Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

chủ đề ước tính kế toán và ảnh hưởng của nó đến thuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.08 KB, 37 trang )

CHỦ ĐỀ: ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN
THUẾ
Trong kế toán hiện đại, các ước tính kế toán ngày càng được sử dụng phổ biến
như một xu thế tất yếu do giả định hoạt động liên tục, dồn tích và các nguyên tắc
kế toán chi phối tới việc ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính. Việc ghi nhận
các ước tính kế toán đảm bảo thông tin kế toán phản ánh trung thực, hợp lý tình
hình tài chính, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sử dụng các ước tính
trong kế toán có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính và có thể ảnh
hưởng đến nghĩa vụ thuế TNDN đối với ngân sách nhà nước.
Với chủ đề: ước tính kế toán và ảnh hưởng của nó đến thuế, nhóm em sẽ trình
bày:
1. Tổng quan ước tính kế toán
1.1. Khái niệm ước tính kế toán
1.2. Các phương pháp ước tính kế toán
1.3. Phân loại ước tính kế toán
1.4. Sự cần thiết của ước tính kế toán
2. Một số ước tính kế toán cụ thể
2.1. Các khoản dự phòng
2.2. Khấu hao tài sản cố định
3. Ảnh hưởng của ước tính kế toán đến thuế
Do thời lượng và kiến thức có hạn bài thảo luận không thể tránh được những hạn
chế và sai sót, mong cô giáo và cả lớp sẽ góp ý cho cả nhóm
1. Tổng quan ước tính kế toán
1.1. Khái niệm ước tính kế toán
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 540 “kiểm toán các ước tính kế toán”
định nghĩa như sau: “ước tính kế toán là một giá trị gần đúng của một chỉ tiêu
liên quan đến báo cáo tài chính được ước tính trong trường hợp thực tế đã phát
sinh nhưng chưa có số liệu chính xác hoặc chưa có phương pháp tính toán chính
xác hơn, hoặc một chỉ tiêu thực tế chưa phát sinh nhưng đã được ước tính để lập
báo cáo tài chính”
1.2. Bản chất của các ước tính kế toán


Các ước tính kế toán được lập dựa vào những xét đoán và trong điều kiện
không có sự chắc chắn về kết quả của các sự kiện đã phát sinh hoặc có thể phát
sinh. Do vậy mức độ rủi ro và sai sót của BCTC thường rất cao khi có các ước
tính kế toán.
Việc lập một ước tính kế toán có thể đơn giản hoặc phức tạp tùy theo tính chất
của các chỉ tiêu. Ví dụ: Ước tính và phân bổ chi phí thuê nhà xưởng phải trả sẽ
đơn giản hơn ước tính dự phòng giảm giá HTK vì ước tính chi phí thuê nhà
xưởng đã có trong các hợp đồng thuê hoặc theo giá thị trường, còn ước tính dự
phòng giảm giá HTK phải phân tích dữ liệu hiện tại và dự tính bán hàng trong
tương lai. Tính phức tạp của các ước tính kế toán còn tùy thuộc vào loại hình
kinh doanh dịch vụ của đơn vị, ví dụ: đối với các doanh nghiệp kinh doanh thực
phẩm thì dự phòng giảm giá HTK là quan trọng và phức tạp nhất. Các ước tính
kế toán phức tạp này đòi hỏi các kế toán viên có nhiều kinh nghiệm, kiến thức
chuyên môn và đòi hỏi khả năng xét đoán cao.
Các ước tính kế toán có thể được thực hiện một cách thường xuyên trong kỳ kế
toán hoặc được thực hiện vào cuối kỳ kế toán. Trong nhiều trường hợp, các ước
tính kế toán được lập dựa trên cơ sở kinh nghiệm thực tế. Ví dụ: sử dụng tỷ lệ
định mức trên doanh thu bán hàng để ước tính chi phí bảo hành. Trường hợp này,
đơn vị phải thường xuyên xoát xét lại các dữ liệu và phải so sánh kết quả thực tế
với số liệu đã ước tính để điều chỉnh các ước tính kỳ sau.
1.3. Các phương pháp ước tính kế toán
Để được ghi nhận và trình bày các khoản mục trên báo cáo tài chính, các ước
tính kế toán phải thỏa mãn các định nghĩa và điều kiện ghi nhận các yếu tố của
báo cáo tài chính đối với tài sản, nợp phải trả, thu nhập và chi phí. Trong đó, việc
xác định giá trị ước tính của các khoản mục là vấn đề quyết định để một ước tính
kế toán được ghi nhận và trình bày trên báo cáo tài chính hông thường, các chuẩn
mực và chế độ kế toán không đề cập đến các phương pháp kỹ thuật cụ thể, hoặc
giới hạn mang tính định lượng để xác định các ước tính kế toán, mà chỉ định
hướng những căn cứ, tiêu chí làm cơ sở để DN vận dụng, xác định ước tính kế
toán. Về mặt kỹ thuật, để xác định giá trị ước tính của các khoản mục, kế toán

