Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Không công bằng với hai cậu con trai ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.48 KB, 8 trang )

Không công bằng với hai
cậu con trai


Cả ngày mẹ chỉ chăm chăm cho cu Chuột, 13 tháng, con của chú ấy.
Còn Kem nhà con mới 7 tháng tuổi, bà chẳng ngó ngàng gì tới.
Từ khi còn nhỏ
Nhà chỉ có 2 anh em. Con là anh cả, đương nhiên phải nhường em rồi.
Nhưng mẹ luôn dành tất cả mọi sự ưu tiên cho chú ấy. Còn con dường như
không phải là con trai mẹ.
Từ nhỏ, con đã làm tất cả mọi việc trong gia đình. Nói ra chắc không
ai tin một chủ tịch phường như con, học ĐH Xây dựng, lại thành thạo trong
việc khâu vá, giặt giũ, cơm nước, lau dọn nhà cửa. Đã có lần con trách mẹ
sao bắt con làm nhiều việc thế. Nhưng sau này lớn lên, con lại cảm ơn mẹ.
Nhờ làm nhiều, con cũng học được nhiều điều trong cuộc sống.
Đến lúc con lập gia đình
Con lấy vợ, mẹ đã có cháu bế, sự phân biệt đối xử đó vẫn không có gì
thay đổi. Mà con nào phải đứa con hư, luôn kính trên nhường dưới và yêu
quý mẹ.
Ngày đầu vợ con mới về làm dâu nhà mình chỉ có mỗi một cái máy vi
tính mẹ mua cho hai anh em. Nhưng hầu như là em dùng, còn con thì chẳng
mấy khi được sờ tới. Vợ con có việc, mới dùng máy vi tính một tí. Không
hiểu tự chú ấy hay mẹ xui, mà hôm sau, chú ấy đã đem máy vi tính về phòng
riêng, cất và khóa trái lại.
Con thấy thế lẳng lặng gom tiền mua một cái máy tính khác, bảo vợ
là: “Mình mua lấy 1 cái dùng riêng chả sướng hơn à”, gạt đi những thắc mắc
của vợ về hành động lạ đó, để gia đình được yên vui.
Ngày chú ấy lấy vợ, mẹ phấn khởi và tổ chức linh đình lắm. Con cố
gắng hết sức giúp đỡ chú ấy những gì có thể, nhưng trong lòng cũng không
khỏi nhen lên những sự ích kỷ, so sánh với đám cưới của mình.
Rồi giây phút ấy cũng thoáng quá cho tới khi cuộc sống chung của 3


cặp vợ chồng bắt đầu. Đến lúc này con không thể gạt đi những lời thắc mắc
của vợ khi mỗi lần nấu cơm, ăn cơm hay làm gì, con dâu cả đều phải làm hết
mọi việc, con dâu thứ “ngồi chơi xơi nước” vì mẹ bảo “chưa quen với việc
nhà”. Đã gần 1 năm sống ở nhà chồng vẫn chưa quen ư? Rồi con dâu thứ có
kêu không tìm thấy cái gì (như cái mũ bảo hiểm), mẹ lại đổ ngay cho con
dâu cả cất đi.
Suy nghĩ mãi, vợ chồng con cũng xin ra ăn riêng. Không phải chỉ vì
những vụn vặt nhỏ mọn đó, mà vì con nghĩ thế là thoải mái hơn cho cả nhà.
Kể cả vợ chồng chú ấy cũng thấy tự do hơn. Con biết, bố mẹ sẽ chọn ăn
chung với vợ chồng chú ấy.
Con có phải là người anh “tính toán”?
Nhà có 80 m2, mẹ đã xây sẵn hai căn nhà giống hệt nhau cho 2 con
trai, nhưng thông phòng giữa các tầng. Con và bố mẹ một bên, chú thím ấy ở
một bên, chung sân nhưng cảm thấy vẫn bất tiện. Hồi trước nhà con 3 người
ở chung cái phòng 9m2. Còn hai vợ chồng chú thím ở luôn cả nhà 2 tầng.
Ăn riêng, dẫn tới việc “chia” đồ đạc trong bếp. Tất cả những đồ dùng
từ lò vi sóng, bát đĩa, tủ lạnh, đều là vợ chồng con mua sắm. Tách riêng ra,
bố mẹ không lấy bất kỳ một thứ gì mà hoàn toàn mua mới. Con cũng không
phản đối. Vì mẹ có tiền đền bù đất nên cũng dư dả hơn xưa.
Nhưng
Ra ăn riêng một cái, mẹ sắm cho hai vợ chồng chú ấy tivi LCD 40
inch, kể cả cái điều hòa 18.000BTU cho căn phòng 10m2. Cái tủ lạnh side
by side cho căn bếp chật ních của nhà mình. Nếu mẹ nói qua với con, chắc
con sẽ tư vấn cho mẹ để đỡ lãng phí. Con sợ góp ý mẹ sẽ cho rằng con ghen
ăn tức ở.
Hơn thế, bố mẹ nào mà chả thương và bù trì cho con út, cho những
đứa con kém may mắn hơn. Ở đây con không có ý chê vợ chồng chú ấy.
Nhưng đúng là, vợ chồng con đều ăn học đàng hoàng, của ăn của để cũng dư
dả. Còn cả 2 vợ chồng chú ấy đều đi bán hàng thuê ở hiệu thuốc. Con cũng
không chắc thu nhập được bao nhiêu. Dù bố mẹ có bù trì cho chú ấy như thế

