PHÒNG NGỪA CHẤN
THƯƠNG: CÁC YẾU TỐ TÂM
LÝ XÃ HỘI
Vì tại Mỹ, hàng nhiều tỉ đôla đã tiêu phí cho công nghiệp do các chấn
thương trong công nhân lao động nên các nhà nghiên cứu đã khảo sát
nguyên nhân tập trung gây chấn thương nơi làm việc. Một số các phát hiện
có thể rất thích hợp để phòng ngừa chấn thương trong thể thao. Chẳng hạn
một chấn thương trước đó trong năm ngoái là chìa khóa báo động có thể có
tái chấn thương, dù cho các nhân tố đó đã tham dự một chương trình phục
hồi chức năng và đã có vẻ như hoàn toàn hồi phục. Không có mối liên quan
biểu kiến giữa mức độ nặng nhẹ của vết thương nguyên thủy và vết tái
thương song sự giống nhau về tái thương là có thật vì các chấn thương tái
phát thường nặng hơn (Horal, 1969).
Một người lao động mà các yêu cầu nghề nghiệp của họ vượt quá khả
năng thể lực của anh/chị ta thì hoàn thành được công việc sẽ có nhiều nguy
cơ chấn thương. 12% sức lao động ở Mỹ có nghề yêu cầu nâng vác vượt qua
thời hạn tối đa cho phép (maximal permissable limit - MPL) để nâng vác đã
được Viện quốc gia về An toàn và Y tế nghề nghiệp xác định (National
Institute of Occupational Safety and Health - NIOSH) (Pope, 1991) quy
định. Nếu yêu cầu nghề nghiệp có thể vượt quá khả năng người ấy như vậy.
Vì vậy cá nhân phải biết (hoặc phải được bảo ban) về các yêu cầu của các
môn thể thao khác nhau và anh/chị ta có đủ khả năng thể lực để tham gia
một cách an toàn hay không.
Trong các dung mạo khác nhau của việc nghiên cứu chấn thương nơi
làm việc cũng có thể áp dụng vào các chấn thương thể thao, mặc dù nhìn qua
có thể chưa thấy ngay. Chẳng hạn, mặc dù sự thỏa mãn với nghề nghiệp của
một người là tiêu chuẩn thích hợp để phòng ngừa chấn thương tại chỗ nơi
làm việc (Cats - Baril và Frymoyer, 1991), người ta có thể cho rằng một
người có thể cho rằng một người có thể không tham gia thể thao hoặc hoạt
động giải trí nếu không được khuyến khích. Tuy nhiên, với sự say mê gần
đây về môn chạy dai sức và các cuộc đấu tranh với cái béo, sự tham gia bắt
buộc vào hoạt động điền kinh có thể có nhiều cái chung với sự khó chịu tại
nơi làm việc và do đó dễ tăng tiềm năng chấn thương.
Các nghiên cứu về môi trường tại sân bãi thể thao, cũng như tại nơi
làm việc cũng quan trọng. Sự chú ý đến việc chiếu sáng, an toàn nơi sân bãi,
nhiệt độ, độ ẩm và ô nhiễm hết sức liên quan đến thành tích an toàn.
Đôi khi tại nơi làm việc một người công nhân có thể cảm thấy ông
chủ hoặc hệ thống có toàn bộ trách nhiệm để làm sao mọi việc được thi hành
và một sự thoái thác trách nhiệm như vậy làm tăng thêm khả năng chấn
thương. Mặc dù một cá nhân trong hoạt động thể thao không thể có được
thái đó một cách có ý thức, có một mối hiểm họa là người ta tin tưởng quá
đáng vào sự an toàn của cơ cấu bảo vệ, vào hành động của các đồng đội
khác, hoặc vào tiếng còi đúng lúc của trọng tài. Hiểu biết và tuân thủ luật lệ
và qui định thể thao là thành phần chủ yếu của việc tự bảo vệ tránh chấn
thương. Một lần nữa, chấp nhận mô hình bù trừ và mô hình đạo đức của
Brickman thì cá nhân cần phải học để nhận lãnh trách nhiệm và hiểu biết
đầy đủ những thử thách và khả năng thể lực cũng như tinh thần cần thiết để
đáp ứng nhu cầu.
Cái giống nhau nữa giữa thực tế hằng ngày tại nơi làm việc và trên bãi
tập là ở chỗ người nào mới bị thương gần đây thì phải nghỉ ngơi và giảm bớt
sự cố gắng thể lực nhằm hàn gắn phục hồi. Không tham dự một công việc
hoặc một môn thể thao chẳng phải dễ dàng, đó không nằm trong phần văn
hóa mà chúng ta mong đợi song lại nằm trong chiến lược quản lý mà mọi
bên đều củng cố.
Tránh một vết thương nhỏ làm hại đến mô mềm bao quanh, làm suy
sút sự dinh dưỡng cho khớp nối và có thể gây ra tổn hại nhiều hơn. Không
được bỏ qua những vết thương nhẹ, bởi vì các vận động viên dễ chấn thương
có khuynh hướng tự chê bai quá đáng (Nilson, 1986), cần tránh khuynh
hướng muốn chiếm ưu thế và muốn tiếp tục thi đấu. Dùng nước đá hay thuốc
giảm đau để tiếp tục thi đấu là mối nguy hiểm thực sự vì các phản xạ hô hấp
và tim mạch bình thường đều giảm đi khi phong bế các thụ thể cảm đau, làm
tăng tiềm năng tiếp tục chấn thương (Newham, 1991).
Trong nền văn hóa phương Tây, đạo đức lao động truyền đạt rằng làm
việc là tốt thậm chí cả khi chúng ta cảm thấy không thích làm việc. Cười và
chịu đựng hoặc như Churchill nói, nhiều công trình của thế giới được làm
nên bằng những người chịu đau đớn. Có một ranh giới đâu đó giữa cái trò
giả ốm trốn việc và sự thúc dục bất kể những dấu hiệu báo động ở cơ thể
(như sốt, mệt mỏi hoặc quẫn trí). Có những dấu hiệu báo động như vậy thì
cần ngăn không cho tham gia thể thao để tránh chấn thương, song chúng ta
đã được kiên trì dạy bảo rằng các dấu hiệu báo động như vậy chẳng mảy
may đáng lưu ý.
Stress tâm lý là yếu tố phụ thêm góp phần cho tiềm năng chấn thương.
Có một số đặc điểm liên quan đến stress sinh học, sinh lí học, tâm lí học hay
tổng hợp. Một vài stress, nếu được thừa nhận, có thể quản lí được và cải
thiện được. Vận động viên và các đồng đội hiểu biết các yếu tố stress thì có
thể giảm bớt tác động chấn thương.
Sự lớn lên của cơ thể là một stress đối với hệ cơ xương. Bởi vì đa số
thanh niên đều tham gia thể thao nên các stress của một hệ thống tăng
trưởng lên cơ, dây chằng gân và xương cần phải được tính đến.