Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.37 KB, 5 trang )
Động vật có xương sống ( phần 3 )
Hệ tiêu hoá của lớp Thú (Mammalia)
1. Ống tiêu hoá
Có cấu tạo điển hình gồm các phần sau: Khoang miệng, hầu, thực quản,
dạ dày, ruột (chia làm 3 phần khác nhau) và hậu môn. Do thành phần thức
ăn của thú rất khác nhau nên cấu tạo ống tiêu hoá (nhất là khoang miệng)
và tuyến tiêu hoá cũng rất khác nhau ở các nhóm thú.
Khoang miệng
Chia thành khoang miệng trước và khoang miệng chính thức: Khoang
miệng trước hình thành do có môi và má. Đặc biệt vòi voi do môi trên và
mũi hình thành. Khoang miệng sau là phần nằm sau hàm răng thông
với 3 đôi tuyến nước bọt. - Tuyến nước bọt lớn, nằm dưới lưỡi, sau
lưỡi và mang tai
- Răng: Ở thú răng dị hình, có 4 loại là răng cửa, răng nanh, răng trước
hàm và hàm. Răng thú cắm vào lỗ chân răng của xương hàm, chất xương
bên trong được hình thành từ trung bì, bọc ngoài là một lớp men
có nguồn gốc ngoại bì, có một khoang rỗng chứa tủy răng, mạch máu
và dây thần kinh. Răng thú gồm răng cửa, răng nanh, răng trước hàm và
răng hàm. Vai trò của các loại răng khác nhau: Răng cửa cắt thức ăn, răng
nanh để cắn, xé mồi, răng trước hàm và răng hàm chính thức nghiền thức
ăn. Nha thức (hay công thức răng) được ký hiệu bằng một phân số mà tử
số là số răng mỗi loại của nửa hàm trên, còn mẫu số là số răng của nửa
hàm dưới. Các chữ cái ký hiệu là I (răng cửa), C (răng nanh), P (trước
hàm) và M (răng hàm). Ví dụ ở trâu bò: I 0/3; C 0/1; P 3/3; M 3/3 hay
viết 0033/3133 =32 răng. Nha thực của chuột (Rattus) I 1/1; C 0/0; PM
0/0; M 3/3 = 16 răng. Răng có thể mọc dài liên tục, gọi là răng cao (ngà
voi nặng tới 80kg/đôi, răng chuột nếu không mài liên tục thì có thể dài tới
1 mét), hay phát triển chỉ có giới hạn (răng ngắn).
- Lưỡi thú ở trong xoang miệng chính thức, thường có bản rộng dùng để
lấy thức ăn và đưa thức ăn vào răng lúc nhai. Một số loài lưỡi có chất