phải thu thập các bằng chứng hiện có và các dự báo cho tương lai, dựa trên cơ sở
phân tích các số liệu quá khứ, kết hợp với sự xét đoán của DN đối với từng
khoản mục trong từng tình huống cụ thể. Có 4 phương pháp chủ yếu mà kế toán
có thể áp dụng để xác định ước tính kế toán bao gồm:
• Phương pháp so sánh trực tiếp: theo phương pháp này, để xác định các
ước tính kế toán như các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm
giá đầu tư tài chính…kế toán phải thu thập thông tin thị trường về giá
của các tài sản hoàn toàn giống với tài sản hiện có của DN và sử dụng
mức giá quan sát trên thị trường để ước tính các khoản giảm giá và tổn
thất tài sản của DN.
• Phương pháp so sánh điều chỉnh: Trường hợp không có các tài sản
hoàn toàn giống với tài sản hiện có của DN được trao đổi trên thị
trường, DN có thể thu thập thông tin về giá của các tài sản tương tự để
tham khảo và thực hiện các điều chỉnh phù hợp
• Phương pháp chiết khấu dòng tiền: Trong một số trường hợp để ước
tính giá trị của một khoản mục tài sản, kế toán có thể áp dụng phương
pháp chiết khấu dòng thu nhập mà tài sản được dự tính tạo ra cho DN
trong suốt vòng đời sử dụng tài sản. Phương pháp này thường được áp
dụng để xác định các ước tính kế toán liên quan đến các tài sản dài hạn.
• Các phương pháp xét đoán khác: Bên cạnh các phương pháp nêu trên,
kế toán có thể áp dụng phương pháp xét đoán khác dựa trên cơ sở phân
tích dữ liệu về mối liên hệ giữa các khoản mục trên báo cáo tài chính
(ví dụ mối tương quan giữa doanh thu và nợ phải thu khó đòi, mối quan
hệ giữa doanh thu với chi phí bảo hành sản phẩm) hoặc căn cứ vào các
kế hoạch, dự toán để ước tính các khoản trích trước, các khoản dự
phòng phải trả.
Cho dù các DN xác định các ước tính kế toán theo phương pháp nào,
mức độ hợp lý và đáng tin cậy của các ước tính kế toán phụ thuộc vào
chất lượng dữ liệu và thông tin thu thập được tại thời điểm lập ước tính.
1.4. Phân loại ước tính kế toán

Ước tính kế toán gồm ước tính chỉ tiêu đã phát sinh và ước tính chỉ tiêu chưa
phát sinh
1.4.1. Uớc tính chỉ tiêu đã phát sinh
Ước tính chỉ tiêu đã phát sinh là giá trị gần đúng của một chỉ tiêu liên quan đến
BCTC được ước tính trong trường hợp thực tế đã phát sinh nhưng chưa có số
liệu chính xác hoặc chưa có phương pháp tính chính xác hơn.
Các ước tính đã phát sinh như
• Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của
các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn
nhưng có khả năng không đòi được do khách hàng không có khả năng
thanh toán
• Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
• Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
• Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
• Trích khấu hao tài sản cố định
• Chi phí trả trước
• Giá trị sản phẩm dở dang
• Doanh thu ghi nhận trước
1.4.2. Ước tính chỉ tiêu chưa phát sinh
Ước tính chỉ tiêu chưa phát sinh là gía trị gần đúng của một chỉ tiêu thực tế
chưa phát sinh nhưng đã được ước tính để lập báo cáo tài chính
Các ước tính chỉ tiêu chưa phát sinh
• Dự phòng chi phí bảo hành
• Chi phí trích trước
1.5. Những sai sót, rủi ro thường gặp trong ước tính kế toán
Thứ nhất, các nguyên tắc cho các ước tính kế toán không rõ ràng, không chặt
chẽ thậm chí không được đưa ra. Bên cạnh đó, những đánh giá về các đối tượng
ước tính thường mang tính chủ quan, phức tạp và đòi hỏi những giả định về ảnh
hưởng của những sự kiện trong tương lai. Do đó, các ước tính kế toán có thể
chứa đựng rủi ro tiềm tàng cao.

