Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Kỹ năng tiếp xúc trẻ lang thang (Kỳ 2) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.05 KB, 8 trang )

Kỹ năng tiếp xúc trẻ lang
thang (Kỳ 2)






Chúng ta hoạt động về mảng trẻ em khuyết tật mồ côi rất nhiều song
về trẻ em lang thang hẳn không mấy ai thấu hiểu các kỹ năng tiếp xúc với
các em


Đặc điểm chung của trẻ lang thang:
Trẻ lang thang là những đứa trẻ thường xuyên kiếm sống hàng ngày
trên đường phố bằng những công việc khác nhau và hầu như là những việc
không được tốt lắm so với những gì mà chúng ta mong muốn ở nơi trẻ.
Cho dù là trẻ còn sống với gia đìng hay không thì trẻ vẫn thiều đi sự
quan tâm và săn sóc của gia đình đối với trẻ. Sự đổ vỡ, tổn thương về tinh
thần và tình cảm của trẻ là nguyên nhân gây nên những hậu quả nghiêm
trọng. Quan trọng hơn hết là chúng đang đứng trước nguy cơ bị xâm hại.
Đó cũng chính là lý do tại sao ta phải tiếp cận trong công tác tình
nguyện. Những đứa trẻ này sẽ thường xuyên thay đổi tâm tính ngay trong
cùng một thời điểm nên khiến không ít tình nguyện viên cảm thấy khó khăn
khi lần đầu tiếp xúc.
Đặc điểm và tính cách của trẻ lang thang:
- Trẻ lang thang là những đứa trẻ thích tự do và sự tự do đó không
giống nhau qua các hoàn cảnh của từng đối tượng, cho nên phải thận trọng
khi nhận xét và khuyên bảo về việc "đoàn tụ".
- Trẻ lang thang thông thường thì không chịu sống trong khuôn khổ và
nơi ở cũng sẽ thay đổi theo nhu cầu cuộc sống và công việc nên rất khó khăn


cho các lần gặp sau đối với các bạn tình nguyện.
- Các em thường có tính phòng vệ cao, đôi khi hơi hung hãn với
những người lạ mặt khi chưa thật sự hiểu vấn đề của các bạn, vì vậy nụ cười
thân thiện là một trong những cách để gây thiện cảm tốt nhất cho các em khi
lần đầu gặp.
Tuy vậy, ở trong tâm trí và bản chất của các em thì rất hào hiệp, tương
trợ và thông cảm những người cùng cảnh ngộ. Đặc biệt là các em có tính tự
lập cao và biết cách tổ chức cho cuộc sống riêng của mình.
Tâm lý chung của trẻ lang thang:
Sự đổ vỡ, tổn thương về tinh thần và tình cảm là điều khó tránh khỏi
đối với những trẻ lang thang bước ra đi từ một gia đình không hạnh phúc
hay một sự xâm phạm nặng nề nào đó về tinh thần hay thân thể. Cho nên
khả năng tin tưởng vào chúng ta rất ít và trẻ luôn luôn tỏ ra nghi ngờ. Đó là
một thực trạng nhức nhối của trẻ lang thang mà chúng ta đang phải đối mặt.
Nhiều và rất nhiều trẻ lang thang ở mọi nơi, mọi hoàn cảnh sẽ tự tìm
đến nhau và tập họp thành một nhóm và hoạt động sai trái trong nhiều phạm
vi => cái mà chúng ta vẫn thường gọi là tệ nạn => trong tâm trạng tất cả đều
bị tổn thương => các em sẽ suy nghĩ bi quan là chỉ có các em trong nhóm
mới có thể hiểu và thông cảm được với nhau về nỗi đau đớn trong lòng
chúng bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng trào sôi một cách mạnh mẽ không lối
thoát.
Các em sẽ tìm cách lãng quên, thay thế những sự thật phủ phàng mà
các em đã gặp phải qua những việc như: khói thuốc và lang bạt một cách
ngông cuồng, => móc túi trấn lột, nghiện hút và tình trạng này cứ kéo dài
triền miên nên không ít người trong xã hội nghĩ rằng các em đã mất đi bản
tính con người.
Vậy thì làm thế nào để làm quen với trẻ???
Theo quan điểm và sở thích chung của các em thì việc hỏi chuyện các
em là một cách tốt nhất giúp các em đỡ căng thẳng và tâm sự một cách thoải
mái, bởi vì các em đều có nhiều tâm sự và mong muốn được nói ra với ai đó

