Tải bản đầy đủ (.pptx) (27 trang)

Slide ước tính kế toán và ảnh hưởng của nó đến thuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.98 KB, 27 trang )

Kế Toán Thuế
CHỦ ĐỀ 5: ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ƯỚC TÍNH
KẾ TOÁN ĐẾN THUẾ
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
1. NGUYỄN THỊ NINH
2. NGUYỄN THỊ ÁNH
3. PHẠM THỊ NGỌC LINH
4. NGUYỄN THỊ HOA
5. CAO THỊ HƯỜNG
6. LÊ THỊ ÁNH
7. PHẠM THÚY NGA
8. NGUYỄN THỊ DUNG
N I DUNGỘ
I
II
KẾT LUẬN
III
ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN
ẢNH HƯỞNG CỦA ƯỚC
TÍNH KẾ TOÁN ĐẾN THUẾ
I. ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN
1. ƯỚC TÍNH
KẾ TOÁN
2. THAY ĐỔI
ƯỚC TÍNH
KẾ TOÁN
1. ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN
1.1. KHÁI NIỆM
1.2. SỰ CẦN THIẾT CỦA ƯỚC TÍNH
KẾ TOÁN


1.3. CÁC KHOẢN MỤC ĐÒI HỎI ƯỚC TÍNH
KẾ TOÁN
2. THAY ĐỔI ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN
2.1. KHÁI NIỆM
2.2. MỘT SỐ TH ĐẶC BIỆT KHI XÁC ĐỊNH
THAY ĐỔI CÁC ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN
2.3. NGUYÊN TẮC GHI NHẬN ẢNH HƯỞNG
CỦA VIỆC THAY ĐỔI ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN
2.4. KẾ TOÁN VÀ TRÌNH BÀY VỀ
THAY ĐỔI ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN
1. ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN
1.1 Khái niệm
Ước tính kế toán là một quá trình xét đoán dựa
trên những thông tin tin cậy nhất và mới nhất
tại thời điểm ước tính. Ước tính kế toán đề cập
tới các khoản mục trên báo cáo tài chính mà giá
trị của chúng được ước tính chứ không thể đo
lường một cách chính xác bằng các công thức
toán học.

1.2. Sự cần thiết của ước tính kế toán

Thứ nhất, việc loại bỏ hoàn toàn các ước tính
chủ quan là không khả thi và thiếu hiệu quả
kinh tế.

Thứ hai, việc cho phép doanh nghiệp sử dụng
các xét đoán chủ quan trong lập BCTC cũng
mang lại nhiều lợi ích.
1.2. Sự cần thiết của ước tính kế toán


Thứ ba, nếu cả bên lập BCTC và bên sử
dụng BCTC đều ý thức rõ về sự tồn tại của
các xét đoán chủ quan trong lập BCTC thì họ
sẽ tính tới yếu tố này trong các thoả thuận để
có được một hợp đồng tối ưu.

Cuối cùng, ngay cả khi có thể xây dựng một
chế độ kế toán chi tiết đến mức không còn có
chỗ cho xét đoán chủ quan nữa, thì điều đó
cũng không bảo đảm sẽ không có kẽ hở nếu
người ta cố tình tìm cách “lách luật”.
1.3. Các khoản mục đòi hỏi sự ước tính kế toán

DP nợ phải thu khó đòi

DP giảm giá đầu tư dài hạn

DP giảm giá HTK

Trích khấu hao TSCĐ

Doanh thu ghi nhận trước

Chi phí trả trước

Giá trị sp dở dang…
Ước tính các chỉ tiêu
đã phát sinh
Ước tính các chỉ tiêu

chưa phát sinh

DP chi phí bảo
hành.

Chi phí trích
trước.
2. THAY ĐỔI ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN
2.1 Khái niệm
Thay đổi ước tính kế toán là việc điều chỉnh giá
trị ghi sổ của tài sản, nợ phải trả hoặc giá trị tiêu
hao định kỳ của tài sản được tạo ra từ việc đánh
giá tình trạng hiện thời và lợi ích kinh tế trong
tương lai cũng như nghĩa vụ liên quan đến tài sản
và nợ phải trả đó

Thay đổi cách thức xác định thông tin là
thay đổi chính sách kế toán mà không phải
là thay đổi ước tính kế toán.