Thứ hai, do các ước tính kế toán được lập dựa trên những xét đoán chủ quan và
thiếu dữ liệu khách quan hoặc mức độ không chắc chắn của một yếu tố nào đó
nên các ước tính kế toán đã không được lập một cách hợp lý.
Thứ ba, các ước tính kế toán thường có các tính toán phức tạp nên việc tính toán
rất dễ xảy ra những sai sót
Thứ tư, một số ước tính kế toán thường được thực hiện vào cuối ký kế toán
năm. Tại thời điểm nhạy cảm đó, do áp lực công việc nên kế toán có thể để xảy
ra những sai sót không mong muốn như: hạch toán sai tài khoản, sai quy định kế
toán hiện hành, quy trình tính toán gặp sai sót, hoặc sai trong quá trình ghi sổ, kết
chuyển…
Thứ năm, các ước tính kế toán thường liên quan trực tiếp đến kết quả kinh
doanh và nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với nhà nước nên dễ bị xử lý chủ
quan theo hướng có lợi cho đơn vị. Trong quá trình lập BCTC, các doanh nghiệp
thường sử dụng rất nhiều ước tính kế toán có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận
trong kỳ của công ty. Vì không có một tiêu chuẩn chính xác về giá trị các ước
tính này nên nó được xem là một công cụ đắc lực để phú phép lợi nhuận. Một số
thủ thuật làm tăng lợi nhuận thường gặp như giảm mức khấu hao, giảm mức dự
phòng…
Thứ sáu, các ước tính kế toán có bản chất là những xét đoán chủ quan, nên chế
độ kế toán liên quan đến các ước tính kế toán thường xuyên thay đổi nhằm đem
lại sự đáng tin cậy hơn, minh bạch hơn trong quá trình lập các ước tính. Bởi vậy,
nếu đơn vị không thường xuyên cập nhật văn bản mới thì việc lập các ước tính
sai với quy định sẽ dễ dàng mắc phải
Thứ bảy, các bằng chứng để chứng minh cho các ước tính kế toán thường là
khó thu thập hơn và tính thuyết phục thấp hơn các bằng chứng chứng minh cho
các chỉ tiêu khác trong báo cáo tài chính.
1.6. Sự cần thiết của các ước tính kế toán
Rõ ràng nguy cơ sử dụng các ước tính kế toán để phản ánh sai lệch thông tin là
có thực, vậy mà người ta vẫn không tìm cách loại bỏ chúng. Điều đó cho thấy
việc sử dụng các ước tính này hẳn là có mang lại những lợi ích nhất định. Dưới

đây là một số nguyên nhân vì sao xét đoán chủ quan vẫn được sử dụng rộng rãi
trong lập báo cáo tài chính, bất chấp những lo ngại về khả năng “phù phép” báo
cáo tài chính
• Việc bỏ hoàn toàn các ước tính chủ quan là không khả thi và thiếu hiệu
quả kinh tế
• Việc cho phép doanh nghiệp sử dụng các xét đoán chủ quan trong lập
BCTC cũng mang lại nhiều lợi ích. Lợi ích chính của việc cho phép sử
dụng các ước tính trong BCTC là ở chỗ giúp cho doanh nghiệp có thể
cung cấp những thông tin cần thiết về triển vọng phát triển đồng thời
tránh phải tiết lộ những thông tin chi tiết không có lợi cho việc cạnh
tranh trên thị trường.
• Nếu cả bên lập BCTC và bên sử dụng BCTC đều ý thức rõ về sự tồn tại
của các xét đoán chủ quan trong lập BCTC thì họ sẽ tính tới yếu tố này
trong các thỏa thuận để có được một hợp đồng tối ưu
2. Một số ước tính kế toán cụ thể
2.1. Các khoản dự phòng
Các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi,tổn thất các khoản đầu tư tài chính,
giảm giá hàng tồn kho, bảo hành sản phẩm này được trích trước vào chi phí hoạt
động kinh doanh năn báo cáo của doanh ngiệp, giúp cho doanh nghiệp có nguồ
tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn
kinh doanh; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư hàng hóa tồn kho,
các khoản đầu tư tài chính không cao hơn giá trị trên thị trường và giá trị các
khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được ở thời điểm lập báo
cáo tài chính
Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối ký kế toán
năm. Trường hợp doanh nghiệp được Bộ tài chính chấp nhận áp dụng năm tài
chính khác năm dương lịch thì thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là
ngày cuối năm tài chính.
Đối với doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán phải lập báo cáo tài
chính giữa niên độ thì được trích lập và hoàn nhập dự phòng ở cả thời điểm lập

báo cáo tài chính giữa niên độ
2.1.1. Dự phòng nợ phải thu khó đòi
 Khái niệm
Dự phòng phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các
khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có
thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán
 Nguyên nhân
Trên thực tế không phải lúc nào những khoản phải thu khách hàng cũng thu
hồi được vì nhều nguyên nhân khác nhau. Như vậy, khi bán hàng hóa chịu
choKH, có những trường hợp doanh nghiệp chưa thể thu hồi được nợ mặc
dù nó đã đến hạn và làm phát sinh khoản phải thu khó đòi. Để tuân thủ
nguyên tắc kế toán, trong đó có nguyên tắc thận trọng và nguyên tắc phù
hợp, đòi hỏi kế toán ghi nhận một khoản dự phòng trước cho khoản nợ khó
có khả năng thu hồi bằng cách lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi
 Điều kiện trích lập
Điều kiện: là các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau:
- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số
tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp
đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.
Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải
xử lý như một khoản tổn thất.
- Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước
vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.
+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công
ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng ) đã lâm vào tình
trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn,
đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án
hoặc đã chết.
 Phương pháp lập dự phòng