cho thỏa lòng và các em sẽ nhận thức được việc đó khá cao so với các em
không cùng cảnh ngộ.
Khi bắt chuyện với các em cần lưu ý:
- Nếu không quen biết em đó, chúng ta nên chủ động giới thiệu một
cách đơn giản và ngắn gọn chúng ta là ai? Vì sao lại có mặt ở đó. Còn nếu
đã quen các em, hãy nói rõ lý do cuộc trò chuyện và cũng đừng nên chiếm
nhiều thời gian cho cuộc nói chuyên này, bởi vì còn nhiều việc mà các em
còn phải thực hiện trong ngày để tồn tại trong cuộc sống.
Ví dụ như: "Chị nghe nói em muốn tìm một công việc mới phải
không? Chị tin rằng có thể giúp em một chút đấy " nhưng tuyệt đối đừng
nên quá máy móc trong mọi tình huống.
- Cuộc nói chuyện với trẻ cần được tiến hành trong không khí yên tĩnh
và thoải mái. Chúng ta có thể bắt đầu bằng những câu đơn giản như "Em tên
là gì ? Em bao nhiêu tuổi? ". Điều quan trọng là phải coi mình ngang hàng
với các em và hòa nhập chung tâm hồn mình với trẻ, giải thích cho các em
rằng: câu chuyện của chúng ta là chuyện riêng và sẽ không một ai được biết
cả.
- Thường các cuộc nói chuyện với các em rất ngắn, vì thời gian của cà
hai bên không nhiều nên cố gắng hỏi và quan tâm đến những điều hợp lý và
gần gũi.
Điều đó sẽ làm các em bớt đi căng thẳng và không gây khó khăn cho
sự giao tiếp sau này. Các em cần thời gian để có lòng tin, khi trò chuyện hãy
dùng những câu mang tính gợi mở, tránh những câu hỏi chỉ nhận được câu
trả lời có hoặc không.
- Điều nên làm là chúng ta cần tập trung trong khi giao tiếp như:
Chăm chú lắng nghe những điều trẻ nói, quan sát sự thay đổi nét mặt trẻ để
đoán tâm tư, tình cảm và nguyện vọng thay đổi của trẻ khi cần. Chúng ta cần
gật đầu hoặc mỉm cười tán thành để chứng tỏ chúng ta rất quan tâm đến điều
đang nghe. Làm thế nào để các em hiểu và nhận ra rằng mình đang tôn trọng
các em.

Những điều cần nắm bắt và lưu ý trong khi giao tiếp với trẻ.
- Tiểu sử trẻ: Tên tuổi, quê quán, gia đình, trình độ học vấn, sở thích
và mơ ước, đã ở bao lâu trên đường phố, tại sao phải đi lang thang?
- Tình hình hiện tại: Sức khoẻ, mối quan hệ hiện thời với gia đình,
điều kiện ăn ở, sống bằng nghề gì, thu nhập khoảng bao nhiêu? Những mong
muốn ổn định và khó khăn hiện tại?
- Quan hệ xã hội khác: Hoạt động một mình hay theo nhóm? Có sự hỗ
trợ tổ chức nào không? đã bị bắt lần nào chưa?
Giúp đỡ trẻ như thế nào?
- Giúp các em tự tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp như: bán báo,
đánh giày, giới thiệu vào các mái ấm, các trường mở, chúng ta nên hướng
các em theo sự độc lập về công việc như phân công lao động, củng cố đoàn
kết và phân chia tài chính.
- Tổ chức các lớp học tình thương, lớp học nghề, cùng với trẻ tham
gia các chương trình vui chơi giải trí qua đó giáo dục thái độ và cách sống
tích cực.
- Giới thiệu trẻ đến các trung tâm từ thiện của xã hội với điều kiện trẻ
tự nguyện, không nên ép buộc trẻ khi thời điểm chưa đến.
Các tình nguyện viên cần lưu ý
- Đến với các em bằng tình cảm chân thành, xoá bỏ mặc cảm đối với
trẻ như: thưong hại, né tránh, khinh ghét, thị uy tìm hiểu cảnh ngộ, tôn
trọng tự do và nhu cầu của trẻ.
- Giúp đỡ một cách thiết thực, tôn trọng quyền tự quyết của trẻ, phát
huy tiềm năng sẵn có của trẻ, giúp các em hoà nhập cộng đồng.
- Luôn luôn thành thật với các em, không nên vì an ủi mà hứa những
việc không thể thực hiện được.
QUAN TRỌNG LÀ CHÚNG TA KHÔNG NÊN ĐỂ TRẺ MẤT
LÒNG TIN VÀO MÌNH.
Đây là những điều căn bản giúp các tình nguyện viên tiếp xúc với trẻ
lang thang.

Nhưng đây cũng chỉ là những lý thuyết. Ta cần phải linh hoạt và uyển
chuyển cho từng trường hợp một, tránh chủ quan và áp đặt.

×