Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Béo phì ở trẻ em: một vấn đề lớn doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.13 KB, 4 trang )

Béo phì ở trẻ em: một vấn đề lớn

Đổ lỗi cho di truyền. Đổ lỗi cho thiếu giáo dục thể chất tại trường học.
Đổ lỗi cho internet. Trong 20 năm qua, số trẻ em béo phì ở Hoa Kỳ đã tăng
gấp đôi tới 1/5 trẻ. Đây là sự gia tăng bệnh béo phì đáng buồn nhất trong lịch
sử.
Nhưng vấn đề này không phải là đổ lỗi. Đây là bệnh có thể phòng
ngừa với tỷ lệ cao chưa từng thấy ở quốc gia này đối với trẻ em và người
lớn. Béo phì ở trẻ em bắt đầu bằng việc phòng ngừa- cho phép trẻ em có thể
kiểm soát trọng lượng cơ thể chúng và giúp cha mẹ ông bà đưa ra quyết định
đúng đắn về vấn đề dinh dưỡng và luyện tập.
Trẻ em trở nên béo phì như thế nào?
Bất kể tuổi tác, bạn sẽ tăng cân khi lượng calo đưa vào nhiều hơn
lượng calo được đốt cháy.
Nhưng béo phì không đơn thuần như vậy. Béo phì là một bệnh phức
tạp. Việc tăng cân bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố cộng thêm cả lượng calo
đưa vào.
Các yếu tố ngày gồm:
- Di truyền. Trẻ có bố mẹ quá cân thì cũng dễ bị quá cân.
- Chuyển hóa. Chuyển hóa nhanh đốt cháy calo nhanh hơn chuyển hóa
chậm. Tập thể dục là yếu tố chính ảnh hưởng đến chuyển hóa. Mặc dù hiếm
gặp, tình trạng bệnh và các thuốc bạn dùng cùng có thể gây ra những thay
đổi. Trong phạm vi nào đó, bạn ăn bao nhiêu, ăn khi nào và bỏ bữa khi nào
cũng có thể ănh hưởng tới chuyển hóa trong cơ thể bạn.
- Môi trường. Di truyền và chuyển hóa thường đặt cơ sở chính khiến
một người trở thành béo phì, và sau đó môi trường là yếu tố xác định. Một
số ví dụ:
+ Tính “ăn hết sạch”có thể kích thích trẻ ăn nhiều hơn cần thiết.
+ Chỉ 25% trẻ độ tuổi đến trường tham gia học thể dục, nghĩa là ngày
càng ít trẻ tập thể dục khi ở trường.
+ Các gia đình lười vận động cũng góp phần phát triển lối sống lười


vận động. Trẻ không có nhiều mẫu người có tâm hồn lành mạnh - sức khỏe
tốt - dưới 50% người Mỹ tập thể dục 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần. Rất khó
khuyến khích mà không có cảm hứng.
Các nguy cơ về tinh thần và thể chất
Béo phì ở trẻ có thể dẫn tới các biến chứng gồm:
 Béo phì
 Tiểu đường
 Ngừng thở khi ngủ
 Cholesterol máu cao
 Bệnh mạch vành
 Tăng insulin máu
 Trầm cảm
Hơn nữa, việc điều trị những bệnh này lại góp phần làm tăng cân hoặc
hạn chế hoạt động như vậy càng làm béo hơn. Vì thế, can thiệp sớm là việc
làm khẩn cấp để ngăn ngừa các biến chứng này.
Để giúp trẻ béo phì giảm cân và giữ được sức khỏe, đánh giá đầy đủ
lối sống của trẻ liên quan tới ăn uống, hoạt động, không hoạt động và tác
động qua lại giữa bố mẹ hoặc người chăm sóc. Cảm xúc của trẻ cũng là điểm
chính trong điều trị thành công béo phì.
Trầm cảm là cảm xúc thường gặp nhất tác động đến trẻ béo phì. Một
vài nghiên cứu cho thấy rằng thành kiến đối với người béo phì bắt đầu từ 3-5
tuổi. Điều này có nghĩa là ngay từ trước khi trẻ béo phì đến nhà trẻ, chúng
thường bị réo tên, khó kết bạn, bị loại khỏi các hoạt động và được chọn lựa
cuối cùng trong nhóm. Một môi trường tẩy chay như vậy thường làm tăng
cân thêm vì điều này ngăn trở trẻ tham gia hoạt động thể thao và khuyến
khích hoạt động đơn độc, như xem tivi, chơi game hoặc internet.
Để đảo ngược chu kỳ này, chủ yếu là giúp trẻ thay đổi, điều đó sẽ là
cả lợi ích và sức chịu đựng. Đôi khi sự thay đổi này gồm cả thay đổi thức ăn,
lượng thức ăn hoặc người ăn cùng chúng. Nhiều khi không cần thay đổi gì
về thức ăn. Trẻ em bị ảnh hưởng mạnh bởi môi trường, vì thế tập trung vào

việc chúng sử dụng thời gian ra sao rất quan trọng - khuyến khích dành
nhiều thời gian hoạt động hơn và giảm thời gian thụ động ngồi trước tivi
hoặc máy tính.

×