn so với cam kết.
5
Trong lĩnh vực thủy sản, theo lộ trình cắt giảm đã cam kết, đến năm 2012
(sau 5 năm gia nhập WTO) ngành thủy sản phải cắt giảm 157 dòng thuế. Việt Nam
đã thực hiện đúng với lộ trình cam kết với tất cả các nhóm hàng. Thậm chí, có một
số nhóm hàng Việt Nam còn cắt giảm nhanh hơn so với cam kết.

Lĩnh vực dịch vụ
Việt Nam đã thực hiện đẩy đủ và bám sát các cam kết WTO đối với các
ngành/phân ngành dịch vụ Việt Nam cam kết mở cửa nhanh nhất, không cần thời ký
quá độ. Cần lưu ý rằng các phân ngành dịch vụ này tuy có cam kết mức độ mở cửa
nhanh nhất nhưng trên thực tế, ngoại trừ phân ngành dịch vụ ngân hàng, các cam
kết mở cửa với các ngành/phân ngành dịch vụ chỉ tương đương với các quy định
hiện hành. Vì vậy các cam kết mở cửa ở mức độ cao với các ngành/phân ngành trên
có thể sẽ không gây ra những biến động lớn với thị trường dịch vụ nội địa.
Việt Nam cũng đã thực hiện đầy đủ và bám sát cam kết WTO đối với các
ngành/phân ngành dịch vụ cam kết mở cửa nhanh nhưng cần thời kỳ quá độ. Việt
Nam đã thực hiện tốt các cam kết liên quan đến MFN, minh bạch hóa. Tuy nhiên,
Việt Nam cần rà soát thêm các quy định và văn bản pháp lý liên quan đến Mode 4
và Mode 3, đặc biệt là các quy định về văn phòng đại diện, chi nhánh để có những
sửa đổi cho phù hợp với các cam kết WTO.
Trong quá trình cải cách khung pháp lý để phù hợp với cam kết WTO về
dịch vụ, Việt Nam gặp khá nhiều các khó khăn và vướng mắc vể rà soát và sửa đổi
chính sách, chất lượng của khung pháp lý, việc hiểu về nội hàm, nội dung của cam
kết. Quá trình thực hiện các văn bản chính sách và cam kết đã ban hành cũng nảy
sinh nhiều khó khăn, vướng mắc về tính minh bạch và trách nhiệm của cơ quan
hành chính, việc truyền tải chính sách thay đổi đến cộng đồng, tuân thủ và thực thi
chính sách.
Lĩnh vực đầu tư
Trong những năm qua, việc hoàn thiện các thể chế, chính sách về đầu tư của
nước ta bên cạnh việc thực hiện mục tiêu huy động và sử dụng có hiệu quả các
nguồn vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế, đã luôn chú trọng đến việc thực hiện
các cam kết WTO.
Đặc biệt, vào tháng 12/2005, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư và Luật
Doanh nghiệp áp dụng thống nhất cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế. Các quy định cụ thể về đầu tư và kinh doanh cũng được ban
hành, sửa đổi, bổ sung để phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế. Vào tháng

6/2009, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật liên
quan đến đầu tư xây dựng cơ bản.
6
Việc thực hiện cam kết về cơ bản không dẫn đến sự thay đổi hay xáo trộn lớn
đối với hệ thống chính sách, pháp luật hiện hành của Việt Nam. Mặt khác, nhiều
văn bản pháp luật về điều kiện đầu tư/kinh doanh đã được chủ động xem xét, điều
chỉnh cho phù hợp với các cam kết ngay trong quá trình đàm phán gia nhập WTO
cũng như các hiệp định đa phương và song phương.