Phương pháp lập dự phòng là:
Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn
của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó
đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên.
Trong đó:
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1
năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm
vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ
trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi
hành án hoặc đã chết… thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu
hồi được để trích lập dự phòng.
- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp
tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm
căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
 Phương pháp hạch toán
để phản ánh khoản dự phòng phải thu khó đòi, kế toán sử dụng TK139 “ dự
phòng phải thu khó đòi” và tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp
Kết cấu TK139
Bên Nợ:
- Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
- Xoá các khoản nợ phải thu khó đòi.
Bên Có:
Số dự phòng nợ phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí quản lý doanh
nghiệp.
Số dư bên Có:

Số dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi hiện có cuối kỳ.
Cuối kỳ kế toán năm hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ (đối với doanh
nghiệp có lập báo cáo tài chính giữa niên độ), doanh nghiệp căn cứ các
khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu
khó đòi), kế toán tính, xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích
lập hoặc hoàn nhập. Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ
kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế
toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào
chi phí, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi .
Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn
số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử
dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Chi tiết hoàn nhập dự phòng
phải thu khó đòi).
Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được được
phép xoá nợ. Việc xoá nợ các khoản nợ phải thu khó đòi phải theo chính
sách tài chính hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ về các khoản nợ
phải thu khó đòi, ghi:
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã lập dự phòng)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu chưa lập dự phòng)
Có TK 131- Phải thu của khách hàng
Có TK 138 - Phải thu khác.
Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004 "Nợ khó đòi đã xử lý" (Tài khoản ngoài
Bảng Cân đối kế toán).
Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó
lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu
hồi được, ghi:

Nợ các TK 111, 112,
Có TK 711 - Thu nhập khác.
Đồng thời ghi đơn vào bên Có TK 004 "Nợ khó đòi đã xử lý" (Tài khoản
ngoài Bảng cân đối kế toán).
Các khoản nợ phải thu khó đòi có thể được bán cho Công ty mua, bán nợ.
Khi doanh nghiệp hoàn thành thủ tục bán các khoản nợ phải thu (đang phản
ánh trên Bảng Cân đối kế toán) cho Công ty mua, bán nợ và thu được tiền,
ghi:
Nợ các TK 111, 112, (Số tiền thu được từ việc bán khoản nợ phải thu)
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Số chênh lệch được bù đắp bằng
khoản dự phòng phải thu khó đòi)
Nợ các TK liên quan (Số chênh lệch giữa giá gốc khoản nợ phải thu khó đòi
với số tiền thu được từ bán khoản nợ và số đã được bù đắp bằng khoản dự
phòng phải thu khó đòi theo qui định của chính sách tài chính hiện hành)
Có các TK 131, 138,
 Xử lý tài chính các khoản nợ không có khả năng thu hồi
a) Nợ phải thu không có khả năng thu hồi bao gồm các khoản nợ sau:
- Đối với tổ chức kinh tế:
+ Khách nợ đã giải thể, phá sản: Quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản
doanh nghiệp theo Luật phá sản hoặc quyết định của người có thẩm quyền
về giải thể đối với doanh nghiệp nợ, trường hợp tự giải thể thì có thông báo
của đơn vị hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập đơn vị, tổ chức.
+ Khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả: Xác nhận
của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký kinh
doanh về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động không có khả
năng thanh toán.
- Đối với cá nhân phải có một trong các tài liệu sau:
+ Giấy chứng từ (bản sao) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương đối
với người nợ đã chết nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ.
+ Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ còn sống

hoặc đã mất tích nhưng không có khả năng trả nợ.
+ Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với người nợ đã bỏ
trốn hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án hoặc xác nhận của chính quyền
địa phương về việc khách nợ hoặc người thừa kế không có khả năng chi trả.
b) Xử lý tài chính:
Tổn thất thực tế của từng khoản nợ không thu hồi được là khoản chênh lệch
giữa nợ phải thu ghi trên sổ kế toán và số tiền đã thu hồi được (do người
gây ra thiệt hại đền bù, do phát mại tài sản của đơn vị nợ hoặc người nợ, do
được chia tài sản theo quyết định của tòa án hoặc các cơ quan có thẩm
quyền khác…).
Giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh
nghiệp sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài
chính (nếu có) để bù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản
lý của doanh nghiệp.
Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, doanh nghiệp vẫn
phải theo dõi riêng trên sổ kế toán và được phản ánh ở ngoài bảng cân đối
kế toán trong thời hạn tối thiểu là 10 năm, tối đa là 15 năm kể từ ngày thực
hiện xử lý và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. Nếu thu hồi được nợ
thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ,
doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập khác.
c) Khi xử lý khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi doanh nghiệp
phải lập hồ sơ sau:
- Biên bản của Hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp. Trong đó ghi rõ giá trị
của từng khoản nợ phải thu, giá trị nợ đã thu hồi được, giá trị thiệt hại thực
tế (sau khi đã trừ đi các khoản thu hồi được).
- Bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xóa để làm căn cứ hạch toán,
biên bản đối chiếu nợ được chủ nợ và khách nợ xác nhận hoặc Bản thanh lý
hợp đồng kinh tế hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh
nghiệp, tổ chức hoặc các tài liệu khách quan khác chứng minh được số nợ
tồn đọng và các giấy tờ tài liệu liên quan.

- Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được, đến
thời điểm xử lý nợ doanh nghiệp đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán
của doanh nghiệp
2.1.2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
 Khái niệm
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giá
vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm.
 Nguyên nhân
Theo nguyên tắc giá gốc hàng tồn kho (HTK) của doanh nghiệp phải được
ghi nhận và được trình bày theo giá gốc. Trong các trường hợp giá cả có sự
biến động cần được đánh giá lại để phản ánh đúng với giá của thị trường và
được điều chỉnh vào nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Tuy nhiên,
tổng các trường hợp giá của HTK giảm, nếu không có nguồn bù đắp thì sẽ
tác động xấu tới tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mặt khác trong tường
hợp giá trị thuần có thể thu hồi của HTK giảm xuống thắp hơn so với giá
gốc, việc ghi nhận theo giá gốc sẽ dẫn đến ghi nhận quá cao giá trị tài sản
của doanh nghiệp và không đảm bảo tính thận trọng của thông tin kế toán.
Do đó, một mặt để có nguồn bù đắp nhằm tránh những tá động xấu dến tình
hình tài chính của doanh nghiệp, mặt khác để tuân theo nguyên tắc thận
trọng trong kế toán đòi hỏi phải trích lập dự phòng giảm giá cho HTK.
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 về HTK cũng yêu cầu doanh nghiệp ít
nhất là vào cuối kỳ kế toán năm, phải ước tính giá trị thuần có thể thực hiện
được của hàng tồn kho và nếu giá trị này nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự
phòng giảm giá HTK. Như vậy, việc trích lập dự phòng thực chất là việc ghi
nhận chi phí phát sinh do HTK bị giảm giá trị đồng thời là điều chỉnh giá trị
khoản mục tài sản này về giá trị có thể thực hiện được.
 Đối tượng lập dự phòng
Theo khoản 1 điều 4 thông tư 228/2009/TT-BTC
Bao gồm: nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa,
thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém mất phẩm chất,

lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển…), sản
phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà
giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và
đảm bảo điều kiện sau:
- Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các
bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.
- Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho
tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn
so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật
liệu này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá
nguyên vật liệu tồn kho đó.
 Phương pháp lập dự phòng
Theo khoản 2 điều 4 thông tư 228/2009/TT-BTC
Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau:
Mức dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa = Lượng vật tư hàng hóa
thực tế tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính x (Giá gốc hàng tồn
kho theo sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng
tồn kho)
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí
liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và
trạng thái hiện tại theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn
kho ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001
của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu
hồi) là giá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ (-) chi phí để hoàn thành
sản phẩm và chi phí tiêu thụ (ước tính).
Khi ước tính Khi ước tính giá trị thuần của hàng tồn kho phải chú ý đến 2
vấn đề sau:
- Sự biến động giá cả hàng tồn kho trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn

ra sau ngày kết thúc năm tài chính, trong trường hợp những sự kiện này
được cung cấp những bằng chứng xác nhận về các sự kiện đã có ở thời
điểm kết thúc niên độ. Trường hợp này thuộc phạm vi điều chỉnh của VAS
23 “ Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kì kế toán năm”. Nghĩa là:
. Nếu HTK được bán ra càng gần ngày sau ngày kết thúc kì kế toán năm thì
có thể căn cứ vào giá đã có thể bán được của hàng tồn kho để xác định lại
mức dự phòng đã lập ở năm trước, trên cơ sở đó điều chỉnh tăng hoặc giảm
mức dự phòng đã lập. Vì điều này cung cấp bằng chứng tin cậy về việc ước
tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho vào cuối năm
trước.
Nếu hàng tồn kho được bán ra càng xa ngày sau ngày kết thúc kì kế toán
năm thì giá bán của hàng tồn kho không được sử dụng để xác định lại mức
dự phòng đã lập vì sự thay đổi giá cả chủ yếu là lí do thuộc về sự thay đổi
cuả thị trường chứ không phải là sự ước tính giá trị thuần của hàng tồn kho
vào cuối năm trước không phù hợp.
- Mục đích của việc dự trữ hàng tồn kho: Nếu hàng tồn kho được dự trữ để
đảm bảo cho các hợp đồng bán hàng không thể huỷ bỏ thì phải dựa vào giá
trị hợp đồng. Nghĩa là mức dự phòng được lập khi giá trị hợp đồng bán
hàng không thể huỷ bỏ của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc
Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng tồn
kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ
để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa
tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp.
Riêng dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.
 Hạch toán dự phòng giảm giá HTK
Để phản ánh tình hình trích lập dự phòng và xử lý số dự phòng giảm giá
HTK kế toán sử dụng TK 159 : “dự phòng giảm giá HTK”. Và tính vào giá
vốn tk 632
Kết cấu của TK 159

