Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

sang kiến kinh nghiệm môn văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.07 KB, 5 trang )

GV: Dân gian ta có câu “quai miệng chín lần trước khi nói”, đó không chỉ
là lời nhắc nhở ta phải suy nghĩ về nội dung câu nói để “nói gì” mà còn
nhắc nhở chúng ta phải lựa chọn “nói như thế nào”. Trong văn thơ thì điều
này càng được xem trọng.
- GV kể chuyện nhà thơ Huy Cận viết bài “Tràng Giang”, lúc đầu ông viết:
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc giữa dòng.
Nhưng khi tái bản, ông đã sửa lại:
Củi một cành khô lạc mấy dòng
Bởi “giữa dòng” gợi ra một ngả, một hướng chảy; còn “mấy dòng” lại gợi
ra nhiều ngả, nhiều hướng. Đặt trong mối tương quan với “một cành” thì
“mấy dòng” làm nổi bật hơn sự cô đơn, lạc lõng, vô phương vô định…
Như vậy khi dùng từ không chỉ phải dùng đúng mà còn phải chú ý để
dùng hay
HS đọc yêu cầu của bài tập
GV chiếu ngữ liệu.
? Theo em, anh chồng
dùng từ “chân” với nghĩa
là gì?
? Như vậy nên hiểu câu
nói của anh chồng ra sao?
? Còn chị vợ hiểu thế nào?
? Điều gì tạo nên yếu tố
gây cười cho chuyện cười
này?
? Vậy, muốn hiểu đúng
nghĩa của từ cần lưu ý điều
gì?
(GV kết luận, chiếu lên
máy)
Bài tập 2:


- chân: cầu thủ
+ ý chồng muốn nói: Đội bóng chỉ còn
một chân sút bóng giỏi.
+ Vợ lại hiểu: Cầu thủ chỉ còn một
chân.
 Anh chồng dùng từ theo nghĩa
chuyển, chị vợ lại hiểu từ theo nghĩa
gốc, thành ra ông nói gà bà nói vịt, tạo
nên yếu tố gây cười.
=>Từ tiếng việt có hiện tượng từ nhiều
nghĩa do quá trình chuyển nghĩa của
từ. Muốn biết từ ấy được dùng theo nét
nghĩa nào trong số các nét nghĩa mà từ
có khả năng biểu thị thì nhất thiết phải
đặt từ trong ngữ cảnh và nắm vững
phương thức chuyển nghĩa của từ.
GV : Để củng cố hơn kiến thức về nghĩa gốc, nghĩa chuyển và các phương
thức chuyển nghĩa, chúng ta chuyển sang bài tập 3.
Bài tập 3:
GV chiếu ngữ liệu lên máy, in đậm các từ: miệng, tay, chân, vai, đầu.
HS quan sát yêu cầu bài tập, phát biểu.
- Từ dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay
- Từ dùng theo nghĩa chuyển: vai đầu.
+ Phương thức chuyển nghĩa của từ “vai”: phương thức hoán dụ.
+ Phương thức chuyển nghĩa của từ “đầu”: phương thức ẩn dụ
? Hãy giải thích vì sao?
(Các từ: miệng, chân, tay được dùng để chỉ các bộ phận của cơ thể người.
Đây là net nghĩa cơ bản, phổ biến nhất của các từ này >chúng được dùng
theo nghĩa gốc.
Từ “vai” (áo rách vai) chỉ vai áo > nét nghĩa nảy sinh trên mối quan hệ

gần gũi > là nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.
Từ “đầu” (đầu súng) chỉ bộ phận trên cùng của cây súng > nét nghĩa nảy
sinh dựa trên mối quan hệ tương đồng > là nghĩa chuyển theo phương
thức ẩn dụ.)
- GV củng cố, chiếu máy nội dung cần khắc sâu: Như vậy bài tập này giúp
chúng ta củng cố các đơn vị kiến thức cơ bản trong hiện tượng chuyển
nghĩa của từ: Từ chuyển nghĩa theo 2 phương thức: ẩn dụ và hoán dụ. Đây
cũng là con đường phát triển từ vựng tiếng việt (phát triển về nghĩa).
Bài tập 4: Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích cái hay
trong cách dùng từ ở bài thơ sau:
Áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro em biết không?
? Phương pháp giải bài tập này? - Để giải quyết yêu cầu bài tập
này cần:
+ Tìm các trường từ vựng được sử
dụng
+ Phân tích sự độc đáo của việc vận
dụng trường từ vựng và hiệu quả của
? Thiết lập các trường từ vựng có
trong đoạn thơ?
? Các từ ngữ trong 2 trường từ vựng
có quan hệ gì với nhau?
? Chỉ rõ mối quan hệ liên tưởng đó?
? Việc sử dụng các từ ngữ có quan
hệ liên tưởng ấy đem lại hiệu quả gì?
? Ngoài ra đoạn thơ còn vận dụng
hiện tượng đặc biệt nào của trường
từ vựng? Hãy chỉ rõ?