Nhìn chung, Việt Nam đã nghiêm túc thực hiện các cam kết hội nhập kinh
tếquốc tế song phương và đa phương liên quan đến đầu tư, trong đó có cam kết về
đầu tư với WTO, các cam kết về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia, cam kết
thực hiện các biện pháp bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư. Việt Nam
cũng được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong các quốc gia thực hiện tốt các
cam kết gia nhập WTO và các cam kết hội nhập khác.
Việc thực hiện các cam kết này cùng với những cải thiện tích cực trong hệ
thống pháp luật, chính sách ĐTNN trong thời gian qua là những nhân tố quan trọng
góp phần củng cố lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài về sức hấp dẫn và cạnh tranh
của môi trường đầu tư Việt Nam, mở ra các cơ hội để thu hút ĐTNN.
7
1.4.1.
Chương 2
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
2.1.Tác động tới tăng trưởng kinh tế
2.1.1. Đánh giá chung
Tăng trưởng GDP trong 5 năm 2007 – 2011 sau khi Việt Nam gia nhập WTO
chỉ đạt 6,5%/năm, không đạt mục tiêu kế hoạch 7,5 – 8%, thấp hơn 5 năm 2002 –
2006 (7,8%) và giai đoạn khủng hoảng tài chính Đông Á 1996 – 2000 (7,0%),
nhưng vẫn tương đối cao so với nhiều nước trên thế giới trong bối cảnh khủng
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Trong giai đoạn 2007 đến giữa 2008, các chỉ tiêu kinh tế đạt ở mức cao, tăng

trưởng GDP năm 2007 đạt 8,5%, cao nhất so với 10 năm trước đó. Đó là nhờ các
yếu tố bên ngoài thuận lợi (kinh tế thế giới tăng trưởng cao, giá hàng hóa thấp, vốn
đầu tư rẻ và dồi dào, các rào cản thương mại tại các nước bạn hàng giảm nhờ
HNKTQT) và các yếu tố tích cực trong nước (môi trường kinh doanh được cải thiện
mạnh mẽ (ở mức độ nhất định nhờ thực thi các cam kết Hội nhập), môi trường
chính trị ổn định, tâm lý phấn khởi và kỳ vọng của các nhà đầu tư).
Tuy nhiên từ giữa năm 2008 đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại và
thấp hơn nhiều so với 5 năm trước khi gia nhập WTO (2008 – 2011 bình quân
6,1%/năm, năm 2009 chỉ đạt 5,3%), do 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng theo 2 chiều trái
ngược nhau.
Nhóm yếu tố không thuận lợi gồm: giá nguyên, nhiên liệu trên thế giới tăng
cao (trừ 2009), tác động tiêu cực của các cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái
kinh tế toàn cầu (kinh tế các nước bạn hàng chính suy thoái, luồng vốn FDI giảm
mạnh) thông qua một số kênh liên quan đến Hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT)
như giá cả, thương mại và đầu tư tác động vào nước ta nhanh và mạnh hơn; một số
yếu kém và hạn chế trong nội tại nền kinh tế bộc lộ rõ nét hơn.
Nhóm yếu tố thuận lợi bao gồm: giá nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam tăng cao, thị trường xuất khẩu mở rộng hơn nhờ HNKTQT. Trong 2
nhóm tác động trên, tác động tiêu cực có mức độ ảnh hưởng lớn hơn, lại được
truyền dẫn nhanh hơn vào nền kinh tế do mở cửa.
8
Hình 2.1. Tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2002 – 2012 (%)
Nguồn: Tổng hợp số liệu của Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thống kê
Một yếu tố quan trọng tương tác mạnh mẽ với các yếu tố tích cực và tiêu cực
bên trong và bên ngoài nền kinh tế là chính sách của Chính phủ trước và sau khi gia
nhập WTO. Trước hết, các chính sách thúc đẩy tăng trưởng cao từ giữa năm 1999
đến trước khi gia nhập WTO dựa vào mở rộng đầu tư với hiệu quả không cao ở mức
độ nhất định đã tạo sức ép lên ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn sau đó. Thêm
vào đó, những diễn biến không thuận lợi của tình hình kinh tế thế giới đã không
được lường hết trong kế hoạch 5 năm 2006 – 2010.