nào, con chẳng dám so bì.
Thế mà
Hai vợ chồng con cũng nai lưng ra làm 10 năm nay, tiết kiệm mua
được một căn hộ chung cư, định bụng sẽ cho thuê kiếm thêm tiền. Mẹ thấy
thế, vội vàng đi tìm mua cho chú ấy một mảnh đất trong làng nhà mình. Mẹ
sợ chú ấy ít nhà đất hơn chúng con ư? Rồi mua xe gas xịn cho vợ chồng chú
ấy đi. Từ nhỏ, con chỉ được thừa hưởng lại cái xe đạp cũ rích của bố. Còn tất
cả mọi thứ đều phải tự làm hết.
Rồi đến khi vợ con sinh bé thứ 2. Cháu Bốp nhà con đã phải gửi
xuống nhờ bà ngoại trông. Cháu Kem sớm 2 tháng, một mình vợ con lụi cụi
chăm và bế con trên tầng. Bà ngoại có xuống giúp được ngày nào thì giúp.
Còn mẹ phải bận trông bé Chuột nhà chú ấy cũng hơn 14 tháng.
Đi làm về, con cũng vội xắn tay vào làm mọi việc nhà, còn mẹ nguýt
dài, nói với hàng xóm: “Tưởng ăn riêng là sướng lắm à? Đấy, bây giờ mới
biết thế nào là lễ độ”. Con bày tỏ ý định thuê osossin, mẹ gạt phắt đi:
“Không được cho người lạ vào nhà”. Vâng, con cũng biết thế, con cũng biết
đây là nhà của mẹ, nên làm việc gì con luôn hỏi ý kiến và tôn trọng bố mẹ,
không thể làm trái.


Giá như mẹ có thể yêu quý con bằng một phần của chú ấy (Ảnh minh
họa)
Điều con đau xót hơn là tình cảm gia đình
Vợ con hết 4 tháng đi làm, ông bà nhận trông cả hai cháu. Nhưng
không biết bao lần, chúng con về thấy Kem khóc ngặt nghẽo, không chịu ăn
sữa. Bỉm từ sáng đến tối có hôm cũng chưa thay. Hôm nào cháu có ị ra là bị
hăm đỏ. Thương lắm.
Cháu nó mới có 7 tháng tuổi mà bà chẳng nỡ lòng nào ngó đến, chỉ
chăm chăm cho cu Chuột. Còn dù sao, ông cũng là đàn ông, không thể chăm
sóc Kem từng ly từng tí chu đáo như bà được. Vợ con thương cháu, nghẹn

đắng trong lòng không dám kêu và không dám cãi lại bố mẹ chồng. Chỉ
tranh thủ trốn cơ quan được giờ nào hay giờ đó.
Con cũng hiểu tại sao, cả hai vợ chồng chú thím và ông đều nhìn thấy
mọi chuyện mà không bao giờ có một lời Tình cảm gia đình chúng ta cứ
như là người dưng, phải “chịu đựng” lẫn nhau. Chú thím ấy cứ coi như
đương nhiên là chú thím ấy được hưởng những quyền lợi ưu tiên hơn vợ
chồng con. Ở đây, con chỉ đề cập đến khía cạnh tình cảm và con cái, không
hề muốn so đo chuyện kinh tế.
Nhiều bạn bè khuyên con: “Sợ gì, “bật” lại bà già” để cuộc sống được
dễ thở hơn, nhưng con không muốn như thế. Con cái lúc nào cũng phải nghe
lời bố mẹ mà. Con cũng phải làm gương tốt cho các con của con nữa chứ.
Ngày đi làm mệt mỏi với bao nhiêu áp lực của cơ quan. Tối về nai
lưng ra làm việc nhà và dạy con mới bắt đầu học lớp 1. Đêm làm thêm việc
và nghe vợ ca cẩm. Nhiều lúc con muốn mình nổ tung ra, nhưng lòng lại dịu
lại vì có vợ hiền và hai con ngoan ngoãn an ủi.
Giá như mẹ có thể công bằng, yêu quý cả gia đình con hơn một chút,
nới lỏng “chiếc vòng kim cô” những luật lệ trong gia đình. Giá như mẹ dạy
anh em trong một nhà phải luôn yêu thương, hòa thuận, giúp đỡ lẫn nhau,
chắc hẳn, nhiều người sẽ phải ghen tị với cuộc sống hạnh phúc của đại gia
đình mình.

×