Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Trò chuyện để trẻ thông minh pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.09 KB, 4 trang )


Trò chuyện để trẻ thông minh





Ngôn ngữ giúp hình phát triển khả năng suy nghĩ của trẻ. Trò chuyện,
cho tiếp xúc, tham gia trò chơi, tiếp cận các tình huống thực tế… là những
cách giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
Cuộc sống bận rộn khiến các ông bố bà mẹ không còn thời gian để
gần gũi, chuyện trò, hay lắng nghe những quan tâm của trẻ.
“Các công trình nghiên cứu đã chứng minh, trong gia đình nếu bố mẹ
thường xuyên trò chuyện với trẻ, trả lời rõ ràng, cụ thể những điều trẻ thắc
mắc muốn biết, thì sẽ giúp khả năng phát triển ngôn ngữ nhanh hơn bé
không được bố mẹ quan tâm, gần gũi trò chuyện”.
Cũng theo bác sĩ Thủy, thời điểm trẻ tròn một tuổi được xem là giai
đoạn quan trọng trong việc xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển
ngôn ngữ sau này. Bởi vì, con người sẽ học hỏi qua sự lắng nghe những âm
thanh ở bước đầu tiên; nghe những âm thanh chung quanh mình, rồi từ đó
hình thành nên kỹ năng nói.
Bác sĩ cũng lưu ý, khi nói chuyện với trẻ, cha mẹ nên cúi thấp ngang
tầm bé, làm sao để trẻ thấy mặt và miệng của cha mẹ đang nói. Người lớn
cần nói những từ vựng rõ ràng, rõ từng lời, từng chữ, không nói quá lớn
hoặc quá nhỏ, cũng không nói quá chậm hoặc quá nhanh. Ban đầu, khi nói
chuyện cùng trẻ cần chọn những từ ngắn, đơn giản, thật dễ hiểu; và cần khởi
đầu câu chuyện từ những chủ đề mà trẻ quan tâm, thích thú. Khi trẻ nói được
những từ ngắn, thì từ từ nói những từ vựng dài hơn…
Phát triển ngôn ngữ qua những tình huống thực tế
Các chuyên gia nhi khoa cho rằng, sự phát triển ngôn ngữ sẽ tác động
đến phát triển các lĩnh vực khác của trẻ. Lý do, ngôn ngữ giúp hình thành


khả năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề, ngoài ra còn hỗ trợ trong việc thể
hiện tình cảm và cảm nhận của trẻ.

Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ qua những tình huống thực tế là điều rất
quan trọng. Chẳng hạn như đọc sách cho trẻ nghe; tham gia các trò chơi
cùng bé (qua các trò chơi trẻ cũng sẽ phong phú thêm vốn ngôn ngữ, từ
vựng); cho nghe nhạc…
Các nhà chuyên môn ghi nhận, những trẻ dưới 6 tháng tuổi cũng đã
bắt đầu cảm nhận được về những từ, câu hát mà bố mẹ lặp đi lặp lại với bé
nhiều lần. Đó là những cảm nhận về ngôn ngữ ở thời điểm đầu đời của trẻ.
Bố mẹ cần đọc truyện cho trẻ nghe từ khi bé còn nhỏ, còn chưa hiểu được
câu chuyện, nhưng đó là lúc giúp bé phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên.
Trong quá trình chơi, bố mẹ chỉ ra và gọi tên các đồ vật, thú cưng
cũng là cách giúp bé phát triển ngôn ngữ của mình. Hay cho trẻ nghe tiếng
chim hót, tiếng đàn, tiếng nước chảy, rồi qua đó nói cho trẻ nghe âm thanh
vừa nghe là âm thanh gì…
Quá trình trẻ học nói và hiểu từ luôn cần có sự tương tác từ các đồ vật,
tình huống. Chẳng hạn như khi cho trẻ bú hay cho trẻ ăn thì nói “mum
mum”. Hay qua nhiều lần chơi, cầm nắm các đồ vật, trẻ sẽ chú ý đến từ,
ngôn ngữ để rồi phát âm và gọi tên đồ vật…
Những tình huống thực tế ấy được các nhà chuyên môn gọi là “Chơi
mà học, học mà chơi” là như vậy.

×