Điều không kém phần quan trọng là việc thiếu kinh nghiệm và năng lực hấp
thu, trung hòa hóa dòng vốn FDI tăng đội biến trong năm 2007; các lúng túng và
không nhất quán giữa chính sách tài khóa và tiền tệ để xử lý các bất ổn kinh tế vĩ
mô giai đoạn 2008 – 2010 làm giảm tác dụng của từng chính sách; các biện pháp
chính sách thường bị chậm; chính sách vĩ mô thiếu lội trình nhất quán và kiên định
trong trung và dài hạn, thể hiện ở việc các chính sách của Chính phủ thường thay
đổi khá đột ngột giữa 2 thái cực: thắt chặt chính sách tài khóa - tiền tệ khi xuất hiện
áp lực lạm phát, bất ổn kinh tế vĩ mô; ngay khi lạm phát hạ nhiệt thì quay trở lại nới
lỏng chính sách để chống nguy cơ suy giảm kinh tế. Điều này khiến các chính sách
vừa thực thi không kịp phát huy tác dụng, gây ảnh hưởng nhất định đến lạm phát và
tăng trường.
9
Từ đầu năm 2011 đến nay, Chính phủ đã kiên định với mục tiêu ổn định kinh
tế vĩ mô cùng với các biện pháp an sinh xã hội.
Tăng trưởng kinh tế trở lại trong năm 2010 (6,8%), nhưng lại giảm trong
năm 2011 (5,9%) và năm 2012 (5,0%), cho thấy mức độ phục hồi chưa vững chắc
do nền kinh tế thế giới còn phải đối mặt với nhiều thách thức mới, còn những khó
khăn nội tại của kinh tế Việt Nam vẫn chưa được khắc phục một cách triệt để. Ảnh
hưởng tích cực và đáng kể của HNKTQT như đã mong đợi ngay trước khi gia nhập
WTO không nhiều. Tuy nhiên, nếu không có HNKTQT, tăng trưởng kinh tế nước ta
sẽ thấp hơn.
Thực tế trong 5 năm qua cho thấy nhiều cơ hội cũng như vô vàn thách thức
từ quá trình HNKTQT đã xuất hiện và tồn tại đan xen nhau tác động mạnh mẽ lên
nền kinh tế Việt Nam, minh chứng cho tính đúng đắn của Nghị quyết số 08-NQ/TW
cũng như nhận định của nhiều nghiên cứu trước đây rằng HNKTQT một mặt sẽ tạo
ra nhiều cơ hội để phát triển kinh tế; mặt khác cũng làm nền kinh tế dễ tổn thương
hơn, những biến động bất lợi và bất ổn của nền kinh tế thế giới như luồng vốn đầu
tư, thị trường tài chính, thị trường đầu thô,v.v… sẽ tác động lên thị trường trong
nước nhanh hơn và mạnh hơn.
Nhìn lại thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á trong thập niên trước, khi

Việt Nam chưa mở cửa và hội nhập sâu rộng như hiện nay, tăng trưởng GDP bị sụt
giảm với mức độ sâu hơn từ 8,2% năm 1997 xuống 5,8% năm 1998 và 4,8% năm
1999. Đây là một minh chứng cho tác động tích cực của việc gia nhập WTO và
HNKTQT.
2.1.2. Đánh giá theo ngành
Nông, lâm nghiệp, thủy sản
Tăng trưởng bình quân khu vực nông – lâm nghiệp – thủy sản (NLT) trong 5
năm 2007 – 2011 là 3,4% hàng năm, vượt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 3 – 3,2%, nhưng
thấp hơn so với giai đoạn 5 năm trước khi gia nhập WTO 0,6 điểm %. Tuy nhiên,
tăng trưởng của khu vực này vẫn khá cao so với mặt bằng chung quốc tế.
