Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Để làm bài thi môn Lịch Sử đạt điểm cao ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.43 KB, 5 trang )


Để làm bài thi môn Lịch Sử
đạt điểm cao


Làm thế nào để thi môn Lịch Sử đạt điểm cao? Ôn thi như thế nào và
cách làm bài như thế nào? Sau đây là những lỗi thường mắc phải và các
điều bạn cần lưu ý.

Để học tốt môn Lịch Sử:
"Học để hiểu và nhớ bài".
Với môn lịch sử, mặc dù phải nhớ mốc lịch sử đó là năm tháng (có thể
bỏ qua ngày). Nhưng vấn đề là bạn phải hiểu sự kiện ấy có ý nghĩa như thế
nào chứ không phải trình bày các con số khô khan, vô nghĩa. Bởi các bạn sẽ
khó đạt được điểm cao nếu chỉ đưa ra con số, số liệu mà không có phân tích,
chứng minh.
Vì thế, các bạn nên chia từng thời kỳ ra để học và trong từng thời kỳ
phải định ra những sự kiện và hiểu nó chứ không chỉ thuộc lòng một cách
máy móc theo sách giáo khoa. Có nghĩa là bạn phải sắp xếp các kiến thức ấy
vào đúng nội dung, yêu cầu để trả lời câu hỏi đưa ra. (Các câu hỏi có thể là
về hoàn cảnh lịch sử, người mở chiến dịch, nội dung văn kiện, diễn biến như
thế nào, mục tiêu – ý nghĩa các lĩnh vực chính trị - xã hội ra sao…).
Tóm lại, để học tốt môn Lịch Sử, các bạn nên học theo trình tự chặt
chẽ từ chương, bài, mục trong sách giáo khoa. Không phải là quên gì học đó,
mà nên ôn tập có hệ thống để dễ dàng liên kết được các vấn đề.
Cách làm bài: cần làm nháp đề cương.
Trong quá trình làm bài không nên sa đà vào sự kiện mà phải nêu bật
được tính khái quát của vấn đề. Đó là các bạn cần phân tích đề bài, đề hỏi
điều gì thì trả lời cái đó. Vì thế, nên làm đề cương sơ lược trước khi bắt tay
vào viết để tạo ra trật tự, trình tự viết mạch lạc. Cách này sẽ giúp cho bạn
không bị mất ý lớn, không bỏ sót điều quan trọng hoặc nếu có mất, chỉ mất


những chi tiết nhỏ (mất điểm ít thôi).
Làm đề cương có nghĩa là nhằm vào nội dung chứ không phải là làm
văn (lập mở bài, thân bài, kết luận). Nháp được nội dung đề cương, bạn dễ
dàng viết được mở bài. Cứ làm bài đến hết nội dung, bạn sẽ đi đến được kết
luận. Môn Lịch Sử không cần quá chú trọng nhập đề, mở bài như môn Văn,
mà phải nhằm vào thân bài, vào nội dung, ăn điểm là nằm ở phần này.
Lỗi thường gặp của các bạn khi làm bài là: Không suy nghĩ kỹ câu hỏi
đã làm bài. Câu hỏi không đòi hỏi viết nhiều lại viết rất dài. Điều này là
không cần thiết. Không phải cứ viết dài là được điểm nhiều mà cách này sẽ
hao tốn rất nhiều thời gian làm bài. Ví dụ hỏi về vấn đề “thuận lợi” thì các
bạn không cần phải nêu nhiều về vấn đề “khó khăn” làm gì. Hoặc hỏi nội
dung về quyền dân tộc cơ bản trong Hiệp định Genever, Hiệp định Paris…
chẳng hạn, thì bạn chỉ trả lời cụ thể về quyền dân tộc trong hiệp định chứ
không trình bày toàn bộ hiệp định. Đây là lỗi phổ biến, do chủ quan với các
câu hỏi, đọc đại khái, viết theo ý mình dẫn đến việc thừa thiếu không cần
thiết trong bài làm. Tuy không bị trừ điểm nhưng bạn đã tự trừ điểm của
mình vào chỗ khác.
Ngoài ra, phải trả lời tất cả các câu hỏi, không chỉ làm một câu thật tốt
mà bỏ câu khác không làm. Bố trí thời gian cho từng câu: 180 phút là 10
điểm, trừ thời gian nháp 30 phút, vậy 1 điểm làm trong 15 phút. Chia theo tỷ
lệ điểm và tránh việc dành thời gian chỉ cho một vài câu. Câu nào dễ làm
trước, khó làm sau.
Về đề thi, cần lưu ý:

Theo nguyên tắc chung của Bộ, đề thi phải nằm trong chương trình
(chiếm 80 - 90% trong đề thi). Vì vậy, nên bám sát sách giáo khoa, không
nên đọc quá nhiều tài liệu và cũng không nên học tủ vì câu hỏi thường hay
lô -gíc với nhau.
Đế thi đại học ít khi hỏi vụn vặt, quá chi tiết. Do đó, không nên học
thuộc theo kiểu học vẹt, học quá chi tiết mà phải chọn lọc kiến thức, nắm

các sự kiện và mô tả, đánh giá, nhận xét được vấn đề. Sử dụng các câu hỏi
trong sách và tự mình trả lời, sau đó so sánh với đáp án. Tuyệt đối không
nhìn chép, nếu thấy còn nhiều thiếu sót, phải bổ khuyết và tự kiểm tra đánh
giá lại. (Mẹo học để hiểu và nhớ bài).
Những câu hỏi đã ra năm trước, có thể năm sau không lặp lại. Nhưng
nội dung vẫn có thể hỏi ở góc độ khác. Vì vậy, các bạn phải học kiến thức
toàn diện, có hệ thống, tuyệt nhiên không học tủ, học lệch. Một lưu ý nữa,
trong hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT, chương trình có thể giảm tải kiến
thức. Nhưng trong các kỳ thi tuyển sinh ĐH thì không giảm nên các bạn phải
phải học trọn chương trình. Tuy nhiên, môn Lịch Sử sẽ trở nên lý thú và dễ
học nếu bạn siêng một chút và học có hệ thống để nắm được các ý chính,
nắm được cái “khung”, cái “sườn” của nó.

×