Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khái niệm tư duy trong dạy học hóa học ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.81 KB, 7 trang )

Khái niệm tư duy trong dạy học hóa học
Trong thế kỉ XXI, nhiều thay đổi trong giáo dục trên thế
giới đã ảnh hưởng đến nền giáo dục Việt Nam. Trong thời
đại của nền kinh tế tri thức, cách dạy và cách học cũng thay
đổi. Việc nhớ tất cả các kiến thức là không thể, vậy cách
học ở đây không còn đơn thuần học kiến thức cơ bản mà
còn là học cách học, học cách tư duy.
Theo M. N. Sacdacop: “Tư duy là sự nhận thức khái quát
gián tiếp các sự vật và hiện tượng của hiện thực trong
những dấu hiệu, những thuộc tính chung và bản chất của
chúng.Tư duy cũng là sự nhận thức sáng tạo những sự vật
và hiện tượng mới, riêng lẻ của hiện thực trên cơ
sở những kiến thức khái quát hoá đã thu nhận được”.

I. N. Tônxtôi đã viết: “Kiến thức chỉ thực sự là kiến thức
khi nào nó là thành quả những cố gắng của tư duy chứ
không phải của trí nhớ”.
Như vậy, trong quá trình học thì cái mà học sinh lĩnh hội
được chính là cách tư duy, cách tư duy sẽ còn lại trong mỗi
người học trong khi kiến thức có thể bị quên đi trong trí
nhớ. Qua quá trình tư duy con người ý thức nhanh chóng,
chính xác đối tượng cần lĩnh hội, mục đích cần đạt được và
con đường tối ưu đạt được mục đích đó. Khi có kĩ năng tư
duy thì người học có thể vận dụng để nghiên cứu các đối
tượng khác. Điều cần thiết trong tư duy là nắm được bản
chất của sự vật, hiện tượng từ đó vận dụng vào các tình
huống khác nhau một cách sáng tạo. Thông qua hoạt động
tư duy người học có thể phát hiện ra vấn đề và đề xuất
hướng giải quyết cũng như biết phân tích, đánh giá các
quan điểm, các phương pháp, lí thuyết của người khác, đưa
ra ý kiến chủ quan, nêu ra lí do, nội dung để bảo vệ ý kiến


của mình.
Qua quá trình dạy học hóa học, học sinh có thể được trang
bị và rèn luyện 6 loại tư duy:
- Tư duy độc lập:
Trong hóa học, tư duy độc lập đối với học sinh là rất cần
thiết, học sinh có thể rèn tư duy độc lập khi được thực hiện
các nhiệm vụ vừa sức với mình. Điều này dễ gây hứng thú
đối với học sinh đồng thời tạo điều kiện cho học sinh nắm
bắt vấn đề một cách tự nhiên theo đúng quy luật của quá
trình nhận thức. Dạy học theo modun hoặc dạy học theo dự
án cũng là cách mà giáo viên rèn cho học sinh cách tư duy
độc lập.
Khi dạy một số vấn đề trong chương trình hóa học phổ
thông mà những bài học này mang tính giới thiệu thực tế
hay mở rộng như “Chu trình nitơ trong tự nhiên”, “Phân
bón hóa học”, “Công nghiệp Silicat”, “Khái niệm về
tecpen” (SGK 11 nâng cao)… giáo viên có thể cho học sinh
về nhà tự tìm hiểu, lấy mẫu vật, hình ảnh, phản ứng hoặc
phương trình hóa học để chứng minh những nhận định của
chính học sinh trong quá trình tìm hiểu bài,
- Tư duy logic:
Tư duy logic là một trong những kĩ năng không thể thiếu
trong lĩnh hội các môn khoa học tự nhiên. Đối với môn hóa
học, việc rèn tư duy logic cho học sinh còn là nhiệm vụ
quan trọng. Thông qua các bài tập hóa học, học sinh được
rèn luyện tư duy logic, điều này được thể hiện rất rõ.
Ví dụ khi giải quyết bài tập: Cho hỗn hợp hai kim loại Fe
và Al vào dung dịch CuSO4. Sau phản ứng hoàn toàn thu
được A rắn và hỗn hợp 2 muối B. Hãy xác định các chất có
trong A.

