Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

CHUẨN BỊ KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH HỘI NHẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.68 KB, 11 trang )

Chuẩn bị kỹ năng sống cho học sinh hội nhập
B i vià ết cập nhật lúc: 05:43 ng yà 17/08/2010
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, giáo dục kỹ năng sống phải xây dựng kế hoạch
để chuẩn bị cho HS ý chí, quyết tâm chuẩn bị hội nhập quốc tế.
Tin bài mới trên VNN:
Muốn có trường thân thịên phải xây được cốt lõi văn hoá
Làm trường thân thiện, hiệu trưởng mặc áo “màu”
THCS Trung Hà-Điểm sáng trong phong trào trường học thân thiện
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, người khởi phát phong trào thi đua xây dựng “Trường học
thân thiện, học sinh tích cực” (THTT-HSTC) - nhận xét, phong trào đã tạo được môi trường sư
phạm tốt; học sinh bỏ học giảm; vi phạm đạo đức nhà giáo giảm…
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao bằng khen
cho đơn vị thực hiện tốt phong tr o thi à đua “Trường
học thân thiện, học sinh tích cực”.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, trong năm tới, trên nền tảng đó, tiếp tục triển khai mạnh mẽ phong
trào này gắn với giáo dục đạo đức. Nền tảng giáo dục đạo đức về gia đình phải được dạy từ phổ
thông. Giáo dục kỹ năng sống phải xây dựng kế hoạch để chuẩn bị cho học sinh ý chí và quyết
tâm chuẩn bị hội nhập quốc tế. Phải nói không với xu hướng bạo lực trong trò chơi điện tử…

Trên cơ sở đó, năm học 2010-2011, nội dung được tập trung triển khai phong trào xây dựng
THTT-HSTC sẽ được gói gọn trong 3 chủ đề: Nói không với các trò chơi điện tử tiêu cực, Đi học
an toàn và Rèn luyện kỹ năng sống.

Hai năm qua, tuy mới chỉ đi được non nửa một chặng đường 5 năm của một phong trào, nhưng
thành công mà “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” (THTT-HSTC) đem lại đã góp phần tạo
được một môi trường thân thiện trong học đường, điều mà cả triệu học sinh đến trường hằng
mong muốn.

Xây dựng THTT-HSTC đã tạo một không khí thi đua sôi nổi ở hầu khắp các nhà trường trong cả
nước. Cảnh quan, môi trường của các nhà trường được cải thiện rõ rệt. Khuôn viên trường học


được xây dựng mới xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn trước. Không khí thân thiện được nhận thấy rõ
nét tại nhà trường thông qua các mối quan hệ gắn bó, mật thiết, trách nhiệm giữa nhà trường với
địa phương, các đoàn thể và cha mẹ học sinh.

Tính đến cuối tháng 7/2010, 56/63 Sở GD-ĐT đã báo cáo có đến hơn 38.000 nghìn trường, chiếm
94% tổng số trường trong cả nước đăng ký tham gia phong trào này.

Nếu như năm học 2008-2009, năm đầu tiên triển khai phong trào, số trường có công trình vệ sinh
là gần 37.000 (đạt 91%), trong đó công trình hợp vệ sinh chiếm 77% thì năm học vừa qua, tỷ lệ
này đã tăng lên 96,7% và 83,9%.

Cũng theo thống kê, năm đầu tiên triển khai, trên cả nước đã trồng được hơn 2,2 triệu cây xanh,
nhưng đến hết năm học vừa rồi con số này đã tăng gấp gần 10 lần với hơn 18 triệu cây.

Điểm nổi bật của phong trào đã được chú trọng, nhất là việc dạy và học đã có những chuyển biến
rõ rệt. Đông đảo giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng CNTT vào
giảng dạy, phát huy tính tự giác, chủ động, sáng tạo của cả giáo viên và học sinh. Đồng thời, các
giáo viên cũng quan tâm đến việc phụ đạo học sinh yếu, giúp đỡ học sinh khó khăn.