Khi khó xác định một thay đổi là thay đổi
chính sách kế toán hay thay đổi ước tính
kế toán thì thay đổi này được coi là thay
đổi ước tính kế toán.
2.2. Một số TH đặc biệt cần lưu ý khi
thay đổi ƯTKT
2.3. Nguyên tắc ghi nhận ảnh hưởng của việc
thay đổi ước tính kế toán

Các thay đổi ước tính kế toán sẽ được áp

dụng phi hồi tố và được ghi nhận vào Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
- TH thay đổi ước tính kế toán chỉ ảnh
hưởng đến năm hiện tại, doanh nghiệp phản
ánh những thay đổi đó vào BCKQHĐKD
của năm hiện tại.
- TH thay đổi ước tính kế toán ảnh hưởng
đến cả năm hiện tại và các năm khác trong
tương lai, doanh nghiệp phản ánh những thay
đổi đó vào BCKQHĐKD của năm hiện tại và
các năm trong tương lai.
2.3. Nguyên tắc ghi nhận ảnh hưởng của việc
thay đổi ước tính kế toán

Các thay đổi ước tính kế toán dẫn đến thay
đổi các khoản mục của Bảng cân đối kế toán
được ghi nhận bằng cách điều chỉnh giá trị ghi
sổ của tài sản, nợ phải trả hay khoản mục
thuộc vốn chủ sở hữu.
- Khi thay đổi các ước tính kế toán trong năm
hiện tại thì kế toán như các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh mới trong năm theo ước tính kế toán
mới.
- Doanh nghiệp phải trình bày tính chất và giá
trị của các thay đổi ước tính kế toán có ảnh
hưởng đến kỳ hiện tại, dự kiến ảnh hưởng đến
các kỳ trong tương lai, trừ khi không thể xác
định được thì phải trình bày lý do.
2.4. Kế toán và trình bày về thay đổi ước tính
kế toán

II. ẢNH HƯỞNG CỦA ƯỚC TÍNH KẾ
TOÁN ĐẾN THUẾ
1. KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

2. CÁC KHOẢN CHI TRÍCH TRƯỚC SCL
TSCĐ
3. DP KHOẢN NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÒI
4. DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ CÁC KHOẢN
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
5. DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HTK
6. ƯỚC TÍNH BẢO HÀNH SẢN PHẨM

Các khấu hao đối với tài sản dùng trong sản
xuất kinh doanh được tính vào chi phí được trừ
khi xác định thuế TNDN. Qua đó làm giảm số
thuế phải nộp của DN trong kỳ.

Tùy vào mục đích của doanh nghiệp mà có thể
sử dụng các phương pháp khấu hao khác nhau
để làm thay đổi chi phí về thuế. Chẳng hạn,
DN muốn đẩy nhanh chi phí trong năm có thể
sử dụng phương pháp khấu hao nhanh. Chi phí
tăng làm cho TN chịu thuế của doanh nghiệp
giảm nhiều hơn, doanh nghiệp có lợi hơn về
thuế.
1. KHẤU HAO TSCĐ

Sự khác biệt giữa kế toán và thuế tại Việt Nam
hiện nay trong vấn đề ước tính cũng gây ra khác biệt
trong việc tính và nộp thuế từng kỳ.

Ví dụ: Doanh nghiệp xét đoán ước tính thời gian sử
dụng hữu ích của TSCĐ mới sử dụng là 4 năm trong
khi cơ quan thuế xét theo thông tư 45/2013/TT-BTC
cho rằng thời gian sử dụng hữu ích của TS đó là 6
năm, doanh nghiệp khấu hao theo phương pháp đường
thẳng. Khi đó việc xác định lợi nhuận tính thuế khác
việc xác định lợi nhuận kế toán, tạo ra một khoản
chênh lệch tạm thời được khấu trừ và tạo ra một khoản
tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
1. KHẤU HAO TSCĐ
2. CÁC KHOẢN TRÍCH TRƯỚC SCL TSCĐ

Khoản này được tính trừ vào lợi nhuận kế toán
nhưng chỉ được khấu trừ vào lợi nhuận tính
thuế thu nhập khi doanh nghiệp thực chi.
Trường hợp này sẽ dẫn đến chênh lệch tạm
thời giữa giá trị ghi sổ của khoản chi phí phải
trả với cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả.
Đây là khoản chênh lệch tạm thời được khấu
trừ khi phát sinh khoản chi phí được trừ trong
tương lai. Từ đó làm phát sinh tài sản thuế thu
nhập hoãn lại (khoản thu từ thuế doanh nghiệp
được hoàn lại trong tương lai).
3. DP KHOẢN NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÒI

Trên phương diện thuế, dự phòng phải thu
khó đòi được ghi nhận như một khoản chi
phí hợp lý trước thuế. Từ đó, làm giảm lợi
nhuận phát sinh để tính ra số lợi nhuận thực
tế. Vì vậy, việc lập dự phòng sẽ làm cho

thuế thu nhập doanh nhiệp phải nộp của
đơn vị giảm xuống một lượng đáng kể.