Các yếu tố chính có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng NLT gồm: sản xuất
nông nghiệp được mùa; giá thế giới đối với các nông sản xuất khẩu chính của Việt
Nam tăng mạnh, trừ năm 2009. Cải thiện tiếp cận thị trường xuất khẩu nhờ hội nhập
cũng là 1 yếu tố, nhưng ảnh hưởng không nhiều do rào cản thương mại trước năm 2007
đối với hàng nông sản Việt Nam không cao và mức cắt giảm thuế quan không lớn.
10
Các yếu tố có ảnh hưởng bất lợi gồm: thời tiết, giá đầu vào của ngành tăng,
giá nông sản thế giới sụt giảm năm 2009
(3)
. Ngoài ra, bảo hộ thực tế đối với nhiều
nông sản giảm nhẹ cũng là một yếu tố, nhưng mức độ tác động không lớn. Đối với
một số ngành có khả năng cạnh tranh thấp (như thịt), việc đi trước lịch trình cam kết
đã gây tác động tiêu cực đến sản xuất trong nước.
Đáng chú ý là một số ngành như chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, có tác động
lan tỏa lớn trong nền kinh tế nhưng lại không đòi hỏi nhập khẩu nhiều đầu vào. Nếu
phát triển các ngành này sẽ tạo động lực kích thích sự phát triển một số ngành khác,
gây ra tác động tích cực cho cả nền kinh tế. Tuy nhiên, các ngành này hiện chưa
nhận được sự hỗ trợ thích đáng.
Đối với một số nông sản với năng lực cạnh tranh yếu như bông, dâu tằm,
một số sản phẩm rau quả nhiệt đới, các loại đậu đỗ, tuy vẫn được Nhà nước bảo hộ

ở mức cao, đã và đang bộc lộ những mặt yếu kém, tỏ ra khó khăn, không phát triển
được. Trong khi đó, một bộ pận người sản xuât, doanh nghiệp chưa kịp chuẩn bị,
điều chỉnh và thích ứng với tình hình này.
Công nghiệp – xây dựng (CNXD)
CNXD ảnh hưởng lớn nhất đến tăng trưởng GDP toàn nền kinh tế vì đây là
khu vực lớn nhất (tạo ra trên 40% giá trị GDP), đồng thời thường có tốc độ tăng
trưởng cao nhất trong nền kinh tế. Trong giai đoạn 2007 – 2011, tăng trưởng bình
quân hàng năm của khu vực này là 7,0%, thấp hơn nhiều so với mức 10,2%/năm giai
đoạn 2002 – 2006, không đạt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 là 9,5% - 10,2%.
Trừ năm 2007 là năm CNXD có tốc độ tăng trưởng cao, các năm từ 2008 đến
nay tốc độ tăng trưởng sụt giảm mạnh so với 5 năm trước khi Việt Nam gia nhập
WTO, và thậm chí thấp nhất kể từ năm 1991 đến nay. Nếu nguyên nhân làm CNXD
tăng trưởng thấp trong năm 2008 và 2011 là khai khoáng và xây dựng tăng trưởng
âm, thì trong năm 2009 là tăng trưởng thấp trong ngành chế biến, chế tạo. Giai đoạn
2010 – 2011, ngành công nghiệp chế biến đã phục hồi trở lại, nhưng vẫn còn thấp so
với những năm trước đó và chưa vững chắc. Nhiều sản phẩm có chỉ số tồn kho cao.
Dịch vụ
Mặc dù tình hình kinh tế khó khăn, khu vực dịch vụ đã đạt được những thành
tựu đáng chú ý. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong giai đoạn 5 năm sau
khi Việt Nam gia nhập WTO tăng nhẹ so với giai đoạn 5 năm trước khi gia nhập
3
Điều này ảnh hưởng đến tăng trưởng NLT năm 2009 giảm thấp kỷ lục, chỉ còn 1,8%, mức thấp nhất kể từ
năm 1991.