( GV có thể sử dụng máy chiếu kết
hợp ngôn ngữ nói giải thích thêm :
- Lửa: Hiện tượng phát sáng do
nhiên liệu bị đốt cháy.
- Cháy: hiện tượng chất đốt…
+ Trong đoạn thơ, từ “lửa” đi kèm
với “trong mắt” và “anh đứng thành
tro” thì không thể hiểu từ lửa theo
cách trên. => từ “lửa” đã được
chuyển TTV).
? Việc chuyển trường từ vựng đem
lại thú vị gì cho đoạn thơ?
? Qua bài tập này em có g ì cần ghi
nhớ?
nó.
* Có 2 trường từ vựng:
- Trường từ vựng chỉ màu sắc: đỏ,
xanh, hồng
- Trường từ vựng chỉ lửa và sự vật
hiện tượng liên quan đến lửa:
lửa, cháy, tro
Các từ ngữ trên có quan hệ liên
tưởng.
( Ngọn lửa thường có màu đỏ, cũng
có ngọn lửa màu hồng, có ngọn lửa
màu xanh…)
=>Mối quan hệ liên tưởng đó giúp
cho việc diễn đạt trở nên thú vị, tinh
tế…
 Đoạn thơ còn vận dụng hiện

tượng chuyển trường từ vựng:
Chuyển TTV chỉ lửa và các sự vật
hiện tượng liên quan đến lửa sang
TTV chỉ tâm trạng cảm xúc con
người.
=>Tác dụng: Diễn tả một cách ấn
tượng tình yêu sét đánh, sục sôi
mạnh mẽ trong lòng anh cọn trai.
Bài tập 5:
GV chiếu ngữ liệu lên máy chiếu
HS xác định yêu cầu, suy nghĩ, phát
biểu.
? Trong đoạn văn, những sự vật hiện
tượng nào được gọi tên?
? Chúng được gọi tên theo cách nào?
? Lấy thêm ví dụ về cách gọi tên sự
vật hiện tượng như trong đoạn văn?
(chùa Một Cột, núi Ba Vì, …)
? Hiện tượng ngôn ngữ này liên
quan đến đặc điểm nào của tiếng
việt?
? Phát triển bằng cách nào?
GV kết luận, chiếu kết luận lên máy.
GV chiếu bài tập lên máy.
HS đọc, xác định nội dung yêu cầu.
? Tiếng cười trong truyện bật ra từ
đâu? Vì sao?
? Phải chăng ông chồng không hiểu
2 từ này cùng một nghĩa?
? Câu chuyện muốn phê phán điều

gì?
? Đem đến cho ta bài học gì?


- Sự vật được gọi tên: kênh Ba
Khía, kênh Bọ Mắt, rạch Xoài
Mút, rạch Mái Giầm
- Gọi tên theo cách: dùng từ đã
có sẵn theo một nét nghĩa mới.
 Đây là hiện tượng phát triển từ
vựng tiếng việt.
- Phát triển bằng cách tạo nghĩa
mới cho từ cũ.
Bài tập 6:
- Tiếng cười bật ra từ câu nói
của anh chồng.
- Vì hai từ cùng chỉ một người
vậy mà anh ta bắt phải dùng từ
“Đốc tờ” mà không được gọi
“bác sĩ”.
- Chác chắn anh ta hiểu điều đó
nhưng do anh ta sính dùng từ
nước ngoài, tưởng thế là cao
quí, trân trọng
 câu chuyện phê phán thói sính
dùng từ mượn của nước ngoài
=> Mượn từ là cần thiết nhưng
không nên lạm dụng. Điều đógiúp
giữ giữ gìn sự trong sáng của tiếng
việt.

• Củng cố: GV dùng máy chiếu hệ thống, khái quát các kiến thức , kĩ
năng đã được luyện tập.
Kiến thức:
- Trau dồi vốn từ, ý thức chọn lọc từ ngữ khi sử dụng.
- Nghĩa của từ; hiện tượng chuyển nghĩa của từ; vai trò của ngữ cảnh
đối với từ ngữ.
- Phương thức chuyển nghĩa của từ, cách thêm nghĩa mới cho từ cũ
 đó là con đường phát triển từ vựng tiếng việt.
- Trường từ vựng và vai trò của việc vận dụng trường từ vựng trong
diễn đạt.
- Từ mượn và việc sử dụng từ mượn.
Kĩ năng:
Kĩ năng nhận diện, phân tích, liên hệ, so sánh, khái quát…

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×