Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Động vật có xương sống ( phần 2 ) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.67 KB, 6 trang )

Động vật có xương sống ( phần 2 )
Nguồn gốc và hướng tiến hoá của thú (Mamalia)
1. Nguồn gốc
Bò sát phát triển mạnh ở đại Trung sinh. Trong nhóm Bò sát hình
thú (Therapsida) có nhóm bò sát răng thú (Theriodontia) cũng phát triển
mạnh và có thể là tổ tiên của thú.
Bò sát răng thú xuất hiện và tồn tại ở kỷ Pecmi, mang đặc điểm nguyên
thủy của bò sát như: đốt sống lõm 2 mặt, hộp sọ nhỏ, có xương sườn, cổ
cử động được. Ngoài ra có những đặc điểm của thú như: Răng phân hoá,
cắm vào lỗ chân răng của hàm, lồi cầu chia thành 2 hay 3 phần, chân
chuyển vào phía trong cơ thể giúp con vật di chuyển nhanh hơn, săn mồi
hiệu quả hơn. cấu tạo xương của phần đầu biến đổi quan trọng như: Có
xương khẩu cái thứ sinh, xương răng phát triển và có mấu khớp với sọ,
một số xương cùng với xương vuông tiêu giảm, hàm khoẻ Nhóm này
có não bộ phát triển, đường hô hấp và tiêu hoá tách biệt nhau
hoàn toàn.
2. Thú nguyên thủy
Hoá thạch của thú cổ xưa nhất tìm thấy vào kỷ Tam diệp. Chúng có kích
thước bằng chuột cống, có răng cửa lớn, thiếu răng nanh, răng hàm có
nhiều mấu, chúng thuộc nhóm thú răng nhiều mấu (Multituberculata).
Nhóm này phát triển qua kỷ Jura, Bạch phấn và bị tiêu diệt vào đầu kỷ Đệ
tam. Có thể xem chúng là tổ tiên trực tiếp hay rất gần với tổ tiên của thú
đơn huyệt (Monotreemata).
Cuối kỷ Tam diệp, đầu Jura xuất hiện tổ tiên nhóm thú đẻ con (Theria),
đây là các loài thú có kích thước nhỏ, răng đã phân hoá thành răng cửa,
nanh, hàm. Do răng hàm có 3 mấu nên được gọi là Thú răng 3 mấu
(Trituberculata), thức ăn của chúng là côn trùng. Thú răng 3 mấu
tiến hoá thành 3 bộ, bộ Triconodonta và Symmetrodonta bị tuyệt
chủng vào đầu kỷ Bạch phấn, bộ thứ 3 là Pantotheria là tổ tiên của thú túi
(Metatheria) và thú nhau (Eutheria).
Cuối đại Trung sinh, do khí hậu thay đổi đột ngột làm cho đời sống của


bò sát gặp nhiều khó khăn. Nhóm thú nhờ có thân nhiệt cao và ổn định,
não bộ phát triển, đẻ con nên chịu đựng được sự thay đổi khí hậu tốt hơn.
Sau đó khí hậu tiếp tục biến đổi xấu đi và bò sát gần như bị tuyệt diệt,
còn chim và thú trở thành nhóm động vật thống trị trên mặt đất.
3. Sự phát triển tiến hóa của Thú
Từ kỷ Bạch phấn xuất hiện Thú túi, có thời kỳ phát triển rất mạnh khắp
lục địa, nhưng chúng bị Thú nhau cạnh tranh, nên đến giữa kỷ Đệ tam
Thú túi chỉ còn lại ít loài ở châu Úc, nam Mỹ và phát triển đến ngày nay.
Thú nhau và Thú túi có cùng nguồn gốc, từ Thú răng 3 mấu
(Trituberculata). Ngay từ khi xuất hiện, Thú nhau phân hoá thành 2
hướng chính là:
- Thú chuyên ăn thịt (Procreodonta) phát triển theo 2 hướng:
+ Một hướng hình thành thú ăn thịt cổ (Creodonta), từ đây phát sinh ra
các bộ Thú ăn thịt, bộ Chân vịt, bộ Cá voi, bộ Guốc ngón chẵn.
+ Một hướng hình thành Thú có guốc cổ (Condylarthra), từ đó phát sinh
các bộ: Notoungulata (đã tuyệt chủng vào kỷ Plioxen), bộ Voi, bộ Đa
man, bộ Bò nước, bộ Guốc ngón lẻ và bộ Răng ống.
- Thú chuyên ăn côn trùng (Protoinsectivora) phát triển thành các hướng
khác nhau:

Nguồn gốc và quan hệ phát sinh của lớp Thú (theo Hickman)
+ Một hướng Hình thành bộ Taeniodonta (đã tuyệt chủng vào kỷ Eoxen)
+ Một hướng hình thành bộ Tê tê và bộ Thiếu răng
+ Một hướng hình thành bộ Tillodonta (đã tuyệt chủng vào kỷ Eoxen)
+ Một hướng hình thành bộ Gậm nhấm, bộ Thỏ
+ Một hướng hình thành bộ Ăn sâu bọ, bộ Dơi, bộ Khỉ hầu
Sự tiến hoác của Thú nhau (Eutheria) xảy ra từ kỷ Đệ tam, đến cuối kỷ
này thì Thú nhau đã phân hoá như hiện nay.
Hệ tuần hoàn ở lớp Thú (Mammalia)
- Tim của thú có 4 ngăn, chia làm 2 phần, nửa trái chứa máu động mạch,

nửa phải chứa máu tĩnh mạch. Sai khác với chim: Van nhĩ thất phải rất
mỏng chia 3 lá, van nhĩ thất trái có 2 lá, kích thước tim thay đổi.

Cấu tạo tim của thú (theo Hickman)
1. Dộng mạch; 2. Hạch xoang; 3. Hạch tâm nhĩ; 4. Tâm nhĩ phải; 5.
Nhánh chính động mạch tim; 6. 2 nhánh trái, phải của động mạch tim; 7.
Tâm thất phải; 8. Mao mạch; 9. Tâm thất trái; 10. Tâm nhĩ trái
- Ở thú hệ tĩnh mạch và động mạch khá hoàn thiện: Hệ động mạch giống
chim; hệ tĩnh mạch thì không có hệ gánh thận như ở bò sát và chim. Hồng
cầu của thú rất đặc trưng: hình đĩa lõm 2 mặt không có nhân. Lượng
huyết cầu tố của hồng cầu và lượng máu cao hơn các lớp có xương sống
khác và khả năng vận chuyển oxy có khả năng cao - thú là động vật máu
nóng hay đẳng nhiệt. Thú sống ở nước hoặc vừa cạn vừa nước khi lặn sâu
xuống nước thì tim đập chậm hơn để con vật được tận dụng oxy trong
máu.

Sơ đồ vòng tuần hoàn ở người
Hệ hô hấp lớp Thú (Mammalia)
Thú có cơ quan hô hấp khá phức tạp: Đường hô hấp từ thanh quản có sụn
hạt cau và sụn nhẫn, có thêm sụn giáp trang và sụn lưỡi gà đặc trưng cho
thú. Lưỡi gà che thanh quản khi con vật nuốt. Có khoang thanh quản và
dây thanh quản.

Hệ thống hô hấp của người và cấu trúc phổi của thú (theo Raven
Jonhson)
1. Khoang mũi; 2. Mũi; 3. Hầu; 4. Thanh môn; 5. Thanh quản; 6. Khí
quản; 7. Phổi trái; 8. Phổi phải; 9. Phế
quản trái; 10. Dòng máu; 11. Cơ trơn; 12. Tĩnh mạch phổi; 13. Động
mạch phổi; 14. Túi phổi; 15. Phế nang; 16.Lưới mạch máu trên các phế
nang

Phổi thú có cấu tạo phức tạp, xu thế tiến hóa là làm tăng diện tích phân bố
mao mạch và dung tích. Phổi gồm 1 đôi thể xốp, có cấu tạo phân nhánh
phức tạp gồm phế quản cấp I, II, III cuối cùng là tiểu phế quản thông với
các túi mỏng là phế nang.
Động tác hô hấp thực hiện nhờ cách nở xẹp của lồng ngực, nhờ tác động
của cơ gian sườn và cơ hoành (đặc trưng cho thú vừa tham gia hô hấp vừa
thải phân).

×