CÁC HORMON NGOẠI SINH
VÀ NHỮNG TỔN THƯƠNG
THỂ THAO
Việc lạm dụng thuốc đang phổ biến trong giới thể thao đỉnh cao.
Trong số nhiều loại thuốc khác nhau, hormon được nhiều vận động viên
thường xuyên sử dụng. Một nhóm các hormon do các vận động viên của
nhiều môn thể thao sử dụng là steroid đồng hóa (Wilson, 1988). Một số công
trình nghiên cứu đã chứng minh rằng một mặt các loại thuốc này có hiệu quả
(Kuipers và cộng sự, 1991), mặt khác nó có những tác dụng phụ (khi sử
dụng liều cao) làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch (Wilson, 1988).
Các steroid đồng hóa có thể góp phần vào việc phát triển những tổn
thương thể thao. Người ta đã chứng minh được rằng việc sử dụng các steroid
đồng hóa có thể dẫn tới nhiều thay đổi trong sự trao đổi chất của mô liên kết
(Michina, 1986a) điều này kết hợp với chứng loạn sản tơ collagen (Michina,
1986b; Laseter và Russell, 1991). Chứng loạn sản collagen có thể dẫn tới
làm giảm sức căng và làm tăng nguy cơ đứt gẫy (Michina, 1987). Hậu thuẫn
cho điều này có các báo cáo những trường hợp đứt gẫy tự phát ở những vận
động viên sử dụng các steroid đồng hóa liều cao (Hill và cộng sự, 1983;
Herrick, 1987). Chưa có tài liệu đầy đủ về ảnh hưởng của các steroid đồng
hóa lên sự trao đổi chất sụn. Do đó vẫn chưa chứng minh liệu những steroid
đồng hóa có ảnh hưởng tiêu cực lên sụn khớp hay không và liệu có mối quan
hệ bất kỳ nào giữa việc dùng steroid và bệnh học khớp hay không.
Do những tác dụng phụ, việc sử dụng những steroid đồng hóa có thể
cũng gián tiếp liên quan tới sự xuất hiện những tổn thương thể thao. Do tính
tàn bạo tăng lên và những thay đổi tính tình trong việc sử dụng steroid đồng
hóa (Pope và Katz, 1988), các vận động viên dùng những loại thuốc này có
thể gặp nhiều nguy cơ hơn và có thể làm tăng những cơ hội làm đau bản
thân họ cũng như những địch thủ của họ.
CORTICOSTEROIDs VÀ
TỔN THƯƠNG
Một nhóm những hormon khác được dùng trong thể thao là
glucocorticoid. Những vận động viên dai sức, như những người đi xe đạp sử
dụng glucocorticoids hệ thống để nâng cao thành tích. Mặc dù ảnh hưởng
tích cực được tiên đoán, ít người biết đến ảnh hưởng của glucocorticoid tới
khả năng chịu đựng. Trong một công trình nghiên cứu theo phương pháp cả
hai cùng mù, Hueting (1988) đã chứng minh rằng những người đi xe đạp
chuyên nghiệp uống corticosteroid không thấy cải thiện được khả năng chịu
đựng. Tuy nhiên, loại thuốc này vẫn còn được những vận động viên xe đạp
sử dụng. Việc dùng corticosteroid có một số tác dụng phụ nguy hiểm. Một
trong số những tác dụng phụ đó là nó làm thay đổi sự trao đổi chất và tăng
sự thoái hóa protein. Mặc dù bằng chứng khoa học còn thiếu, những vận
động viên sử dụng glucocorticoid có thể suy nhược nghiêm trọng về tâm
thần và cơ thể sau khi sử dụng những thuốc này. Người ta nghĩ rằng nguy cơ
nhiễm khuẩn và tổn thương tăng lên sau khi dùng corticosteroid (Bateman
và cộng sự, 1989).
Việc ứng dụng cục bộ corticosteroid cũng được dùng trong tổn thương
thể thao. Corticosteroid ngăn chặn triệu chứng viêm, và với lý do đó, việc
ứng dụng loại thuốc này là khá phổ biến trong các vận động viên. Sự lạc
quan ở một vài thập kỷ trước đã phát triển thành sự nhận thức rằng
corticosteroid không những ngăn chặn quá trình viêm, mà còn làm suy yếu
khả năng hồi phục của các mô bị nhiễm bệnh (Kennedy và Willis, 1976).
Corticosteroid trong gân cho thấy là rất nguy hiểm. Tiêm thuốc vào gân gót
bị tổn thương làm giảm bớt triệu chứng, nhưng làm tăng nguy cơ phát sinh
đứt gân. Với lý do đó các vận động viên dùng glucocorticoid cục bộ cần
kiêng tập thể dục nặng ít nhất trong 2 tuần (Kennedy và Willis, 1976). Do đó
người ta cần có những hạn chế thật sự về việc ứng dụng corticosteroid trong
những trường hợp của bệnh học gân.
Glucocorticoid cũng có thể tác động tới sự chuyển hóa sụn. Behrens
và cộng sự (1976) đã chứng minh rằng các cơ chế phục hồi của mô sụn đã
tổn thương sau khi tiêm glucocorticoid vào khớp. Bởi vậy, các khớp được
tiêm glucocorticoid có nhiều khả năng bị tổn thương trong vài tháng sau khi
tiêm và cần phải được để nguyên để tránh viêm xương khớp sớm.