Bên Nợ: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hoàn nhập ghi giảm
giá vốn hàng bán trong kỳ.
Bên Có: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập tính vào giá vốn
hàng bán trong kỳ.
Số dư bên Có: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có cuối kỳ.
Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý), khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
lần đầu tiên, ghi:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán
Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý) tiếp theo:
-Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm
nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán
trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn, ghi:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho):
số dự phòng trích thêm
Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: số dự phòng trích thêm
- Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán
năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ
kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn, ghi:
Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: số dự phòng hoàn nhập
Có TK 632- Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho):
số dự phòng hoàn nhập
Trường hợp tổn tất thực sự xảy ra, căn cứ vào quyết định của cấp trên dùng
dự phòng để bù đắp kế toán ghi:
Nợ TK 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: số đã dự phòng
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán: số dự phòng hoặc dự phòng không đủ
Có TK 152, 153: số tổn thất được xử lý
 Xử lý hủy bỏ đố với vật tư, hàng hóa đã trích lập
Theo khoản 4 điều 4 thông tư 228/2009/TT_BTC:
a) Hàng tồn đọng do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, dịch bệnh, hư hỏng,

do không còn giá trị sử dụng như: dược phẩm, thực phẩm, vật tư y tế, con
giống, vật nuôi, vật tư hàng hóa khác phải hủy bỏ thì xử lý như sau:
Doanh nghiệp lập Hội đồng xử lý tài sản để thẩm định tài sản bị hủy bỏ.
Biên bản thẩm định phải kê chi tiết tên, số lượng, giá trị hàng hóa phải hủy
bỏ, nguyên nhân phải hủy bỏ, giá trị thu hồi được do bán thanh lý, giá trị
thiệt hại thực tế.
Mức độ tổn thất thực tế của từng loại hàng tồn đọng không thu hồi được là
khoản chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán trừ đi giá trị thu hồi do
thanh lý (do người gây thiệt hại đền bù, do bán thanh lý hàng hóa).
b) Thẩm quyền xử lý: Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng
quản trị) hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng
thành viên); Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) đối với doanh nghiệp không
có Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên; chủ doanh nghiệp căn cứ vào
Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến hàng hóa tồn
đọng để quyết định xử lý hủy bỏ vật tư, hàng hóa nói trên; quyết định xử lý
trách nhiệm của những người liên quan đến số vật tư, hàng hóa đó và chịu
trách nhiệm về quyết định của mình trước chủ sở hữu và trước pháp luật.
c) Xử lý hạch toán:
Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn đọng không thu hồi được đã có quyết
định xử lý hủy bỏ, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn
kho, phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh
nghiệp.
Ví dụ: ngày 31/12/N doanh nghiệp K có tài liêu sau:
-Giá trị tông kho nguyên vật liệu A là 1000triệu đồng
-Giá trị thuần có thể thực hiện được của vật tư này được xác địn là 850 triệu
đồng
-Số dư TK 159 còn lại là 40 triệu đồng
Như vậy số tiền cần trích lạp dự phòng cho NVL A là:
1000 – 850= 250 (triệu đồng)
Kế toán phản anh tình hình trích lập dự phòng bổ sung như sau:

Nợ TK 632: 210
Có TK 159 : 210
2.1.3. Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính
 Khái niệm
Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính: Là dự phòng giá trị dự kiến bị
tổn thất do sự giảm giá của các khoản đầu tư ngắn hạn
 Đối tượng
là các chứng khoán có đủ các điều kiện sau:
- Là các loại chứng khoán được doanh nghiệp đầu tư theo đúng quy định
của pháp luật.
- Được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo cáo
tài chính có giá thị trường giảm so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán.
Những chứng khoán không được phép mua bán tự do trên thị trường như
các chứng khoán bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật; cổ
phiếu quỹ thì không được lập dự phòng giảm giá.
Các tổ chức đăng ký hoạt động kinh doanh chứng khoán như các công ty
chứng khoán, công ty quản lý quỹ được thành lập và hoạt động theo quy
định của Luật chứng khoán, việc trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán
thực hiện theo quy định riêng.
 Phương pháp lập dự phòng
Mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán được tính theo công
thức sau:
Mức dự
phòng
giảm giá
đầu tư
chứng
khoán
=
Số lượng

chứng khoán
bị giảm giá
tại thời điểm
lập báo cáo
tài chính
X
Giá
chứn
g
khoá
n
hạch
toán
trên
sổ kế
toán
-
Giá
chứng
khoán
thực tế
trên thị
trường
- Đối với chứng khoán đã niêm yết: giá chứng khoán thực tế trên thị trường
được tính theo giá thực tế trên các Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)
là giá giao dịch bình quân tại ngày trích lập dự phòng; Sở giao dịch chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) là giá đóng cửa tại ngày trích lập dự
phòng.
- Đối với các loại chứng khoán chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán,
giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định như sau:

+ Đối với các Công ty đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của
các công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCom) thì giá chứng khoán thực tế
trên thị trường được xác định là giá giao dịch bình quân trên hệ thống tại
ngày lập dự phòng.
+ Đối với các Công ty chưa đăng ký giao dịch ở thị trường giao dịch của các
công ty đại chúng thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định
là giá trung bình trên cơ sở giá giao dịch được cung cấp tối thiểu bởi ba (03)
công ty chứng khoán tại thời điểm lập dự phòng.
Trường hợp không thể xác định được giá trị thị trường của chứng khoán thì
các doanh nghiệp không được trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán.
- Đối với những chứng khoán niêm yết bị hủy giao dịch, ngừng giao dịch kể
từ ngày giao dịch thứ sáu trở đi là giá trị sổ sách tại ngày lập bảng cân đối kế
toán gần nhất.
Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng loại chứng khoán đầu tư, có
biến động giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính và được tổng hợp vào
bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, làm căn cứ hạch
toán vào chi phí tài chính của doanh nghiệp
 Phương pháp hạch toán
Để trích lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, kế toán sử dụng TK 129:
“dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn” và tính vào chi phí tài chính tk 635
Kết cấu TK 129.
Bên Nợ:
Hoàn nhập số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn kỳ này phải
lập nhỏ hơn số đã lập cuối kỳ trước.

Bên Có:
Trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn (Số cần trích lập
lần đầu và số chênh lệch giữa số dự phòng kỳ này phải lập lớn hơn số đã lập
cuối kỳ trước).


Số dư bên Có:
Số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn hiện có cuối kỳ.

Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào biến động giảm giá của các khoản đầu tư ngắn
hạn hiện có, tính toán mức dự phòng cần lập lần đầu, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 129 - Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn.

Cuối kỳ kế toán sau:
- Nếu khoản dự phòng giảm giá khoản đầu tư ngắn hạn phải lập ở kỳ kế
toán này nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá khoản đầu tư ngắn hạn đã lập
cuối kỳ kế toán trước thì số chênh lệch nhỏ hơn phải được hoàn nhập, ghi:
Nợ TK 129 - Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
Có TK 635 - Chi phí tài chính.

- Nếu khoản dự phòng giảm giá khoản đầu tư ngắn hạn phải lập ở kỳ kế
toán này lớn hơn khoản dự phòng giảm giá khoản đầu tư ngắn hạn đã lập
cuối kỳ kế toán trước thì phải trích lập thêm theo số chênh lệch lớn hơn, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 129 - Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
2.2. Khấu hao tài sản cố định
Trích khấu hao theo chuẩn mực kế toán 03 và chuẩn mực kế toán 04, thông tư
45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố
định
Khấu hao là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ
trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó
Giá trị thanh lý: Là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích
của tài sản, sau khi trừ (-) chi phí thanh lý ước tính.
Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu
biết trong sự trao đổi ngang giá.

Giá trị còn lại: Là nguyên giá của TSCĐ sau khi trừ (-) số khấu hao luỹ kế của tài
sản đó.
Giá trị có thể thu hồi: Là giá trị ước tính thu được trong tương lai từ việc sử dụng
tài sản, bao gồm cả giá trị thanh lý của chúng.
Nguyên tắc trích khấu hao:
1. Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những
TSCĐ sau đây:
- TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất
kinh doanh.
- TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất.
- TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).
- TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh
nghiệp.
- TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh
nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp
như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa
nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón
người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh
nghiệp đầu tư xây dựng).
- TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền
bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
- TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.
2. Các khoản chi phí khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí hợp lý khi
tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp
luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Trường hợp TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ cho người
lao động của doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này có tham
gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp căn cứ vào thời gian và tính

