Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Béo phì ở trẻ em: Lời khuyên cho các bậc cha mẹ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.61 KB, 4 trang )

Béo phì ở trẻ em: Lời khuyên
cho các bậc cha mẹ

Thứ quan trọng nhất dành cho con cái chính là thứ mà tất cả mọi đứa
trẻ đều cần - tình yêu.
Thường thì trẻ béo phì bị xa lánh bởi các bạn đồng lứa và người lớn,
vì vậy điều hết sức quan trọng đối với cha mẹ là phải đối xử với trẻ như với
mọi đứa con khác. Cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ
béo phì có cảm giác bình thường, kiểm soát được cân nặng và phát triển
những thói quen lành mạnh để giữ gìn được sức khỏe suốt đời.
Khai thác mọi cơ hội để bồi đắp lòng tự tin cho trẻ. Trẻ béo thường có
nguy cơ kém tự tin vì sự chú trọng của xã hội đến dáng vẻ và sự mảnh mai.


Dưới đây là sáu gợi ý cho cha mẹ của trẻ béo phì:
1. Nêu gương. Cha mẹ đóng vai trò sống còn trong sự phát triển của
trẻ. Hãy lưu ý đến những thói quen có thể góp phần khiến trẻ ăn nhiều và
lười vận động - và hãy làm gương cho trẻ.
Cha mẹ có thể tạo ra những thay đổi tinh tế trong lối sống để giúp con
cái (và bản thân họ) khỏe mạnh hơn. Đừng gọi món khoai tây chiên nếu bạn
không muốn con gọi món đó. Đừng mua bánh ngọt nếu bạn không muốn con
ăn vụng bánh.
2. Biến việc ăn uống trở thành một hoạt động. Ăn uống là một sự kiện
có ý nghĩa, và cần được tận hưởng. Trẻ em, nhất là trẻ béo, không nên vừa
ăn vừa xem tivi, đi ô tô hoặc đi loanh quanh trong bếp. Trẻ nên ngồi vào
mâm, thưởng thức bữa ăn, đứng dậy và làm một việc gì đó vui vẻ.
3. Đừng thể hiện tình yêu bằng đồ ăn. Thay vì thưởng cho trẻ một
món ăn vặt, hãy dạy trẻ sử dụng thức ăn để có năng lượng. Hãy đề ra những
cách khác để biểu dương trẻ. Có thể dành thời gia tản bộ với trẻ, đi chơi
bowling, chơi bài hoặc đi dạo bằng xe đạp.
4. Hạn chế thời gian xem tivi, video và máy tính. Có mối liên quan rõ


rệt giữa thời gian xem tivi - nhất là vừa xem vừa ăn - và béo phì. Trẻ không
nên có tivi trong phong ngủ, và tất cả các trẻ nên hạn chế thời gian xem tivi,
chơi trò chơi điện tử hoặc máy tính xuống không quá 1 - 2 giờ mỗi ngày.
5. Hướng tới những mục tiêu lạc quan. Trẻ quá cân nên tập trung vào
việc đạt tới những mục tiêu mà chúng muốn. Chúng có thể đặt mục tiêu chạy
cùng với cả lớp - chứ không phải lẽo đẽo đằng sau, hoặc đạp xe liền 20 phút
mà không bị mệt. Chon những mục tiêu lạc quan để trẻ hướng vào thì tốt
hơn là những mục tiêu nghe có vẻ bi quan như giảm cân.
6. Đi từng bước nhỏ với cả gia đình. Phải đảm bảo là những thay đổi
không quá lộ liễu và lôi cuốn cả gia đình. Thay món tráng miệng bằng hoa
quả thì tốt hơn là bỏ hẳn món tráng miệng. Trẻ sẽ không cảm thấy như đang
có một cuộc cách mạng." (Các ví dụ khác: đỗ xe hơi xa hơn một chút, không
chọn đồ ăn nhanh nhiều như trước và đưa cả nàh đi dạo vào buổi tối).
Thận trọng trong cách truyền đạt
Các bậc cha mẹ cần biết rằng phần lớn trẻ béo hoàn toàn ý thức được
về cân nặng của mình. Rất có thể chúng đã phải đối mặt với những thách
thức hoặc bị đặt biệt hiệu ở trường học từ lâu trước khi có sự can thiệp của
người lớn. vì thế, đừng ngại nêu ra chỉ đề sức khỏe và thể lực, nhưng hãy
làm điều đó một cách tế nhị vì trẻ có thể xem mối quan tâm là sự xúc phạm.
Hãy nói với trẻ một cách trực tiếp, cởi mở mà không phán xét. Hãy
xem trẻ nghĩ gì. giúp trẻ đặt ra những mục tiêu lạc quan và làm việc cùng
với trẻ để đạt được những mục tiêu đó.
Bằng cách những dựng thói quen sống lành mạnh, giữ được sự lạc
quan và - trên hết - để trẻ biết rằng chúng luôn được yêu thương bất kể như
thế nào, các bậc cha mẹ sẽ thấy dễ dàng hơn khi nhắc trẻ nhớ rằng cân nặng
chỉ là một phần nhỏ của con người chúng.

×