11
(6,5% so với 7,4%). Tuy nhiên, khu vực này vẫn chưa đạt được mục tiêu tăng
trưởng theo kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 là 7,7% - 8,2%.
Trong thời kỳ ngay trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO (2005 – 2007),
tình hình kinh tế thế giới và trong nước thuận lợi, tăng trưởng khu vực dịch vụ tăng
tốc, đạt bình quân 8,5%/năm. Nhưng trong thời kỳ 2008 – 2011, khu vực này đã
tăng trưởng chậm lại.

Trong giai đoạn 5 năm sau khi gia nhập WTO, tốc độ tăng trưởng bình quân
của các ngành dịch vụ chủ chốt (chiếm tỷ trọng lớn trong ngành dịch vụ hoặc có ý
nghĩa quan trọng đối với chất lượng phát triển của nền kinh tế) như thương mại,
khách sạn – nhà hàng, tài chính – tín dụng, giáo dục – đào tạo, vận tải – bưu điện –
du lịch vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá (cao hơn tốc độ tăng trưởng bình
quân của toàn ngành dịch vụ), nhưng không ổn định. Điều đáng ngại là 2 ngành
quan trọng tạo nên tiền đề cho việc nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh của
nền kinh tế là chuyên môn – khoa học – công nghệ và hoạt động hành chính – dịch
vụ hỗ trợ lại có mức tăng trưởng thấp nhất trong khu vực dịch vụ giai đoạn
2007 – 2011 (4,2% và 4,8%). (Phụ lục 1).
Nhiều ngành dịch vụ tăng trưởng chậm lại so với trước khi gia nhập WTO.
Ngành kinh doanh bất động sản và dịch vụ tư vấn trở nên sa sút từ năm 2008 cho
đến năm 2011, tăng trưởng rơi xuống điểm đáy trong thời kỳ 5 năm hậu WTO vào
năm 2011 (1,8%) do tình hình trì trệ của thị trường bất động sản. Ngành dịch vụ
khách sạn nhà hàng cũng tăng trưởng chậm lại so với thời kỳ ngay trước khi gia
nhập WTO, rơi xuống điểm đáy vào năm 2009 (2,3%). Điều này là hệ quả của tình
hình kinh tế khó khăn, thu nhập người dân tăng chậm và sự đi xuống của các ngành
tạo “cầu” đối với dịch vụ khách sạn nhà hàng như du lịch.
Ngành vận tải – bưu điện – du lịch sau một thời kỳ bùng nổ (2006 – 2008) đã
phatr triển chậm lại kể từ năm 2009. Nguyên nhân chính là do ngành vận tải giảm
sút trước tình hình sản xuất trong nước khó khăn, giá xăng dầu tăng cao, hoạt động
vận tải biển cũng gặp khó khăn do thương mại thế giới giảm mạnh và do việc cơ
cấu lại các tập đoàn vận tải lớn như VINASHIN và VINALINES.
Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho năng suất lao động
(NSLĐ) của ngành dịch vụ chưa cao là tính chuyên nghiệp của lao động trong
ngành dịch vụ còn thấp. Ngoài ra, trong nền kinh tế còn tồn tại khu vực dịch vụ phi
chính thức, nhất là trong thương mại, với NSLĐ rất thấp.
12
Nhìn chung, khu vực dịch vụ trong nước chịu sức ép cạnh tranh mạnh hơn kể
từ sau khi gia nhập WTO, song đây là sức ép tích cực, có tác dụng thúc đẩy nâng

cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của xã hội. Việc thực hiện các cam
kết WTO trong hơn 5 năm qua không tạo ra sức ép cạnh tranh quá lớn đối với khu
vực dịch vụ, mà chủ yếu là do tình hình kinh tế trong nước và thế giới khó khăn.