chất sử dụng các tài sản cố định này để thực hiện tính và trích khấu hao vào chi
phí kinh doanh của doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý
để theo dõi, quản lý.
4. TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất, bị hư hỏng mà không thể sửa chữa, khắc
phục được, doanh nghiệp xác định nguyên nhân, trách nhiệm bồi thường của tập
thể, cá nhân gây ra. Chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản với tiền bồi thường
của tổ chức, cá nhân gây ra, tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm và giá trị thu
hồi được (nếu có), doanh nghiệp dùng Quỹ dự phòng tài chính để bù đắp. Trường
hợp Quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp, thì phần chênh lệch thiếu doanh
nghiệp được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp khi xác định thuế thu nhập
doanh nghiệp.
5. Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐ
cho thuê.
6. Doanh nghiệp thuê TSCĐ theo hình thức thuê tài chính (gọi tắt là TSCĐ thuê
tài chính) phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh
nghiệp theo quy định hiện hành. Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài
sản, doanh nghiệp thuê TSCĐ thuê tài chính cam kết không mua lại tài sản thuê
trong hợp đồng thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao
TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng.
7. Trường hợp đánh giá lại giá trị TSCĐ đã hết khấu hao để góp vốn, điều
chuyển khi chia tách, hợp nhất, sáp nhập thì các TSCĐ này phải được các tổ
chức định giá chuyên nghiệp xác định giá trị nhưng không thấp hơn 20% nguyên
giá tài sản đó. Thời điểm trích khấu hao đối với những tài sản này là thời điểm
doanh nghiệp chính thức nhận bàn giao đưa tài sản vào sử dụng và thời gian trích
khấu hao từ 3 đến 5 năm. Thời gian cụ thể do doanh nghiệp quyết định nhưng
phải thông báo với cơ quan thuế trước khi thực hiện.
Đối với các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, thời điểm trích khấu hao của
các TSCĐ nói trên là thời điểm doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh chuyển thành công ty cổ phần.
8. Các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp

để cổ phần hoá theo phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) thì phần chênh
lệch tăng của vốn nhà nước giữa giá trị thực tế và giá trị ghi trên sổ sách kế toán
không được ghi nhận là TSCĐ vô hình và được phân bổ dần vào chi phí sản xuất
kinh doanh trong kỳ nhưng thời gian không quá 10 năm. Thời điểm bắt đầu phân
bổ vào chi phí là thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ
phần (có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).
9. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày
(theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện
hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh
nghiệp.
10. Đối với các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng, doanh
nghiệp đã hạch toán tăng TSCĐ theo giá tạm tính do chưa thực hiện quyết toán.
Khi quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành có sự chênh lệch giữa giá
trị tạm tính và giá trị quyết toán, doanh nghiệp phải điều chỉnh lại nguyên giá tài
sản cố định theo giá trị quyết toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Doanh
nghiệp không phải điều chỉnh lại mức chi phí khấu hao đã trích kể từ thời điểm
tài sản cố định hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng đến thời điểm quyết toán
được phê duyệt. Chi phí khấu hao sau thời điểm quyết toán được xác định trên cơ
sở lấy giá trị quyết toán tài sản cố định được phê duyệt trừ (-) số đã trích khấu
hao đến thời điểm phê duyệt quyết toán tài sản cố định chia (:) thời gian trích
khấu hao còn lại của tài sản cố định theo quy định.
11. Đối với các tài sản cố định doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý và trích khấu
hao theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC nay không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá
tài sản cố định theo quy định tại Điều 2 của Thông tư này thì giá trị còn lại của
các tài sản này được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
thời gian phân bổ không quá 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư
này.
Xác định thời gian trích khấu hao
Thời gian trích khấu hao hay thời gian sử dụng hữu ích của tài sản: là thời gian
mà TSCĐ phát huy tác dụng cho sản xuất kinh doanh được tính bằng thời gian

mà doanh nghiệp dự tính thu được từ sử dụng tài sản. Khi ước tính thời gian sử
dụng tài sản cố định cần xem xét các yếu tố:
• Mức độ sử dụng ước tính của doanh nghiệp đối với tài sản đó
• Mức độ hao mòn phụ thuộc vào các nhân tố liên quan trong quá trình
sử dụng tài sản (số ca làm việc, việc sửa chữa và bảo dưỡng tài sản)
• Hao mòn vô hình do thay đổi hay cải tiến dây truyền công nghệ hay do
thay đổi nhu cầu thị trường về sản phẩm hoặc dịch vụ do tài sản đó sản
xuất ra
• Giới hạn có tính pháp lý trong việc sử dụng tài sản, như ngày hết hạn
hợp đồng của tài sản thuê tài chính
• Kinh nghiệm của doanh nghiệp đối với các tài sản còn lại
Theo thông tư 45/2013/TT-BTC thời gian trích khấu hao:
Xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định hữu hình:
1. Đối với tài sản cố định còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ
vào khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định quy định tại Phụ lục 1 ban
hành kèm theo Thông tư này để xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố
định.
2. Đối với tài sản cố định đã qua sử dụng, thời gian trích khấu hao của tài sản cố
định được xác định như sau:
Thời gian
trích khấu
= Giá trị hợp lý của
TSCĐ
x Thời gian trích khấu
hao của TSCĐ mới

×