Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Trang bị kỹ năng sống cho trẻ: Càng sớm càng tốt pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.9 KB, 4 trang )

Trang bị kỹ năng sống cho trẻ:
Càng sớm càng tốt




Ngày càng có nhiều cha mẹ đăng ký cho con theo học các lớp dạy kỹ
năng sống (KNS) với mong muốn con mình có thể tự xử lý tốt mọi tình
huống phức tạp trong cuộc sống hiện đại.
Có nhiều lý do khiến các bà mẹ tích cực đưa con đến những lớp dạy
KNS. Chị Thu Hồng, mẹ bé Trần Thanh Lan (học KNS tại Cung Thiếu nhi
Hà Nội) chia sẻ: “Trước đây, trong những cuộc vui ban bè, không mấy khi
tôi mạnh dạn thể hiện năng khiếu hát hò. Những khi họp hành, phải đóng
góp ý kiến, tôi cũng không tự tin phát biểu. Không phải vì mình không có ý
tưởng mà đơn giản chỉ là ngại nói trước nhiều người. Sau này dù cố gắng
thay đổi, song tôi chỉ tiến bộ lên tí chút. Rút kinh nghiệm từ bản thân, tôi
mong con gái mình sớm có được sự tự tin”.
Chị Thu Hà (phố Đội Cấn) cũng cho biết đã tham dự khá nhiều buổi
học của con và đặc biệt tâm huyết với những giờ học về kỹ năng giao tiếp,
kỹ năng nắm bắt tâm trạng, suy nghĩ, cách hoà nhập vào một nhóm người.
“Tôi hiểu vì sao trẻ em ở các nước phát triển luôn tỏ ra độc lập và sáng tạo.
Nếu tích cực tham gia các lớp học về KNS như thế này, tôi tin trẻ em Việt
Nam sẽ sớm theo kịp các bạn nước ngoài”, chị Hà nói.

Giống như thức ăn, nước uống hàng ngày, việc trang bị cho trẻ các
KNS là cần thiết. “Chỉ một ánh mắt thân thiện, một lời nói, cử chỉ ấm áp gần
gũi có thể khiến chính mình và người xung quanh vui vẻ, được an ủi và tự tin
hơn rất nhiều. Trái lại, nếu hành xử thiếu tinh tế thì một cảm xúc tiêu cực
cũng có thể tạo ra những sai lạc, hiểu lầm”, chị Lan Anh - mẹ của Trần
Hoài Thu - cho biết con chị đã học được điều này ở lớp nghệ thuật ứng xử
dành cho trẻ vị thành niên của Cung thiếu nhi Hà Nội.


Chị Linh Chi, mẹ bé Nguyễn Trọng Đạt (đang học tại Trung tâm Hà
Nội - Fastrackid), nói: “Từ khi tham gia chương trình “Làm giàu kiến thức
cho trẻ”, sở thích của Đạt thay đổi rõ. Cháu thích đọc nhiều hơn các loại
sách về khoa học và truyện ngụ ngôn, khắc phục được tật hay quên tên nhân
vật trong truyện. Đặc biệt, kỹ năng kể chuyện, nhận xét về tính cách tốt xấu
của mỗi nhân vật tiến bộ trông thấy. Chương trình xoay quanh các bài học
về phát triển thể chất, tình cảm, xã hội, nhận thức và giao tiếp. Rõ ràng khi
được tiếp cận những phương pháp giáo dục tiên tiến Đạt đã phát huy được
tố chất tốt và hạn chế một số điểm yếu của bản thân”.
Đáp ứng nhu cầu này của các vị phụ huynh, nhiều trung tâm dạy KNS
ra đời. Trong khi nhiều phụ huynh nhiệt tình cho con theo học thì một bộ
phận các bà mẹ dù quan tâm nhưng vẫn tỏ ra băn khoăn, e ngại việc dạy trẻ
sớm biết KNS sẽ làm các em mất đi nét hồn nhiên của lứa tuổi hoặc dẫn đến
tình trạng “già quá sớm, khôn quá muộn”. Song đa số các phụ huynh đều
nghĩ rằng: Một em bé biết vâng lời, ngoan ngoãn lễ phép, biết diễn đạt, bày
tỏ ý kiến và phân biệt đúng - sai , thì vẫn có thể là một em bé ngây thơ,
đáng yêu.
Việc dạy cho trẻ biết sống và sống tốt không bao giờ là quá sớm và
càng không thể làm cho trẻ “mau già”. Điều đáng nói là, trong tình hình “nở
rộ” các trung tâm dạy KNS như hiện nay thì nội dung, chất lượng đào tạo là
vấn đề đang bị thả nổi. Bởi bên cạnh những nơi dạy tốt cũng không thiếu
những trung tâm đưa ra những nội dung học rất sơ sài. Sự trải nghiệm cuộc
sống, kỹ năng tự bảo vệ sức khoẻ ở một số nơi thực chất chỉ là sự tham gia
vào chuyến du lịch ngắn với các trò chơi tập thể thông thường
Chuyên gia tâm lý Phạm Thị Lan (Trung tâm tư vấn An Việt Sơn)
cũng khuyên rằng, trước khi cho con học KNS, các bà mẹ cần tìm hiểu kỹ về
chất lượng đào tạo của các lớp học này để tránh tình trạng “tiền mất, tật
mang”.


×