Nhờ đó, số lượng học sinh bỏ học đã giảm đáng kể. Số lượng học sinh đạt kết quả cao trong học
tập tăng lên. Học sinh đã thích được đến trường hơn, tự tin hơn khi đưa ra các ý kiến để thảo
luận, trao đổi với thầy cô giáo. Không chỉ giỏi về kiến thức, văn hóa, các em còn được quan tâm
giáo dục những kỹ năng sống cần thiết như kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa, kỹ năng tự bảo
vệ…

Cũng từ phong trào trường thân thiện, các em học sinh đã có cơ hội hiểu thêm về truyền thống
văn hóa của dân tộc thông qua các trò chơi dân gian và đặc biệt là việc chăm sóc các di tích lịch
sử cách mạng, gia đình liệt sĩ, người có công.

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã giới thiệu cho ngành giáo dục hỗ trợ chăm sóc, phát huy gần

5.000 di tích, trong đó có hơn 1.600 di tích cấp quốc gia (chiếm 1/2 tổng số di tích cả nước), hơn
3.200 di tích cấp tỉnh và nhiều Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh liệt sĩ được chăm
sóc…
Phong tr o “Trà ường học thân thiện, học sinh tích cực” đã tạo được môi
trường sư phạm tốt.

Có được sự tiến triển của phong trào THTT-HSTC trong 2 năm qua, không thể không kể đến sự
hỗ trợ tích cực của các dự án giáo dục. Nhiều hoạt động được triển khai rộng khắp ở các địa
phương như: Xây dựng trường học bạn hữu, thư viện thân thiện… Bộ GD-ĐT cũng đang triển khai
xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập các môn học trên mạng cho giáo viên, học sinh tham khảo.

Tham gia vào thư viện câu hỏi ở bậc THCS, mới đây Dự án THCS 2 (Bộ GD-ĐT) đã hoàn thiện
việc biên soạn gần 4.000 câu hỏi cho các môn Toán, Vật lý, Tiếng Anh và Ngữ văn. Sau khi qua
thẩm định, các câu hỏi này sẽ được đưa lên mạng để các trường THCS lấy đó làm tài liệu tham
khảo cho việc giảng dạy và học tập.

Đồng thời, với vai trò là Thư ký cho Bộ GD-ĐT trong việc xây dựng phong trào THTT-HSTC, năm
qua Dự án THCS 2 cũng đã phát hành “Tuyển tập dân ca Việt Nam dành cho các trường THCS”
gồm 75 bài hát dân ca tiêu biểu các vùng miền và các dân tộc Việt Nam, 1 bộ đĩa CD các bài hát
dân ca Việt Nam gồm 54 bài, 1 bộ DVD 14 bài dân ca do các em học sinh biểu diễn cùng với 12
bài dân ca trong chương trình sách giáo khoa âm nhạc THCS.

Tới đây, trong các ngày 18-19/8, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức Lễ khánh thành cụm tượng 10 nữ thanh
niên xung phong tại Ngã ba Đồng Lộc và Hội nghị sơ kết 2 năm triển khai phong trào thi đua “Xây
dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực”.

Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh là 1 trong 5 di tích được Bộ GD-ĐT
nhận chăm sóc, tôn tạo và phát huy ngay từ những ngày đầu triển khai phong trào thi đua xây
dựng THTT-HSTC. Năm học vừa qua, toàn thể cán bộ giáo chức trong ngành đã đóng góp để xây
dựng tượng đài này.


• Hà Minh
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải từ những việc cụ thể
Ngày cập nhật: 09-08-2010
Nhân chuyến công tác tại Hậu Giang mới đây của Tiến sĩ Phùng
Khắc Bình, Ủy viên Ban chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Phó Chủ tịch Thường
trực Hội Thể thao học sinh Việt Nam, chúng tôi đã có cuộc trao
đổi với ông về các vấn đề liên quan đến việc giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh hiện nay. Ông Bình cho biết:

- Việc giáo dục kỹ năng sống không phải là vấn đề mới, đã được ngành giáo dục triển khai từ rất lâu theo
phương pháp lồng ghép vào các môn học như đạo đức, giáo dục công dân. Năm 2001, thông qua dự án
“Giáo dục sống khỏe mạnh, kỹ năng sống cho trẻ và vị thành niên” thực hiện ở 120 trường của 10 tỉnh trong
cả nước (đối với THCS), với sáng kiến và hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, chúng ta
đã thực hiện tương đối bài bản việc giáo dục kỹ năng sống. Tham gia dự án có học sinh và cả trẻ em ở
ngoài trường học của một số tỉnh, thành như: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, An Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh,
Gia Lai... Qua đó, các em được rèn luyện những kỹ năng sống thiết thực như phòng chống HIV/AIDS, ma
túy, sức khỏe sinh sản, vấn đề quan hệ tình dục sớm, các hành vi ứng xử có văn hóa, phòng chống tai nạn
thương tích, phòng chống các loại bệnh tật, tai nạn giao thông, một số hoạt động có liên quan đến văn hóa
trong trường học...

* Thưa ông, hiện nay đã có chương trình chính thức về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ?

Thông qua các hội thi, trò chơi,
những hoạt động ngoại khóa sẽ giúp
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
hiệu quả và toàn diện hơn.
- Bộ Giáo dục & Đào tạo đang gấp rút hoàn
thành việc biên soạn bộ tài liệu về giáo dục

kỹ năng sống, tích hợp vào một số môn học
từ lớp 1 đến lớp 12. Bộ đã giao cho Viện
Khoa học Giáo dục Việt Nam xây dựng đề tài
đưa giáo dục kỹ năng sống vào trong trường
học và triển khai đại trà từ sau năm 2010.
Đồng thời cũng đã tiến hành tập huấn cho
các giáo viên nòng cốt về giảng dạy kỹ năng
sống trong cả nước, tổ chức trao đổi kinh
nghiệm, thảo luận ở một số tỉnh, thành để có
thể tiến tới tổ chức đại trà... Đây cũng là thực
trạng chung của nhiều nước trên thế giới. Ở
một số nước thì đưa thành một môn học
riêng, có giáo trình riêng, một số nơi khác
cũng giảng dạy theo cách tích hợp.

* Có nhiều ý kiến cho rằng, nên đưa giáo dục kỹ năng sống thành môn học chính khóa trong trường
phổ thông, ý kiến ông về vấn đề này như thế nào ?

- Theo tôi thì chưa nên đưa thành môn học chính khóa, vì hiện giờ khung chương trình đã ổn định. Chỉ nên
giảng dạy theo phương pháp tích hợp vào các môn học như giáo dục công dân, sinh hoạt ngoài giờ, ngữ
văn, sinh học, vật lý... Việc giáo dục kỹ năng sống cần phải đan xen với việc dạy kiến thức.

* Thưa ông, tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống của học sinh hiện nay có phải là do các em
thiếu kỹ năng sống ?

- Tình trạng học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, bỏ học, không hứng thú học tập xuất hiện ngày một
nhiều. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chung quy là do nhận thức, ý thức và về cơ bản vẫn là do các em
thiếu kỹ năng sống. Đây là vấn đề được ngành giáo dục rất quan tâm, nhưng việc thực hiện thì chưa đem
lại nhiều hiệu quả. Việc giáo dục kỹ năng sống cho các em cần phải thực hiện sớm. Ví dụ như phải giáo dục
sức khỏe sinh sản cho học sinh THCS, thậm chí là cho học sinh lớp 5. Làm như vậy để cho các em biết

được trong những trường hợp nào thì sẽ ứng phó ra sao cho phù hợp. Chứ nhiều em đến tuổi vị thành niên
chưa kịp giáo dục sức khỏe sinh sản thì đã có thai rồi!

* Để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống, nhà trường cần phải làm những việc cụ thể
nào, thưa ông ?

- Hiện nay, việc triển khai các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh như thế nào cho hiệu quả là
vấn đề trăn trở của nhà trường và những người làm công tác giáo dục. Tùy theo hoàn cảnh thực tế của
từng địa phương, từng trường mà triển khai như thế nào cho thật hiệu quả. Như học sinh ở thành phố dễ
dính vào những tệ nạn xã hội, trò chơi điện tử bạo lực hay tệ nạn ma túy, cờ bạc. Còn ở nông thôn, tình

×