Đây là điều mà Việt Nam chưa lường hết được trước khi bắt tay vào thực hiện các
cam kết WTO.
2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong hơn 5 năm sau khi gia nhập WTO, cơ cấu GDP chuyển dịch không rõ
nét và không theo xu hướng từ NLT sang CNXD và dịch vụ như đã đặt ra trong Kế
hoạch 2006 – 2010. Đến năm 2011, tỷ trọng khu vực NLT tăng 1,7 điểm phần trăm
so với năm 2007, trong khi đó 2 khu vực CNXD và dịch vụ đều giảm xuống tương
ứng là 1,2% và 0,5%. Chỉ tiêu kế hoạch NLT chiếm 15 – 16% GDP, CNXD 43 –
44% và dịch vụ 40 – 41% vào năm 2010 đã không đạt được.
Hình 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2007 – 2013 (%)
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Tổng cục Thống kê
Nguyên nhân của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế không như mong muốn
chủ yếu là do hai ngành CNXD và dịch vụ tăng trưởng thấp hơn kế hoạch.
13
2.2. Tác động đến thương mại
2.2.1. Xuất nhập khẩu
Đánh giá chung
Từ năm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, hoạt động xuất nhập khẩu
của Việt Nam có bước phát triển ngoạn mục.
Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa
của Việt Nam giai đoạn 2001-2012
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam nhìn chung tăng đều qua các năm.
Tuy nhiên từ năm 2001 đến 2006, con số này có tăng nhưng với tốc độ vừa phải.
Việc gia nhập WTO đã giúp kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng nhanh từ
48,6 tỷ USD năm 2007 lên đến 62,7 tỷ USD năm 2008. Tuy nhiên lạm phát cao năm
2008 và cuộc khủng hoảng tài chính thế giới từ giữa năm đã có tác động tiêu cực đến

kết quả xuất khẩu của Việt Nam. Hệ quả năm 2009, suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn
đến nhu cầu tiêu dùng của thế giới sụt giảm làm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
tăng trưởng âm (-8,9%). Mặc dù vậy, đến năm 2010, xuất khẩu của Việt Nam đã
phục hồi nhanh hơn dự báo và đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn nhịp tăng trung bình
15,1% của giai đoạn trước khi gia nhập WTO cũng như cao hơn mục tiêu 15% đề ra
trong Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trong thời kỳ này.
Đến năm 2012 xuất khẩu của Việt Nam đã đạt con số ấn tượng là 114,5 tỷ USD, đưa
kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 2 lần kể từ khi gia nhập WTO (năm 2007).
14
Tuy nhiên, thâm hụt cán cân thương mại trong những năm qua vẫn luôn là
một bài toán khó đối với ngoại thương Việt Nam. Xét về số tuyệt đối, thâm hụt cán
cân thương mại lên đến đỉnh điểm năm 2008 với con số 18 tỷ USD nhưng đang có
xu hướng giảm dần trong những năm tiếp theo. Chỉ số XK/NK tiến dần đến 1 và
cán cân TM chuẩn hóa
(4)
cũng đang tăng dần đến 0 chứng tỏ là cán cân thương mại
của Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể. Năm 2012 là năm đầu tiên cán cân thương
mại của Việt Nam đạt con số dương với 0,7 tỷ USD. Đây là tín hiệu đáng mừng đối
với hoạt động ngoại thương của Việt Nam.
Tính đến hết tháng 11/2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả
nước đạt 240,39 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2012; trong đó xuất khẩu
là 120,57 tỷ USD, tăng 15,7% và nhập khẩu là 119,81 tỷ USD, tăng 15,3%. Cán cân
thương mại hàng hoá 11 tháng/2013 thặng dư 762 triệu USD, gấp gần 3 lần mức
thặng dư của 11 tháng/2012. (Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Để thấy rõ sự thay đổi trong tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt
Nam trước và sau khi gia nhập WTO, số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan đã
ghi nhận tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2007 đã tăng
mạnh 31,3%, mức tăng về số tương đối cao nhất trong giai đoạn 2003-2012, tương
đương tăng 26,52 tỷ USD so với năm 2006.