Ở trong bài toán trên, chắc chắn trong B phải có muối
Al
2
(SO
4
)
3
, muối kia phải là FeSO
4
vì nếu là muối CuSO
4

thì sẽ bị Fe phản ứng tiếp. Như vậy trong A không thể có
Al vì khi Fe tan thì Al đã hết. Vậy trong A chắc chắn có Cu
được tạo thành và có thể có Fe còn dư.
Một ví dụ khác là khi học sinh học về bảng tuần hoàn, khi
nắm được các quy luật của bảng tuần hoàn thì học sinh có
thể vận dụng từ vị trí – cấu tạo – tính chất.
- Tư duy trừu tượng:
Với trình độ của khoa học ngày nay, các nguyên tử chưa
được nhìn thấy bằng mắt, vậy làm sao để có thể mô tả được
các hiện tượng xảy ra trong hóa học bằng bản chất của các
hiện tượng đó. Tư duy trừu tượng được sử dụng như một
công cụ đắc lực hỗ trợ cho quá trình nhận thức. Qua tư duy
trừu tượng, đám mây electron được mô tả bằng các obitan
nguyên tử, các phân tử liên kết với nhau được mô tả bằng
công thức hóa học, quá trình diễn ra trong phản ứng hóa
học được mô tả bằng các phương trình hóa học, sự cho
nhận electron được mô tả bằng các quá trình oxi hóa, khử.
Với sự giúp sức của công nghệ thông tin, quá trình tạo tư

duy trừu tượng cho học sinh được dễ dàng hơn. Ví dụ: phản
ứng hóa học được mô hình hóa trên màn hình máy tính, quá
trình tan của tinh thể muối ăn được mô tả bằng hình ảnh
trực quan, các cơ chế được dựng thành phim hoạt hình…
có thể nói, phát triển tư duy trừu tượng cho học sinh là một
việc quan trọng, làm thế nào để học sinh tư duy đúng bản
chất của hiện tượng, của quá trình là điều quan trọng. Khi
đã được trang bị kĩ năng này, môn hóa học đối với học sinh
sẽ trở nên rõ ràng hơn, dễ học hơn.
- Tư duy biện chứng:
Môn hóa học là một bộ môn khoa học mang tính thực tiễn
cao, nó mô tả các tất yếu khách quan các hiện tượng dưới
góc độ hóa học. Tất cả các hiện tượng đều xảy ra trong một
quy luật biện chứng. Vậy rèn tư duy biện chứng cho học
sinh cũng là nhiệm vụ của môn hóa học.
Thông qua thuyết cấu tạo nguyên tử, học sinh được biết là
vật chất được cấu tạo từ những thành phần giống nhau,
được sắp xếp khác nhau nên có tính chất khác nhau. Như
vậy giữa kim loại và phi kim có tính chất đối lập nhưng lại
thống nhất với nhau trong cấu tạo. Từ cấu tạo lớp vỏ
electron cho thấy, không có sự đứng yên, chỉ có sự chuyển
động. Các kiến thức về định luật bảo toàn khối lượng, định
luật bảo toàn electron, bảo toàn điện tích, bảo toàn nguyên
tố cho thấy “vật chất không tự sinh ra cũng không tự mất
đi”. Định luật tuần hoàn của Mendeleev cho thấy quy luật
sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất, quy luật
bước nhảy… Rất nhiều kiến thức cho thấy sự vận động và
biến đổi của vật chất nằm trong các quy luật của phép biện
chứng.
- Tư duy phê phán:

Trong học tập, tư duy phê phán sẽ giúp cho người học luôn
tìm ra được hướng đi mới trong suy nghĩ và hành động,
tránh rập khuôn, máy móc. Khoa học luôn phát triển theo
quy luật phủ định của phủ định, tuy nhiên luôn có tính kế
thừa để phát triển.
- Tư duy sáng tạo:
Tư duy sáng tạo là một hình thức tư duy cao nhất trong quá
trình tư duy, việc tư duy sáng tạo giúp cho người học
không gò bó trong không gian tri thức của người thầy đặt
ra.

×