Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Động vật có xương sống ( phần 5 ) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.29 KB, 5 trang )

Động vật có xương sống ( phần 5 )
Hệ thần kinh của lớp Thú (Mamalia)
1. Não bộ
Não bộ của thú là hoàn thiện nhất, phân hóa ở các mức độ khác nhau. Có
trung ương thần kinh mới là vỏ xám bán cầu não, còn gọi là vòm não
mới. Tuy nhiên một số loài thú như thú huyệt vòm não mới chưa phát
triển, còn thú túi thì vòm não mới chiếm một phần của não bộ. Thú ăn sâu
bọ và dơi có chất xám chiếm toàn bộ vòm não, còn vòm não cũ chuyển
tới bề mặt trung gian của bán cầu não, hình thành bộ phận cá ngựa
(hippocampus). Phần nối giữa 2 bán cầu não là thể chai và tam giác não,
nhờ vậy 2 bán cầu não có mối liên hệ với nhau.
- Bán cầu não lớn cả về khối lượng lẫn diện tích, phân hóa cao. Tiến hóa
của não thú là mặt dưới các bán cầu có xuất hiện nhiều khe, rãnh (như
rãnh dọc, rãnh ngang, rãnh rôlando ). Các nhóm thú có nhau thấp (thú ăn
sâu bọ, thú gậm nhấm, dơi ) vỏ não còn trơn, còn các nhóm thú cao hơn
thì não có nhiều khe, rãnh hơn.

Sự phát triển vòm não và hippocampus ở động vật có xương sống (theo
Schmangausen)
I. Ở rắn; II. Ở thú
- Não trung gian có dây thị giác bắt chéo, phếu não và mấu não dưới, mắt
trên có mấu não trên. Có não thất III.
- Não giữa khác với bò sát, chim là không lớn, phân thành 4 thùy, nên gọi
là củ não sinh tư. Hình thành trung khu thị giác và thính giác. Não thất
chỉ là một khe hẹp, được gọilà rãnh Sylvius.
- Tiểu não rất phát triển, gồm thuỳ giun ở giữa và 2 bán cầu não ở 2 bên.
2 bán cầu não của tiểu não liên hệ với nhau bằng bó sợi ngang gọi là cầu
varôn đặc trưng cho thú. Tiểu não vừa là cơ quan thăng bằng phối hợp,
vừa là trung khu thần kinh thực vật cấp cao.
- Hành tuỷ khác với bò sát, chim ở chỗ là có cuống tiểu não sau, hình
thành bó tháp trước và bó tháp sau. Có não thất 4. Thú có đủ 12 đôi dây


thần kinh não.
2. Tuỷ sống
Có cấu tạo điển hình của động vật Có xương sống: Hình ống trụ dài, có
tiết diện hình bầu dục, mặt lưng có rãng giữa lưng và mặt bụng có rãng
giữa bụng, ở giữa là ống trung tâm. Chất xám do tế bào thần kinh hình
thành, chất trắng do các tế bào thần kinh có bao myelin hình thành và
nằm phía ngoài chất xám. Ở thú các vùng thần kinh tuỷ ở đai vai và đai
hông rất phát triển, hình thành nên đám rối thần kinh nhằm đáp ứng được
khả năng hoạt động phức tạp của thú.

Cấu tạo tuỷ sông và một cung phản xạ tủy sống - da (theo Raven)
1. Chất xám tủy sống; 2. Chất trắng tủy sống; 3.Tủy sống; 4. Thần kinh
trung gian; 5. Thân tế bào thần kinh của rễ; 6. Thần kinh cảm giác; 7.
Thần kinh vận động; 8. Thụ cảm da; 9. Cơ quan đáp ứng (cơ)
3. Hệ thần kinh thực vật
Ở thú phát triển mạnh, điều khiển hoạt động trao đổi chất, hoạt động
cơ nội tạng, cơ tim, giãn nở mạch máu. Không đến thẳng hệ cơ quan mà
qua 2 chuỗi hạch ở 2 bên cột sống. Cấu tạo gồm 2 nhóm là giao cảm và
phó giao cảm
- Giao cảm chủ yếu gồm dây ly tâm (vận động) của nội tạng đi tới tủy
sống.
- Phó giao cảm cũng tương tự nhưng lại xuất phát từ não bộ.

Hai nhóm này hoạt động đối kháng nhau, duy trì dịp nhàng và cân bằng.
Các hạch thần kinh giao cảm ở 2 bên tuỷ sống nối liền với nhau thành 2
cột nhau giao cảm. Hệ thần kinh phó giao cảm có 3 đôi từ não giữa chạy
tới hạch thần kinh bó, phân bố tới cơ và mống mắt, 3 nhánh khác của các
dây số VIII, IX và X từ hành tuỷ chạy tới ruột, dạ dày, tim.
Thú và nhóm động vật trên cạn thần kinh thực vật phát triển. Nhánh của
dây thần kinh phế vị (dây X) có vai trò quan trọng trong việc điều hòa

những nhu động của dạ dày, ruột, tim và hệ mạch.
Hệ xương ở Lớp Thú (Mammalia)
1. Xương sọ
Sọ thú có hộp sọ lớn do não bộ phát triển. Có 2 lồi cầu chẩm, có cung gò
má. Các xương chẩm, xương vảy, xương đá, xương màng nhĩ gắn với
nhau hình thành xương thái dương. Có xương khẩu cái thứ sinh ngăn đôi
xoang mũi. Ngoài ra còn có các xương đặc trưng là: Có 1 xương gian
đỉnh, xương màng nhĩ và xương xoăn mũi phân hoá phức tạp liên quan
đến sự phát triển thính giác và khứu giác.
Tai thú có đủ 3 xương là xương đe (do xương vuông biến thành), xương
búa (do xương khớp biến đổi thành) và xương bàn đạp (do xương móng
biến đổi thành). Xương hàm dưới chỉ còn một xương răng.
Nhìn chung sọ thú tiến hóa hơn nhiều so với các nhón động vật Có xương
sống khác, các xương ở vùng sọ thú gắn với nhau rất muộn liên quan đến
sự phát triển của não bộ.
2. Cột sống
Thú có cột sống chia làm 5 phần: Phần cổ 7 đốt, trong đó đốt chống có
cấu tạo làm cho đầu cử động linh hoạt, phần ngực 13 đốt mang sườn (8
đốt thật, 5 đốt giả), phần thắt lưng 6 - 7 đốt, phần chậu có 4 đốt và đuôi
có nhiều đốt.
3. Xương chi
- Đai vai của thú tiêu giảm nhiều, gồm chủ yếu là xương bả, nhiều loài
thiếu xương đòn, xương quạ chỉ có ở Thú mỏ vịt, còn đa số loài thú thì
tiêu giảm, hình thành mấu quạ gắn với xương bả.
- Đai hông giống với bò sát, gồm xương chậu, ngồi và xương
háng gắn với nhau ở mặt bụng, hình thành xương không tên.
- Xương chi tự do về cơ bản có cấu tạo giống với kiểu chi 5 ngón điển
hình. Số ngón giảm và chi dài ở thú có guốc. Thú ngón lẻ tiêu
giảm các ngón trừ ngón III. Dơi có các ngón II, III, IV, V kéo dài ra
để căng da. Cá voi chi sau tiêu giảm, biến thành mái chèo.


Xương bàn chân thú móng guốc (theo Hickman)
Từ trái sang phải: Tê giác, Ngựa, Hà mã, Hươu

Các phần chi trước của dơi dài ra để căng da hình thành cánh (theo
Kardong)

×