Sau 6 năm là thành viên của WTO, thương mại hàng hóa của Việt Nam trong

năm 2012 đã đạt 228,31 tỷ USD, cao gấp hơn 2 lần so với kết quả thực hiện của
năm 2007. Trước đó xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã cán mốc 200
tỷ USD vào những ngày cuối cùng của năm 2011.
4
Cán cân thương mại chuẩn hóa (normalized trade balance): Chỉ tiêu này chỉ ra cán cân thương mại thâm hụt
hay thặng dư. Cán cân thương mại cân bằng khi chỉ số này bằng 0.
15
Hình 2.4. Thống kê xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam
5 năm trước và sau khi gia nhập WTO
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Sự phát triển về ngoại thương hàng hóa của Việt Nam không chỉ được thể
hiện bằng mức tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và còn được khẳng
định qua bảng xếp hạng về giao dịch thương mại hàng hóa của Việt Nam qua các
năm.
Theo xếp hạng của Tổ chức Thương mại Thế giới, thứ hạng của Việt Nam
xét theo kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong năm 2002 lần lượt ở vị trí
48 và 43 trên toàn thế giới. Tuy nhiên, cho đến năm 2012, cũng theo nguồn số liệu
của WTO thì thứ hạng xuất khẩu hàng hóa của nước ta đã được tăng 11 bậc và xếp
ở vị trí thứ 37 trong số các nước, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, trong khi nhập
khẩu của Việt Nam cũng được tăng 9 bậc và xếp ở vị trí thứ 34.
Bảng 2.1: Thứ hạng xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam trên toàn thế giới
theo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới giai đoạn 2003 - 2012
Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
XK 48 50 50 49 50 50 50 40 40 41 37
NK 43 42 44 44 44 41 42 36 34 33 34
16
Nguồn: www.wto.org
Thị trường xuất nhập khẩu
Xuất khẩu
Từ năm 2007, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang hầu hết các

thị trường đều tăng so với giai đoạn 2001 - 2006. Riêng với Hàn Quốc và Trung
Quốc, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân trong các năm 2007-2011 thậm chí
còn nhanh hơn đáng kể so với giai đoạn 2002 - 2006, cho thấy kết quả của ACFTA
và AKFTA. Theo thời gian, lợi ích từ việc tận dụng các cơ hội xuất khẩu theo
AFTA và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hoa Kỳ giảm tương đối nhanh so
với lợi ích từ các hiệp định tương đối mới hơn như ACFTA, AKFTA và VJEPA
(Phụ lục 2).
Xuất khẩu sang các thị trường chính chiếm tỷ trọng áp đảo trong xuất khẩu
của nước ta, bình quân đạt 84,9% cho giai đoạn 2001 - 2006 và 81,6% cho giai đoạn
2007 - 2011. Hàng xuất khẩu nước ta đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhập khẩu
của hầu hết các đối tác (trừ Hàn Quốc). Đáng lưu ý là trong giai đoạn 2006-2008,
Việt Nam thu được lợi ích ngày càng ít hơn từ xuất khẩu vào Trung Quốc, ngay cả
khi xuất khẩu vào thị trường này vẫn tăng (Phụ lục 2).
Tác động của việc gia nhập WTO cần được phân tích đồng thời với tác động
khi Việt Nam tham gia vào các tổ chức kinh tế của khu vực như AFTA và các hiệp
định song phương, đa phương như ACFTA, BTA, AKFTA. Những tác động tổng
thể này góp phần to lớn vào tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam
cả về số lượng và chất lượng.
Hình 2.5. Tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2001 - 2011
17

×