Việc lập dự phòng cho đối tượng nào phải
tuân thủ đúng nguyên tắc, chế độ được quy
định cụ thể trong thông tư 228/2009/TT-
BTC.
3. DP KHOẢN NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÒI
Ví dụ: Doanh nghiệp A cuối kỳ kế toán xem xét có
khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán 15 tháng với
khoản tiền phải thu trị giá 200 triệu. Số dư dự phòng
đầu kỳ bằng 0. Doanh nghiệp phải tính và trích dự
phòng phải thu khó đòi là: 200 x 50% = 100tr. Số dự
phòng này sẽ được tính vào chi phí quản lý doanh
nghiệp. Trong trường hợp khoản dự phòng này được
trích theo đúng quy định của Bộ Tài Chính về trích
lập dự phòng. Khoản dự phòng này sẽ được tính vào
chi phí được trừ trong kỳ của doanh nghiệp, nếu thuế
suất thuế TNDN là 20% thì thuế TNDN phải nộp
giảm: 100 x 20% = 20 triệu.
4. DP GIẢM GIÁ CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH

Tại thời điểm lập dự phòng, nếu các chứng khoán do
doanh nghiệp đầu tư bị giảm giá so với giá đang hạch
toán trên sổ kế toán, các khoản vốn đầu tư vào tổ
chức kinh tế bị tổn thất do bị lỗ thì phải trích lập dự
phòng các đầu tư tài chính.

Khoản chi phí này được ghi nhận trước khi xác định
kết quả kinh doanh, làm giảm lợi nhuận của doanh

nghiệp. Cũng được xem xét là khoản chi phí được trừ
khi tính thuế TNDN, làm cho thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp của đơn vị giảm xuống.
5. DP GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO

Theo nguyên tắc giá gốc, HTK của doanh
nghiệp phải được ghi nhận và trình bày theo
nguyên tắc giá gốc. Việc trích lập dự phòng
giảm giá hàng tồn kho được phản ánh vào chi
phí trong kỳ của doanh nghiệp, cụ thể là Giá
vốn hàng bán (TK 632) trước khi xác định kết
quả kinh doanh để tính thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp. Qua đó, làm cho thuế thu
nhập doanh nghiệp phải nộp của đơn vị giảm
xuống.
6. ƯỚC TÍNH BẢO HÀNH SẢN PHẨM
Một doanh nghiệp ghi nhận một khoản nợ phải trả
là 100, đây là chi phí phải trả về bảo hành sản
phẩm. Cho mục đích tính thuế thu nhập thì chi phí
này chỉ được trừ khi doanh nghiệp thanh toán
nghĩa vụ bảo hành. Giả sử thuế suất thuế TNDN là
20%.
Cơ sở tính thuế các khoản nợ phải trả này là 0 (vì
chưa phát sinh việc thanh toán). Khoản 100 trên sẽ
được giảm lợi nhuận tính thuế trong tương lai. Do
đó, với chi phí bỏ ra này, doanh nghiệp sẽ nhận
được khoản tài sản thuế thu nhập hoãn lại là 20
với điều kiện là doanh nghiệp chắc chắn sẽ có
được đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai để có
thể hưởng lợi từ việc giảm thuế trong tương lai.

III. KẾT LUẬN

Thay đổi về các ước tính kế toán đúng quy
định về thuế luôn làm ảnh hưởng tới thuế TNDN.
Còn thay đổi về ước tính kế toán nhưng không
phù hợp theo quy định về thuế sẽ không được
điều chỉnh vào các khoản mục tính thuế của
doanh nghiệp.

Việc sử dụng các ước tính kế toán cho mục
đích tính thuế TNDN có sự khác biệt nhất định so
với các quy định liên quan của chuẩn mực và chế
độ kế toán chủ yếu là do mục tiêu hướng tới khi
xây dựng chế độ kế toán và chính sách thuế có
những điểm khác nhau.

×